What's new

Cho em hỏi về vi khuẩn Chlamidya vs một số vi khuẩn khác ?

bynzyn

New member
#1
1. Vì sao vi kkhau63n Chlamidya đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn phải sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật nhân thực ?
2. Vì sao một số loài vi sinh vật có khả năng kháng thuốc ?
3. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sinh sống và phát triển trong điều kiện không có oxi ?

Cảm ơn rất nhiều :hoanho:
 

violettes

Member
1. Chlamidya có cấu tạo tế bào nhưng vì hệ thống biến dưỡng chưa hoàn chỉnh mà cụ thể là không có một số enzyme biến dưỡng quang trọng nên phải sống kí sinh bắt buộc
2. Nếu VSV là vi khuẩn thì nó nhờ có plasmid mang gene mã hóa cho enzyme phân giải thuốc còn đối với các loài VSV khác thì tùy loài mà có cơ chế khác nhau nhưng đa số là nhờ hệ gene
3. Vì chúng không có enzyme (superoxit dimustase, catalase,...) phân giải các hóa chất độc hại sinh ra trong môi trường hiếu khí như H2O2, O2-,... như các VSV hiếu khí nên phải sống kị khí bắt buộc :)
Đồng ý với lý giải của thanhphu. Mình bổ sung thêm là Chlamidya phải viết lại cho đúng là Chlamydia. Chúng phải sống phục thuộc vào tế bào ký chủ để sinh năng lượng và không thể tổng hợp ATP cũng như tái oxid hoá NADPH2
 

Ho Huu Tho

Member
3. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sinh sống và phát triển trong điều kiện không có oxi ?
Bởi vì, như thế mới gọi là vi sinh vật kị khí bắt buộc, còn nếu không sẽ gọi là vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc.
Bạn thanhphu và bạn violetes xem lại câu hỏi kỹ trước khi trả lời.
 

violettes

Member
Bởi vì, như thế mới gọi là vi sinh vật kị khí bắt buộc, còn nếu không sẽ gọi là vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc.
Bạn thanhphu và bạn violetes xem lại câu hỏi kỹ trước khi trả lời.
Huu Tho giải thích như thế có vẻ hơi củ chuối nhỉ :mrgreen:
 
vsv kháng thuốc có liên quan đến vỏ nhày của chúng ko nhỉ?theo mình vỏ nhày cũng có vai trò giúp vsv kháng thuốc
 

Ho Huu Tho

Member
vsv kháng thuốc có liên quan đến vỏ nhày của chúng ko nhỉ?theo mình vỏ nhày cũng có vai trò giúp vsv kháng thuốc
VSV làm gì có vỏ nhày bạn? Nếu có bạn cho mình biết cái gọi là vỏ nhày của nó được tạo thành từ chất gì mà là chống được kháng sinh vậy?
 

violettes

Member
vsv kháng thuốc có liên quan đến vỏ nhày của chúng ko nhỉ?theo mình vỏ nhày cũng có vai trò giúp vsv kháng thuốc
Tính kháng thuốc của các loài vsv kháng thuốc phụ thuộc vào bộ gen của chúng. Còn vỏ nhày thì đối với một số vi khuẩn giúp chúng không bị bạch cầu thực bào thôi.
 

violettes

Member
VSV làm gì có vỏ nhày bạn? Nếu có bạn cho mình biết cái gọi là vỏ nhày của nó được tạo thành từ chất gì mà là chống được kháng sinh vậy?
Bạn nói VSV làm gì có vỏ nhày là chưa chính xác. Vi khuẩn cũng là VSV vậy. Mà Vi khuẩn có vỏ nhày thì khỏi phải bàn cãi rồi. Đúng không?
 

Ho Huu Tho

Member
Bạn nói VSV làm gì có vỏ nhày là chưa chính xác. Vi khuẩn cũng là VSV vậy. Mà Vi khuẩn có vỏ nhày thì khỏi phải bàn cãi rồi. Đúng không?
violettes có thể vui long cho biết cấu tạo của vỏ nhày vi khuẩn được không?(y)
 

