What's new

Chia sẻ kinh nghiệm thi HSG quốc gia

satsukiphan

Member
Em ơi, em có nhầm giữa lượng O2 sinh ra với lượng CO2 sinh ra không thế?
Kinh dị thật, nếu là hiện tượng thì còn đỡ chứ mấy cái tên vi khuẩn thì đúng lá pó tay, không thể nào nhớ nổi.
 

Tuevu94

Member
chắc chắn thể tích lượng CO2 sinh ra chứ không phải là O2 sinh ra đâu bạn ơi :) (bình A hh hiếu khí, bình B lên men, cả 2 bình đều thải CO2 cả)
Các bài cũng sát với CT, cũng dễ thôi, đừng lo học rồi sẽ làm đc cả.
Có TG bạn post tiếp nha!(y)
 
ơ hơ.. có oxi mà: đáp án nè:
a) lô I thuộc bình A
lô II thuộc bình B
b) phân tích kết quả của từng lô và giải thích sự khác nhau:
-phân tích kết quả:
+lô I: sử dụng 1 g đường và 0.75l oxi thì tạo ra 0.74lít co2 và 0.56g sinh khối khô của nấm men.
+lô 2: sử dụng 1 g đường trong điều kiện không có oxi thì tạo ra 0.23lít co2, 0.46 g êtanol và 0.02g sinh khối khô cảu nấm men.
-giải thích sự khác nhau giữa 2 bình: nấm men rượu là vi sinh vật kị thí không bắt buộc
+ trong điều kiện hiếu khí ( có 02) nấm men sẽ hô hấp và ức chế quá trình lên men (hiệu ứng pasteur). quá trình hô hấp đã cho õi hóa hoàn toàn glucôz để giải phóng c02 ( 6c02/1 phân tử glucôz ) và nước đồng thời thu nhiều atp ( 36-38atp/1phtử glucôz) và các sản phẩm trung gian của chu trình crep từ đó tọa điều kiện tốt cho sự sinh trưởng của nấm men , vì vậy làm tăng nhanh sinh khối -> kết quả lô I
+ trong điều kiện kị khí, nấm men thực hiện quá trình lên men thu được rất nhiều etanol. chỉ một ít năng lượng thu được nên nấm men sinh trưởng và phát triển châm vì vậy sinh khối tăng không đáng kể -> kết quả như lô II thu được.
c) tính hệ số hô hấp ở lô I
hệ số hô hấp = 0.74/0.75 =0.99
d) lên men rượu không mở nắp bình.. thôi cái này khỏi nói nha.
cái này là mình gõ nguyên lại trong sách, nên thắc mắc mình cũng chiụ. mấy bạn tự hiểu nhé.
@jm: cái phần di truyền biến dị hả?
 

Tuevu94

Member
thế này mà không nhầm hả?
thế tích 02 sử dụng 0.75lít 0lít
thể tích 02 sinh ra 0.74lít 0.23 lít
O2 sinh ra?

+lô I: sử dụng 1 g đường và 0.75l oxi thì tạo ra 0.74lít co2 và 0.56g sinh khối khô của nấm men.
+lô 2: sử dụng 1 g đường trong điều kiện không có oxi thì tạo ra 0.23lít co2, 0.46 g êtanol và 0.02g sinh khối khô cảu nấm men.
:botay:
 
phần bên di truyền nè:
1. theo dõi quá trình nhân đôi của một ADN người ta thấy có 80 đoạn okazaki , 90 đoạn mồi. bằng kiến thức di truyền học, hãy biện luận để xác định adn trên thuộc dạng nào? có ở đâu?
 

JasonMraz

Member
chắc là ADN kép trên TB nhân thực. Vì công thức trong 1 đơn vị tái bản, số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
Mà có 90 đoạn mồi trong tổng 80 đoạn okazaki
=> có 5 đơn vị tái bản ở đây.
còn trường hợp ADN đơn thì ko thỏa mãn.
ko bít có đúng ko :mrgreen: nhà hết sạch sách rùi, ko xem lại kiến thức đc nữa. Mình ko nhớ là nhân sơ chỉ có 1 đơn vị tái bản hay nhiều, nhớ mang máng chỉ có 1 thui thì phải
 
bác tuẽvu9 từ từ đã, mình cũng bận học để chuẩn bị thi nữa chứ bộ :twisted::twisted::twisted:
1. bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày khi mở nắp có mùi giống nhau không, vì sao?
c) theo em thì làm tương và nước mắm người ta sử dụng cùng 1 loại vi sinh vật không? ãit amin tương đương va nước mắm từ đâu ra?
2. thêm muối vào dưa cà có tác dụng chi? câu này không có hướng dẫn!
3. thêm chuối vào rượu khi làm giấm có tác dụng gì? không có phần giải luôn!
4. để sản xuất acid glutamic thì người ta dùng các thùng chứa dịch đường hóa ( dùng bột sắn, ngô, khoai...thủy phân thành đường), thêm một ít phân đạm, vitamin H (biotin) và một ít khoáng sinh, rồi cấy vi khuẩn sinh acid glutamic, nuôi ở 32-37C trong điều kiện thoáng khí, sau khiangr 38-49 giờ là hoàn tất quá trình lên men.
hãy phân tích môi trường và điều kiện nuôi cấy vi khuẩn trên để xác đinh kiểu trao đổi chất và kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật này?
cái câu mà bên di truyền hình như là adn dạng B. mình không hiểu, mà giờ cuốn sách để trên nhà rồi. nhọc lên lấy quá! :mrgreen:
 

Tuevu94

Member
4. để sản xuất acid glutamic thì người ta dùng các thùng chứa dịch đường hóa ( dùng bột sắn, ngô, khoai...thủy phân thành đường), thêm một ít phân đạm, vitamin H (biotin) và một ít khoáng sinh, rồi cấy vi khuẩn sinh acid glutamic, nuôi ở 32-37C trong điều kiện thoáng khí, sau khiangr 38-49 giờ là hoàn tất quá trình lên men.
hãy phân tích môi trường và điều kiện nuôi cấy vi khuẩn trên để xác đinh kiểu trao đổi chất và kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật này?
có đáp án câu ni k b ơi
 
câu 4:thấy thoáng khí thì đoán nó là hô hấp hiếu khí
thấy có nhiều đường và khoáng đoán là để ức chế giai đoạn nào đó trong chu trình crep-->biến đổi để tạo axit glutamic chăng?:-SS
 

orion8x

Member
Sao bài tập cho HSG gì mà kg thực tiễn gì hết mà toàn đánh đố học sinh kg2 hà.
 

Tuevu94

Member
câu 4:thấy thoáng khí thì đoán nó là hô hấp hiếu khí
thấy có nhiều đường và khoáng đoán là để ức chế giai đoạn nào đó trong chu trình crep-->biến đổi để tạo axit glutamic chăng?:-SS
tớ có search trên Gl, thấy có nói là loài VK này kiểu hh là lên men, cho MT có O2 là ức chế VK lactic phát triển (tại sao lại k ức chế loài VK này?):phipheo:
 

Facebook

Top