What's new

Câu hỏi về quang chu kì

#1
Theo các anh chị, với kiểu chiếu sáng như thế này ?thì cây ngày ngắn, cây ngày dài có ra hoa hay không?

Từ 0h - 3h: tối
Từ 3h - 7h: sáng
Từ 7h- 13h: tối
Từ 13h - 17h: sáng
Từ 17h - 24h:tối
Em nghĩ cả cây ngày dài và cây ngày ngắn đều không thể ra hoa trong điều kiện này. Nhưng em chưa giải thích sao cho hợp lí được!Mong mọi người giúp đỡ!
 
Khi học về Quang chu kì, để hiểu cũng như nắm bài kĩ hơn nên tụi em có làm vài BT( Hình như là trong Sách Giáo Viên, Sinh học 11, chương trình chuyên ban. Em không chắc lắm vì thầy cho đề mà) Câu hỏi này thực ra chỉ dựa trên lí thuyết: Cây ngày dài ra hoa khi đêm ngắn và cây ngày ngắn ra hoa khi đêm dài mà thôi ; bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng khác (nhiệt độ, độ ẩm....), chỉ xét đến ánh sáng.
Vì vậy,khi thấy sáng/tối bất thường như vậy, em mới nghĩ cả hai loại cây này đều không thể ra hoa được.
Để dễ hình dung, anh có thể vẽ ra một đoạn thẳng hay hình chữ nhật biểu thị cho 24h trong ngày.( Em không thể đưa hình vẽ lên đây được! :?: Anh có cách nào không?)
Nếu có sai sót chỗ nào mong mọi người giúp đỡ. Cảm ơn !
 
Tôi rất ngu về thực vật, nên kô dựa trên những kiến thức "hàn lâm" để giải thích. Tuy nhiên câu hỏi này tui có ý như sau:

Thời gian tối (thất thường) là 3 + 6 +7 ?tiếng
Thời gian tối (thất thường) là 4 + 4 tiếng

Như vậy thời gian tối dài hơn thời gian sáng đến gấp đôi, chưa kể có hai khoảng thời gian tối là 6 và 7 tiếng, xem như 1 dạng ngày dài ở Châu Âu mùa này. Do vậy cây ngày dài có thể ra hoa được.
 
Cảm ơn!Em đã hiểu, nhưng em không biết :Cây ngày dài ra hoa khi đêm ngắn ( theo lí thuyết) Vậy nó ra hoa lúc nào, ban ngày hay ban đêm? Và tương tự với cây ngày ngắn cũng thế!
 
hình như chỉ có mỗi "hoa quỳnh nở về đêm" còn thì đếu như hoa Hướng Dương hay Mười Giớ đều cần ánh sáng để nở hoa.
 
Cây ngày dài ra hoa khi đêm ngắn ( theo lí thuyết) Vậy nó ra hoa lúc nào, ban ngày hay ban đêm? Và tương tự với cây ngày ngắn cũng thế!
Chào Thảo!!
Để làm rõ câu hỏi của bạn, đầu tiên tôi muốn bạn đọc hết đoạn này (đây là giáo trình chúng tôi sử dụng để dạy SV năm 1 ĐH)

