What's new

Cho hỏi về lý thuyết tương tác gen

chào bạn bạn nên học sinh học một cách linh động hơn.bạn hay học cách tưởng tượng và suy diễn . bạn hãy tự đặt mình là người đầu tiên tiếp xúc với các kiểu hình trong thí nghiệm đầu tiên về các tính trạng nghiên cứu và thử đặt ra các kiểu giải thích dựa trên kiến thức sinh học của bạn.sinh học là môn tự nhiên không phải môn học thuộc nếu bạn học sinh học mà chỉ học thuộc thì chẳng bao giờ bạn có được thành tưu sinh học trên con đường sinh hoc nếu bạn theo nó.nếu bạn xác định học sinh thì mình khuyên bạn như vậy.mình cũng đã học sinh và đạt nhiều giải lắm rồi từ tỉnh tới quốc gia. bạn nên nghĩ là mình là người nghiên cứu ấy. mọi chuyện sẽ đơn giản thôi mà. chúc bạn thành công
 
nói gì giống triết gia quá
chú em đi mua 1 cuốn sách sinh học về đọc
bỏ chút thời gian, suy nghĩ.từ từ rồi biết ngay thôi.không khó lắm đâu.
chứ hỏi như vậy ai thì sao trả lời được
phải hiểu mới làm chứ nhớ sao nỗi
 

JasonMraz

Member
Chỉ cần làm bài trong sách bài tập thui. Nếu rảnh có thể mua vài cuốn bài tập dễ dễ về làm đã. Cho nó thành thạo rùi đọc sách nhiều cho hiểu sâu lý thuyết thế là ok. :mrgreen:
 
Em thấy trong các kiểu tương tác gen: át chế, cộng gộp, ...có muôn vàn KG và KG buộc chúng ta phải nhớ để làm BT có ai có cách nào dễ nhớ và nhớ lâu chỉ em :???::???::???::???::???::???::???:
Cần gì nhớ lâu. Thi đại học xong có thể quên luôn :mrgreen:

Nói thật là chỉ có làm bài tập thì mới nhớ được chứ còn gì nữa. Từ kĩ thuật => kĩ năng => kĩ xảo là làm được bài thôi.
Chắc chỉ cần ở mức thứ 2 là đủ :mrgreen:
 

Babyphong

Member
Em thấy trong các kiểu tương tác gen: át chế, cộng gộp, ...có muôn vàn KG và KG buộc chúng ta phải nhớ để làm BT có ai có cách nào dễ nhớ và nhớ lâu chỉ em :???::???::???::???::???::???::???:
Dễ nhớ ko ý mà. Cứ đập đầu vào bài tập là nhớ đến già:mrgreen:
 

JasonMraz

Member
Cần gì nhớ lâu. Thi đại học xong có thể quên luôn :mrgreen:

Nói thật là chỉ có làm bài tập thì mới nhớ được chứ còn gì nữa. Từ kĩ thuật => kĩ năng => kĩ xảo là làm được bài thôi.
Chắc chỉ cần ở mức thứ 2 là đủ :mrgreen:
Bạn nói cứ như đúng rùi đó. Học mà để thi xong thì quên thì học làm gì. Vào đại học cũng cần kiến thức từ những cái đó nữa. Quên là quên thế nào
 

thaibeouu

Member
ko hẳn thế. đại thể thì bác cứ nhớ tạm tạm ntn:

13:3 12:3:1 => át chế
9:7 9:6:1 9:3:3:1 => bổ sung
1:4:6:4:1 => cộng gộp
 
hardyboywwe hocmai said:
Các dạng tương tác gen và các tỷ lệ tương tác gen thường gặp trong bài tập. Những vấn đề thiết yếu giúp các bạn làm bài tập tương tác gen hiệu quả. Đây là những vấn đề bổ sung cho SGK giúp các bạn có thể nắm bắt các dạng tương tác gen một cách tổng quát và vận dụng để làm bài tập tương tác gen.
1.Tương tác bổ trợ:
a.Bổ trợ có 2 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1 (ví dụ là đỏ chẳng hạn).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 alen lặn, hoặc 2 lặn sẽ cho kiểu hình 2(trắng)
Hay gặp
Tỉ lệ 9:7 P: AaBb x AaBb => F : 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 đỏ : 7 trắng)
Tỉ lệ 3:5 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 đỏ : 5 trắng)
Tỉ lệ 1:3 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 đỏ : 3 trắng)
b.Bổ trợ có 3 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 lặn sẽ cho kiểu hình 2(xanh).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 3(trắng)
Hay gặp
Tỉ lệ 9:6:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 6 xanh : 1 trắng)
Tỉ lệ 3:4:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 vàng : 4 xanh : 1 trắng)
Tỉ lệ 1:2:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 vàng : 2 xanh : 1 trắng)
c.Bổ trợ có 4 kiểu hình:
A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội A và 1 lặn b sẽ cho kiểu hình 2(xanh).Sự tương tác giữa 1 alen trội B và lặn a sẽ cho kiểu hình 3(tím).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 4(trắng)
Hay gặp:
Tỉ lệ 9:3:3:1 P: AaBb x AaBb => 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 3 xanh : 3 tím:1 trắng)
Tỉ lệ 3:3:1:1 (tương tự) và Tỉ lệ 1:1:1:1.

