What's new

Chương trình Di truyền học ở đại học ?

#1
Ở trên lớp bọn em chuẩn bị học di truyền học rồi . Vào tham khảo ý kiến các bác . Chắc chương trình chỉ nâng cao hơn so với hồi cấp 3 một chút thôi nhỉ? có thể bới ra được những gì cao siêu thêm không vậy ? mong các bác chỉ giáo
 
gớm , câu hỏi của em nghiêm chỉnh thế mà bác trả lời ngọn lỏn . Rõ chán . Dĩ nhiên là học rồi mới biết nhưng ý em muốn hỏi các bác đã học qua rồi thì cho 1 vài lời khuyên để em có thể học tốt hơn môn này đấy chứ
 
học đi rồi biết
Đúng là có cái thì học rồi sẽ biết, nhưng cũng có những cái đọc đến mờ cả mắt, nghe đến thủng cả tai mà vẫn chẳng biết!
Chắc chương trình chỉ nâng cao hơn so với hồi cấp 3 một chút thôi nhỉ
Nếu về kiến thức cơ bản thì cũng không khác cấp 3 là mấy.
có thể bới ra được những gì cao siêu thêm không vậy ?
Cũng chẳng có gì cao siêu mà sẽ học những cái thực tế hơn.
Để học được tốt môn đó thì ngoài giáo trình ra em sẽ phải tham khảo nhiều, vì giáo trình cũng chỉ nói những cái khá chung chung, có nhiều cái mà em muốn biết sâu hơn về cơ chế thì phải tham khảo thêm và nếu em có thực tập ở trên viện CNSH thì em sẽ hiểu rất nhanh những gì thầy dạy.
A, mà ai dạy bọn em vậy
 
:D đúng rồi , bác nói chí phải .Bọn em học SP nên không có điều kiện thực tập trên viện CNSH , Vả lại bọn em mới học môn này . Giáo trình Di truyền học có 2 tâp . Phần 1 do Thầy giáo Tô Cao Ly giảng dạy . Nói chung là 2 quyển giáo trình dày lắm còn kiến thức thì chẳng biết sẽ thế nào .
 

Dương Văn Cường

Administrator
Đúng là có cái thì học rồi sẽ biết, nhưng cũng có những cái đọc đến mờ cả mắt, nghe đến thủng cả tai mà vẫn chẳng biết!
Chí phổi :mrgreen:

Bọn em học SP nên không có điều kiện thực tập trên viện CNSH
Sao lại như vậy? Bạn cứ liên hệ các chú trên này là OK thôi. Hay là tại năm cuối phải đi thực tập giảng dạy ở các trường trung học? Nếu vậy lên đây sớm hơn, hè năm thứ 2, thứ 3 chẳng hạn.

Giáo trình càng dày càng ốm. Trước đây tôi cứ nhìn thấy sách dày là khoái, giờ thì nhìn mấy quyển cỡ 300 - 400 trang là khỏi đọc luôn.

Tuy nhiên mấy quyển của MC. Graw Hill chẳng hạn, càng nhiều trang càng tuyệt. Biết thế nhưng lại chẳng đọc được mấy :mrgreen:
 
nếu em có thực tập ở trên viện CNSH thì em sẽ hiểu rất nhanh những gì thầy dạy
Tất nhiên là học nếu đi đôi với hành thì sẽ tiến bộ rất nhanh, tuy nhiên bạn biết khai thác tiềm năng của Internet thì bạn cũng có thể học được nhiều điều thú vị lắm. Chẳng hạn nếu bạn muốn tìm hiểu về cơ chế hoạt động của Lac operon chẳng hạn, bạn chỉ cần vào google và đánh "Lac operon" thì bạn sẽ tìm được rất nhiều tài liệu liên quan đến operon. Nói chung, bạn nên tìm theo các từ khóa (keyword) thì sẽ rất nhanh và hiệu quả.

chúc bạn thành công!!! :D
 
Dĩ nhiên là khai thác internet thì sẽ có rất nhiều kiến thức , thông tin mà mình cần . Nhưng rõ khổ . Toàn web tiếng anh , mà đâu phải ai cũng có trình độ tiếng anh đủ để có thể ngồi dịch đâu? Em thấy phương pháp đó rất tốt nhưng nó chỉ tối ưu đối vói từng đối tượng thôi ạ .
 
