What's new

Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập

kt1996

Member
#1
Cùng với sự thành công của topic Topic LTĐH 2013 môn Sinh - Bài tập, nay mình xin mở Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập để cùng trao đổi học hỏi với các bạn để chuẩn bị cho kì thi ĐH 2014.
:welcome:Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thành viên.:welcome:



''Các bài viết chưa nhận được giải đáp yêu cầu các thành viên xóa bài viết cũ và đăng lại để đưa bài lên đầu, không đăng nhiều bài viết trùng nội dung.''

Viết bởi pdn
 
Last edited by a moderator:

khoihuynhi8

Member
Mình xin mở màn bằng 1 câu trong đề thi ĐH vừa rồi nhé.

Câu 26 (ĐH 2013): Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2.

Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là

A. 1/12. B. 3/16. C. 1/9. D. 1/36.


Khi giải bài toán, mọi người sẽ thấy 6 tổ hợp quả tròn F2 gồm 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb. Và 1 cây quả bầu dục có kiểu gen aabb. Câu hỏi tương đương với , giao phấn ngẫu nhiên các cây quả tròn F2, xác suất 1 cây F3 có kiểu gen aabb = ?

Ở đây, nếu làm theo từng cặp gen sẽ thấy ở F3, aa = 4/9 và bb = 4/9. Tại sao tỉ lệ aabb = 4/9 x 4/9 = 16/81 lại không phải là đáp án đúng :please:?
 

Nhi Sa

Member
Mình xin mở màn bằng 1 câu trong đề thi ĐH vừa rồi nhé.

Câu 26 (ĐH 2013): Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2.

Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là

A. 1/12. B. 3/16. C. 1/9. D. 1/36.


Khi giải bài toán, mọi người sẽ thấy 6 tổ hợp quả tròn F2 gồm 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb. Và 1 cây quả bầu dục có kiểu gen aabb. Câu hỏi tương đương với , giao phấn ngẫu nhiên các cây quả tròn F2, xác suất 1 cây F3 có kiểu gen aabb = ?

Ở đây, nếu làm theo từng cặp gen sẽ thấy ở F3, aa = 4/9 và bb = 4/9. Tại sao tỉ lệ aabb = 4/9 x 4/9 = 16/81 lại không phải là đáp án đúng :please:?
Theo mình ở đây là vì các gen này di truyền liên kết với nhau, nên không thể làm theo kiểu xét riêng từng cặp, dựa vào dữ kiên khi Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục, ta có thể lết luận các gen cùng nằm trên một NST và di truyền cùng nhau.
Theo mình đáp án là D. 1/36 (không biết đúng chưa, tại mình mới học phần này thôi)
 

pdn

Pham Duy Nghia
Theo mình ở đây là vì các gen này di truyền liên kết với nhau, nên không thể làm theo kiểu xét riêng từng cặp, dựa vào dữ kiên khi Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục, ta có thể lết luận các gen cùng nằm trên một NST và di truyền cùng nhau.
Theo mình đáp án là D. 1/36 (không biết đúng chưa, tại mình mới học phần này thôi)
Đây là tương tác bổ sung do 2 gen không alen nằm trên 2 NST khác nhau quy định.
(1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) x (1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb)
cho tỉ lệ giao tử Ab = aB = ab = 1/3 -> thế hệ sau có aabb = 1/9

Theo mình thì cấu trúc 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb không tương đương với ( 1AA : 2Aa : 3 aa)( 1BB : 2Bb :3 bb) dẫn đến cách làm tách riêng từng locus không ra đúng kết quả.
 

kt1996

Member
Theo mình ở đây là vì các gen này di truyền liên kết với nhau, nên không thể làm theo kiểu xét riêng từng cặp, dựa vào dữ kiên khi Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục, ta có thể lết luận các gen cùng nằm trên một NST và di truyền cùng nhau.
Theo mình đáp án là D. 1/36 (không biết đúng chưa, tại mình mới học phần này thôi)
Bạn Nhi Sa nói không đúng rồi, các NST phân li độc lập đấy chứ, chẳng qua anh khoihuynhi8 tách ra nhưng không tương đương với phép lai ban đầu là:
(1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) x (1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) nên không đúng thôi, :)
Bài này mình ra đáp án là 1/9.
 

kt1996

Member
Mọi người cùng làm câu nhẹ nhàng nhá: :mrgreen:
Một phân tử ARNm trưởng thành dài 4080 Angstron có A:U:G:X = 1:2:3:4. Tính số lượng từng loại nu trong các bộ ba đối mã của ARNt đến tham gia dịch mã để tổng hợp protein.
 