Năm 1920 W. W. Garner và H. A. Allard (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) tìm thấy cây Thuốc lá đột biến được gọi là cây thuốc lá khổng lồ, lớn một cách khác thường (cao 2m), nhưng không trổ hoa khi trồng ngoài đồng vào mùa hè. ?Họ nhân giống cây này lên và thấy chúng trổ hoa vào mùa đông trong nhà kính. ?Hai ông bắt đầu quan tâm và nhận thấy rằng trong nhà kính vào mùa đông và ngoài đồng vào mùa hè rất khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, độ dài của ngày... Sau nhiều thí nghiệm loại dần các yếu tố, cuối cùng họ kết luận được rằng yếu tố kiểm soát sự trổ hoa là độ dài của ngày; ngày ngắn vào cuối thu và đầu mùa đông đã cảm ứng sự trổ hoa của thứ Thuốc lá khổng lồ này: cây trổ hoa vào mùa hè bằng cách che nắng vào buổi sáng hay buổi chiều trong ngày.
Sau nhiều thí nghiệm người ta chia thực vật ra làm ba nhóm:
+ Cây ngày ngắn: cây chỉ trổ hoa trong điều kiện ngày ngắn, thường là các cây trổ hoa vào mùa xuân và mùa thu như các cây Ðậu xanh (Vigna aureus), Trạng nguyên (Poinsettia pulcherrima ), Thược dược (Dahlia pinnata), Cải bắp (Brassica vulgaris), Thuốc lá(Nicotiana tabacum) đột biến nêu trên ...
+ Cây ngày dài: thường là các cây trổ hoa vào mùa hè như Hành (Allium cepa),
Cà rốt (Dacus carota), Thuốc lá(Nicotiana tabacum), Củ cải đường (Beta vulgaris)...
+ Cây trung tính: không bị ảnh hưởng, trổ hoa dù ngày dài hay ngắn như cây Húng quế (Ocimum basilicum), Hướng dương (Helianthus annuus), Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus), Cà chua (Lycopersicum esculentum)...
Sự phản ứng của thực vật đối với độ dài ngày và đêm được hai ông gọi là sự quang kỳ (photoperiodism). Từ ngày dài và ngày ngắnthường được dùng, thật ra đối với cây ngày dài, nếu ta che ánh sáng một giờ hay hơn nữa trong ngày, cây vẫn trổ hoa bình thường. ?Ngược lại, đối với cây ngày ngắn, nếu được chiếu sáng vài phút, thậm chí vài giây vào giữa đêm vào mùa trổ hoa cũng làm cây không trổ hoa được. ?Do đó, yếu tố thật sự quyết định sự trổ hoa là độ dài của đêm chứ không phải là độ dài của ngày. ?Thay vì nói cây ngày dài, ngày ngắn nên nói cây đêm ngắn và cây đêm dài. ?
Trong Hình 3 thanh trắng chỉ ngày, thanh đen chỉ đêm. ?Giả thiết cây ngày dài (đêm ngắn) ở đây có độ dài tối đa của đêm là 13 giờ, và cây ngày ngắn (đêm dài) có độ dài của đêm bắt buộc là 8 giờ 30 phút. ?Mặt khác, trong thí nghiệm này độ dài bắt buộc của đêm cho cây đêm ngắn dài hơn cho cây đêm dài. ?Sự khác biệt này là độ dài bắt buộc của đêm là giá trị tối đa cho cây đêm ngắn và tối thiểu cho cây đêm dài. ?Cây đêm ngắn sẽ trổ hoa khi độ dài của đêm thấp hơn giá trị bắt buộc (A) nhưng sẽ không trổ hoa khi cao hơn giá trị bắt