What's new

Chứng minh "Đặc điểm cấu trúc ADN phù hợp với chức năng của nó"

Câu này sách nào chả có, bạn đọc thêm sách là có thể trả lời được rồi.
Uh anh Long nói đúng đó, mình thấy nhiều sách lắm mà, nếu bạn chưa có quyển nào thì bạn có thể ra hiệu sách cũ mua vài quyển sinh học phân tử ý, hay quyển " 100 câu hỏi về di truyền biến dị của vũ Trung Tạng" hiện mình không cầm sách ở đây nên không nhớ rõ tên, bạn cứ thử đi lần đi. chúc bạn thành công. quyển sách này rất phổ biến bạn ạ, có lẽ bạn hơi thất vọng. nhưng bạn cứ đi tìm chút đi. nếu không được mình sẽ post giúp bạn đáp án nhé. coi như một lần thực tập đi tìm tài liệu nghiên cứu đi, thú vị lắm đó.....bạn thử đi nhé!
 
Nhưng nó ko rõ, các anh có thể trả lời rõ giúp em đc ko
Nếu bạn muốn mình trả lời dựa trên kiến thức trong đầu mình thì cũng được thôi nhưng so với sách thì không đầy đủ và chuẩn xác bằng.
Ngược lại, nếu mình muốn đưa ra 1 câu trả lời chuẩn thì nhất định mình phải tham khảo, trích dẫn từ tài liệu. Dù giỏi thế nào thì trí nhớ cũng có hạn mà bạn (mà càng "bác học" thì càng đãng trí ^^).
Thế nên, nếu bạn đọc 1 sách mà thấy nó nói chưa rõ thì có thể là do cuốn sách đó viết chưa hay lắm, bạn có thể tìm đọc thêm cùng nội dung đó ở 1 vài cuốn khác rồi tự rút ra 1 đáp án riêng.
Hoặc nếu không bạn có thể viết nội dung của câu trả lời đó lên đây và tập trung hỏi vào những phần bạn chưa rõ. Mọi người sẽ dễ dàng trả lời khi mà nó cụ thể hơn là 1 câu hỏi chung chung như thế này.
Chúc may mắn !
 
Nhưng nó ko rõ, các anh có thể trả lời rõ giúp em đc ko
Sách giáo khoa thì viết đúng là không rõ thật. Cái này mình nghĩ bạn nên đọc lại bài này rồi tự rút ra kết luận bởi vì nó đơn giản thôi mà:

Cấu trúc hoá học của ADN
- ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào, cũng có mặt ở ti thể, lạp thể. ADN là một loại axit hữu cơ có chứa các nguyên tố chủ yếu C, H, O, N và P (hàm lượng P có từ 8 đến 10%)

- ADN la` đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thể đạt tới hàng trăm micromet, khối lượng phân tử có từ 4 đến 8 triệu, một số có thể đạt tới 16 triệu đơn vị cacbon.

- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một loại nuclêôtit, mỗi nuclêôtit có 3 thành phần, trong đó thành phần cơ bản là bazơ – nitric. 4 loại nuclêôtit mang tên gọi của các bazơ – nitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé.

- Trên mạch đơn của phân tử các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là liên kết hình thành giữa đường C5H10O4 của nuclêôtit này với phân tử H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh, (liên kết này còn được gọi là liên kết photphodieste). Liên kết photphodieste là liên kết rất bền đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN tái bản và phiên mã.

- Từ 4 loại nuclêôtit có thể tạo nên tính đa dạng va` đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố của nuclêôtit.

Cấu trúc không gian của ADN

- Vào năm 1953, J.Oatxơn và F.Cric đã xây dựng mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.

