What's new

Bệnh truyền nhiễm

(^_^)

Member
#1
Em muốn nhờ mọi người giúp e 1 số tài liệu về một số bệnh truyền nhiễm phổ biến, khoảng trên 5 loại bệnh về các đặc điểm sau:
- Nguyên nhân gây bệnh
- Biểu hiện triệu chứng
- Số người mắc bệnh, độ tuổi hay mắc
- Biện pháp khắc phục và cách phòng tránh
* Và một số bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục về các nội dung:
- Tác hại
- Hậu quả
- Hiện nay có thuốc phòng chữa chưa
- Biện pháp phòng tránh

Rất mong được giúp đỡ :please:
(y)(y)(y)
 

00792

Moderator
http://www.ytecongcong.com/index.php?page=news&op=readNews&id=21&title=Ba%BB%86NH-Da%BB%8ACH-Ha%BA%A0CH---Kia%BA%BFn-tha%BB%A9c-ta%BB%91i-thia%BB%83u đây là bài về dịch hạch
:rose: Em down về nhé, phía dưới có bài viết của chị, tóm tắt 1 số bệnh. Chưa có bệnh về tình dục đâu!
 

00792

Moderator
Sùi mào gà (Condyloma Acuminatum)


I. Đại cương: Sùi mào gà (Genital warts, Condyloma, Condylomata acuminata) hay mồng gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ, do Human papilloma virus (HPV) gây nên.

- HPV là một loại virus DNA gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng. Các biểu hiện thương tổn do HPV gây ra là những mụn cóc, hột cơm, u nhú hay tổn thương phẳng. Khi các mụn này xuất hiện ở bộ phận sinh dục thì gọi là mụn cóc sinh dục hay mồng gà, sùi mào gà.








- Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục con người và có 15 loại HPV có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Hai loại thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung phụ nữ, sau đó làm loạn sản mô và gây bệnh ung thư cổ tử cung (70%). Ngoài ra, HPV loại nguy hiểm cũng là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật. Loại ít nguy hiểm hơn, HPV-6 và HPV-11, có thể gây 90% chứng mụn cóc (sùi mào gà) của cơ quan sinh dục. Loại nhẹ gây chứng mụn cóc ở tay và bàn chân (HPV-1,2,4…).

- Thời kỳ ủ bệnh súi mào gà khá dài, có thể từ 2 tháng - 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV. Ngay trong giai đoạn chưa thể hiện triệu chứng cũng như lúc đã có triệu chứng, sự lây nhiễm đã có thể xảy ra.

- Ða số bệnh nhân nhiễm virus sùi mào gà không có triệu chứng, chỉ có khoảng 1% số người nhiễm HPV thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu. Sang thương có thể mọc bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo , cổ tử cung, thậm chí gặp cả ở miệng, họng.

- Bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật và hậu môn.

- Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp theo mọi hình thức mà không được bảo vệ, đặc biệt đối với hình thức tiếp xúc dương vật-hậu môn. Mọi biểu mô của tổn thương sùi mào gà bong ra đều có chứa HPV, do vậy sùi mào gà còn có thể lây truyền dễ dàng do tiếp xúc trực tiếp ở những nơi có sang chấn.



II. Triệu chứng lâm sàng

- Thường người bệnh tự phát hiện và đi khám bệnh. Biểu hiện bệnh lúc đầu là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu. Về sau, chúng có thể phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt. Có thể thấy tổn thương dạng phẳng rất khó phát hiện.

- Ở nữ, sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng có thể gặp sùi mào gà ở cổ tử cung, hậu môn. Ở nam giới, sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo, da bìu, hậu môn.

- Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.

- Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn, sùi mào gà có thể bị trầy sướt, chảy máu hoặc bội nhiễm làm các sùi có nhiều mủ, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.



III. Chẩn đoán





- Tổn thương sùi mào gà rất đặc hiệu, chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng. Nếu các tổn thương u nhú bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ ra khí hư có mùi hôi và ngứa.

- Bệnh nhân nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.



