What's new

Bài tập di truyền quần thể!

T.rex

Member
#1
Trong một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,4AA:0,5A:0,1aa, do tác động của chọn lọc tự nhiên, chỉ có 10%AA, 80%Aa và 40%aa sống sót. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 7 thế hệ, n thế hệ?
 

Mr Zek

Member
Rất xl bạn T.rex, mình ko giúp đc bạn lại còn chen ngang. Cho mình tiện thể hỏi luôn 1 câu hỏi vs, chung chủ đề mà. E đã học công thức tính tsố alen đvs gen liên kết vs gtính, cả định luật Hardy Weinberg vs gen lkết gtính nhg ko hiểu, xin a hay c hay bạn nào giúp e vs!
 

dacnhiem294

Member
Rất xl bạn T.rex, mình ko giúp đc bạn lại còn chen ngang. Cho mình tiện thể hỏi luôn 1 câu hỏi vs, chung chủ đề mà. E đã học công thức tính tsố alen đvs gen liên kết vs gtính, cả định luật Hardy Weinberg vs gen lkết gtính nhg ko hiểu, xin a hay c hay bạn nào giúp e vs!
định luật hacdi-vanbec đối với gen trên NST X thì tính tần số alen như bình thường thui . Vì trên Y ko có nên Y luôn = 1 .
 

sanhhp

Member
Công thức của định luật Hardy – Wienberg áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng, đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có hai alen là
p2AA : 2pq Aa : q2 aa.

(trong đó p và q lần lượt là tần số các alen A và a)
Công thức này được viết thế nào trong trường hợp locut gen trên nhiễm sắc thể giới tính X (xét ở loài giới được là di giao tử XY, giới cái là XX và tỷ lệ đực cái là 1:1)
Đối với một locut trên nhiễm sắc thể X có hai alen sẽ có tất cả 5 kiểu gen là: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
Các cá thể cái có hai alen trên nhiễm sắc thể X và vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái thì tần số các kiểu gen XAXA, XAXa, XaXa được tính giống như trường hợp các alen trên nhiễm sắc thể thường nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hardy – Wienberg sẽ là p2XAXA + 2pq XAXa + q2 XaXa khi xét riêng trong phạm vi giới cái
Các cá thể đực chỉ có một alen trên nhiễm sắc thể X nên tần số các kiểu gen ở giới đực là: p XAY + q XaY khi xét riêng trong phạm vi giới đực.
Vì tỷ lệ đực cái bằng nhau, nên tỷ lệ các kiểu gen trên đây của mỗi giới sẽ giảm đi một nửa khi xét trong phạm vi toàn quần thể.
Vì vậy ở trạng thái cân bằng Hardy – Wienberg công thức các kiểu gen liên quan đến locut gen trên nhiễm sắc thể giới tính X gồm hai alen là:
p2/2 XAXA : pq XAXa : q2/2 XaXa : p/2 XAY : q/2 XaY:twisted:
 

sanhhp

Member
Trong một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,4AA:0,5A:0,1aa, do tác động của chọn lọc tự nhiên, chỉ có 10%AA, 80%Aa và 40%aa sống sót. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 7 thế hệ, n thế hệ?
Bài này mình cũng đang xem có công thức tổng quát chứ tính đến 7 thế hệ thì lâu quá nhỉ
Từ quần thể ban đầu do hệ số chọ lọc khác nhau ta có
P. 0,4 * 0,1 AA : 0,5 * 0,8 Aa : 0,1 * 0,4 aa
hay 0,04 0,4 0,04
tính lại tỷ lệ ta có
P. 4/48 AA : 40/48 Aa : 4/48 aa
tính tần số alen ta có p(A) = q (a) = 0,5
cấu trúc quần thể tiếp theo
F1 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa
do tần số chọn lọc khác nhau và cứ như vậy đến F7 hehehe dài quá lâu quá. ai có cách nào nhanh không
:twisted:
 

