What's new

Chàng tiến sĩ 28 tuổi và lời hứa trở về từ đất nước hình lục lăng

#1
Đọc bài này mà thắc mắc không biết có phải anh Lâm trong diễn đàn sinhhocvietnam.com không nhỉ? Trông hình thấy giống mà không dám nhận vơ? Không biết có anh em nào ở Toulouse không, khẳng định lại một cái cho anh em khỏi đoán mò?? hihi
-----

Chàng tiến sĩ 28 tuổi và lời hứa trở về từ đất nước hình lục lăng

(Dân trí) - Hiện là tiến sỹ ngành Sinh học-Thực phẩm tại Toulouse, từng đoạt giải sinh viên xuất sắc nhất bậc tiến sỹ của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) và là PCT phụ trách truyền thông của UEVF, Lê Đoàn Thanh Lâm khẳng định trong anh luôn có một lời hứa trở về!

28 tuổi, Lê Đoàn Thanh Lâm là một trong những người Việt trẻ hiếm hoi đang làm việc tại cả hai phòng thí nghiệm tại trường kĩ sư INSA Toulouse và phòng thí nghiệm công nghệ cao của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS). Bên cạnh đó, anh cũng là người Việt đầu tiên may mắn có cơ hội làm việc tại trung tâm nghiên cứu về tế bào, sinh vật, ung thư mới được xây dựng tại thành phố Toulouse.


Lê Đoàn Thanh Lâm (thứ 2 từ trái sang) trong một buổi gặp mặt phó thị trưởng thành phố Toulouse



Cùng với thành tích học tập - nghiên cứu ấn tượng, Lê Đoàn Thanh Lâm còn hoạt động rất sôi nổi, tích cực với vai trò Phó chủ tịch phụ trách truyền thông của UEVF. Anh còn từng là chủ tịch của Hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse (AEVTl), là người góp công lớn trong việc phát triển các hoạt động của hội cũng như kết nối các sinh viên ở thành phố Toulouse với nhau, được đích thân Phó thị trưởng thành phố Toulouse, Jean - Marc Bares cảm ơn về sự cộng tác và tạo điều kiện gặp gỡ giữa chính quyền Toulouse với cộng động người Việt. Cũng nhờ những đóng góp tích cực đó mà Lê Đoàn Thanh Lâm được TW Đoàn trao tặng giải thưởng “Sao Tháng Giêng” dành cho cá nhân có nhiều thành tích cho công tác cộng đồng.



Dưới đây là những chia sẻ của Lê Đoàn Thanh Lâm về cuộc sống du học ở Pháp, những dự định của anh trong tương lai cũng như những lời gửi gắm dành cho các bạn trẻ có ước mơ du học tại đất nước hình lục lăng:



Được đi du học là một điều may mắn



Cơ duyên nào đã đưa anh đến với nước Pháp?



Tốt nghiệp kĩ sư Đại học Bách Khoa Hà Nội bằng giỏi 2007, Thanh Lâm được nhận học bổng đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho một năm Thạc sĩ chuyên ngành tại trường kĩ sư về Sinh học-thực phẩm tại Dijon (ENSBANA), Pháp ngay khi tốt nghiệp. Sau đó anh tiếp tục được nhận làm nghiên cứu sinh 3 năm với học bổng của Viện nghiên cứu quốc gia Nông nghiệp Pháp (INRA). Luận văn nghiên cứu bảo vệ tiến sĩ đạt kết quả xuất sắc, bốn bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng quốc tế (Biophysical Journal, Langmuir,…)
Lâm đã nộp hồ sơ xin học bổng đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho một năm Thạc sĩ chuyên ngành tại trường kĩ sư về Sinh học-thực phẩm tại Dijon (ENSBANA) và đã được nhận. Sau khi hoàn thành khóa học thạc sỹ, Lâm được nhận làm nghiên cứu sinh 3 năm với học bổng của Viện nghiên cứu quốc gia Nông nghiệp Pháp (INRA).



Việc học tập, nghiên cứu chiếm rất nhiều thời gian nhưng anh đã từng giữ chức vụ Chủ tịch hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse và hiện nay là Phó chủ tịch UEVF phụ trách về truyền thông, vậy anh đã sắp xếp thời gian của mình như thế nào để hoàn thành tốt cả hai cũng như dành thời gian cho gia đình?



