What's new

Cây Khoai-Cà(POMATO)-Cách trồng thật đơn giản!

#1
CÂY KHOAI-CÀ HAY CÒN GỌI LÀ CÂY POMATO:Là sự dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo tế bào lai chứa bộ NST của 2 tế bào gốc. Nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng khác loài trong cùng 1 môi trường, có sự kết dính ngẫu nhiên của 2 hay 1 số tế bào khác loài của tế bào lai chứa bộ NST của 2 tế bào gốc
Để tăng tỉ lệ kết dính, dùng virut Xenđê; keo hữu cơ; xung điện cao áp.
Dùng hócmôn kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
- Tạo được cây lai từ tế bào khoai tây & cà chua.
- Với phương pháp này có thể tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau mà lai hữu tính không thực hiện được.


Bước 1: Chuẩn bị cây trồng

Cà chua tốt nhất là được trồng trong những đĩa nông hay thậm chí trong những chậu phân nhỏ. Làm ẩm phần đất trồng và đặt vào mỗi chậu một hay hai hạt giống. Đặt mấy chậu nhỏ này lên một cái khay và tiếp tục giữ ẩm, cây con sẽ mọc sau một tuần.

Hãy tìm một cái thùng cũ đủ lớn để trồng cây khoai tây. Một cái thùng từ 8 inches đến 12 inches và cao ít nhất 8 inches là đủ. Nếu bạn dự định trồng luôn cây khoai tây trong thùng thì nên kiếm một cái thật lớn đủ rộng cho sự phát triển của củ. Nếu bạn dùng một cái thùng nhựa trong để có thể khoe với mọi người thì phải bọc vật liệu mờ xung quanh. Phần vật liệu này có thể được gỡ ra khi bạn muốn kiểm tra mấy củ khoai. Nếu bạn có một củ khoai nhỏ thì hãy vùi sâu xuống đất khoảng vài inch, hoặc cắt phần chứa nhiều mắt khoai và trồng xuống. khoai tây sẽ mất nhiều thời gian hơn để mọc, thường là khoảng 2 tuần. Hãy kiên nhẫn!

Tôi đề nghị bạn bên trồng ít nhất hai cây khoai tây trong hai thùng riêng. Trong trường hợp lần ghép đầu tiên của bạn thất bại, bạn vẫn còn một cây để thử lại. Đừng quên trồng thêm cà chua nhé!

Bước 2: Ghép cây


Khi cả cây khoai tây và cà chua cao khoảng 8 – 10 inch (việc này sẽ mất vài tuần) thì đã đến lúc ghép hai cây lại để tạo nên cây khoai-cà.

Đặt hai cây cạnh nhau sao cho thân của chúng dễ dàng chạm nhau. Có thể bạn cần nâng gốc cây cà chua lên ngang tầm với thân cây khoai tây.

Việc bạn cần làm là ghép phần trên cây cà chua với phần dưới của cây khoai tây. Ghép song song là cách dễ nhất và an toàn nhất. Bạn sẽ cần một con dao sắc hoặc một lưỡi dao cạo và băng dính.

Cẩn thận lạng vào thân cây cà chua ở chỗ mà bạn muốn ghép. Lạng một miếng thật mỏng thôi trên cây này, không quá so với 1/3 độ dày của thân cây khoai tây và cũng không quá một inch. Chắc chắn rằng bạn không cắt ngang thân cây cà chua, vì cây cần tiếp tục nhận chất dinh dưỡng từ bộ rễ của nó cho đến khi việc “phẫu thuật” hoàn tất. Lặp lại quá trình này với cây khoai tây, một lần nữa chắc chắn rằng bạn không cắt ngang thân cây. Cẩn thận uốn phần thân của hai cây này lại sao cho phần bị cắt càng khớp kín càng tốt. Cột chặt lại với băng dính, hãy chắc là đã quấn hết những vùng hở. Đặt cây của bạn ở chỗ mát, tráng ánh mặt trời trực tiếp và thường xuyên chăm sóc.