- Mô hình ADN theo J.Oatxown và F.Cric có đặc trưng sau:

+ Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải như một thang dây xoắn, mà 2 tay thang là các phân tử đường (C5H10O4) và axit phôtphoric sắp xếp xen kẽ nhau, còn mỗi bậc thang là một cặp bazơ nitric đứng đối diện và liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, nghĩa là một bazơ lớn (A hoặc G) được bù bằng một bazơ bé (T hoặc X) hay ngược lại. Do đặc điểm cấu trúc, ađenin chỉ liên kết với timin bằng 2 liên kết hiđrô và guanin chỉ liên kết với xitôzin bằng 3 liên kết hiđrô.

+ Do các cặp nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 Å , khoảng cách giữa các bậc thang trên chuỗi xoắn bằng 3,4Å, phân tử ADN xoắn theo chu kỳ xoắn, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Å .

- Ngoài mô hình của J.Oatxơn, F.Cric nói trên đến nay người ta còn phát hiện ra 4 dạng nữa đó là dạng A, C, D, Z các mô hình này khác với dạng B (theo Oatxơn, Cric) ở một vài chỉ số: số cặp nuclêôtit trong một chu kỳ xoắn, đường kính, chiều xoắn...

- Ở một số loài virut và thể ăn khuẩn ADN chỉ gồm một mạch pôlinuclêôtit. ADN của vi khuẩn, ADN của lạp thể, ti thể lại có dạng vòng khép kín.

www.tulieuhoctap.com


@emperorhd: Nếu vẫn chưa c/m được thì mail cho mình, mình gửi bài qua cho.
 
Câu trả lời của Thản mới chỉ là nêu cấu trúc ADN, chưa liên hệ với việc phù hợp chức năng. Nếu liên hệ với việc phù hợp chức năng thì câu trả lời sẽ rất khác.
 
Chào bạn. Mình nghĩ đây là đáp án hoàn chỉnh:
Chứng minh "Đặc điểm cấu trúc ADN phù hợp với chức năng của nó"?

ADN mang chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Do đó:

Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử DNA đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitrit bổ xung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của DNA được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.
- Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung đã tạo cho chiều rộng DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu truc DNA ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.
- Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử DNA ở các loài sinh vật.

Những đặc điểm của DNA đảm bảo chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
- DNA có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo nguyên tắc bổ xung nhờ đó mà NST hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ.
- DNA chứa các gen cấu trúc, các gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tổng hợp protein, đảm bảo cho gen hình thành tính trạng.
- DNA có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến, hình thành những thông tin DT mới, có thể được di truyền cho cơ chế tái sinh của DNA.
 
Tiện đây tặng bạn bộ câu hỏi này. Cố gắng làm hết. Hi

Câu1:
a) Vì sao người ta lại nói nước là dung môi tốt?
b) Tại sao nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột lại luôn thấp hơn nhiệt độ không khí xung quanh chừng 1 - 20C?
c) Tại sao lá rau để vào trong ngăn đá trong tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh hỏng trong khi đó lả của một số cây sống ở vùng băng tuyết vẫn xanh tươi bình thường?

Câu2:
Hãy phân biệt quá trình quang hợp và hô hấp về các đặc điểm:
a) Phương trình tổng quát
b) Bộ máy và hệ sắc tố
c) Nguồn năng lượng để hình thành ATP
d) Vai trò của các quá trình

Câu3:
Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học. Chúng ta cần hiểu từ "sinh học" ở đây như thế nào cho đúng? Bột giặt này có tác dụng tẩy sạch những loại vết bẩn nào trên quần áo?

Câu4:
a) Hãy nêu các đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh hơn tế bào người?
b) Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người nhưng lại không làm tổn hại đến các tế bào người?

Câu5:
a) Tại sao người ta lại chộn iôt vào trong muối ăn mà không chộn vào gạo để phòng chống bệnh bướu cổ?
b) Để cho các cây táo sinh trưởng và phát triển tốt ở một số vùng nhất định người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Hãy giải thích tại sao người ta lại làm như vậy?