Nhi Sa

Member
Bạn Nhi Sa nói không đúng rồi, các NST phân li độc lập đấy chứ, chẳng qua anh khoihuynhi8 tách ra nhưng không tương đương với phép lai ban đầu là:
(1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) x (1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) nên không đúng thôi, :)
Bài này mình ra đáp án là 1/9.
Ừ,mình hiểu rồi. Nhi Sa không làm thì thôi, hễ làm là toàn sai:roll:
 

Nhi Sa

Member
Mọi người cùng làm câu nhẹ nhàng nhá: :mrgreen:
Một phân tử ARNm trưởng thành dài 4080 Angstron có A:U:G:X = 1:2:3:4. Tính số lượng từng loại nu trong các bộ ba đối mã của ARNt đến tham gia dịch mã để tổng hợp protein.
Số lượng từng loại Nu trên mach mARN là:
A:120
U:240
G:360
X:480
Như vậy số lượng từng loại Nu trong các bộ ba đối mã là:
A:240
U:120
G:480
X:360
:rose::)
 

kt1996

Member
Số lượng từng loại Nu trên mach mARN là:
A:120
U:240
G:360
X:480
Như vậy số lượng từng loại Nu trong các bộ ba đối mã là:
A:240
U:120
G:480
X:360
:rose::)
Bạn để ý nhé, bộ ba kết thức không có đối mã nên phải xét 3 TH:
+TH1: Bộ ba kết thúc là: UAA
A:239
U:118
G:480
X:360
+TH2 và TH3 giống nhau: Bộ ba kết thúc là: UAG hoặc UGA
A:239
U:119
G:480
X:359
:mrgreen:
 

Nhi Sa

Member
Trời, lại sai nữa, ừ mình nhớ chỗ này rồi. Cho mình hỏi tiếp cấu này:
Quy ước:
A: quả đỏ
a: quả vàng
B:quả tròn
b: quả bầu
Hai cặp alen nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn.
1/Tỉ lệ kiểu hình 3:1 xuất hiện ở 1 trong bao nhiêu phép lai có thể xảy ra?
A.16
B.11
C.12
D.14
2/Tỉ lệ kiểu hình 1:1 xuất hiện ở 1 trong bao nhiêu phép lai có thể xảy ra?
A.16
B.14
C.12
D.10
 

pdn

Pham Duy Nghia
Trời, lại sai nữa, ừ mình nhớ chỗ này rồi. Cho mình hỏi tiếp cấu này:
Quy ước:
A: quả đỏ
a: quả vàng
B:quả tròn
b: quả bầu
Hai cặp alen nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn.
1/Tỉ lệ kiểu hình 3:1 xuất hiện ở 1 trong bao nhiêu phép lai có thể xảy ra?
A.16
B.11
C.12
D.14
2/Tỉ lệ kiểu hình 1:1 xuất hiện ở 1 trong bao nhiêu phép lai có thể xảy ra?
A.16
B.14
C.12
D.10
Không thi đâu em, phải viết hết ra chứ không suy luận nổi.
1. 11
2. 16
1:2:1 có 6 phép
1:1:1:1 có 1 phép
Còn lại là ra 100%
 

kt1996

Member
Không thi đâu em, phải viết hết ra chứ không suy luận nổi.
1. 11
2. 16
1:2:1 có 6 phép
1:1:1:1 có 1 phép
Còn lại là ra 100%
Anh cho em hỏi:
Ví dụ như câu 1 đáp án là 11: thì có nghĩa là trong 11 phép lai có thể có thì có 1 phép lai cho tỉ lệ KH là 3:1 hay là có 11 phép lai đều cho ra tỉ lệ KH là 3:1 trong tổng số phép lai hả anh?:???:
 

Nhi Sa

Member
Ý́ câu nì nghĩ̃a là̀ tấ́t cả̉ cá́c phé́p lai đề̀u cho ra tỉ̉ lệ̣ kiể̉u hì̀nh là̀ 3:1.
 