Bước 3: Quan sát và chờ đợi

Khi bạn thấy phần cà chua trên cây khoai-cà lúc này mọc chồi mới nghĩa là mối ghép đã thành công. Hãy chờ cho đến khi mối ghép lồi lên. Khi chỗ ghép lành rồi, bạn cẩn thận cắt bỏ phần thân khoai tây ở trên mối ghép. Đến khi cây cà chua cho ra tiếp những chồi con khoẻ mạnh (2 – 3 tuần) thì cắt bỏ phần thân cà chua bên dưới. Bao bọc cây khoai-cà của bạn trong một cái túi plastic sạch vài ngày để giữ độ ẩm. Nếu bạn thấy cây có vẻ héo khi gỡ túi ra thì bao bọc lại trong vài ngày nữa. Tiếp tục chờ cây đâm chồi mới. Lúc này bạn có thể gỡ bỏ phần băng dính. Hãy cầm nhẹ nhàng, thân cây có thể vẫn còn dễ gãy. Cắt bỏ những chồi mới ở phần dưới cây khoai cà ngay khi chúng xuất hiện nếu không phần khoai sẽ phát triển nhanh hơn và lấn át sự phát triển của phần cà chua.

Bạn đã tạo ra cây khoai-cà rồi đó! Cùng với sự chăm sóc cẩn thận, cây này sẽ cho ra khoai tây bên dưới và cà chua bên trên. Tôi được bảo rằng có thể đem cây này ra trồng trong vườn nhưng tôi chưa bao giờ làm thử. Bạn có thể, tuy nhiên, hãy trồng cây khoai-cà trong thùng, làm cho nó cứng cáp bằng cách đem ra ngoài trời nhưng ở chỗ có mái che vài phút mỗi ngày. Tăng dần thời gian lên từng ngày cho đến khi cây của bạn đủ sức để chống chọi với môi trường xung quanh.

Bước 4: Đem khoe với mọi người

Thành quả lao động của bạn sẽ nhân lên gấp ba. Bạn sẽ có những quả cà chua xanh mát nè, khoai tây ngon, và hàng xóm của bạn chắc chắn sẽ bất ngờ trước tạo vật này.
Và đây là 1 vài hình ảnh về loài cây này :pOMATO
Hình ảnh trên lý thuyết




Đây là 1 cây dự thi của 1 bạn trong cuộc thi :VIỆT NAM XANH – PHONG CÁCH POMATO




Wow,Wow quả của cây POMATO đây.Trông ngon quá ha ^^
 
Bạn Nhật Anh vừa cho tụi mình 1 thông tin thú vị nhỉ? :hoanho::hoanho::hoanho:
Theo cô mình nói, cây Cà-Khoai đã dc trồng thành công trong phòng thí nghiệm từ rất lâu rồi (ở Pháp) nhưng vẫn chưa đem ra ngoài môi trường trồng dc. Và muốn có dc cây đó phải dung hợp 2 tế bào cà và khoai sao cho nhân của chúng sáp nhập với nhau, Điều này rất khó, chứ ko đơn giản như cách bạn chỉ dẫn ở trên. Ghép cây chỉ làm 2 thân cây dính lại với nhau, nhưng vẫn sinh trưởng và sinh sản theo đặc tính di truyền riêng biệt của từng loại. Làm sao có dc củ khoai ở trong là ruột cà chua dc? Vậy quả cà ở trên sẽ là ruột khoai tây chứ?

Bạn có thể cho mình biết nguồn thông tin này bạn lấy ở đâu ko? Mình cũng đã từng rất thích thú khi đọc dc chủ đề này. Nhưng chỉ nghe cách dung hợp tế bào rồi nuôi cấy in vitro thôi. (Với lại nghe nó hơi lạ và hơi..vô lí :???:) cảm ơn bạn trc. Thân.
 
Cách trồng(có hình minh hoạ )^^:http://forum.vietnamxanh.org/viewtopic.php?f=49&t=3132&p=23518#p23518


Nguồn:http://forum.vietnamxanh.org/

Cây khoai-cà là một cây lai ghép giữa khoai tây và cà chua. Khoai tây và cà chua là hai loài cây thuộc cùng một họ: Họ Cà Solanaceae. Vì thế, theo lý thuyết chúng có nhiều điểm tương đồng có thể lai với nhau được. Chúng ta có thể tạo ra một cây khoai-cà theo nhưng bước sau:
I. Chuẩn bị cây trồng
- Đối với cây cà chua: Các bạn có thể chọn hạt của những quả cà chua đỏ mọng mà các bạn sử dụng hàng ngày trong khi nấu ăn hoặc nếu ai có điều kiện thì mua hạt giống để gieo. Nên gieo ươm cây giống trong túi bầu hoặc khay xốp, khay nhựa.
- Đối với cây khoai tây: Nên chọn những củ khoai tây to và đang nhú mầm để làm giống. Củ càng to càng tốt. Nên chọn một cái thùng hoặc chậu to để trồng khoai tây. Đào lỗ sâu 7-8 cm, bón lót phân rồi đặt củ khoai tây đã ra mầm vào đó để trồng.
Loại đất thích hợp cho cả 2 loài cây là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá nắng.
Chú ý tưới đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, nuôi quả lớn. Tỉa bỏ bớt lá già, nhánh phụ (chỉ để 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ngay dưới chùm hoa thứ nhất đối với cây cà chua). Chú ý phòng trừ kịp thời sâu bệnh đông thời bón phân vi sinh để thúc đẩy cây phát triển nhanh. Đặc biệt trong thời kỳ ra hoa kết trái.
II. Ghép cây
Sau khoảng 20-25 ngày, khi cả cây khoai tây và cà chua đã cao khoảng 15-20cm thì chúng ta bắt đầu tiến hành ghép cây. Có 1 số cách ghép sau để cac bạn tham khảo:
1. Ghép áp

