What's new

Bài tập về đột biến nhiễm sắc thể

Nhi Sa

Member
#1
1/Những TH nào sau đây đột biến đồng thời là thể ĐB
1: ĐB gen lặn trên NST giới tính Y
2: ĐB gen trội
3: ĐB dị bội
4: ĐB gen lặn trên NST thường
5: ĐB đa bội
6: ĐB NST
( câu ni mình k hiểu đề lắm)
2/ ĐB cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn là:
a. lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn
b. đảo đoạn, chuyển đoạn
c.lặp đoạn, chuyển đoạn
d. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
3/ĐB cấu trúc NST làm cho các gen trở nên xa hơn thuộc ĐB:
a.lặp đoạn, đảo đoạn
b.đảo đoạn, chuyển đoạn
c.lặp đoạn , chuyển đoạn
d.lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
4/ Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn
a. thể hai (2n+2)
b. Thể một (2n-1-1)
C. Thể ba (2n+1)
d. Thể không (2n-2)
 

dinhhai1308

Member
1/Những TH nào sau đây đột biến đồng thời là thể ĐB
1: ĐB gen lặn trên NST giới tính Y
2: ĐB gen trội
3: ĐB dị bội
4: ĐB gen lặn trên NST thường
5: ĐB đa bội
6: ĐB NST
Ý đề ra là cái nào vừa cơ thể bị ĐB vừa biểu hiện ra KH ý mà :twisted:
( câu ni mình k hiểu đề lắm)
2/ ĐB cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn là:
a. lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn
b. đảo đoạn, chuyển đoạn
c.lặp đoạn, chuyển đoạn
d. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
3/ĐB cấu trúc NST làm cho các gen trở nên xa hơn thuộc ĐB:
a.lặp đoạn, đảo đoạn
b.đảo đoạn, chuyển đoạn
c.lặp đoạn , chuyển đoạn
d.lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
4/ Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn
a. thể hai (2n+2)
b. Thể một (2n-1-1)
C. Thể ba (2n+1)=> cái này không chắc lắm đoán vậy
d. Thể không (2n-2)
:dance::dance::dance:
 

Nhi Sa

Member
Mình có một chút thắc mắc, như ở câu 2,3 đáp án đều có đảo đoạn, vậy trong TH nào thì đảo đoạn làm cho các gen gần nhau hơn và ngược lại.
Câu 4 Dựa vào cơ sở nào để mình biết được thể đột biến nào dễ xảy ra hơn nhỉ?
 

pdn

Pham Duy Nghia
Mình có một chút thắc mắc, như ở câu 2,3 đáp án đều có đảo đoạn, vậy trong TH nào thì đảo đoạn làm cho các gen gần nhau hơn và ngược lại.
Câu 4 Dựa vào cơ sở nào để mình biết được thể đột biến nào dễ xảy ra hơn nhỉ?
2,3) Bạn hình dung cơ chế của đột biến đảo đoạn NST, 1 đoạn NST bị đứt ra và khi gắn lại nó đảo ngược, nói ''nôm na'' là những gen vốn ở phía trái bạn giờ bị đẩy sang phải và ngược lại, khoảng cách giữa các gen thuộc đoạn đứt đó so với các gen thuộc phần NST còn lại sẽ thay đổi.
4) Bạn phải biết đươc cơ chế phát sinh các dạng đột biến lệch bội này, trong nguyên phân chẳng hạn, vẽ được NST ở kì giữa và phân li thế nào ở kì sau từng trường hợp là bạn sẽ hiểu ngay cái nào dễ xảy ra hơn.
 

dinhhai1308

Member
2,3) Bạn hình dung cơ chế của đột biến đảo đoạn NST, 1 đoạn NST bị đứt ra và khi gắn lại nó đảo ngược, nói ''nôm na'' là những gen vốn ở phía trái bạn giờ bị đẩy sang phải và ngược lại, khoảng cách giữa các gen thuộc đoạn đứt đó so với các gen thuộc phần NST còn lại sẽ thay đổi.
4) Bạn phải biết đươc cơ chế phát sinh các dạng đột biến lệch bội này, trong nguyên phân chẳng hạn, vẽ được NST ở kì giữa và phân li thế nào ở kì sau từng trường hợp là bạn sẽ hiểu ngay cái nào dễ xảy ra hơn.
câu 4 nếu ông ông chọn cái nào :p
 

dinhhai1308

Member
1/Những TH nào sau đây đột biến đồng thời là thể ĐB
1: ĐB gen lặn trên NST giới tính Y
2: ĐB gen trội
3: ĐB dị bội
4: ĐB gen lặn trên NST thường
5: ĐB đa bội
6: ĐB NST
( câu ni mình k hiểu đề lắm)
2/ ĐB cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn là:
a. lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn
b. đảo đoạn, chuyển đoạn
c.lặp đoạn, chuyển đoạn
d. mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
3/ĐB cấu trúc NST làm cho các gen trở nên xa hơn thuộc ĐB:
a.lặp đoạn, đảo đoạn
b.đảo đoạn, chuyển đoạn
c.lặp đoạn , chuyển đoạn
d.lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
4/ Thể lệch bội nào dưới đây dễ xảy ra hơn
a. thể hai (2n+2)
b. Thể một (2n-1-1)
C. Thể ba (2n+1)
d. Thể không (2n-2)
Câu 4 thì mình nghĩ như thế này :
thể hai (2n+2) là sự kết hợp của n+1 và n+1 ( có nghĩa là kết hợp của 2 giao tử cùng loạibị rối loạn )
Thể một (2n-1-1) là sự kết hợp của n-1 và n-1 ( có nghĩa 2 kết hợp của 2 giao tử khác loại một thừa một thiếu )
Thể ba (2n+1) ;là sự kết hợp của giao tử bình thường n và giao tử bất thường n+1
Thể không 2n-2 là sự kết hợp của 2 giao tử n-1 cùng loại
Mà ta biết tỉ lệ giao tử bị rối loạn là không lớn ( luôn nhỏ hơn giao tử bình thường trong một cơ thể )
Nên dễ thấy thấy giao tử bình thường ( có tỉ lệ lớn ) kết hợp với 1 giao tử bất thường sẽ có xác suất cao hơn là tỉ lệ của các giao tử bất thường ( có lệ nhỏ ) kết hợp lại
:xinkieu:
 
Last edited:
Nếu ở đoạn không tương đồng gen lặn liên kết Y cũng biểu hiện ngay ra kiểu hình chứ nhỉ? Đề bài hở quá!
Còn về câu 4 thì thể hai cần sự không phân li của NST ở cả GPI và GPII. Thể một kép thì có 2 NST cùng không phân li. Thể không thì cả 2 giao tử đều thiếu 1 NST. Quy lại chỉ có thể ba là dễ xảy ra nhất.
 
Last edited:

Nhi Sa

Member
Nếu ở đoạn không tương đồng gen lặn liên kết Y cũng biểu hiện ngay ra kiểu hình chứ nhỉ? Đề bài hở quá!
Còn về câu 4 thì thể hai cần sự không phân li của NST ở cả GPI và GPII. Thể một kép thì có 2 NST cùng không phân li. Thể không thì cả 2 giao tử đều thiếu 1 NST. Quy lại chỉ có thể ba là dễ xảy ra nhất.
Ý của anh thanhson95 có phải là ĐB gen lặn hình thành tổ hợp đồng hợp tử lặn không nhỉ? Vậy chung lại nguyên tắc để cơ thể đột biến biểu hiện ra kiểu hình là gì nhỉ?
 

Similar threads

Facebook

Top