To dontcry: Em đang có ý định chuyển sang nghiên cứu . Nhưng chưa biết bắt đầu thế nào . Bác có thể cho em hỏi muốn được thực tập ở trên viện CNSH thì có khó lắm không? có đòi hỏi trình độ của mình phải đạt đến 1 mức độ nào đó? và nếu muốn được thực tập ở đó thì em phải liên hệ với ai ạ ? Mong bác chỉ giáo .Thank bác nhiều :D
 

Dương Văn Cường

Administrator
Tôi chưa rõ các bạn ở ĐHSP làm khóa luận tốt nghiệp như thế nào. Nếu là một đề tài nghiên cứu thì hoàn toàn OK. Và thêm một điều kiện nữa là bạn có thời gian của học kỳ 8 để thực tập ở viện, chứ nếu học kỳ 8 mà bạn phải làm một công việc khác thì không ổn. Bạn hãy lên 18 Hoàng Quốc Việt, phi vào nhà A10, gặp một vài cô, chú và nói rõ bạn là ai, bạn muốn làm gì ... nếu điểm số của bạn từ Khá trở lên thì đến 90% là bạn sẽ được nhận.

Tôi ủng hộ cái cách tự bạn đi tìm, vì đó là cách hay nhất. Còn nếu vẫn ngại ngần thì tôi có thể email cho bạn một vài số điện thoại của các cô, các chú ở đây.

Khi bạn đã thực tập ở Viện CNSH thì sau khi ra trường bạn có thể có cơ hội ở lại đây làm nghiên cứu, với điều kiện là bạn chưa chán đến phát ốm lên với việc làm thí nghiệm. Nghiêm chỉnh đấy.
 
Cảm ơn bạn rất nhiều . Tôi cũng rất muốn được làm công việc nghiên cứu . Vì đó là công việc mà tôi mơ ước từ trước khi thi ĐH cơ. Nhưng tôi chỉ sợ khả năng của tớ quá tệ .Bây giờ bắt đầu liệu có quá muộn không nhỉ?
 
Tôi cũng rất muốn được làm công việc nghiên cứu
Bạn đã tìm hiểu kỹ việc nghiên cứu là như thế nào chưa? Nếu bạn chỉ thích nó theo cảm tính thì tôi khuyên bạn đừng nên lao vào mà nghiên cứu, kẻo hối không còn kịp! còn nếu bạn thực sự đã tìm hiểu kỹ nó thì chẳng có lý do gì mà phải sợ cả.
tôi chỉ sợ khả năng của tớ quá tệ
Khả năng của bạn hãy để thực tế kiểm nghiệm!
Bây giờ bắt đầu liệu có quá muộn không nhỉ?
Không có gì là quá muộn cả, chỉ có không dám làm điều mình thích thì lúc nào cũng là quá muộn.
 
chương trình di truyền ở đại học quá giáo điều và thiếu thực tế. Di truyền và SHPT cần được cập nhật và học sinh cần được học một số kỹ thuật như chuyển gene bằng thuốc lá, PCR, điện di, sắc ký...và học một số phần mềm sinh học như Vector design, Primer design. Đáng ra có thể học ở sinh hóa nhưng sinh hóa có lẽ còn tệ hơn vì chỉ học lý thuyết suông.
 