Dù trong công việc hay hoạt động đoàn thể, thì luôn có những khó khăn nhất định với DHS như Lâm vì đang ở nước ngoài nên các điều kiện sinh sống, học tập, văn hóa và quan hệ xã hội không dễ dàng như ở đất nước mình. Tuy nhiên, các bạn DHS luôn biết biến khó khăn thành động lực sáng tạo.



Khó khăn đầu tiên của Lâm là tiếng Pháp vì Lâm không phải là dân chuyên. Hơn nữa, thời gian đầu Lâm sang Pháp, gặp những khó khăn trong các thủ tục hành chính, nhà cửa, nhập học, được các anh, chị đi trước giúp đỡ rất nhiệt tình. Lâm rất cảm kích và cũng mong muốn giúp đỡ lại các bạn DHS khác sẽ du học như mình. Đấy là mục đích đầu tiên thúc đẩy Lâm tham gia các hoạt động của UEVF.



Sau đó, trong quá trình tham gia tổ chức các hoạt động, Lâm cảm nhận được sự đoàn kết, nhiệt huyết sức trẻ của các bạn bên cạnh. Các bạn DHS tại Pháp và các nơi khác rất tài năng, không chỉ trong việc học mà còn cả về thể thao, văn nghệ cũng như các hiểu biết xã hội. Lâm rất muốn cùng các bạn tổ chức các sự kiện để quảng bá văn hóa, con người và đất nước Việt Nam cho các bạn bè quốc tế.



Chính vì có những niềm tin và mục đích như vậy nên bên cạnh việc học, Lâm đã cố gắng sắp xếp tham gia và tổ chức các hoạt động của UEVF. Một bí mật nhỏ của Lâm để luôn hoàn thành các công việc của mình là khi Lâm có nhiều việc phải giải quyết thì Lâm sẽ viết ra các việc đó, sắp xếp thứ tự quan trọng rồi hoàn thành từng việc một. Cho đến nay thì Lâm chưa gặp phải các tình huống bỏ lỡ các công việc hay vì việc này mà bỏ qua việc khác. Về gia đình, thì dù có làm gì, đi đâu, Lâm cũng cố gắng dành ít thời gian cuối tuần để gọi điện về Việt Nam hỏi thăm gia đình.



Một lời hứa trở về



Anh đã có một bằng tiến sỹ trong tay, dự định của anh sắp tới?



Lâm sẽ học thêm một bằng Thạc sĩ về quản trị doanh nghiệp để hướng tới các vị trí quản lý sản xuất, quản lý các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.



Sau đó anh sẽ trở về Việt Nam?





Đó là chuyện đương nhiên vì Lâm là người Việt Nam và Lâm phải có trách nhiệm với sự phát triển của đất nước mình dù cho lời mời làm việc và điều kiện phát triển ở đây có hấp dẫn và tốt hơn ở Việt Nam đến đâu đi chẳng nữa. Tiềm năng phát triển của Việt Nam là rất lớn và Lâm tự tin rằng khi mình trở về, tôi sẽ có một chỗ đứng nhất định! Vả lại, 6 năm là khoảng thời gian cần và đủ để xa Việt Nam, xa gia đình rồi.



Có không ít các tiến sỹ khi trở về nước đã không thể hòa nhập được với môi trường làm việc trong nước và họ có những khó khăn nhất định vì thế mới xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Anh nghĩ gì về điều này và hiện anh có chuẩn bị cho mình tâm lý cũng như sẵn sàng đón nhận những thách thức khi trở về nước?



Lâm thấy là nếu bạn nào đã suy nghĩ con đường trở về nước thì ngay sau khi học xong nên về ngay. Vì khi về nước, các bạn còn phải mất vài năm để có kinh nghiệm, tìm hiểu môi trường, và tạo các mạng lưới quan hệ. Nếu chậm trễ thì sẽ bị các bạn cùng lứa tuổi với mình bỏ xa.



Bản thân Lâm thì vẫn đang còn các chương trình học của mình bên này. Tuy nhiên, Lâm sẵn sàng quay trở về Việt Nam để làm việc sau khi tốt nghiệp. Điều cuối cùng Lâm muốn nói là dù ở đâu, thì chúng ta cũng có những cách khác nhau để góp phần xây dựng cho đất nước.



Việt Nam có một tiềm năng phát triển rất lớn



Như đã đề cập đến ở phần trên, nhiều DHS sau khi học xong không muốn quay trở về làm việc tại Việt Nam, phải chăng họ chưa đánh giá đúng tiềm năng phát triển của nước nhà?