pdn

Pham Duy Nghia
Anh cho em hỏi:
Ví dụ như câu 1 đáp án là 11: thì có nghĩa là trong 11 phép lai có thể có thì có 1 phép lai cho tỉ lệ KH là 3:1 hay là có 11 phép lai đều cho ra tỉ lệ KH là 3:1 trong tổng số phép lai hả anh?:???:
Có 10 kiểu gen thì tổng số phép lai là 10 + 10C2 = 55 phép cơ em ạ, trong đó có 11 phép lai đều cho 3:1
 

khoihuynhi8

Member
Đây là tương tác bổ sung do 2 gen không alen nằm trên 2 NST khác nhau quy định.
(1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb) x (1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb)
cho tỉ lệ giao tử Ab = aB = ab = 1/3 -> thế hệ sau có aabb = 1/9

Theo mình thì cấu trúc 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb không tương đương với ( 1AA : 2Aa : 3 aa)( 1BB : 2Bb :3 bb) dẫn đến cách làm tách riêng từng locus không ra đúng kết quả.
Sr vì đào mộ, nhưng cái a thắc mắc và chưa giải thích nổi là tại sao qua 1 lần ngẫu phối, quần thể chưa cân bằng về cả 2 cặp gen, trong khi với mỗi gen thì đã cân bằng. Ở đây a tạm gọi nhóm cá thể ở F2 tương đương với 1 quần thể, mặc dù nói vậy chưa chính xác lắm.
 

kt1996

Member
Một câu bài tập mình nghĩ không khó nhưng cũng mới lạ nên post lên các bạn giải cho vui.

gen I có 3 alen gồm: A1=A2>A3; gen II có 4 alen gồ,: B1>B2>B3>B4; gen III có 5 alen gồm: C1=C2=C3=C4>C5. Gen I và II cùng nằm trên NST thường, gen III nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Số kiểu gen và kiểu hình nhiều nhất có thể có trong quần thể với 3 locus nói trên:
A 1560 KG và 88 KH
B 560 Kg và 88 KH
C. 1560 KG và 176 KH
D. 560 KG và 176 KH

:mrgreen::mrgreen::mrgreen:
 
Một gen dài 0,408 micromet. Trong số đó nu T=1,5 số nu ko bổ sung với nó. Đột biến mất một đoạn nên phần còn lại gồm 900 nu A và T, 456 nu loại G và X.
- Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu về từng loại nu giảm đi bao nhiêu so với gen khi gen chưa bị đột biến.
- Đoạn gen kép bị mất gồm bao nhiêu cặp nu.
 

kt1996

Member
Một gen dài 0,408 micromet. Trong số đó nu T=1,5 số nu ko bổ sung với nó. Đột biến mất một đoạn nên phần còn lại gồm 900 nu A và T, 456 nu loại G và X.
- Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi thì nhu cầu về từng loại nu giảm đi bao nhiêu so với gen khi gen chưa bị đột biến.
- Đoạn gen kép bị mất gồm bao nhiêu cặp nu.
L = 4080 (Angstron) => N = 2400
Ta có:
T = 1,5.X và T + X = 1200
=>A = T = 720
=>G = X = 480
Xét gen đột biến (Mình tạm kí hiệu các loại nu của gen sau khi bị đột biến là A', T', G', X' nhé)
Sau khi đột biến thì còn lại 900 nu gồm các nu loại A và T và gồm 456 nu gồm các nu loại G và X
=> A' = T' = 900/2 = 450
=> G' = X' = 456/2 =228

Khi đoạn gen sau đột biến tự nhân đôi x lần thì nhu cầu về từng loại nu giảm đi so với gen khi gen chưa bị đột biến là:
Số nu loại A mt cung cấp giảm đi = Số nu loại T mt cung cấp giảm đi = (A - A').(2^x -1) =270(2^x -1)
Số nu loại G mt cung cấp giảm đi = Số nu loại X mt cung cấp giảm đi = (G - G').(2^x -1) =252(2^x -1)

Số cặp nu trong gen bị mất đi: 2400/2 - 450 - 228 = 522
 
Ở ruồi giấm Protein biểu hiện tính trạng đột biến mắt trắng so với protein biểu hiện tính trạng mắt đỏ thì kém 1 axit amin và có 2 axit amin mới.
a) Những đột biến xảy ra trong gen quy định mắt đỏ
b) Gen mắt đỏ dài hơn gen mắt trắng bao nhiêu Ao ?
c) Nếu gen mắt trắng ít hơn gen mắt đỏ 8 liên kết hiđro tự nhân đôi 4 lần thì nhu cầu từng loại Nu đòi hỏi môi trường cung cấp giảm đi bao nhiêu so với gen mắt đỏ?

Mình đọc lời giải câu a nhưng không hiểu cho lắm, bạn nào có thể giải thích rõ cho mình không? Cám ơn trước
 

Facebook

Top