What's new

Các nguyên tắc chung để phân lập môt gene!

rất cần, vì trật tự gene cũng là 1 thông số để đánh giá sự tiến hóa ở mức genome

ở lòai này trật tự ABC, nhưng lòai kia là ACB, ect ?==> tiến hóa khác nhau
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
lonxon said:
rất cần, vì trật tự gene cũng là 1 thông số để đánh giá sự tiến hóa ở mức genome

ở lòai này trật tự ABC, nhưng lòai kia là ACB, ect ?==> tiến hóa khác nhau
vậy tối thiểu ?A và ?A' phải thuộc cùng 1 loài, hay 1 chi hay 1 họ thì mới bảo đảm 3 gene BAC giữ đúng trật tự? tài liệu tham khảo??
 
tôi kô chắc là ở vi khuẩn thì từ 1 họ trở xuống thế nào, chứ còn ở tảo thì từ họ trở xuống là ok.

"tài liệu tham khảo" hiểu theo nghĩa ?gì?

- cần để thẩm tra cái tui nói hay cần xin để đọc mà biết?
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
tôi cần tài liệu để đọc tham khảo. Ý của bác nói là các loài tảo khác nhau có trật tự các gene trên NST bảo toàn trong 1 họ ?? Tôi mới chỉ biết về tính chất này đối với ty thể và lục lạp thôi. NST thì chưa nghe nói ??
 
Dương Văn Cường said:
Nếu không có bài báo nào thì bạn dùng BLAST để xác định vùng trình tự chứa gene đó. Copy vùng trình tự đó cộng thêm mỗi đầu khoảng 200 - 500 nucleotides, paste vào một chương trình thiết kế primer và chạy chương trình đó để lấy kết quả
Tại sao lại phải cộng thêm khoảng 200-500 nu, có phải trong quá trình phân lập hay gắn, hoặc chuyển thì nó bị rơi rụng (đứt) đi một ít không? Hay là nó có gắn thêm vào không?
 

Dương Văn Cường

Administrator
Để bảo toàn đoạn trình tự mình định nhân lên. Thừa còn hơn thiếu. Nếu ngớ ngẩn chỉ lấy chính xác đoạn trình tự cần thiết vứt vào máy thiết kế thì dĩ nhiên sẽ mất một ít ở đầu ở đuôi. Tôi khuyến nghị thêm khoảng 200 - 500 nu là để tăng cơ hội chọn lọc được cặp primer đẹp.

Với mục đích giải trình tự thì thừa 1 đoạn là kô vấn đề.

Với mục đích "câu" chính xác đoạn trình tự để biểu hiện thì mồi biểu hiện thường được tính toán: treo các vị trí cắt, thiết kế chính xác khung đọc ... Nhiệt độ bắt cặp này nọ có thể chủ động thêm bớt nhờ việc treo thêm các nucleotide đầu 5'. Do đó, nếu thiết kế mồi biểu hiện thì có thể không cần thừa dài 2 đầu đến 200 - 500 như vậy.

Túm lại dài và thừa sẽ làm cho bạn chủ động hơn.
 
Để câu một gene cho mục đích phân tích phylogeny thì kô cần đầu ?5´và 3´không dịch mã, thậm chí chỉ cần đoạn lọt thỏm ở trong gene là ok. Tuy nhiên để lấy gene và CHO NÓ BIỂU HIỆN HAY NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN thì đầu ?5´và 3´không dịch mã lại có nhiều ý nghĩa. Bạn thử nhớ lại xem vai trò sinh học đầu ?5´và 3´không dịch mã ?là gì?
 
Nếu ngớ ngẩn chỉ lấy chính xác đoạn trình tự cần thiết vứt vào máy thiết kế thì dĩ nhiên sẽ mất một ít ở đầu ở đuôi. Tôi khuyến nghị thêm khoảng 200 - 500 nu là để tăng cơ hội chọn lọc được cặp primer đẹp
ok, em hiểu rồi, với giải trình tự thì sau khi giải xong thì mình loại phần thêm vào phải không? Muốn biết được số nu bị đứt thực sự là bao nhiêu thì có phải làm đi làm lại nhiều lần không? Hay có cách nào để dò mà biết được. Anh có biết nguyên nhân nào làm cho đoạn đó đứt nhiều hay đứt ít không?

Có chỗ nó bị đứt như vậy thì nó không nối thêm vào vì không có enzyme nối? nên trường hợp bị gắn thêm vào ta có thể loại bỏ.

