What's new

Chàng tiến sĩ 28 tuổi và lời hứa trở về từ đất nước hình lục lăng

Hãy ở lại làm Postdoc và phát triển hướng nghiên cứu độc lập làm chủ 1 lab ở nước ngoài sau đó về Việt Nam cũng chưa muộn. Good Luck!
 
Hãy ở lại làm Postdoc và phát triển hướng nghiên cứu độc lập làm chủ 1 lab ở nước ngoài sau đó về Việt Nam cũng chưa muộn. Good Luck!
Khi đó mới đủ tầm để trở thành một leader để phát triển một hướng nghiên cứu ở VN. Em mới đọc bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn hôm qua về Nafosted, rõ ràng những cố gắng của các nhà khoa học trẻ là đáng ghi nhận nhưng nếu về nước ngay sau PhD thì sẽ lại đi vào con đường cũ, lặp lại các nghiên cứu chất lượng thấp vì có lẽ 3 - 4 năm làm PhD ở nước ngoài là chưa đủ vững để có thể đứng đầu một nhóm nghiên cứu mạnh khi trở về VN.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Khi đó mới đủ tầm để trở thành một leader để phát triển một hướng nghiên cứu ở VN. Em mới đọc bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn hôm qua về Nafosted, rõ ràng những cố gắng của các nhà khoa học trẻ là đáng ghi nhận nhưng nếu về nước ngay sau PhD thì sẽ lại đi vào con đường cũ, lặp lại các nghiên cứu chất lượng thấp vì có lẽ 3 - 4 năm làm PhD ở nước ngoài là chưa đủ vững để có thể đứng đầu một nhóm nghiên cứu mạnh khi trở về VN.
Chắc chỉ có ở VN nghe có bằng PhD mới thấy kính nể. Chứ các nước đều gọi PhD là student mà!
 

Biologist

Member
Vừa có bằng PhD thì chỉ mới vừa qua giai đoạn student mà thôi. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, nếu Bạn có cơ hội thì nên làm postdoc thêm vài năm đế có thêm kinh nghiệm và sau đó về Việt Nam cũng chưa muộn.

Chúc may mắn!
 

anhlucky2

New member
Nhân tài VN sau khi ra nước ngoài thì rất ít muốn về lại VN vì chế độ đãi ngộ nhân tài của VN rất dở
 
Nhìn chung sinh viên VN giỏi cũng không phải ít nhưng so với tổng số sinh viên đang du học hiện nay thì cũng chưa đạt được đến mức nghĩ đến người VN là có ngay được thái độ tôn trọng từ phương Tây về thành tích học tập. Chúng ta vẫn thường "tự sướng" nhiều hơn là nhận được những đánh giá mang tính khách quan. Có một vài lần mình đã từng rơi vào hoàn cảnh ngượng tím tái mặt mày khi nghe một số anh chị báo cáo, nhưng sau đó vẫn thấy anh ấy không hiểu được một câu khen ngợi mang tính xã giao và đầy ẩn ý từ các giáo sư và đồng nghiệp kiểu như "interesting".
Sáng nay đọc bài này lại nhớ đến những cái mình đã viết, hihi, cũng na ná giống như những gì mình từng trải nghiệm: tự sướng và bị tây khen đểu mà vẫn cứ cười toe toét vì "sướng" trong khi mặt mình thì "tái..." vì tức.

-----
Chuuyện "chuyên gia hàng đầu" (2)

Cám ơn các bạn đã góp ý và cho thêm những câu chuyện nghe rất thú vị. Tôi đang suy nghĩ tổng hợp các ý kiến này để viết thành một bài nghiêm chỉnh. Tôi nghĩ đây là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các nhà khoa học trẻ tuổi, và các nghiên cứu sinh.