Đúng là Việt Nam còn nhiều hạn chế và khó khăn để trong môi trường làm việc so với Pháp, hay các nước mạnh về kinh tế khác như Mỹ, Anh, Đức,… Điều đó là chuyện đương nhiên vì đó là những nền kinh tế trụ cột của thế giới với lịch sự phát triển lâu đời trong khi Việt Nam mới phát triển trong khoảng thời gian hơn 30 năm sau chiến tranh và đổi mới.



Hơn nữa, Việt Nam chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp sang chú trọng sản xuất và dịch vụ, đang là điểm hấp dẫn đầu tư nóng nhất trên thế giới. Ngay cả trong cảnh nền kinh tế thế giới đang ở dưới đáy đồ thị hình sin thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho đây là “thời điểm và cơ hội vàng” để đầu tư vào Việt Nam! Vì thế Lâm cho rằng, sẽ là lãng phí rất lớn nếu các bạn DHS không nhìn ra những ưu điểm này của Việt Nam mà quyết định ở lại nước bản địa để làm việc . Việt Nam đang dần chuyển mình để “thích ứng” với thời cuộc và là một môi trường phù hợp cho các bạn trẻ năng động, giàu tham vọng và nhiệt huyết!



Không bao giờ quên mình là người Việt



Anh có thể chia sẻ thêm về hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse (AEVTl)?



AEVTl có rất nhiều hoạt động trong năm nhưng nổi bật và đã thành truyền thống của hội là : Gặp mặt đầu năm để đón tiếp SV mới, các hoạt động học tập, thể thao như bóng đá, bóng bàn, tennis (sắp tới AEVTl sẽ tổ chức giải bóng đá Toulouse OPEN), picnic, dã ngoại, hay tổ chức đêm Tết truyền thống bao gồm văn nghệ và ẩm thực, các buối seminar giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, chương trình tìm kiếm tài năng sinh viên. Ngoài ra, AEVTl cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các bác Việt kiều hiện đang sinh sống và làm việc tại Toulouse. Nhưng trên hết, AEVTl luôn nói với các bạn DHS rằng dù đi đâu làm gì cũng không bao giờ được quên chúng ta là người Việt Nam!



Cuối cùng, anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ chọn thành phố Toulouse làm điểm đến để học tập và làm việc nói riêng và nước Pháp nói chung?



Các bạn nên có một định hướng rõ ràng trước khi đi du học. Hãy cởi mở, hăng say để hòa nhập tốt vào môi trường sống cũng như học tập ở nước ngoài. Và cũng đừng quên rằng các bạn đang cầm trong tay “vận may” của mình, được tiếp cận với nguồn tri thức giàu có của nhân loại và cơ hội để thành công!


Phương Tú
(từ Pháp)

Nguồn: http://duhoc.dantri.com.vn/c734/s734-576868/chang-tien-si-28-tuoi-va-loi-hua-tro-ve-tu-dat-nuoc-hinh-luc-lang.htm
 

orion8x

Member
sẽ học thêm một bằng Thạc sĩ về quản trị doanh nghiệp để hướng tới các vị trí quản lý sản xuất, quản lý các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Thích thế! Vậy là bít kg chỉ mình mình khùng ^^! Mà chắc chỉ có con đường này mới đủ sống ở VN thôi!
 
Gửi lời chúc mừng và chúc anh ấy sớm về để đóng góp cho đất nước!

Nhìn trong ảnh thấy anh bạn đứng thứ 2 từ phải qua rất quen mà không biết có phải quen thật hay không nữa hihi, dạo này đầu óc bắt đầu lẫn lộn lung tung hết rồi :)
 
Thích thế! Vậy là bít kg chỉ mình mình khùng ^^! Mà chắc chỉ có con đường này mới đủ sống ở VN thôi!
Có gì đâu mà khùng hả em. Anh có quen một ông bạn người Indonesia, hắn học Sư phạm và đi dạy, rồi cãi nhau với hiệu trưởng vì bất đồng quan điểm thế là hắn mất việc. Sau đó đi học tiếp Thần học (Theology), rồi tiếp đến là thạc sỹ về nhân chủng học (Anthropology), rồi sau đó đến ngôn ngữ học và cuối cùng là công nghệ thông tin (IT). Nói chuyện với hắn rất khoái vì hỏi gì hắn cũng biết :))
 

Nchicken

Member
:razz:Ôi BKHN toàn người tài giỏi nhể ;)) (Dính máu ăn phần :p) phứn đấu sao cho bằng các bác ý bi giờ???:bimat:
 
28 tuổi, tiến sỹ, rồi 4 bài báo khi làm đề tài thì cũng bình thường thôi mà, chỉ có điều anh này làm phó chủ tịch hội sinh viên, nói chung là có chức có quyền nên mới được lancer thế thôi.
 
