What's new

Cho em hỏi về giao tử ?

dinhhai1308

Member
#1
Em đã nghiên cứu sinh 12 từ lâu nhưng giờ mới phát hiện ra 1 cái là tại sao trong phân li độc lập giao tử trong sơ đò lai ( ko ghi tỉ lệ ) .Mà ở thể tam bội ,tứ bội, hay trong liên kết gen lại phải ghi ra tỉ lệ phát sinh gioa tử
 

Tuevu94

Member
Ở phân li độc lập, xét về 2 gen, vì các gen phân li độc lập với nhau, giảm phân bình thường nên ở thể dị hợp 2 cặp gen sẽ cho ra 4 loại giao tử (n) có tỉ lệ bằng nhau. Vì thế ta không cần ghi tỉ lệ (tự hiểu tỉ lệ là 1:1:1:1)
Ở thể tam bội (xét tương tự với thể tứ bội) xét về gen alen 3n: Aaa thì khi giảm phân, sẽ tạo ra 4 loại giao tử hữu thụ Aa, aa, a, A với tỉ lệ 2:1:2:1, vì quá trình giảm phân có sự phân li ngẫu nhiên, khi thì tạo ra giao tử n, khi thì tạo ra giao tử 2n (chỉ xét tạo ra các loại giao tử hữu thụ), với tỉ lệ giao tử phù hợp vs công thức tam giác với 3 đỉnh là 3 alen.
Thực tế thể tam bội có khả năng sinh sản kém, có thể xem là bất thụ do sự hình thành giao tử có bộ NST ổn định về số lượng là rất ít xảy ra.
 

JasonMraz

Member
Em đã nghiên cứu sinh 12 từ lâu nhưng giờ mới phát hiện ra 1 cái là tại sao trong phân li độc lập giao tử trong sơ đò lai ( ko ghi tỉ lệ ) .Mà ở thể tam bội ,tứ bội, hay trong liên kết gen lại phải ghi ra tỉ lệ phát sinh gioa tử
Bởi vì phân li độc lập 2 alen người ta luôn nhẩm đc, với lại chỉ cần biết kiểu hình thui mà.
Ở PLĐL ta luôn thuộc KH: 9:3:3:1
Còn nếu mà nhiều trên 2 alen, vài bài tập người ta bắt viết tỉ lệ KH ra.
Mà KG của PLĐL mình vẫn thấy cần thuộc chứ, vì sẽ có 1 vài bài cần đến như mấy bài về chiều cao cây, và đề năm ngoái cũng cần thì phải.

Ở các TH còn lại, do KG ít nên người ta thường bắt viết ra. Với lại ở thể tứ bội và tam bội chỉ có 1 alen, nên chủ yếu người ta xét KG.
 

JasonMraz

Member
Ak. Dùng phân li độc lập mình học vẫn viết giao tử mà =='. Xong rùi nhân phá ngoặc ra.
 

Tuevu94

Member
Đang nói về tỉ lệ giao tử :)
anh đang nhầm tỉ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ tính trạng riêng rẽ 9:3:3:1= (3:1)x(3:1)
 

JasonMraz

Member
ko. Mình thường viết giao tử cho từ gen.
VD: AaBb x AaBb
=> ( A : a ) x ( A : a ) x ( B :b ) x ( B x b )
<=> ( AA : 2 Aa : aa ) x ( BB : 2 Bb : bb )
<=> 9 A-B- : 3 A-bb: 3 aaB- : 1 aabb
 

JasonMraz

Member
Thực ra chẳng sao đâu, vì kiểu hình cũng có thể rút gọn đc mà.
VD: Aaaa x Aaaa
=> KH ( viết như c ): 27/36 đỏ : 9/36 trắng <=> 3/4 đỏ : 1/4 trắng
viết như mình: 3 đỏ : 1 trắng.
Cũng như vậy thui mà.
 

vitconb4

Member
Theo mình, ở phân li hay phân li độc lập, di truyền liên kết người ta không ghi tỉ lệ giao tử vì tỉ lệ giao tử là bằng nhau
ví dụ: P có kiểu gen Aa - 2 loại: A, a; AaBb - loại: AB, Ab, aB, ab. tương tự như vậy đối với trường hợp liên kết. Còn đới với HVG hoặc thể dị, đa bội, tỉ lệ giao tử khác nhau, không viết làm sao mà tính được TLKG.
Ví dụ: AAa - 3 loại giao tử; 2/A; 1/a; 1AA: 2Aa
 

Facebook

Top