Khiếu Phương Lan

Profile posts Latest activity Postings About

  • thế mọi nguời thích ăn j nào, tớ khao, rẻ xiền thui nhé. Ai vào hồ sơ của Lan thứ 4000 sẽ được một món tự chọn tối đa 20k ok, ihihi
    hihi tớ có trao giải gì đâu cho người thứ 4k nhỉ, hihi., Đang suy nghĩ xem có nên không. dạo nè túi khét quá
    Em ơi Humberg là chỗ nào? Nếu là Hamburg thì cũng ko phải chỗ chị đâu. Người quen em ở chỗ nào mà em biết là cùng bang với chị?
    @ wallaby: cám ơn em, chị cũng chúc em vui, giáng sinh thật ấm áp nha em. Dạo nè em bận hả cũng lâu chị không thấy em onl, dạo nè chị cũng bận nên ít vào post bài, hihi
    @ Hiền: thanks chị nhìu nha
    chào chị Lan nha.hi hi, lâu lém rùi em mới qua diễn đàn, thấy 4rum đông vui quá. Chúc Lan tỉ tỉ giáng sinh vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc.Merry christmas!!!
    Vị hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam độc lập
    [Xem hinh dung kich co]

    "Nếu như có một cuộc đời mà mỗi phút giây trôi qua đều có ý nghĩa nhân lên nghìn lần, mỗi chúng ta đều yêu thương tới đắm say và thèm sống đến mấy lần cuộc sống ấy vẫn chưa đủ… Phải, nếu quả có được một cuộc đời như thế dù điều đó chỉ dành cho đời con cháu chúng ta mai sau, ta cũng sẵn sàng hiến dâng cả đời mình"

    - Đó là những dòng tâm niệm ẩn chứa nhiều ý nghĩa và triết lý sống của GS. Hồ Đắc Di được ghi lại trong hồi ký những năm tháng xa xưa ấy.

    GS. Hồ Đắc Di sinh năm 1900 trong một gia đình danh gia vọng tộc ở cố đô Huế. Theo lời khuyên của bác sĩ Thiroux, ngự y của triều đình Huế lúc bấy giờ, gia đình đã định hướng cho ông theo nghề y và gửi ông sang Pháp du học trong thời gian 1918 - 1932. Hai năm đầu khi mới đặt chân lên đất Pháp, ông học trung học ở Bordeaux. Sau khi tốt nghiệp, ông lên Paris, theo học Khoa y tại trường Đại học Tổng hợp Paris.

    Thời gian đầu, ông học tại khoa của Giáo sư Ferdinand Widal thuộc bệnh viện Cochin - niềm tự hào của Y học lâm sàng Pháp lúc đó. Ở đây, ông đã được học và thực hành cùng với nhiều sinh viên và thầy thuốc danh tiếng trên thế giới. Trong thời gian ở Pháp, được tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Ái Quốc và một số tri thức Việt Nam yêu nước, ông đã thấu hiểu nỗi đau đớn, tủi nhục của người dân mất nước, chán ghét chế độ thực dân, muốn đem khả năng của mình để phục vụ đồng bào, Tổ quốc.

    Sau những cố gắng, nỗ lực trong thời gian thực tập, ông đã đỗ trong kỳ thi tuyển bác sĩ ngoại trú. Bốn năm theo học ngoại trú ở các khoa trị bệnh khoa khác nhau đã tạo điều kiện để ông tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những giáo sư danh tiếng của Pháp bấy giờ. Sau hai năm làm việc tại khoa điều trị của Giáo sư Lejars ở Bệnh viện Saint Antonine, ông chuyển sang làm việc với các giáo sư Sergent và Rathery. Thời gian cuối, ông làm ở khoa của Giáo sư Pierre Duval - một chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật. Chính Giáo sư Pierre Duval đã làm nảy sinh trong ông thiên hướng đi vào phẫu thuật. Trải qua hai kỳ thi liên tiếp, ông đã được công nhận là bác sĩ nội trú. Đây là kết quả rất lớn của sự nỗ lực, phấn đấu của ông vì ở giai đoạn đó, trong số những bác sĩ nội trú người nước ngoài, ngoài ông ra chỉ còn có một vài người bạn học đến từ Rumani, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