28 tuổi, tiến sỹ, rồi 4 bài báo khi làm đề tài thì cũng bình thường thôi mà, chỉ có điều anh này làm phó chủ tịch hội sinh viên, nói chung là có chức có quyền nên mới được lancer thế thôi.
Tôi thì nghĩ rằng đất nước cần 1000 những tiến sỹ bình thường như thế này còn hơn là một GS Ngô Bảo Châu lẫy lừng thiên hạ. Nói vậy không phải tôi không muốn có nhiều người VN giỏi như GS Ngô Bảo Châu mà chỉ đơn giản là chúng ta đang rất cần những người được đào tạo một cách bài bản để điền vào chỗ trống trong các trường ĐH và viện nghiên cứu, để giải quyết được những nhu cầu căn bản nhất về đào tạo nguồn nhân lực. Đó là xét ở góc độ muốn có nguồn bột tốt, còn từ đó có " gột nên hồ hay không thì lại là vấn đề khác.
 

Dương Văn Cường

Administrator
28 tuổi, tiến sỹ, rồi 4 bài báo khi làm đề tài thì cũng bình thường thôi mà, chỉ có điều anh này làm phó chủ tịch hội sinh viên, nói chung là có chức có quyền nên mới được lancer thế thôi.
Bạn Giang hình như không hiểu cuộc sống của anh chị em du học sinh. Chức vụ phó gì đó chỉ làm bận rộn hơn chứ chả được cái gì cả, một dạng như tình nguyện. Bạn so cái "chức vụ" này của Lâm với quyền chức là không chính xác. Ở bên này ai cũng có nhiều mối quan tâm, có những người như Lâm đứng ra vác tù và hàng tổng là đáng quý rồi.

Tốt nghiệp Bách Khoa bằng giỏi, ăn học bổng tư bản làm phd có được 4 bài báo (Biophysical Journal IF 4.7, Langmuir IF 4.3) mà bạn cho là bình thường thì mình phục bạn lắm.

BTW, gửi mọi người link đến 2 bài báo của Lâm

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0006349511012562
http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/la101862n
 
Hi bạn Cường,
Trong ngành sinh học của chúng ta, bài báo Ip dưới 5 là thấp rồi còn gì? Vì mình biết nhiều người du học bên pháp cũng giỏi nhưng có thấy ai hỏi gì họ đâu, :cuchuoi:
 
Anh ah, tạp chí như Nucleic Acid Research mà đã trên 7 rồi, mà mỗi năm có bao nhiêu số bao nhiêu tập,
Em thấy ở viện em, mấy đứa năm 2 cũng đã đều đăng bài ít nhất là 6 hay 7 rồi,:up:
 
Hi bạn Cường,
Trong ngành sinh học của chúng ta, bài báo Ip dưới 5 là thấp rồi còn gì? Vì mình biết nhiều người du học bên pháp cũng giỏi nhưng có thấy ai hỏi gì họ đâu, :cuchuoi:
Bạn này nói vậy là chưa chính xác, sinh học thì quá chung chung , vấn đề là là nghiên cứu hướng nào ?? có những hướng đang cực hot thì dưới 5 không phải là quá thấp nhưng cũng không cao như mấy hướng ung thư, Immune..., nhưng có những hướng nghiên cứu lâm năm, hoặc ít được nghiên cứu, ít được cited thì IF nó thấp hơn, nhưng có thể trong hướng nghiên cứu đấy IF4-5 là thuộc hàng cao rồi. Nên từ sinh học là dung cho hệ Bachelor trở xuống thôi.

-----------------
http://www.diung.de/
 
Bạn này nói vậy là chưa chính xác, sinh học thì quá chung chung , vấn đề là là nghiên cứu hướng nào ?? có những hướng đang cực hot thì dưới 5 không phải là quá thấp nhưng cũng không cao như mấy hướng ung thư, Immune..., nhưng có những hướng nghiên cứu lâm năm, hoặc ít được nghiên cứu, ít được cited thì IF nó thấp hơn, nhưng có thể trong hướng nghiên cứu đấy IF4-5 là thuộc hàng cao rồi. Nên từ sinh học là dung cho hệ Bachelor trở xuống thôi.