buộc (B); tuy nhiên, cây sẽ trổ hoa nếu đêm bị gián đoạn bởi ánh sáng đèn làm giảm thời gian tối liên tục thấp hơn giá trị bắt buộc (C). ?Ngược lại, cây đêm dài sẽ trổ hoa khi độ dài của đêm cao hơn giá trị bắt buộc (D), nhưng sẽ không trổ hoa khi thấp hơn giá trị bắt buộc (E); cây sẽ không trổ hoa nếu đêm bị gián đọan bởi ánh sáng đèn làm giảm thời gian tối liên tục thấp hơn giá trị bắt buộc (F).
Năm 1936 M. H. Chailakhian (người Nga) làm các thí nghiệm ảnh hưởng quang kỳ trên cây Thu cúc (Hình 4). ?Cắt bỏ lá ở nửa phần trên và chừa lại ở nửa phần dưới. ?Ðể phần có lá trong điều kiện ngày ngắn, đồng thời phần không có lá để trong điều kiện ngày dài: cây trổ hoa (Hình 4A). ?Sau đó ông làm thí nghiệm ngược lại, để phần có lá trong điều kiện ngày dài và phần không có lá ở trong điều kiện ngày ngắn; cây không trổ hoa (Hình 4B). ?Từ các kết quả thí nghiệm ông kết luận rằng độ dài của ngày không ảnh hưởng trực tiếp trên nụ, mà làm lá tạo ra một hormon rồi di chuyển từ lá lên chồi và gây cảm ứng cho sự trổ hoa. ?Hormon giả thiết này được đặt tên là florigen.
Cho đến nay người ta chưa phân lập được hormon cảm ứng sự trổ hoa. ?Có lẻ kích thích trổ hoa có sự tham gia của gibberellin, cytokinin và một số carbohydrat làm thành một phức hợp hơn là chỉ riêng chất florigen.
* Phytochrom giúp cho cây nhận ra sáng hay tối. ?Làm sao cây nhận ra ánh sáng, phân biệt ngày đêm? ?Các nhà nghiên cứu đã phân lập được một sắc tố nhạy cảm ánh sáng, được gọi là phytochrom, là một protein được tìm thấy trong nhân và trong tế bào chất của tế bào thực vật với một nồng độ rất nhỏ. ?Phytochrom hiện diện dưới hai dạng: một dạng hấp thu áng sáng đỏ (Pr) và một dạng hấp thu ánh sáng đỏ đậm (Pfr). ?Khi Pr hấp thu ánh sáng đỏ, chúng nhanh chóng đổi thành Pfr. Ngược lại, sự hấp thu của ánh sáng đỏ đậm bởi Pfr nhanh chóng đổi lại thành Pr. ?Dạng Pr là dạng bền vững hơn; trong tối một số Pfr trở lại dạng Pr và một số bị tiêu hủy bởi enzim.
? ? ?
Vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng từ đèn điện thường chứa nhiều ánh sáng đỏ hơn ánh sáng đỏ đậm, phần lớn Pr trong ngày sẽ được biến đổi thành dạng Pfr. ?Tuy nhiên, ban đêm Pfr chuyển thành Pr hay bị tiêu hủy đi. ?Tỉ lệ Pfr /Pr là dấu hiệu cho cây nhận ra ngày hay đêm. ?Nếu hầu hết sắc tố là dạng Pfr thì là ngày, nếu tỉ lệ trên giảm thì là đêm. ?Từ lâu người ta nghỉ rằng thời gian chuyển đổi Pfr thành Pr là thước đo để đo độ dài của đêm. ?Ngược lại thì ánh sáng có thể chuyển đổi tất cả sắc tố thành Pfr. ?Thật ra cơ chế để cây biết rằng độ dài của ngày và đêm còn tùy thuộc rất nhiều yếu tô,ú liên quan đến đồng hồ bên trong của cây và chưa có bằng chứng để giải thích một cách đầy đủ. ?