    Sau vài tháng làm việc ở khoa sản của Giáo sư Metzger, ông được nhận vào bệnh viện Tenon trong khoa của thầy Gernez và làm trợ lý cho thầy gần 4 năm. Tại đây, ông đã học phẫu thuật với sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư Gernez và Giáo sư Monlonguet. Ngay từ những năm tháng đó, những phiên trực, những ca mổ đã khiến ông không khỏi không suy nghĩ: "Nghề phẫu thuật không chỉ có yêu cầu sức chịu đựng về thể chất mà cả những đức tính nhân cách đặc biệt. Nghề ấy giao phó cho kẻ thừa hành nó một quyền lực vô hạn với đồng loại. Công lý của con người bị kiểm tra, xem xét lại nhưng những quyết đoán của người phẫu thuật viên thì khó bề quan sát". Ông luôn tâm niệm một điều rằng: "Người thầy thuốc cần hiểu được rằng họ không sửa chữa một bộ phận độc lập với cơ thể, trước mắt họ không phải là một ca bệnh mà là một con người". Đó chính là đạo đức, là lương tâm nghề nghiệp mà suốt đời ông mang theo và truyền dạy cho các thế hệ sau. Những nghiên cứu của ông trong lĩnh vực phẫu thuật nói riêng và trong lĩnh vực y học nói chung sau này đều thể hiện rõ điều này. Ông là người đầu tiên sáng lập ra một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày - tá tràng) để điều trị chứng bệnh hẹp môn vị do loét dạ dày - tá tràng gây ra, thay thế phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó. Trong khoảng thời gian 1937 - 1945, các công trình khoa học đứng tên chung với các đồng nghiệp như GS. Huard, GS. Mayer - May, cộng sự và học trò của ông chủ yếu tập trung nghiên cứu và giải quyết các bệnh lý đặc trưng ở một nước nhiệt đới, nghèo nàn lạc hậu như Việt Nam. Đó là những công trình nghiên cứu về viêm tụy cấp tính (1937), điều trị bằng phẫu thuật các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn, phương pháp mổ mới trong phẫu thuật sản, nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương... Những công trình đó có ý nghĩa mở đường cho các đồng nghiệp và học trò của ông sau này. Ông trở thành tác giả có uy tín và quen thuộc với nhiều báo và tạp chí chuyên ngành khác nhau như: Báo Y học Viễn Đông, Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật, báo Y hải ngoại của Pháp...

    Sau hơn mười năm ở nước ngoài, GS. Hồ Đắc Di trở về nước, mong muốn đem tri thức khoa học đã tiếp thu được để về cứu giúp đồng bào quê hương mình. Về đến bệnh viện Huế, mặc dù đã là một nhà phẫu thuật chuyên môn nhưng người Pháp chỉ cho ông làm việc với tư cách là bác sĩ tập sự. Sau, ông bị chuyển về Quy Nhơn.

    Năm 1942, Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương ở Hà Nội lúc bấy giờ là Leroy des Barres mời Hồ Đắc Di giảng dạy về phụ sản. Từ đấy, ông vừa giảng dạy bên Trường Đại học Y - Dược, vừa làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Phủ Doãn. Lúc đó, trên toàn cõi Đông Dương chỉ có hai người được phép cầm dao mổ - hai người Pháp - là Leroy des Barres và Cartoux. Bác sĩ Hồ Đắc Di là người thứ ba và là người Việt Nam đầu tiên được chính quyền thực dân Pháp cho làm bác sĩ phẫu thuật.

    Nhật vào Đông Dương, Pháp thua trận, Hà Nội phải trải qua những trận bom bắn phá ác liệt. Tại bệnh viện Phủ Doãn, các bác sĩ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Vũ Đình Tụng làm việc ngày đêm bên bàn mổ. Hồ Đắc Di là người đầu tiên ở Đông Dương nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương và có công trình đăng trên Tạp chí Y học Pháp ở Viễn Đông. Một số tạp chí y học lớn như Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, báo Y học Pháp quốc hải ngoại… mời ông viết bài. Một số công trình của ông có ý nghĩa mở đường, tất cả đều được ông viết trước năm 1945. Được biết, trong 37 công trình đã công bố của nhà y học Hồ Đắc Di, hiện nay mới tìm lại được 21 công trình.

    Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Hội đồng Giáo sư Trường Đại học Y - Dược Hà Nội (gồm toàn các giáo sư người Pháp) đã bầu bác sĩ Hồ Đắc Di làm Phó giáo sư, rồi Giáo sư.

    Cách mạng Tháng tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã giao cho GS. Hồ Đắc Di nhiều trọng trách. Ông hăm hở bắt tay vào việc tổ chức lại Trường Đại học Y Hà Nội.

    Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, GS. Hồ Đắc Di cùng bác sĩ Tôn Thất Tùng tản cư đến Vân Đình. Một tháng sau đó, trường Đại học Y tiếp tục giảng dạy. Khi địch sắp đánh ra Vân Đình, trường di chuyển lên Việt Bắc, dừng lại ở thị xã Tuyên Quang một thời gian, rồi lên Chiêm Hoá.