Mấy người gọi là “chuyên gia hàng đầu” hay “đầu ngành” này có khi rất nguy hiểm. Nguy hiểm là vì họ không am hiểu vấn đề mà lại ngồi trong hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu của người ta, rồi lại quyết định ảnh hưởng đến sự nghiệp của người làm khoa học chân chính. Tôi đã từng dự một phiên họp với tư cách là “observer” (có nghĩa là chỉ quan sát chứ không có quyền có ý kiến) mà ngao ngán tới già. Hôm đó, có một chuyên gia được xưng tụng là chuyên gia số 1 về gene của Việt Nam. Ông ấy phát biểu những nhận xét cực kì phi lí (kiểu như “có 1278 genes về bệnh này” – tôi phịa con số, nhưng ông ấy có nói con số cụ thể) và chẳng biết gì về kĩ thuật cả (nghe qua 1 câu là biết ngay). Một chuyên gia khác bên ngành thận mà phán xét về loãng xương! Một chuyên gia dịch tễ học mà giảng giải về thống kê cho người chủ đề tài, nhưng nói ra 1 câu là thấy bậy ngay. Nói chung, kiến thức chuyên môn còn rất thấp, nhưng lại đi đánh giá công trình của người khác. Hôm đó, tôi phải khâm phục người chủ đề tài vì anh ấy quá kiên nhẫn. Tôi về khách sạn, lên Pubmed xem track record của mấy chuyên gia này thì thấy cái ông chuyên gia hàng đầu về gene kia có 1 bài duy nhất (kí tên với ông Mĩ), còn tất cả những người khác chưa bao giờ có công bố quốc tế nào cả! Trong khi đó, người chủ đề tài đã có trên 7 bài trong các tập san "ngon lành". Nó cực kì trớ trêu: người chưa biết gì phán xét người biết! Kết quả: đề cương bị bác, vì cái ông chuyên gia di truyền cho rằng đề tài không khả thi. Do đó, tôi nghĩ mấy chuyên gia này có khi nguy hiểm đến giới trẻ, và lên tiếng để bà con đừng ngộ nhận bởi mấy ông bà chuyên gia “hàng đầu” là cần thiết.

Đây cũng là một dịp để báo chí biết thêm về cái gọi là “chuyên gia hàng đầu”. Báo chí VN theo tôi thấy có xu hướng ca ngợi một cách rất bậy. Chẳng biết trình độ của phe ta ra sao mà dám ca ngợi “phe ta” đến tận mây xanh. Thật ra, đó chỉ là một kiểu ca ngợi “tự sướng” thôi. Người ta không hiểu rằng đối với người Tây phương, họ rất lịch sự và ngoại giao. Ai họ cũng khen là excellent, wonderful, great work, fantastic, v.v. nhưng đằng sau thì họ chẳng tin những gì họ nói. Một lần tôi đi dự hội nghị ở VN, đi chung xe với một đoàn từ Mĩ, trong đoàn có một ông surgeon từng sang VN nhiều lần, ông ấy nói với bà assistant professor từ Yale mới qua VN lần đầu rằng "Khi mày vào hội nghị, mày sẽ thấy họ có nhiều bằng cấp lắm, và nói gì họ cũng hay và giỏi cả", rồi ông làm dấu chỉ tay xuống đất và nói "nhưng khi mày nói chuyện với họ, mày thấy trình độ của họ thấp lắm". Ông nói thêm "nhưng mày cứ khen là họ thích", rồi cười thoải mái. Còn cái cô assistant professor thì mắt tròn xoe như nghe chuyện thần thoại. Đám họ tưởng rằng tôi là người trong nước không rành tiếng Anh, nên họ có vẻ lờ tôi đi. Đến khi vào hội nghị tôi là người nói bài khai mạc, thì họ mới thấy ngượng vì tôi đã nghe hết chuyện họ nói. Tôi còn nhớ cái ông surgeon đến bắt tay tôi rồi nói "Vậy mà mày đã nghe hết câu chuyện của tụi tao", tôi giả bộ nói "chuyện gì? Tao có nghe gì đâu, tao đọc báo mà" :). Câu chuyện đó nói cho tôi biết rằng người Tây có thể nghĩ rằng "Lời nói không mất tiền mua," thì tại sao không khen cho chúng nó thích. Nhưng báo chí và phe ta tưởng rằng đó là những lời khen thật, và thế là tự mình ca ngợi mình. Đó cũng là một thói quen tự ru ngủ mình, sẽ chẳng bao giờ khá nổi. Kiểu khôn nhà dại chợ.

Tôi cần dữ liệu và chất liệu từ các bạn để viết thành một bài. Chất liệu có thể là những câu chuyện các bạn đã trải qua, hay những chuyện xảy ra trong các buổi bảo vệ luận án. Thành thật cám ơn các bạn trước. Tôi nghĩ mình có thể lên tiếng dùm các bạn trong nước vì tôi chẳng có lợi ích gì và cũng chẳng đụng chạm đến nồi cơm của ai trong nước.

nguồn: Nguyễn Văn Tuấn
 

Facebook

Top