-----------------
http://www.diung.de/
Hi, mình cũng đang định nói vậy. IF của các journal hiện nay chỉ là một thông số mang tính chất tham khảo tương đối, nên so sánh giữa các journal trong cùng một lĩnh vực thì tốt hơn là sử dụng nó để so sánh giữa các lĩnh vực khác nhau. Các lĩnh vực cổ điển hơn như Sinh thái học chẳng hạn, tạp chí lừng danh một thời và hiện nay vẫn được đánh giá là một trong những tạp chí danh tiếng nhất trong lĩnh vực là Ecology cũng chỉ có IF 5.26. Nó không thể đem ra so sánh với IF bên lĩnh vực miễn dịch, ung thư được nhưng không thể đánh giá thấp các nghiên cứu trên đó vì mức độ từ đặt câu hỏi nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu của nhiều bài báo trong lĩnh vực này rất phức tạp.

Mình đưa chủ đề này lên chỉ muốn gửi lời chúc mừng tới một trong những thành viên của diễn đàn sinhhocvietnam và không muốn những đánh giá thêm về "nạn nhân" xem như thế đã xuất sắc hay chưa. Còn bản thân mình nghĩ làm được như anh TS Lâm xứng đáng nhận được khen ngợi từ bạn bè và đồng nghiệp!
ĐK
----

Nhìn chung sinh viên VN giỏi cũng không phải ít nhưng so với tổng số sinh viên đang du học hiện nay thì cũng chưa đạt được đến mức nghĩ đến người VN là có ngay được thái độ tôn trọng từ phương Tây về thành tích học tập. Chúng ta vẫn thường "tự xướng" nhiều hơn là nhận được những đánh giá mang tính khách quan. Có một vài lần mình đã từng rơi vào hoàn cảnh ngượng tím tái mặt mày khi nghe một số anh chị báo cáo, nhưng sau đó vẫn thấy anh ấy không hiểu được một câu khen ngợi mang tính xã giao và đầy ẩn ý từ các giáo sư và đồng nghiệp kiểu như "interesting".
 

Nchicken

Member
Em thì chắc còn trẻ hơn và cũng ít kinh nghiệm hơn các anh chị để đưa ra lời nhận xét nhưng em thấy làm PhD ở Pháp ngành CNSH mà sau khi tốt nghiệp có 4 bài báo (chưa cần quan tâm Ì) thì là tốt rồi mà. Em cũng đang làm PhD ở Pháp và trong đợt tốt nghiệp tháng 12 vừa rồi, cả 4 sinh viên tốt nghiệp của labo em mới chỉ submit báo mà chưa hề ai được accepted cả :p
Và chúng ta cũng cần động viên khích lệ nhau, chia sẻ kinh nghiệm vì một Việt Nam phát triển vững mạnh hơn (nói thực là em cũng muốn tốt nghiệp xong thì về lắm nhưng với tình hình của Việt Nam như này thì em cũng chưa định hướng nổi cho chính bản thân mình)
 

Dương Văn Cường

Administrator
Hi bạn Cường,
Trong ngành sinh học của chúng ta, bài báo Ip dưới 5 là thấp rồi còn gì? Vì mình biết nhiều người du học bên pháp cũng giỏi nhưng có thấy ai hỏi gì họ đâu, :cuchuoi:
Anh ah, tạp chí như Nucleic Acid Research mà đã trên 7 rồi, mà mỗi năm có bao nhiêu số bao nhiêu tập,
Em thấy ở viện em, mấy đứa năm 2 cũng đã đều đăng bài ít nhất là 6 hay 7 rồi,
IP của bài báo là cái gì thế?

"Viện em" là viện nào mà mấy đứa năm 2 đã đăng bài IF 6-7? Mình tưởng năm 2 làm được thành thạo các kĩ thuật đã mừng rơi nước mắt rồi chứ?

Don't feed the troll :sad:
 

voh5

Member
Em thấy ở viện em, mấy đứa năm 2 cũng đã đều đăng bài ít nhất là 6 hay 7 rồi,:up:
Choáng quá ...
May mà mình chuẩn, bỏ việc sớm, ko thì đến giờ này còn nhì nhằng lâu lâu nữa mới đăng được cái gì đó :D:D
 

Facebook

Top