violettes

Member
violettes có thể vui long cho biết cấu tạo của vỏ nhày vi khuẩn được không?(y)
Vỏ nhầy (capsule): Ở một số loài vi khuẩn bên ngoài thành tế bào còn có một lớp bao nhầy hay còn gọi là giáp mạc. Đó là một lớp vật chất dạng keo, có thể rất mỏng hoặc rất dày và tùy theo kích thước của vỏ nhầy người ta chia thành:
+ Vỏ nhầy mỏng (microcapsule).
+ Vỏ nhầy (capsule).
+ Khối nhầy (zooglea).
Có khi vỏ nhầy bao bọc cả một nhóm vi khuẩn. Chỉ có một số loài vi khuẩn có khả năng tạo vỏ nhầy và sự hình thành vỏ nhầy cũng tùy thuộc nhiều vào môi trường, ví dụ đối với các vi khuẩn gây bệnh thì vỏ nhầy chỉ được tạo ra khi chúng hiện diện trong cơ thể vật chủ còn khi ra khỏi cơ thể và được nuôi trong các môi trường dinh dưỡng nhân tạo, vi khuẩn mất khả năng sinh vỏ nhầy nhưng vẫn sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường.
Thành phần chủ yếu của vỏ nhầy là polysaccharide, ngoài ra còn có polypeptideprotein. Vỏ nhầy polysaccharide chiếm tỉ lệ lớn (Streptococcus mutans, Streptococcus salivarius, Xanthomonas, Corynebacterium…). Vỏ nhầy của một số loài Bacillus như Bacillus anthracis, Bacillus subtilis…được cấu tạo bởi polypeptide, chủ yếu là acid polyglutamic.
Vỏ nhầy là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn do:
+ Tăng độc lực làm vi khuẩn có tính gây bệnh cao, làm cho bạch cầu không đến gần được vi khuẩn, tránh được hiện tượng thực bào (phagocytosis).
+ Dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi môi trường sống thiếu thức ăn.
+ Tránh khỏi sự bám dính và xâm nhập của phage.
+ Giúp vi khuẩn bám được vào bề mặt một số giá thể.
+ Tích trữ một số sản phẩm trao đổi chất.
+ Bảo vệ vi khuẩn tránh khỏi thương tổn khi môi trường khô hạn.
 

Ho Huu Tho

Member
Vỏ nhầy (capsule): Ở một số loài vi khuẩn bên ngoài thành tế bào còn có một lớp bao nhầy hay còn gọi là giáp mạc. Đó là một lớp vật chất dạng keo, có thể rất mỏng hoặc rất dày và tùy theo kích thước của vỏ nhầy người ta chia thành:
+ Vỏ nhầy mỏng (microcapsule).
+ Vỏ nhầy (capsule).
+ Khối nhầy (zooglea).
Có khi vỏ nhầy bao bọc cả một nhóm vi khuẩn. Chỉ có một số loài vi khuẩn có khả năng tạo vỏ nhầy và sự hình thành vỏ nhầy cũng tùy thuộc nhiều vào môi trường, ví dụ đối với các vi khuẩn gây bệnh thì vỏ nhầy chỉ được tạo ra khi chúng hiện diện trong cơ thể vật chủ còn khi ra khỏi cơ thể và được nuôi trong các môi trường dinh dưỡng nhân tạo, vi khuẩn mất khả năng sinh vỏ nhầy nhưng vẫn sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường.
Thành phần chủ yếu của vỏ nhầy là polysaccharide, ngoài ra còn có polypeptideprotein. Vỏ nhầy polysaccharide chiếm tỉ lệ lớn (Streptococcus mutans, Streptococcus salivarius, Xanthomonas, Corynebacterium…). Vỏ nhầy của một số loài Bacillus như Bacillus anthracis, Bacillus subtilis…được cấu tạo bởi polypeptide, chủ yếu là acid polyglutamic.
Vỏ nhầy là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo vệ sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn do:
+ Tăng độc lực làm vi khuẩn có tính gây bệnh cao, làm cho bạch cầu không đến gần được vi khuẩn, tránh được hiện tượng thực bào (phagocytosis).
+ Dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi môi trường sống thiếu thức ăn.
+ Tránh khỏi sự bám dính và xâm nhập của phage.
+ Giúp vi khuẩn bám được vào bề mặt một số giá thể.
+ Tích trữ một số sản phẩm trao đổi chất.
+ Bảo vệ vi khuẩn tránh khỏi thương tổn khi môi trường khô hạn.
Bạn có thể cho mình biết nguồn trích dẫn được không.(y)
 

violettes

Member
Cái capsule này mà lại gọi ra thành vỏ nhầy thì nên hiểu là thế nào nhỉ :???:, có ai biết từ tiếng Việt nào khác của thuật ngữ này nữa không ạ ngoài tên gọi giáp mạc ở trên?
:botay: dzô google gõ từ :"Vỏ nhầy vi khuẩn" rùi tự ngâm kíu nhen :mrgreen:
 

CRAZO

Member
Theo google: vỏ nhầy vi khuẩn là: bacterial skin mucus
Còn Capsule là:
  1. bao con nhộng
  2. vỏ hột giông
  3. cai bọc thuôc
  4. bao đựng thuôc cho khỏi bay hơi
  5. bao thiêc bịt miệng chai
  6. vỏ trai cây hinh cai bao
 

Facebook

Top