    Ngày 6.10.1947, Trường Đại học Y của nước Việt Nam kháng chiến khai giảng năm học mới. Tại núi rừng Việt Bắc, với đội ngũ cán bộ ít ỏi nhưng giàu lòng yêu nước, đội ngũ thầy trò nhà trường đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y khoa để phục vụ kháng chiến với phương châm tự lực cánh sinh, học tại giảng đường, giảng dạy bằng tiếng Việt, đi chiến dịch, quay về bổ túc, rồi tiếp tục đi chiến dịch. Là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa (một thành viên của Đại học Quốc gia Việt Nam) của nước Việt Nam độc lập, tại buổi lễ khai giảng, ông đã thay mặt Ban Giám đốc đón tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trí và đọc diễn văn khai mạc. Ông nhấn mạnh đến các quan điểm về triết lý, về giáo dục, đào tạo cũng như đạo đức y học: "Trường ta gắn bó với vận mệnh tổ quốc: phục vụ nhân dân, học đi đôi với hành, dạy đi đôi với nghiên cứu khoa học. Về quan hệ thầy - trò thì đó là quan hệ thân ái, đoàn kết, cùng giúp nhau học tập tiến bộ, không có chỗ cho sự quỵ lụy, ý thức phê bình phải được đề cao, để hiểu được chân lý. Trường Y phải là chính mình: Hiểu cái thật, yêu cái đẹp, để thực hiện được cái tốt", "Trường đại học vừa là trung tâm giảng dạy, vừa là trung tâm nghiên cứu... Muốn đạt được tiến bộ trong khoa học, nhất thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ và cần thiết đó, nếu không chỉ là xây lâu đài trên cát"... Kháng chiến thật muôn vàn gian khổ, nhưng cuộc sống vừa dạy vừa chữa bệnh cho đồng bào vừa tham gia chiến dịch đã đem lại không ít niềm vui cho GS. Hồ Đắc Di.

    Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, trường phải chuyển chỗ 13 lần. Những sinh viên của trường trong những năm ở Việt Bắc, về sau, nhiều người đã trở thành viện sĩ, giáo sư, bộ trưởng, viện trưởng của ngành Y. Sau ngày hoà bình được lập lại (1954), GS. Hồ Đắc Di cùng trường trở về Hà Nội.

    Ông được cử vào đoàn tiếp quản ngành Y tế và được cấp trên giao nhiệm vụ làm Hiệu trưởng Trường Đại học Y. Ông đã dồn hết tâm huyết cho công việc nghiên cứu và giảng dạy tại trường. Niềm vui, sự xúc động lại trào dâng mỗi khi giáo sư cũng như những thầy cô giáo được chứng kiến lớp lớp học trò xuất sắc trưởng thành từ mái trường này. Tham gia hai cuộc kháng chiến với phương châm đào tạo nổi tiếng: "Đi phục vụ chiến dịch, về trường tổng kết lại, lại đi chiến dịch: từ thực tiễn, thông qua thực nghiệm khoa học, lại trở về thực tiễn", GS. Hồ Đắc Di là tấm gương sáng không ngừng học tập, nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo thế hệ trẻ - tương lai của dân tộc, của nước nhà.

    Sự nghiệp hoạt động của ông gắn liền với sự nghiệp khoa học của Trường Đại học Y Dược Hà Nội cho đến năm 1973, ông được Nhà nước cho hưởng chế độ hưu trí.

    Với những cống hiến cho ngành Y học nước nhà, cho sự nghiệp xây dựng đất nước, GS. Hồ Đắc Di xứng đáng trong các trách nhiệm và vai trò đảm nhiệm: Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ khóa II đến khóa IV, Uỷ viên Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ khóa đầu tiên, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Pháp, hai lần được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc (1952, 1956), được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Nhì; được truy tặng Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật năm 1996.

    Ngày 25.6.1984, như một nhà hiền triết, GS. Hồ Đắc Di đã lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng, hưởng thọ 84 tuổi.

    GS. Hồ Đắc Di ra đi là một sự mất mát lớn đối với giới y học Việt Nam, nhưng những đóng góp, những công trình nghiên cứu của ông đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị./.

    Vũ Bách [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
    ùa, hihi có j đâu, làm như tớ có ý đồ lắm không bằng chết mất, mọi người đều vậy mà, cho tiện thôi
    ý tớ hok phải là về cách sử dụng forum , mà là cách lôi kéo người # sang hồ sơ của mình ấy , tớ cần học hỏi ở cậu [hj]
    cách cmt j đáng học hỏi cơ, hhihi, chuyện bt mà, nhưng diễn đàn còn nhiều tiện lợi mà không phải ai cũng biết là sử dụng cho thuận tiện đâu,hehe
    HÊ. Thì cái khoản chị vẫn còn nợ em đó, đã trả chưa mà lo 4000.

    Để lâu là tính lãi đó, ngoài tớ còn phải ... nữa

    PM: Uhm, tớ luôn vui vẻ mà, dạo này tớ học rất tốt. Tốt cực luôn, mà hình như vận may đang đến vơi mình, sao dạo này nó may mắn thế không biết nữa.
    Hhihi, người luôn cần ổn là Thản cơ bạn của tui ạ, tớ luôn vui vẻ, chả vướng mắc chuyện tình cảm j đâu, chơi là chính, h0h0. HAM CHƠI..........
  • Loading…
  • Loading…
  • Loading…
Top