Khi gốc ghép có đường kính tương đương với cành ghép thì ta tiến hành chọn vị trí treo gốc ghép và sửa sang cành ghép: cắt hết lá, cành tăm, cành gai ở vị trí cần ghép sau đó dùng dao sắc cắt vát 1 miếng nhỏ trên gốc ghép và cành ghép ( không quá 1/3 độ dày của thân ). Dùng dây nilon buộc chặt cành ghép và gốc ghép lại với nhau ở vị trí vết cắt. Sau khoảng 2-3 tuần khi vết ghép liền sẹo chúng ta có thể cắt bỏ phần ngọn cây khoai tây, sau khi cây ghép đã phát triển khỏe mạnh ta tiếp tục cắt bỏ phần gốc cây cà chua. Như vậy là ta đã được 1 cây khoai-cà hoàn chỉnh.
2. Ghép đoạn cành


Dùng dao sắc cắt cành ghép ( cà chua) và gốc ghép ( khoai tây) ở vị trí cách mặt đất khoảng 10cm. Sau đó dùng dao cắt vát ở gốc ghép 1 đoạn dài khoảng 1,5-2cm, chọn cành ghép có khoảng 2-3 mầm ngủ rồi cũng cắt vát tương tự như gốc ghép sao cho khi đặt lên gốc ghép tượng tầng của gốc và cành ghép phải khít nhau (hình bên). Muốn vậy vết cắt phải nhẵn, phẳng, đường kính của gốc và cành ghép phải tương đương nhau. Sau đó dùng dây nilon quấn chặt vết ghép lại. Sau 2-3 tuần khi vết ghép đã liền ta có thể tháo nilon và chăm sóc cho cây ghép phát triển tốt.
3. Ghép nêm

Dùng dao ghép cắt ngang thân gốc ghép và cành ghép cách mặt đất chừng 10cm. Chừa 2-3 lá thật trên gốc ghép. Sau đó chẻ đôi gốc ghép thành 2 phần bằng nhau và dài khoảng 2-3cm. Vạt xiên 2 bên cành ghép thành hình nêm. Đặt chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép. Nếu đường kính của cành ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của cành ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng dây nilon quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép. Sau đó chăm sóc tương tự như trên.
* Chú ý: nên tiến hành ghép cây vào sáng sớm từ 6-10h là thích hợp nhất.
II. Chăm sóc cây ghép
Chăm sóc cây sau khi ghép cho thu hoạch: tưới ẩm đều, hòa loảng phân vi sinh tưới vào gốc ghép, tránh tưới lên lá hoặc bỏ phân trực tiếp vào gốc cây. Giữ cho cây khỏi bị lạnh quá hoặc nắng quá gây ảnh hưởng tới sự ra hoa kết quả. Nên Bao bọc cây khoai-cà của bạn trong một cái túi plastic sạch vài ngày để giữ độ ẩm.Cắt bỏ những chồi mới ở phần dưới cây khoai cà ngay khi chúng xuất hiện nếu không phần khoai sẽ phát triển nhanh hơn và lấn át sự phát triển của phần cà chua.
Bạn đã tạo ra cây khoai-cà rồi đó! Cùng với sự chăm sóc cẩn thận, cây này sẽ cho ra khoai tây bên dưới và cà chua bên trên. Hãy đem khoe với mọi người thành quả của bạn nhé hoặc đem tặng ai đó mà bạn yêu quý. Và đừng quên chụp và gửi ảnh về để tham gia hội thi Việt Nam Xanh- Phong cách POMATO nhé !
Chúc các bạn may mắn!

PS: tỉ lệ cây sống sót sau khi ghép là 90-95%
 

thuytinh

New member
cho mình hỏi cây pomato này hiện nay có được trồng phổ biến chưa vậy? à, mà liệu sau khi ghép có ảnh hưởng tới phẩm chất so với ban đầu không vậy?
 