Nguồn của ĐHCT

Hy vọng có thể giúp bạn !
 

nhuongnv

Member
Nguyễn Khổng Thanh Thảo said:
Theo các anh chị, với kiểu chiếu sáng như thế này ?thì cây ngày ngắn, cây ngày dài có ra hoa hay không?

Từ 0h - 3h: tối
Từ 3h - 7h: sáng
Từ 7h- 13h: tối
Từ 13h - 17h: sáng
Từ 17h - 24h:tối
Em nghĩ cả cây ngày dài và cây ngày ngắn đều không thể ra hoa trong điều kiện này. Nhưng em chưa giải thích sao cho hợp lí được!Mong mọi người giúp đỡ!
Để trả lời cho những kiểu câu hỏi hay bài tập như thế này, em chỉ cần năm kỹ nguyên tắc biến đổi của P730 và P660 là trả lời được thôi mà!
 
Nguyễn Văn Nhương said:
Nguyễn Khổng Thanh Thảo said:
Theo các anh chị, với kiểu chiếu sáng như thế này  thì cây ngày ngắn, cây ngày dài có ra hoa hay không?

Từ 0h - 3h: tối
Từ 3h - 7h: sáng
Từ 7h- 13h: tối
Từ 13h - 17h: sáng
Từ 17h - 24h:tối
Em nghĩ cả cây ngày dài và cây ngày ngắn đều không thể ra hoa trong điều kiện này. Nhưng em chưa giải thích sao cho hợp lí được!Mong mọi người giúp đỡ!
Để trả lời cho những kiểu câu hỏi hay bài tập như thế này, em chỉ cần năm kỹ nguyên tắc biến đổi của P730 và P660 là trả lời được thôi mà!
Are you sure???? Where is the reference??
 
Hi THAO, Here is you answer


Sự phản ứng của thực vật đối với độ dài ngày và đêm được hai ông gọi là sự quang kỳ (photoperiodism).Từ ngày dài và ngày ngắnthường được dùng, thật ra đối với cây ngày dài, nếu ta che ánh sáng một giờ hay hơn nữa trong ngày, cây vẫn trổ hoa bình thường. ?Ngược lại, đối với cây ngày ngắn, nếu được chiếu sáng vài phút, thậm chí vài giây vào giữa đêm vào mùa trổ hoa cũng làm cây không trổ hoa được. ?Do đó, yếu tố thật sự quyết định sự trổ hoa là độ dài của đêm chứ không phải là độ dài của ngày. ?Thay vì nói cây ngày dài, ngày ngắn nên nói cây đêm ngắn và cây đêm dài
 

nhuongnv

Member
Quên chưa nói kỹ cho các bác là đó chỉ áp dụng cho việc trả lời các bài tập hay gặp trong các kỳ thi ở nước mình thôi (vì thấy em đó đang học lớp 10 :D). Chứ còn trên thực tế để trả lời câu hỏi đó thực ra không đơn giản chút nào.

Các kiểu bài tập như thế cũng được ra nhiều và là một dạng bài gây rắc rối nhiều cho học sinh phổ thông. Nhưng ở đây mới chỉ là áp dụng lý thuyết suông, chứ chưa sử dụng nhiều tình huống phức tạp như các bác đâu. (Thi cử đôi lúc không nên cứng nhắc quá)





 

nhuongnv

Member
Trần Hoàng Dũng said:
Hi THAO, Here is you answer


Sự phản ứng của thực vật đối với độ dài ngày và đêm được hai ông gọi là sự quang kỳ (photoperiodism).Từ ngày dài và ngày ngắnthường được dùng, thật ra đối với cây ngày dài, nếu ta che ánh sáng một giờ hay hơn nữa trong ngày, cây vẫn trổ hoa bình thường. ?Ngược lại, đối với cây ngày ngắn, nếu được chiếu sáng vài phút, thậm chí vài giây vào giữa đêm vào mùa trổ hoa cũng làm cây không trổ hoa được. ?Do đó, yếu tố thật sự quyết định sự trổ hoa là độ dài của đêm chứ không phải là độ dài của ngày. ?Thay vì nói cây ngày dài, ngày ngắn nên nói cây đêm ngắn và cây đêm dài
@ bác Dũng: Nêu cho thêm phần cơ chế phân tử của Phytocrom thì đây cũng là một REF đó chứ!
 
Trần Hoàng Dũng said:
vậy câu trả lời đã rõ, còn đáp án của thầy em?

Đáp án em thì trật rồi, buồn quá ;)
Em sẽ cố gắng hơn.
Còn đáp án của thầy em thì cũng là: cây ngày dài có ra hoa. Nhưng cái cuốn sách ra đề nó lại bảo cả hai loại cây này đều không thể ra hoa :D !
Cảm ơn!!!Nhờ có câu trả lời của mọi người mà em đã biết thêm nhiều điều.
 

Anyoung

New member
hình như chỉ có mỗi "hoa quỳnh nở về đêm" còn thì đếu như hoa Hướng Dương hay Mười Giớ đều cần ánh sáng để nở hoa.
anh ơi! hoa hướng dương và mười giờ là cây trung tính,nên không chịu tác động của quang chu kì. Ngoài hoa quỳnh thì hoa hồng cũng nở đêm:)
 

Facebook

Top