Câu6:
a) Nêu sự tương đồng giữa virut máy tính và virut sinh học?
b) Một số người có gen đột biến nên virut HIV không thể sinh sản trong cơ thể họ. Hãy cho biết gen đột biến này qui định prôtêin gì?
Câu7: Một bạn học sinh khi thấy mẹ làm rượu nếp, một món ăn mà bạn ấy rất yêu thích, đã thường xuyên "thăm nom" và nếm thử xem rượu nếp đã ăn được hay chưa. Kết quả là bạn ấy đã làm cho mẻ rượu nếp bị hỏng. Hãy giải thích tóm tắt qui trình lên men rượu từ gạo và giải thích nguyên nhân mà bạn học sinh kia đã làm hỏng rượu?

Câu8:
a) Hãy cho biết những chất như ostrogen, prôtêin, ion, O2 qua màng sinh chất bằng những cách nào?
b) Giải thích tại soa khi ta chẻ quả ớt ra thành nhiều mảnh nhỏ rồi ngâm trong nước thì các mảnh quả ớt lại cong lên theo một chiều xác định?

Câu9:
Khi cấu trúc bậc một của một prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị thay đổi không? Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Chào bạn. Mình nghĩ đây là đáp án hoàn chỉnh:
Chứng minh "Đặc điểm cấu trúc ADN phù hợp với chức năng của nó"?

ADN mang chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. Do đó:

Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử DNA đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.
- Trên mạch kép các cặp Nu lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitrit bổ xung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của DNA được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.
- Nhờ các cặp Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung đã tạo cho chiều rộng DNA ổn định, các vòng xoắn của DNA dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu truc DNA ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.
- Từ 4 loại Nu do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử DNA ở các loài sinh vật.

Những đặc điểm của DNA đảm bảo chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
- DNA có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo nguyên tắc bổ xung nhờ đó mà NST hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ.
- DNA chứa các gen cấu trúc, các gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tổng hợp protein, đảm bảo cho gen hình thành tính trạng.
- DNA có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến, hình thành những thông tin DT mới, có thể được di truyền cho cơ chế tái sinh của DNA.
Thản thử đi sâu thêm chút nữa và thành phần/cấu trúc hóa học của từng nucleotide cũng như khi đã tạo thành polymer (các loại đường, chỗ nào có nhóm OH, chỗ nào chỉ có H, góc liên kết....), vai trò của những liên kết/nhóm hóa học đó..... Sẽ thấy nhiều thứ hay.
 
Em nghĩ ở mức độ phổ thông như thế này là ổn rồi. Bọn em học chuyên cô giáo cũng không cần sâu như vậy.

Nhưng riêng bản thân em cũng tự đi sâu rồi. Em thấy nó rối quá, cứ lung tung thế nào ấy. Mấy hôm nay đang học để chuẩn bị thi chọn đội tuyển nên chú trọng mấy cái này lắm. Để lúc nào có nhiều thời gian em post bài lên. Tại vì đi sâu vào thấy khó hiểu quá. Mong các bác chỉ bảo.
 
Uh anh Long nói đúng đó, mình thấy nhiều sách lắm mà, nếu bạn chưa có quyển nào thì bạn có thể ra hiệu sách cũ mua vài quyển sinh học phân tử ý, hay quyển " 100 câu hỏi về di truyền biến dị của vũ Trung Tạng" hiện mình không cầm sách ở đây nên không nhớ rõ tên, bạn cứ thử đi lần đi. chúc bạn thành công. quyển sách này rất phổ biến bạn ạ, có lẽ bạn hơi thất vọng. nhưng bạn cứ đi tìm chút đi. nếu không được mình sẽ post giúp bạn đáp án nhé. coi như một lần thực tập đi tìm tài liệu nghiên cứu đi, thú vị lắm đó.....bạn thử đi nhé!
Cách học của bạn Lan làm PhanAnh nể ^^ :bimat:
 
Em nghĩ ở mức độ phổ thông như thế này là ổn rồi. Bọn em học chuyên cô giáo cũng không cần sâu như vậy.