To Drosophilia: Mình thì không nghĩ thế, chí ít thì chương trình DT ở ĐH cũng cung cấp cho bạn một luợng kiến thức cơ bản nhất định , thậm chí những kiến thức mới nếu khi bạn bước vào giai đoạn chuyên nghành. Điều quan trọng là bạn học như thế nào và cách bạn tiếp cận vấn đề ra sao thôi. Những kỹ thuật mà bạn nói ấy SV nghành di truyền đều được học khi bước vào giai đoạn chuyên nghành. Tham vọng được đi Mỹ học của bạn rất đẹp, nhưng có lẽ trước hết sự chuẩn bị một nền tảng kiến thức và tiến anh luôn luôn là rất cần thiết. Chúc bạn luôn thành công với ước mơ của mình.

To Venus: Điều quan trọng nhất là sự đam mê, trong khoa học nếu bạn không có sự đam mê thì sẽ không làm được gì đâu. Hãy tự tin vào bản thân mình chứ. Chắc chắn bạn sẽ làm được những điều bạn mông muốn mà.

Thân
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Drosophilia said:
chương trình di truyền ở đại học quá giáo điều và thiếu thực tế. Di truyền và SHPT cần được cập nhật và học sinh cần được học một số kỹ thuật như chuyển gene bằng thuốc lá, PCR, điện di, sắc ký...và học một số phần mềm sinh học như Vector design, Primer design. Đáng ra có thể học ở sinh hóa nhưng sinh hóa có lẽ còn tệ hơn vì chỉ học lý thuyết suông.
Biết nói thế nào với Drosophilia đây nhỉ, theo tôi thì bạn nên ngồi đọc lại một cách có hệ thống những gì bạn viết.

chương trình di truyền ở đại học quá giáo điều và thiếu thực tế
Bạn có thể chỉ cụ thể một vài chỗ bạn cho là quá giáo điều và thiếu thực tế không?

Di truyền và SHPT cần được cập nhật và học sinh cần được học một số kỹ thuật như chuyển gene bằng thuốc lá, PCR, điện di, sắc ký...và học một số phần mềm sinh học như Vector design, Primer design
Không biết bạn học trường nào nhưng tôi thấy PCR, điện di, sắc ký... thì ở đâu mà chả dạy, còn chuyển gene bằng thuốc lá thì hình như là kỹ thuật mới à, vì bây giờ tôi mới nghe nói mà. Không hiểu có phải là lấy một cái gene cần chuyển nhồi vào điếu thuốc lá, sau đó chúng ta ra sức hút nó, hehe, kết quả là gene cần chuyển sẽ tới đích??? Tôi hiểu vậy có đúng không nhỉ?? Còn việc dùng phần mềm bạn nói thì theo tôi nó không nằm trong nội dung của môn học này.

Đáng ra có thể học ở sinh hóa nhưng sinh hóa có lẽ còn tệ hơn vì chỉ học lý thuyết suông
Một câu hỏi nữa đặt ra là trường bạn học sinh hóa không được thực hành à. Tất nhiên có những phần là không cần thiết và cũng không đủ khả năng để bạn thực hành về nó ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 
Em không biết bên KHTN học như thế nào ? có lẽ thực hành khá nhiều nhỉ? Còn bên bọn em thì học tất cả nhưng mà kiến thức cực kì nông và mang đậm chất lí thuyết . Trong khi thực hành thì chỉ làm những thí nghiệm đơn giản . Bọn em không cón điều kiện để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức ngoài lề hay nói 1 cách khác thì các thấy không đề cập nhiều ngoài Sách giáo trình mà muốn xem thi phải tự tìm hiểu . Trong khi lịch học thì dàn trải các môn chứ ko đi sâu vào 1 chuyên nghành nào cả . Rất khó nghiên cứu.
Theo em thì có lẽ ta phải có 1 trình tự hệ thống kiến thức và phải biết chọn lọc tài liệu chứ không thể ôm đồng cả núi sách để rồi loạn lên mà thu lươm thì chẳng bao nhiêu cả . Đúng không nhỉ?
To Drosophilia: Theo mình thì có lẽ cùng 1 chương trình nhưng các trường khác nhau sẽ có cách khai thác và hướng đi khác nhau thôi .
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
To Drosophilia: Theo mình thì có lẽ cùng 1 chương trình nhưng các trường khác nhau sẽ có cách khai thác và hướng đi khác nhau thôi .