T.rex

Member
Bài này mình cũng đang xem có công thức tổng quát chứ tính đến 7 thế hệ thì lâu quá nhỉ
Từ quần thể ban đầu do hệ số chọ lọc khác nhau ta có
P. 0,4 * 0,1 AA : 0,5 * 0,8 Aa : 0,1 * 0,4 aa
hay 0,04 0,4 0,04
tính lại tỷ lệ ta có
P. 4/48 AA : 40/48 Aa : 4/48 aa
tính tần số alen ta có p(A) = q (a) = 0,5
cấu trúc quần thể tiếp theo
F1 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa
do tần số chọn lọc khác nhau và cứ như vậy đến F7 hehehe dài quá lâu quá. ai có cách nào nhanh không
:twisted:
Ừ, mình cũng nghĩ mãi mà không ra được công thức tổng quát.
 
E thấy bài nỳ hay đấy.mỗi tội ko pit làm.hjx.bài này thầy a T.rex cho ak?hôm nào thầy a chữa a post đáp án lên cho mọi người cùng xem naz?^^
 

dacnhiem294

Member
mọi người post thêm nhiều bài về di truyền quần thẻ cho mình với !!!! phần này mình ko đc giỏi cho lắm!!!
 
T post cho.^^
Một quần thể động vật sinh sản ngẫu phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen đang ở trạng thái cân bằng về thành phần KG quy định màu thân, trong đó tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 36%.Người ta chọn ra ngẫu nhiên 20 cặp đều có thân xám cho chúng giao phối với nhau theo từng cặp.Tính xác suất để cả 20 cặp cá thể này đều có KG dị hợp tử và xác suất để ít nhất có 1 cặp đều là đồng hợp tử, biết rằng trạng thái màu thân do 1 gen quy định, thân xám là trội so với thân đen.
 

sanhhp

Member
T post cho.^^
Một quần thể động vật sinh sản ngẫu phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen đang ở trạng thái cân bằng về thành phần KG quy định màu thân, trong đó tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 36%.Người ta chọn ra ngẫu nhiên 20 cặp đều có thân xám cho chúng giao phối với nhau theo từng cặp.Tính xác suất để cả 20 cặp cá thể này đều có KG dị hợp tử và xác suất để ít nhất có 1 cặp đều là đồng hợp tử, biết rằng trạng thái màu thân do 1 gen quy định, thân xám là trội so với thân đen.
theo bài ra ta có cấu trúc di truyền của quần thể là:
P. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
như vậy xác suất KG dị hợp là 0,48 => XS để cả 20 cặp đều có KG dị hợp là (0,48)^20 phải không nhỉ?????
:twisted:
 