Chẩn đoán phân biệt

Bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn và một số bộ phận khác của cơ thể nên có thể nhầm với biểu hiện của một số bệnh sau đây:

  • Giang mai thời kỳ II (Syphilis II): Sang thương là những sẩn ướt (Condyloma lata).Phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang mai (+)





Condylomata Lata (Giang mai thời kỳ II)



  • U hạt bẹn (granuloma inguinale) hay Donovanosis: Đây cũng là một bệnh lây qua đường tình dục, hay gặp ở vùng nhiệt đới, do trực khuẩn gram âm CalymmatobacterIum granulomatis, còn được gọi là thể Donovan. Bệnh khởi đầu là một u nhỏ có màu đỏ, kích thước lớn dần và có thể làm hủy hoại tổ chức.






Donovanosis dương vật



  • U mềm lây (Molluscum contagiosum): Cũng là một bệnh lây qua đường tình dục. Sang thương da dạng sẩn nhỏ, tròn và lõm ở trung tâm, phát triển tương đối nhiều ở ngay trên vùng da của bộ phận sinh dục và cả hậu môn.





  • Chuỗi hạt ngọc dương vật (Pearly penile papules): Nam giới 20-30 tuổi thường xuất hiện những hạt nhỏ li ti đồng dạng, xếp thành 2 hoặc 3 hàng chạy xung quanh rãnh quy đầu, không gây ra triệu chứng gì. Chúng được gọi là “chuỗi hạt ngọc dương vật” (Pearly penile papules) Chúng hoàn toàn vô hại, không cần điều trị gì. Giữ vệ sinh tốt, thường xuyên vệ sinh kỹ vùng quy đầu sẽ giúp chúng sớm lặn đi.



IV. Ðiều trị

Hiện nay vẫn chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng và vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho các bạn tình. Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát do vệ sinh kém, yếu tố tự lây nhiễm vì HPV vẫn còn trong cơ thể.

Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.

- Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn

+ Axit Trichloacetic 30% bôi ngày 1 lần,

+ Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần; 5FU (5-fluorouacil) 5%, Chích Interferon-alpha vào sang thương, bôi Interferon gel...

+ Ðốt lạnh bằng Nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2;

+ Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.

- Sùi mào gà trong âm đạo

+ Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.

+ Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần, hoặc Phẫu thuật cắt bỏ, nạo.

- Sùi mào gà ở cổ tử cung

+ Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng - Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2.

- Sùi mào gà ở miệng sáo

+ Cắt nạo, hoặc Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc Axit Trichloacetic 30% chấm 1 lần mỗi ngày.

- Sùi mào gà ở hậu môn

+ Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần, hoặc Phẫu thuật cắt bỏ.

** Chú ý: Không sử dụng Podophyllin cho phụ nữ có thai, cho con bú và không bôi ở cổ tử cung. Dặn bệnh nhân tự rửa sạch sau khi bôi thuốc 4 - 5 giờ.



V. Biến chứng

- Các biến chứng thường gặp của sùi mào gà là nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp hoặc cản trở thai sổ trong khi sinh.

- Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, dương vật.

- 15% trong số những người mắc bệnh này có các khối u phát triển theo hướng loạn sản tế bào, phá vỡ màng đáy, trở thành tiền ung thư. Không phải giới nữ bị nhiễm HPV sẽ bị ung thư cổ tử cung nhưng ngược lại, có đến 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện thấy DNA của virus HPV. Điều này thường xảy ra khi nhiễm HPV typ 16,18.



VI. Tư vấn phòng bệnh

- Hiện nay chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà, do vậy người bệnh sẽ mang mầm bệnh này suốt đời. Ngoài ra, bệnh có thể có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc không có triệu chứng gì, thời gian ủ bệnh lại rất lâu, từ 2-9 tháng sau khi tiếp xúc. Do đó, sùi mào gà rất dễ có nguy cơ lây cho bạn tình và một số trường hợp bệnh nhân không thể nhớ rõ là mình bị lây nhiễm từ đâu hay từ lúc nào. Nguy cơ gây ung thư do một số chủng HPV gây ra cho cả nam lẫn nữ cũng rất đáng quan tâm dù không xuất hiện triệu chứng lây nhiễm của bệnh.