Chào cả nhà. Lâu lắm mới được gặp lại bà con.
Bà con thông cảm cho em nói thẳng nhé. Em không trồng cũng biết là cái vụ này không thành công đâu. Cây có thể sống nhưng tỉ lệ như trên thì còn lâu mới có. Vì sao? Lý do chính là
-Cà chua là cây lấy quả với sản lượng tầm 30 tấn/ha với khả năng ra quả liên tục cho tới khi cây chết nên gốc của nó to lắm, kể cả khi đã được làm giàn cho leo bám
-Khoai tây là cây thu củ chính nên phần gốc không phải to làm gì cho tốn năng lượng với dinh dưỡng.
Chính thế nếu như ghép cà chua lên trên gốc khoai tây thì chỉ được cây cảnh thôi chứ không có cái cảnh bên trên là cà chua chín mọng còn bên dưới là khoai tây nhung nhúc đâu. Lý do đơn giản vì hai cây này đều ở dạng cho năng suất cao nên với cái thân hình èo uột của mình chúng chỉ có thể đáp ứng cho 1 loại sản phẩm thôi. Khi mà phần thân trên dùng dinh dưỡng quang hợp được để tạo quả thì phần dưới không còn cơ hội tạo củ nữa.
Mà còn điều này, với sản lượng cà chua là 30tấn/ha thì 75% khối lượng quả của nó là nước. Với nhu cầu nước lớn như thế thì rễ khoai tây phải làm việc thực sự chứ không còn cơ hội để phình ra tích tinh bột về đâu nhé.
 

hoanglan2510

New member
CÂY KHOAI-CÀ HAY CÒN GỌI LÀ CÂY POMATO:Là sự dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo tế bào lai chứa bộ NST của 2 tế bào gốc. Nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng khác loài trong cùng 1 môi trường, có sự kết dính ngẫu nhiên của 2 hay 1 số tế bào khác loài của tế bào lai chứa bộ NST của 2 tế bào gốc
Để tăng tỉ lệ kết dính, dùng virut Xenđê; keo hữu cơ; xung điện cao áp.
Dùng hócmôn kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
- Tạo được cây lai từ tế bào khoai tây & cà chua.
- Với phương pháp này có thể tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau mà lai hữu tính không thực hiện được.


Bước 1: Chuẩn bị cây trồng

Cà chua tốt nhất là được trồng trong những đĩa nông hay thậm chí trong những chậu phân nhỏ. Làm ẩm phần đất trồng và đặt vào mỗi chậu một hay hai hạt giống. Đặt mấy chậu nhỏ này lên một cái khay và tiếp tục giữ ẩm, cây con sẽ mọc sau một tuần.

Hãy tìm một cái thùng cũ đủ lớn để trồng cây khoai tây. Một cái thùng từ 8 inches đến 12 inches và cao ít nhất 8 inches là đủ. Nếu bạn dự định trồng luôn cây khoai tây trong thùng thì nên kiếm một cái thật lớn đủ rộng cho sự phát triển của củ. Nếu bạn dùng một cái thùng nhựa trong để có thể khoe với mọi người thì phải bọc vật liệu mờ xung quanh. Phần vật liệu này có thể được gỡ ra khi bạn muốn kiểm tra mấy củ khoai. Nếu bạn có một củ khoai nhỏ thì hãy vùi sâu xuống đất khoảng vài inch, hoặc cắt phần chứa nhiều mắt khoai và trồng xuống. khoai tây sẽ mất nhiều thời gian hơn để mọc, thường là khoảng 2 tuần. Hãy kiên nhẫn!

Tôi đề nghị bạn bên trồng ít nhất hai cây khoai tây trong hai thùng riêng. Trong trường hợp lần ghép đầu tiên của bạn thất bại, bạn vẫn còn một cây để thử lại. Đừng quên trồng thêm cà chua nhé!

Bước 2: Ghép cây


Khi cả cây khoai tây và cà chua cao khoảng 8 – 10 inch (việc này sẽ mất vài tuần) thì đã đến lúc ghép hai cây lại để tạo nên cây khoai-cà.

Đặt hai cây cạnh nhau sao cho thân của chúng dễ dàng chạm nhau. Có thể bạn cần nâng gốc cây cà chua lên ngang tầm với thân cây khoai tây.

Việc bạn cần làm là ghép phần trên cây cà chua với phần dưới của cây khoai tây. Ghép song song là cách dễ nhất và an toàn nhất. Bạn sẽ cần một con dao sắc hoặc một lưỡi dao cạo và băng dính.