Nhưng riêng bản thân em cũng tự đi sâu rồi. Em thấy nó rối quá, cứ lung tung thế nào ấy. Mấy hôm nay đang học để chuẩn bị thi chọn đội tuyển nên chú trọng mấy cái này lắm. Để lúc nào có nhiều thời gian em post bài lên. Tại vì đi sâu vào thấy khó hiểu quá. Mong các bác chỉ bảo.

Uhm, PhanAnh cũng đã xem về cái "cấu trúc hoá học" đó, quả thiệt là thấy nó khá phức tạp (nhưng không đến nỗi không thể hiểu nổi) nhưng trong chương trình PTTH là không cần thiết với lại năm rồi mình học... luyện "gà chọi" nên không đi kỹ.
Nhưng nếu biết vẫn tốt hơn, để đi kiếm ^^
 
Vậy hả? Tại thấy mấy lần bạn này đưa tài liệu ra lẹ quá :o, không biết chính xác tới đâu nhưng chắc bạn này đọc nhiều hơn PhanAnh rồi.:bithuong: Dù gì con Ếch kia PhanAnh cũng không biết :eek:
 
c) Tại sao lá rau để vào trong ngăn đá trong tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh hỏng trong khi đó lả của một số cây sống ở vùng băng tuyết vẫn xanh tươi bình thường?
câu này mình thắc mắc! vì bỏ vào ngăn đá làm vỡ thành xenlulozo của cây gây dập? còn cây ở ngoài vùng băng tuyết vẫn sống bình thường do nó có thích nghi: thành xenlulo dày, có sự vận chuyển nước chủ động để thay đổi nồng độ (tránh đông), và có hô hấp tạo năng lượng?
bạn có thể cho mình và mọi người biết đáp án câu này và câu :''b) Một số người có gen đột biến nên virut HIV không thể sinh sản trong cơ thể họ. Hãy cho biết gen đột biến này qui định prôtêin gì" không?:)
 
c) Tại sao lá rau để vào trong ngăn đá trong tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh hỏng trong khi đó lả của một số cây sống ở vùng băng tuyết vẫn xanh tươi bình thường?
câu này mình thắc mắc! vì bỏ vào ngăn đá làm vỡ thành xenlulozo của cây gây dập? còn cây ở ngoài vùng băng tuyết vẫn sống bình thường do nó có thích nghi: thành xenlulo dày, có sự vận chuyển nước chủ động để thay đổi nồng độ (tránh đông), và có hô hấp tạo năng lượng?
bạn có thể cho mình và mọi người biết đáp án câu này và câu :''b) Một số người có gen đột biến nên virut HIV không thể sinh sản trong cơ thể họ. Hãy cho biết gen đột biến này qui định prôtêin gì" không?:)
Mình không hiểu cây rau bị này bị kia có liên quan gì đến câu hỏi ở dưới không ^^! nhưng mình thử "trình bày quan điểm của mình". Bạn Đạt có ý kiến gì mình cùng discuss nha. :cool:

Theo như những gì Phan Anh biết virus HIV tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể (ví dụ đại như Bạch cầu đi) Uhm, "nàng" bạch cầu của người bình thường "bó tay" trước "đại ca" HIV :mrgreen:. Ở 1 người bị đột biến nọ, bạch cầu được tổng hợp ra không bình thường nên không để "cha" HIV làm gì mình hết, thậm chí còn "lớn tiếng" "đề nghị" được "bạn HIV" cuốn gói ngay đi chỗ khác => cơ thể "hên", tự nhiên chống lại được.

Khả năng khác là... Trong cơ thể bị đột biến tổng hợp nên 1 loại Protein hay Enzim gì đó, kháng lại được sự "hung hãn" của HIV :mrgreen:

Không biết mình suy nghĩ có đơn giản quá không nhỉ ?? Thôi kệ "phát biểu ý kiến" xây dựng bài :oops:
 

Facebook

Top