sanhhp

Member
mọi người post thêm nhiều bài về di truyền quần thẻ cho mình với !!!! phần này mình ko đc giỏi cho lắm!!!
Bài 1. Ở một loài thực vật màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định: A đỏ trội hoàn toàn so với a trắng. Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng Hardy – Weinberg?
Quần thể 1: 100% cây hoa đỏ
Quần thể 2: 100% cây hoa trắng
Quần thể 3. 25% cây hoa trắng
Bài 2. Ở muỗi sốt xuất huyết tính trạng màu sắc thân do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một đột biến lặn ở gen này làm cho bọ gậy có màu đen. Trong phòng thí nghiệm người ta cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp muỗi bố mẹ thu được 10000 trứng và cho nở thành 10000 bọ gậy. Trong số đó có 100 bọ gậy thân đen. Do muốn loại bỏ đột biến này khỏi quần thể người ta đã loại bỏ đi tất cả các bọ gậy thân đen. Giả sử không có đột biến mới xuất hiện
a. Hãy biện luận để xác định tần số các alen quy định màu thân bọ gậy quần thể muỗi bố mẹ
b. Tần số các alen của quần thể muỗi thay đổi thế nào khi đã loại bỏ hết cấc bọ gậy thân đen
Bài 3. Có khoảng
người sinh ra mắc bệnh xơ nang. Giả sử bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra.
a. Hãy ước tính tần số alen bệnh xơ nang trong quần thể
b. Tính tỷ lệ phần trăm người mang gen bệnh trong quần thể
Bài 4. Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. Tỷ lệ mắc bệnh là
phụ nữ.
a. Tính tần số alen lặn trong quần thể
b. Tính tỷ lệ phụ nữ là thể mang bệnh
Bài 5. Một bệnh do gen lặn nằm trên X được tìm thấy với tỷ lệ 1% ở nam giới
a. Tính tần số alen lặn
b. Tỷ lệ phụ nữ mang gen bệnh
Bài 6. Nếu một quần thể có hai alen với tần số p = 0.8 và q = 0.2; tần số dị hợp tử là 0.2. Hãy tính hệ số nội phối?
Bài 7. Bằng toán học bạn hãy bảo vệ hoặc phản bác lại khẳng định sau
“Ở đậu hạt vàng là do alen trội quy định, hạt xanh là do alen lặn quy đinh. Với thời gian tần số cây đậu hạt vàng tăng cho đến khi
số cá thể có hạt vàng”
Bài 8. Trong một quần thể người có kích thước lớn, tần số các nhóm máu MN như sau: 0.486 MM : 0.332 MN : 0.182 NN
a. Tính tần số các alen
b. Xác định quần thể có ở trạng thái cân bằng không?
c. Nếu quần thể không ở trạng thái cân bằng hãy tính hệ số nội phối.
Bài 9. Trong quần thể người có kích thước lớn và ngẫu phối tần số alen IA, IB, IO lần lượt là 0.6; 0.3 và 0.1. Hãy tính tần số mỗi loại nhóm máu.
Bài 10. Ở bò các tính trạng được quy định như sau
AA quy định lông đỏ
Aa quy định lông khoang
Aa quy định lông trắng
Một quần thể bò có 4169 con lông đỏ, 3780 con lông khoang, 756 con lông trắng
Xác định tần số của các alen?
Bài 11. Tần số tương đối của alen A của phần đực trong quần thể là 0.8. Tần số tương đối của alen a của phần đực trong quần thể là 0.2. TSTĐ của alen A của phần cái trong quần thể là 0.4. TSTĐ của phần cái trong quần thể là 0.6.
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo
b. Khi ở trạng thái cân bằng thì cấu trúc của quần thể như thế nào
Bài 12. Cho quần thể có cấu trúc 0.3AA: 0.5Aa: 0.2aa. Xác định cấu trúc của quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn.
Bài 13. Cho quần thể xuất phát là 100%Aa. Xác định tần số các alen và cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp
Bài 14. Cho quần thể có thế hệ xuất phát là 0.6AA:0.3Aa:0.1aa.
a. Quần thể trên có cân bằng không?
b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 4 thế hệ tự thụ phấn
Bài 15. Cho rằng ở bò kiểu gen AA quy định lông hung; Aa quy định lông khoang và kiểu gen aa quy định lông trắng. Một quần thể bò có 4169 lông hung: 3780 lông khoang và 756 lông trắng. Xác định tần sô tương đối của các alen và cấu trúc di truyền của quần thể bò nếu ở trạng thái cân bằng
Bài 112. Một số quần thể có cấu trúc di truyền như sau
a. 0.42AA: 0.48Aa: 0.10aa
b. 0.25AA: 0.50Aa: 0.25aa
c. 0.34AA: 0.42Aa: 0.24aa
d. 0.01AA: 0.18Aa: 0.81aa
Quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền? Xác định tần số alen ở mỗi quần thể.
Bài 16. Ở một huyện có 84000 người. Qua thống kê có 210 người mắc bạch tạng. Xác định số người là thể mang?
Bài 17. Trong quần thể ngô cây bạch tạng (aa) chiếm 0.0025. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngô trên.
Bài 18. Ở một loài thực vật alen A quy định khả năng sống được trên đất nhiễm độc kim loại nặng trội hoàn toàn so với alen a không có khả năng này. Giả sử một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền tỷ lệ kiểu hình là: 36% có khả năng sống trên đất nhiễm kim loại nặng, còn lại không có khả năng này. Chuyển toàn bộ quần thể này trồng trên đất nhiễm kim loại nặng tạo thành thế hệ F0. Hãy xác định tần số tương đối của các alen ở thế hẹ F1 và thế hệ F5 trên đất nhiễm kim loại nặng. Biết quần thể giao phối ngẫu nhiên và gen trên nhiễm sắc thể thường. (đề thi chọn đội tuyển quốc gia 2010).
Bài 19. Cho giao phối ruồi cái đồng hợp tử về mắt thỏi (BB) với ruồi đực XY.
a. Xác định tần số chung của gen B. Tần số này có thay đổi qua các thể hệ không?
b. Ở F1 tần số tương đối của alen B ở ruồi đực và ruồi cái là bao nhiêu?
Bài 20. Quần thể ban đầu có tần số alen a là q = 0,4. Để tần số này giảm đi ½ chỉ do áp lực của quá trình đột biến xẩy ra theo một chiều phải cần bao nhiêu thế hệ?
Biết tốc độ đột biến bằng 10-5. (69.000 thế hệ).
Bài 21. Quần thể ban đầu có tần số alen A là p0 = 0,96. Nếu chỉ do áp lực đột biến theo một chiều làm giảm alen A qua 346570 thế hệ thì tần số alen A chỉ còn 0,03. Quá trình giảm tần số đó chỉ do áp lực của quá trình đột biến theo một hướng. Xác định tốc độ đột biến của alen A.
Bài 22. Sau 277250 thế hệ tần số alen a chỉ còn 0,06 dưới áp lực của quá trình đột biến thuận. Xác định tần số của alen a ở thế hệ quần thể ban đầu. Cho biếu tốc độ đột biến là 10-5.:twisted::twisted::twisted::twisted::twisted::tutu:
 