2.Tương tác át chế:
a.Át chế do gen trội có 3 kiểu hình:
Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng.
A_B_ vì A át B nên dù có gen trội B nó vẫn chỉ thể hiện kiểu hình của A.Như vậy A_B_ và A_bb đều có cùng 1 kiểu hình 1 (màu kem chẳng hạn)
aaB_: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của B: màu xám.
aabb: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của b: màu trắng.
Hay gặp:
Tỉ lệ 12:3:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 12 kem: 3 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 6:1:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 6 kem: 1 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 4:3:1 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 4 kem: 3 xám : 1 trắng)
Tỉ lệ 2:1:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb.
b.Át chế do gen trội có 2 kiểu hình:
Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng.
A_B_ , A_bb đều bị gen A át nhưng cùng thể hiện kiểu hình của gen b.Như vậy các kiểu gen A_B_, A_bb và aabb đều thể hiện cùng 1 kiểu hình của gen b (lông cong chẳng hạn)
aaB_ : vì aa không át được B nên kiểu gen này biểu hiện thành kiểu hình của B( lông thẳng chẳng hạn).
Hay gặp:
Tỉ lệ 13:3 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 13 cong: 3 thẳng)
Tỉ lệ 7:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (7 cong: 1 thẳng)
Tỉ lệ 5:3 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 5 cong: 3 thẳng)
Tỉ lệ 3:1 nữa.
c.Át chế do gen lặn:
Quy ước A không át, cặp aa có khả năng át.B quy định chân to.b quy định chân nhỏ.
A_B_ sẽ quy định kiểu hình chân to.
A_bb sẽ quy định kiểu hình chân nhỏ.
aaB_ và aabb do có sự át chế của cặp aa nên B và b bị “vô hiệu hoá” và sẽ thể hiện kiểu hình gen át.Như vậy 2 kiểu gen này quy định kiểu hình thứ 3(chân dài chẳng hạn).
Hay gặp:
Tỉ lệ 9:3:4 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 to: 3 nhỏ : 4 dài)
Tỉ lệ 3:3:2 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (3 to: 3 nhỏ: 2 dài)
Tỉ lệ 3:1:4 P: AaBb x aaBb => 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 3 to: 1 nhỏ : 4 dài)
Tỉ lệ 1:1:2.

3.Tương tác cộng gộp.
Tỉ lệ phổ biến là 15:1.Còn gặp 7:1 3:1.

Chú ý:- Có một số tỉ lệ( ví dụ như 3:4:1) xuất hiện trong nhiều dạng tương tác khác nhau, nên phải thận trọng.
- Một số tỉ lệ của tương tác gen vô cùng giống với các quy luật di truyền khác.Ví dụ như 3:1, 9:3:3:1, 1:2:1
 
nhiều vậy sao sao nhớ hết bạn ơi
Nếu thấy dài quá không nhớ hết được thì chỉ còn cách là nhớ những cái thông dụng thường gặp, đề thi đại học chắc chỉ cần cái thông dụng thôi mà.
Sau đây là một số gọi là "cái thông dụng" vì mình thấy hầu hết tất cả các sách đều chú trọng vào những tỉ lệ thường gặp: ở thế hệ F2 cho tỉ lệ phân ly kiểu hình

Tương tác bổ trợ:
(9:7) ; (9:6:1) ; (9:3:3:1)

Tương tác át chế:
(13:3) ; (12:3:1) ; (9:3:4)

Tương tác cộng gộp
(15:1)

Tuy nhiên đã gọi là cái thông thường nhưng biết đâu lại gặp cái bất thường, vì thế nếu nhớ được hết chỗ trên kia là tốt nhất
 
Bạn nói cứ như đúng rùi đó. Học mà để thi xong thì quên thì học làm gì. Vào đại học cũng cần kiến thức từ những cái đó nữa. Quên là quên thế nào
Nói đúng thế còn gì. Mình thi KB không phải Khối chính, chả lo :mrgreen:
 

Facebook

Top