What's new

Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào

SNOW

Member
Cai nay sach giao vien nang cao noi rat ro cac phan ung cua giai doan duong phan,chu trinh crep,va chuoi e.
chi nghi can nam ve vi tri xay ra,san pham,o chuoi e nen nam ve co che hoa tham,..:mrgreen:
chuc em hoc tot
 

quangkg

Member
Đường phân:- Nơi thực hiện:tế bào chất
-Nguyên liệu: Glucozo
-DIễn biến:Glucozo bị biến đổi
-Sản phẩm:* 2axitpiruvic
* 2ATP
 
Nếu em muốn chuyên sâu thì tìm cuốn Sinh lý học Thực vật của thầy Vũ Văn Vụ đọc. SGK ko đủ đâu em, thậm chí sơ sài, học ko hiểu gì cả. :spam: Thật ra cuốn đó cũng dễ hiểu (tất nhiên ko phải mọi thứ) nhưng có lẽ giúp ích cho em đó. :mrgreen:
 

quangkg

Member
Chu trình crep::- Nơi thực hiện:tế bào chất
-Nguyên liệu: Axitpiruvic
-DIễn biến:2axit viruvic -> 2axetylcoa + 2Co2 + 2NADH
2Axetylcoa -> 4Co2 + 2ATP + 6NADH + 2FADH2
-Sản phẩm:Co2, 2ATP, 8 NADH, 2FADH2
Chuổi truyền electron::- Nơi thực hiện:Màng ti thể
-Nguyên liệu:NADH và FADH
-DIễn biến:e chuyền từ NADH và FADH2 tới O2 thông qua chuổi các phản ứng oxi hóa-khử. Năng lượng giải phóng tổng hợp nên ATP
-Sản phẩm:H2O nhiều ATP:rose::rose::rose:
 
Thực ra những khía cạnh mà mọi người đề cập em đều học rồi.
Nhưng thực sự em thấy phần này khó nền cần tư liệu tham khảo!(y)(y)(y)
 

Lost

New member
giống như bạn quangkg nhưng tui có một chút bổ sung thế này:
• ở giai đoạn Đường phân thì có thêm 2 phân tử NADH
• Chuỗi chuyền electron hô hấp:
- Xảy ra ở màng trong của của ti thể.
- Electron được truyền từ NADH và FADH2 tới ôxi qua 1 chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử kế tiếp nhau. Phản ứng cuối cùng ôxi bị khử tạo thành nước.
Trong hô hấp tế bào, đa phần năng lượng của glucôzơ đi thao con đường:
Glucôzơ → NADH, FADH2 → chuỗi truyền electron hô hấp => ATP.

Thế thì sẽ hoàn chỉnh hơn :)
 

ngoalong

Member
Biết gì thế????:???::???::???:
Biết là em đang cần tài liệu tham khảo chứ sao. Chu trình krebs là chu trình khá phổ biến và rất hay. Chịu khó nghiên cứu em sẽ thấy những quy luật tuyệt vời mà ko 1 sách vở nào nói tới...
 

ngoalong

Member
Các anh các chị cho em hỏi
Vì sao tế bào không phân giải CO2:botay::botay::botay:
Giải thích giùm anh tại sao con người có 2 mắt mà ko fải 1,có 1 miệng mà ko fải 2.
CO2 bị phân giải tạo ra thứ gì?
Tại sao các kim loại trên trái đất ko tồn tại dạng đơn chất mà là dạng oxit hoặc muối...
 

Lucky_boy

Member
Tế bào hog phân giải CO2 vì tất cả năng lượng đã được giải phóng ra dưới dạng ATP và còn tồn tại trong NADH, FADH2- từ các quá trình trước rồi; hay nói tóm lại là CO2 chả còn gì để phân giải cả.Nó là 1 phân tử vô cơ và chả còn tí năng lượng nào đáng kể trong các liên kết hoá học.
Con người có 2 mắt và 1 miệng vì cần phải nhìn nhận nhiều và nhận định, bàn tán ít( Cấu trúc quy định chức năng).
Các kim loại phải tồn tại dưới dạng hợp chất vì trong vỏ trái đất có nhiều cái có thể kết hợp với kim loại thành hợp chất.
 

MrHanU

Member
haizzzzzzzzz, hô hấp tê bào, nhiều tài liệu lắm, sinh học tế bào, sinh học philip, slh tv...
 