Số lượng nu đứt ở các ADN khác nhau là khác nhau, đúng không? Vì các anh chả bao giờ chỉ dùng một đoạn mà dùng rất nhiều đoạn hoàn toàn giống nhau từ một nguồn gốc thì nó phải đứt khác nhau là đương nhiên rồi.

Em biết nói với người chưa nhìn thấy bao giờ là vô cùng khó và chán nữa, nhưng em sẽ cố tưởng tượng, mong các anh thông cảm.
 

Dương Văn Cường

Administrator
Muốn biết được số nu bị đứt thực sự là bao nhiêu thì có phải làm đi làm lại nhiều lần không?
Không phải là khi làm phản ứng PCR thì DNA khuôn bị đứt ở hai đầu vài nucleotide.

Ở đây giả sử em cần nhân đoạn 100nu. Em quẳng vào phần mềm thiết kế mồi đúng cái đoạn 100nu ấy thì không bao giờ em được cặp mồi nhân được cả 100 nu trọn vẹn. Để tìm được 2 đoạn trình tự có đủ các tiêu chuẩn để bắt cặp mồi (các tiêu chuẩn gồm primer dimer, nhiệt độ bắt cặp mồi xuôi ngược phải xấp xỉ nhau ...) thì máy sẽ dò trên toàn bộ 100 nu ban đầu em đưa vào. Nó sẽ tìm được 2 vùng trình tự nằm ở ĐÂU ĐÓ trên đoạn 100 nu, chứ không phải nó lấy sát hai đầu cho em. Đây là nguyên nhân khiến em mất đi một phần trình tự ban đầu, chứ không phải do đứt gãy DNA gì cả.

Nói túm lại là giải thích hơi mệt :mrgreen: ?Em cũng không cần phải cố tưởng tượng mà thay vào đó nên liên hệ đi thực tập ở một nơi có điều kiện làm thực nghiệm. IBT highly recommended :mrgreen:
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
vấn đề ở đây là Minh rỗng kiến thức. Để tôi tìm và gửi cho bạn quyển nào mong mỏng về KTDT. Đừng sử dụng trí tưởng tượng khi nghiên cứu KH và học tập kiến thức. Hãy dùng sách và lập luận.

Btw, đối với những bạn từ cấp 3 sau khi vào ĐH xong thì việc đầu tiên phải làm là cố gắng quên ngay kiểu giải bài tập di truyền trong các bộ đề luyện thì ĐH. Kiến thức và kiểu tư duy này đã quá lỗi thời.
 
Hiếu nói đúng đấy. Tôi chẳng biết gì về thực phẩm, nên nếu muốn "chanh nuận" thì việc tui cần làm đâu tiên là đọc qua về thực phẩm đã.

Hôm trước M bảo mọi người post PCR protocol cho Minh xem và đặt câu hỏi; lúc đầu tui nghĩ chuyện này có gì là khó; copy and past thế là xong. Nhưng chợt nghĩ (kô phải coi thường bạn nhé) không hiểu bên thực phẩm bạn có học về Kỹ thuật di truyền hay kô mà nói cụ  thể là PCR, tức là bạn có  nắm gì về PCR kô đã. Nếu bạn chưa học gì về PCR thì câu hỏi bạn sẽ rơi vào trường hợp:

- ngớ ngẩn kiểu tại sao con gà có 2 chân mà vẫn đứng vững trong khi cái bàn có 2 chân sẽ ngã lăn quay.

- câu hỏi độc đáo khiến mọi người khâm phục (như ý bạn nói) nhưng, cũng lại nhưng, sẽ không thể xảy ra vì cộng đồng sinh học dùng PCR như ta ăn cơm phải dùng chén, bát, tô mà dựng đồ ăn. Tui không biết có bao nhiêu sách về PCR như trong tay tui ít ra là 5 cuốn, điều đó nghĩa là người ta ăn PCR, ngủ PCR, nghĩ về PCR. Nói hơi thái quá, các câu hỏi về PCR đã xuất hiệu khi cộng đồng SH làm về PCR, nó đã và đang được giải quyết. Nói cách khác câu hỏi về PCR xuất hiện khi làm thực nghiệm chứ kô xuất hiện do tưởng tượng.

Chúc em "ăn Noel" dzui dzẻ.
 