từ từ đã a, bài trc của e chưa xong mà=.=
Bài đó phải là mũ 40 chứ anh?
mà còn phần b anh?
e post lại đề naz
Một quần thể động vật sinh sản ngẫu phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen đang ở trạng thái cân bằng về thành phần KG quy định màu thân, trong đó tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 36%.Người ta chọn ra ngẫu nhiên 20 cặp đều có thân xám cho chúng giao phối với nhau theo từng cặp.Tính xác suất để cả 20 cặp cá thể này đều có KG dị hợp tử và xác suất để ít nhất có 1 cặp đều là đồng hợp tử, biết rằng trạng thái màu thân do 1 gen quy định, thân xám là trội so với thân đen.
 

dacnhiem294

Member
theo bài ra ta có cấu trúc di truyền của quần thể là:
P. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.
như vậy xác suất KG dị hợp là 0,48 => XS để cả 20 cặp đều có KG dị hợp là (0,48)^20 phải không nhỉ?????
:twisted:
nhầm con cá hầm òi

Tính trạng màu thân do 1 gen quy định , thân xám (A) trội hoàn toàn so với thân đen (a).
Ta có : thân đen chiếm tỉ lệ 36% = > tần số kg aa là = 0,36.
=> tần số alen a trong quần thể = 0,6
=> tần số alen A trong quần thể = 1- 0,6= 0,4
Tần số kg Aa ( thân xám) trong quần thể :
1- 0,6^2 -0,4^2 = 0,48
- Xác xuất kg Aa trong quần thể : 0,48 / ( 0,48 + 0,4^2) = 0,75
- Xác xuất để 20 cặp đều có kg dị hợp là : ( 0,75 Aa * 0,75 Aa ) ^20 = ( 0,75)^40
 

Mr Zek

Member
Bài này thì xác suất KG dị hợp phải là 0,48/(0,48+0,16)=3/4=>XS phải là (3/4)^40 (20 cặp). Bài này là để chọn đt trg mình mà
 

sanhhp

Member
Bài này thì xác suất KG dị hợp phải là 0,48/(0,48+0,16)=3/4=>XS phải là (3/4)^40 (20 cặp). Bài này là để chọn đt trg mình mà
Hoan hô mọi người. Vậy là mọi người vẫn chưa quyên xác suất điều kiện. Thanks
 

Facebook

Top