Mọi người ơi, cho em hỏi: Vì sao nấm mốc lại là nguyên nhân chính gây hư hỏng rau quả trước vi khuẩn? Vì sao quả vải chín để lâu ngày lại có vị chua? Vì sao trong sữa chua lại gần như không có những vi khuẩn gây bệnh?
Em đã thử giải thích mấy câu này theo phần ứng dụng quả trình phân giải của vi sinh vật nhưng đọc câu trả lời nó không được xuôi tai lắm. Mọi người giúp em giải thích cặn kẽ nhé!(y)
 

loveless

Member
nấm mốc là nguyên nhân chính của hư hỏng rau quả tại rau quả có nhiều đường nên nó lấy đường phân giải tạo ra mùi thối ,chua nhũn ra !hư hỏng lên mốc có khi có độc đấy
vải chín lâu ngày để có vị chua là vị xuất hiện hiện tuwongj biến đổi đường
sữa chua gần như ko có vi khuẩn gây bệnh vì có vi khuẩn lactic,nó tiết chất ức chế vi khuẩn khác phát triển
ko biết đúng ko !:botay:
 

Book

Member
nấm mốc là nguyên nhân chính của hư hỏng rau quả tại rau quả có nhiều đường nên nó lấy đường phân giải tạo ra mùi thối ,chua nhũn ra !hư hỏng lên mốc có khi có độc đấy
vải chín lâu ngày để có vị chua là vị xuất hiện hiện tuwongj biến đổi đường
sữa chua gần như ko có vi khuẩn gây bệnh vì có vi khuẩn lactic,nó tiết chất ức chế vi khuẩn khác phát triển
ko biết đúng ko !:botay:
Mình xin bổ sung ý kiến của bạn:


+ Vi khuẩn phát triển cần nhiều yếu tố để gây hư các loại quả. Một số vi khuẩn muốn sinh sôi lại cần một điều kiện riêng. Ví dụ về các chất dinh dưỡng. Về nhiệt độ (nhiệt độ lạnh, ấm, nhiệt thường, siêu nhiệt). Về độ ẩm (cao, vừa). về độ pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu.

Tuy nhiên, 1 điều đặc biệt nhất ở đây bạn nên nhớ là: các loại quả thường có vỏ ngoài bao bọc. Vi khuẩn chỉ có thể xâm nhập và làm hư quả khi và chỉ khi có một con đường viêm nhiễm dẫn vào trong ruột. Đa số các loại quả nguyên vẹn thường không có con đường này. Vì thế đối với một số quả khi vận chuyển, hái lượm bị va đập dẫn đến dập nát, các loại quả đó thường hư nhanh chóng là vì đã để hở con đường cho vi khuẩn vào mà sinh sôi, phát triển.

+ Đối với nấm thì rất dễ phát triển, chúng cần một điều kiện độ ẩm cao và một nhiệt độ tương đối thích hợp. Nguồn dinh dưỡng đã có sẵn trong quả. Khác với vi khuẩn, nấm có thể phát triển ngay trên vỏ quả, hút các chất dinh dưỡng trực tiếp trên bề mặt nó bám vào. Nấm lại có mặt khắp nơi, trên cây của quả, trên cơ thể bọ, rệp, sâu, côn trùng, bướm.. Chỉ cần có một ít điều kiện thích hợp là có một vài bào tử nấm rơi vào quả thì quả sẽ bị nấm lây lan ngay. Đặc biệt ở đây, "nấm mốc" là một loài sinh sôi được ngay cả trong điều kiện độ ẩm thấp nhất, do đó tỉ lệ có mặt của nấm mốc là cao hơn vi khuẩn hàng trăm lần (vì vi khuẩn chỉ chịu độ ẩm cao)

Do vậy nên để tránh bị vi khuẩn và nấm xâm nhập làm hư người ta thường phun thuốc kéo dài độ chín cho ruột quả, một số khác thì tiêu diệt chúng làm cho chúng không sinh sôi được.
sữa chua
Sữa chua làm từ sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa cừu và cả từ đậu nành. Dù là sữa chua thường, sữa chua ít béo hay sữa chua tách kem... thì đều là món tráng miệng lý tưởng với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Sữa chua rất giàu vi chất, là nguồn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng cơ thể. Nó cũng rất giàu canxi và hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa nhờ các protein chuyên biệt. Sữa chua cũng có tác dụng giải khát, làm mát cơ thể khi hoạt động quá mức. Các yếu tố hỗ trợ tiêu hóa trong sữa chua tốt hơn hẳn sữa tươi, vì sữa chua rất giàu vitamin B, acid lactic - những chất cho cảm giác ngon miệng, giúp cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng. Sữa chua cũng rất giàu các vi khuẩn có ích cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Không chỉ giúp giảm cân, việc ăn sữa chua 3 lần/tuần sẽ giúp sống thọ hơn nhờ hệ miễn dịch được tăng cường. Khuẩn sữa có khả năng giúp ngăn ngừa chứng viêm khớp, bảo vệ "vùng kín" của chị em nhờ kích thích cơ thể tăng tiết men chống nhiễm khuẩn.
=> ý kiến của bạn là đúng :chui:
Mình cũng không biết giải thích vậy có đúng không :dance:
 
[FONT=&quot]. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?[/FONT]
[FONT=&quot]Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi trường pH trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói sữa chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng.:socool:[/FONT]
 

Facebook

Top