Còn bên bọn em thì học tất cả nhưng mà kiến thức cực kì nông và mang đậm chất lí thuyết
Bọn em không cón điều kiện để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức ngoài lề hay nói 1 cách khác thì các thấy không đề cập nhiều ngoài Sách giáo trình mà muốn xem thi phải tự tìm hiểu
Câu trả lời chung cho cả hai vấn đề này là phải tự tìm sách mà đọc, tìm thầy mà hỏi thôi. Ở đâu cũng vậy cả. Thầy cô dạy trên lớp chỉ mang tính chất giới thiệu thôi mà.

Trong khi lịch học thì dàn trải các môn chứ ko đi sâu vào 1 chuyên nghành nào cả . Rất khó nghiên cứu.
Em cần phải phân biệt rõ, em học sư phạm, nên chức năng chính là giảng dạy chứ không phải là nghiên cứu hay triển khai công nghệ. Vì thế cho dùng cùng một môn học nhưng bọn em sẽ học khác là đúng rồi.

Theo em thì có lẽ ta phải có 1 trình tự hệ thống kiến thức và phải biết chọn lọc tài liệu chứ không thể ôm đồng cả núi sách để rồi loạn lên mà thu lươm thì chẳng bao nhiêu cả . Đúng không nhỉ?
Tất nhiên là có cả một hệ thống kiến thức rồi đấy chứ, cụ thể là việc phân chia các môn học của trường em chính là hệ thống các kiến thức em cần trang bị để sau này có thể trở thành giáo viên. Việc chọn lọc tài liệu cũng là ở người học chứ. Việc tổng hợp, chọn lọc tài liệu cũng là một kỹ năng rất quan trọng cần phải học chứ đừng ăn sẵn theo kiểu em cần đọc cái này, thầy đưa em, thầy hỏi ra thì không phải là do học sinh không tìm được tài liệu về vấn đề đó mà là chưa bao giờ tìm cả. Thầy có khoảng 50 sinh viên mà như vậy cả thì suốt ngày chỉ đi tìm tài liệu cho sinh viên thôi khỏi dạy.
 
hi
chuyển gene bằng cây thuốc lá... đó là điều tôi muốn nói. Ai ở đây học sinh học thực vật chắc biết cây thuốc lá là mô hình chuyển gene ở thực vật, giống như cá thia ở động vật vậy.
cheer.
giáo điều ở đây dựa trên ý kiến chủ quan của tôi. Có thể nói giáo điều là các thầy cô giảng dạy những điều mình chưa hề biết và chưa hề làm, đó cũng là một khía cạnh giáo điều đấy, phải không?
cheer!
 
Bạn mong muốn gì khi ra trường.

Bạn học sư phạm mà hình như không thích làm cô giáo. Nghiên cứu là cực kì tốt, tôi rất ủng hộ bạn, nhưng bạn hãy nghĩ một vấn đề thực tế hơn.Bạn đã nắm chắc lí thuyết chưa? tôi cũng là người thích nghiên cứu và thực ra ở trường tôi việc thực hành hay tự nghiên cứu vẫn còn hạn chế, đó là khó khăn chung của chúng ta.
Theo quan điểm của tôi, nghiên cứu là chính đáng và cần thiết nhưng trước hết phải tường lí thuyết đã, bạn có chắc là mình đã nắm vững mọi thứ?
Hi vọng bạn sẽ thành công. :) :)
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Có thể nói giáo điều là các thầy cô giảng dạy những điều mình chưa hề biết và chưa hề làm, đó cũng là một khía cạnh giáo điều đấy, phải không?
Thế ra theo bạn như vậy là giáo điều. Hay nói cách khác để không giáo điều thì thầy cô phải giảng dạy mình những cái mình đã biết và đã làm. Vậy thì tôi không còn gì để nói.
 

Facebook

Top