Cẩn thận lạng vào thân cây cà chua ở chỗ mà bạn muốn ghép. Lạng một miếng thật mỏng thôi trên cây này, không quá so với 1/3 độ dày của thân cây khoai tây và cũng không quá một inch. Chắc chắn rằng bạn không cắt ngang thân cây cà chua, vì cây cần tiếp tục nhận chất dinh dưỡng từ bộ rễ của nó cho đến khi việc “phẫu thuật” hoàn tất. Lặp lại quá trình này với cây khoai tây, một lần nữa chắc chắn rằng bạn không cắt ngang thân cây. Cẩn thận uốn phần thân của hai cây này lại sao cho phần bị cắt càng khớp kín càng tốt. Cột chặt lại với băng dính, hãy chắc là đã quấn hết những vùng hở. Đặt cây của bạn ở chỗ mát, tráng ánh mặt trời trực tiếp và thường xuyên chăm sóc.

Bước 3: Quan sát và chờ đợi

Khi bạn thấy phần cà chua trên cây khoai-cà lúc này mọc chồi mới nghĩa là mối ghép đã thành công. Hãy chờ cho đến khi mối ghép lồi lên. Khi chỗ ghép lành rồi, bạn cẩn thận cắt bỏ phần thân khoai tây ở trên mối ghép. Đến khi cây cà chua cho ra tiếp những chồi con khoẻ mạnh (2 – 3 tuần) thì cắt bỏ phần thân cà chua bên dưới. Bao bọc cây khoai-cà của bạn trong một cái túi plastic sạch vài ngày để giữ độ ẩm. Nếu bạn thấy cây có vẻ héo khi gỡ túi ra thì bao bọc lại trong vài ngày nữa. Tiếp tục chờ cây đâm chồi mới. Lúc này bạn có thể gỡ bỏ phần băng dính. Hãy cầm nhẹ nhàng, thân cây có thể vẫn còn dễ gãy. Cắt bỏ những chồi mới ở phần dưới cây khoai cà ngay khi chúng xuất hiện nếu không phần khoai sẽ phát triển nhanh hơn và lấn át sự phát triển của phần cà chua.

Bạn đã tạo ra cây khoai-cà rồi đó! Cùng với sự chăm sóc cẩn thận, cây này sẽ cho ra khoai tây bên dưới và cà chua bên trên. Tôi được bảo rằng có thể đem cây này ra trồng trong vườn nhưng tôi chưa bao giờ làm thử. Bạn có thể, tuy nhiên, hãy trồng cây khoai-cà trong thùng, làm cho nó cứng cáp bằng cách đem ra ngoài trời nhưng ở chỗ có mái che vài phút mỗi ngày. Tăng dần thời gian lên từng ngày cho đến khi cây của bạn đủ sức để chống chọi với môi trường xung quanh.

Bước 4: Đem khoe với mọi người

Thành quả lao động của bạn sẽ nhân lên gấp ba. Bạn sẽ có những quả cà chua xanh mát nè, khoai tây ngon, và hàng xóm của bạn chắc chắn sẽ bất ngờ trước tạo vật này.
Và đây là 1 vài hình ảnh về loài cây này :pOMATO
Hình ảnh trên lý thuyết




Đây là 1 cây dự thi của 1 bạn trong cuộc thi :VIỆT NAM XANH – PHONG CÁCH POMATO




Wow,Wow quả của cây POMATO đây.Trông ngon quá ha ^^
Bạn chắc chưa biết môn sự tăng trưởng ở thực vật cấp cao. Lý do người ta ghép được Pomato từ rất lâu nhưng không áp dụng được bởi vì lý do đơn giản: source và sink. Cây Pomato phải vừa tạo củ khoai tây vừa tạo trái cà chua nên củ khoai tây nhỏ đồng thời trái cà chua cũng nhỏ :up: . Nếu phần thân ra hoa trước thì trái cà chua lớn củ khoai tây nhỏ,nếu củ khoai tây được tạo trước thì trái cà chua sẽ nhỏ. ĐH nông lâm cũng khoe là làm được cây này gần đây, nhưng không hiểu được nhược điểm của nó.:dapchet: .Bạn nên đến trường ĐH KHTN HCM mua sách để tìm hiểu rõ (Sinh lý thực vật Bùi TRng Việt 2000, Sự tăng trưởng ở thực vật cấp cao....) thân!
 

jewelryab

New member
I realized that I'm actually kind of running low on pods at the moment. I can imagine needing to place an order within the next month!
 

Facebook

Top