- Phụ nữ đã sinh hoạt tình dục hoặc trên 25 tuổi cần được tư vấn xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm. Bạn tình cần được thông báo đến khám, điều trị và tư vấn. Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước khi sinh con vì HPV có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh khiến trẻ bị lây nhiễm HPV từ mẹ.

- Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, trong thời gian mang bệnh và sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ tình dục để tránh lây cho vợ,chồng hoặc bạn tình. Những trường hợp được chẩn đoán sùi mào gà cần được xét nghiệm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: giang mai, viêm gan siêu vi B-C, HIV… đặc biệt đối với các trường hợp sang thương sùi rộng và nhiều vì đây là dấu hiệu suy giảm miễn dịch.

- Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung bừa bãi khăn lau, quần áo. Việc dùng bao cao su đúng quy cách, an toàn có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là virus gây sùi mào gà cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác như miệng, lưỡi… ngoài bộ phận sinh dục.



BS. LÊ ĐỨC THỌ
 

00792

Moderator
Bệnh Giang mai


Giang mai là bệnh xuất hiện từ thời thượng cổ, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.
Bệnh Giang mai cũng là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Xoắn khuẩn giang mai (T. pallidum) có sức đề kháng rất yếu với môi trường ngoại cảnh, chúng chỉ sống được không quá vài giờ. Ở môi trường khô, chúng chết nhanh chóng, ngược lại trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể sống được vài chục phút. Xà phòng có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai trong vài phút. Bệnh giang mai lây truyền như thế nào?
Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
Bệnh giang mai có biểu hiện như thế nào?
Các biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào thời kỳ của bệnh.
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.


Săng giang mai: Là một vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu thịt tươi, không có mủ, không có vẩy, không đau rát (nếu không bị bội nhiễm).
Săng có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.
- Sưng hạch bẹn: Hạch bẹn sưng lên thành từng chùm, trong đó có một hạch to hơn các hạch khác, không đau. Xuất hiện sau săng khoảng vài ngày, cũng tự mất đi theo săng.
- Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.
- Viêm hạch lan tỏa: các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.

- Gôm giang mai: là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.


- Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ.
Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn.
Ngoài những biểu hiện trên, giang mai còn có những biểu hiện khác như tổn thương van tim, cơ tim, tủy sống (liệt), não (rối loạn tâm thần).
Bệnh giang mai tiến triển như thế nào?
Nếu không điều trị, giang mai tiến triển qua 3 thời kỳ.
- Thời kỳ đầu: kéo dài khoảng 6-8 tuần, tổn thương mới chỉ khu trú tại những vị trí mà xoắn khuẩn xâm nhập. Các biểu hiện trong giai đoạn này là săng, viêm hạch bẹn, chúng có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả.
- Thời kỳ thứ hai: kéo dài khoảng 2 năm, tổn thương ở da, niêm mạc lan tỏa khắp cơ thể do xoắn khuẩn đã vào máu và phát tán. Các tổn thương thời kỳ này chủ yếu là sẩn, viêm hạch lan tỏa, phát ban, chúng cũng có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì, sau đó tái phát với mức độ nặng hơn.
- Thời kỳ thứ ba: thường bắt đầu vào năm thứ ba của bệnh, kéo dài hàng chục năm, tổn thương các cơ quan, phủ tạng (gan, tim, thần kinh, cơ, xương…). Giai đoạn này người bệnh ít có khả năng lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã xâm nhập và khu trú vào phủ tạng, không còn ở da, niêm mạc nữa. Tổn thương giai đoạn này là gôm, củ giang mai, tim mạch, thần kinh, gan. Hiện nay rất hiếm gặp giai đoạn này do được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bệnh giang mai có những biến chứng gì?
Giang mai có rất nhiều biến chứng, chúng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Có thể nói rằng “giang mai là một diễn viên biệt tài”, có thể đóng vai mang đặc điểm của hơn chục bệnh nội, ngoại khoa khác nhau, đơn giản vì xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ da, niêm mạc, mắt đến các nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh. Một số biến chứng nguy hiểm là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.
Bệnh giang mai điều trị như thế nào?
Điều trị bệnh giang mai đã có kết quả rất khả quan, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh. Việc lựa chọn phác đồ điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, những thuốc điều trị hiện được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng là Penicilline G, Tetracycline, Doxycicline.
gđ 2
Vết loét:sad:
 

00792

Moderator
Lậu

Bệnh lậu


Lâu ở PN mang thai
ệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất hiện nay ở nước ta. Nhiễm lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae) có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.