Cao Xuân Hiếu said:
vấn đề ở đây là Minh rỗng kiến thức. Để tôi tìm và gửi cho bạn quyển nào mong mỏng về KTDT. Đừng sử dụng trí tưởng tượng khi nghiên cứu KH và học tập kiến thức. Hãy dùng sách và lập luận
Em thiếu cái gì thì anh chỉ cho em cái cần học. Cám ơn anh trước.
Trần Hoàng Dũng said:
Câu hỏi độc đáo khiến mọi người khâm phục (như ý bạn nói) nhưng, cũng lại nhưng, sẽ không thể xảy ra vì cộng đồng sinh học dùng PCR như ta ăn cơm phải dùng chén, bát, tô mà dựng đồ ăn. Tui không biết có bao nhiêu sách về PCR như trong tay tui ít ra là 5 cuốn, điều đó nghĩa là người ta ăn PCR, ngủ PCR, nghĩ về PCR. Nói hơi thái quá, các câu hỏi về PCR đã xuất hiệu khi cộng đồng SH làm về PCR, nó đã và đang được giải quyết. Nói cách khác câu hỏi về PCR xuất hiện khi làm thực nghiệm chứ kô xuất hiện do tưởng tượng.
Em chưa bao giờ nghĩ rằng một mình em có thể nghĩ được câu hỏi khiến mọi người khâm phục và em cũng không bao giờ có ý định đó, em hỏi đơn giản chỉ vì em thắc mắc và muốn biết, hết.

Em chỉ định nói rằng, có thể câu hỏi ngớ ngẩn của em có thể gợi ý chút gì cho các anh thì sao? Bởi vì ưu điểm cũng là nhược điểm lớn nhất của em là không biết gì mà cũng lanh chanh (xấu hổ quá) nên em có thể sẽ có thắc mắc mà những người làm hàng ngày như các anh không bao giờ buồn thắc mắc hay muốn thắc mắc. Biết đâu một số bạn khi mới học về phần này cũng có thắc mắc tương tự rồi thảy câu hỏi lên đây thì xử lý ra sao bây giờ?

Hôm trước M bảo mọi người post PCR protocol cho Minh xem và đặt câu hỏi; lúc đầu tui nghĩ chuyện này có gì là khó; copy and past thế là xong. Nhưng chợt nghĩ (kô phải coi thường bạn nhé) không hiểu bên thực phẩm bạn có học về Kỹ thuật di truyền hay kô mà nói cụ ?thể là PCR, tức là bạn có ?nắm gì về PCR kô đã.
Không có gì là khó, chỉ mất vài phút, mà anh cũng không buồn cho em và các bạn không biết gì một cơ hội. Buồn thật. Anh không phải mở ngoặc đâu, em xứng đáng để nhận câu khuyên thật lòng đó mà :D .

Em chỉ đưa ra ý tưởng, còn việc nó khả thi đến đâu thì do tất cả mọi người quyết định và chọn giải pháp hợp lý cơ mà.

Cho em hỏi ngoài lề một chút: Anh chọn lọc một loại tế bào, hay vi sinh vật, hay một gen nào đó anh có bao giờ hy vọng 100% các tế bào đó đều đạt không? Thường tỷ lệ thành công là nhỏ hơn 1% rất nhiều, nhưng tại sao anh vẫn làm? Vì số lượng của chúng nhiều phải không? Nếu mỗi người đóng góp một số ý tưởng thì được nhiều lắm rồi phải không? Anh hãy coi những ý tưởng như những tế bào đó, thử cho nó vào môi trường, tạo một số điều kiện cho nó, cái nào được thì dùng và nhân lên.

Chúc em "ăn Noel" dzui dzẻ
Cám ơn anh :D
========================
Em không biết về sau các anh chỉ có làm nghiên cứu không? Nhưng nếu các anh làm thầy mà dạy một thằng lắm thắc mắc mà không biết gì như em thì cũng khá mệt đấy. Nhất là lúc mới bài đầu tiên về phân lập hay gì gì đó về gen, các kỹ thuật trong công nghệ gen.


Cho em hỏi thêm một câu: Phần mềm mà anh Cường kiểm tra cái mồi ngược đó phải dựa vào các nguyên tắc nào (ít nhất phải có nguyên lý bổ sung) để báo rằng mồi ngược đó sai? Và nếu sai thì theo các anh nên sửa ở đoạn nào? Trình tự nào? Vì sao lại sửa ở đó. Hì hì, bởi vì em nghĩ rằng phần mềm là do con người viết ra, và nó phải dựa vào một số nguyên tắc xác định để đưa ra kết quả. Mà nguyên tắc này do các nhà chuyên môn đưa ra, rồi nhờ chuyên gia lập trình biến nó thành ngôn ngữ máy tính. Nên em nghĩ các nguyên tắc này các anh phải rành lắm chứ :D, nói cho em biết nhé.
 

Facebook

Top