Bệnh lậu ở nam:

Ða số nam giới bị bệnh thường có triệu chứng ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt, vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho bạn tình. Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo đái buốt, đái dắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt ... gây vô sinh.

Bệnh lậu ở nữ:

Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung. Phụ nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.

Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.

Ðiều trị bệnh lậu không biến chứng. Dùng một trong các loại thuốc sau:

- Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.

- Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.

- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.

Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu.

- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày

- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày

- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày

- Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất

(Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ dưới 7 tuổi)
 
Bệnh Thủy đậu

Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra lây truyền rất nhanh. Thuỷ đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.
http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2010/04/benhthuydau.jpg
1. Thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.
2. Thủy đậu lây lan như thế nào?
Thuỷ đậu lây truyền rất nhanh. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp. Bệnh nhân có thể truyền bịnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy.
3. Triệu chứng và dấu hiệu của thủy đậu?
Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
4. Điều trị thủy đậu ra sao?
- Điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
- Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.
- Chlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa. Hãy bàn luận với bác sĩ về các chọn lựa trong điều trị.
- Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Sau cùng, đối với một số trường hợp thuỷ đậu có thể dùng Acyclovir. Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian từ 1 đến 2 ngày khi bắt đầu phát ban thuỷ đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh kèm theo nguy hiểm (ví dụ lupus, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch).

5. Các biến chứng có thể xảy ra?
- Thuỷ đậu có thể gây biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương.
- Nhiễm trùng da là biến chứng của thuỷ đậu thường gặp nhất ở trẻ em.
- Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).
- Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.
6. Thủy đậu có thể phòng ngừa bằng vaccin?
Người đã bị thuỷ đậu sẽ có miễn dịch suốt đời và không bao giờ bị lại. Nhưng nhiều khi về sau, virus có thể bộc phát lên bề mặt trở lại dưới dạng zona (giời leo). Mục tiêu hiện nay của nhiều nước trên thế giới là làm sao tiêm phòng thuỷ đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thuỷ đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào. Phản ứng phụ khi tiêm phòng thuỷ đậu xảy ra không đáng kể. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch, đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.
 

(^_^)

Member
thạnks chị Dung và chị Gió nhìu ạ
Cho e xin thông tin về bệnh viêm gan B được không ạ (y)
 

00792

Moderator
Vgb

Đây là thông tin về viêm gan B. Ngoài ra, còn các loại viêm gan khác như A,C,D & E. Loại D & E thì thường giống nhau - đi kèm với nhau. Còn A, C thì thấy ít ai tiêm riêng mà thường tiêm luôn 2 loại A, B đi cùng 1 lúc.:divien:
Nói chung, phòng bệnh bằng tiêm ngừa, uống Sabin là cách bảo vệ tốt nhất. Các loại vaccin chỉ có td bảo vệ trong vòng 5-10 năm thôi, sau con số đó phải đi tiêm/ uống lại để tạo kháng thể. Tuy vậy, trc khi tiêm/ uống, bắt buộc người tiêm phải thử lại kháng thể! Nếu đã có thì xảy ra 2 TH:
+ Đã bị
+ Có đủ kháng thể từ mũi tiêm trc [ rất hiếm].
Còn lại là âm tính hết => tiêm/ uống lại.
:dance: Cần tới các cơ sở Y tế như BV quận, tỉnh hoặc viện Pastuer, BV Hùng Vương, Từ Dũ... để lập phiếu tiêm ngừa. Về 5-6 bệnh cơ bản [ mũi 5tr1] như ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm màng não mủ, lao, bại liệt, sởi thì có thể ghé qua trạm Y tế phường => tiêm miễn phí luôn vì nó đã nằm tr chương trình tiêm chủng quốc gia.



 

Similar threads

Facebook

Top