What's new

Có ai có bản ct,t/c các bao quan của tb nhân thực ko?

Bạn tham khảo nhé

Có ai có bản ct,t/c các bao quan của tb nhân thực ko?

msc
nhân
trung thể
khung xương tb
.........

có ai có cho minh` xin cái ạ
Trả lời
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC
Tế bào động vật, thực vật, nấm… là tế bào nhân thực: có màng nhân, có các bào quan khác nhau mà mỗi bào quan có cấu trúc phù hợp với chức năng chuyên hoá của mình, tế bào chất được chia thành nhiều ô nhỏ nhờ hệ thống màng.

B. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. NHÂN TẾ BÀO

1. Cấu trúc

Nhân tế bào dễ nhìn thấy nhất trong tế bào nhân thực. Đa số tế bào có một nhân (cá biệt có tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người). Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm còn tế bào thực vật có không bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên. Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm. Phía ngoài nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc.

a) Màng nhân
Màng nhân gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6 – 9nm. Màng ngoài thường nối với lưới nội chất. Trên bề mặt màng nhân có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80nm. Lỗ nhân được gắn liền với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân
b) Chất nhiễm sắc

Về thành phần hoá học thì chất nhiễm sắc chứa ADN, nhiều prôtêin kiềm tính (histon). Các sợi chất nhiễm sắc qua quá trình xoắn tạo thành nhiễm sắc thể (NST). Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: tế bào xôma ở người có 46 nhiễm sắc thể, ở ruồi giấm có 8 nhiễm sắc thể, ở đậu Hà Lan có 14 nhiễm sắc thể, ở cà chua có 24 nhiễm sắc thể…

c) Nhân con

Trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc, đó là nhân con hay còn gọi là hạch nhân. Nhân con gồm chủ yếu là prôtêin (80% - 85%) và rARN.

2. Chức năng

Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào.

II. RIBÔXÔM

- Cấu trúc: Ribôxôm là bào quan nhỏ không có màng bao bọc. Ribôxôm có kích thước từ 15 – 25nm. Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribôxôm. Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và prôtêin. Mỗi ribôxôm gồm một hạt lớn và một hạt bé.
- Chức năng: ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào

III. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO

Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau, gọi là khung xương nâng đỡ tế bào. Khung xương tế bào có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như: ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định.

Các vi ống có chức năng tạo nên bộ thoi vô sắc. Các vi ống và vi sợi cũng là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào. Các sợi trung gian là thành phần bền nhất của khung xương tế bào, gồm một hệ thống các sợi prôtêin bền.

IV. TRUNG THỂ

Trung thể là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật. Mỗi trung thể gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài, có đường kính vào khoảng 0,13µm, gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng.

Trung tử có vai trò quan trọng, là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào.

Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp: Nhân tế bào được bao bọc bởi hai lớp màng, chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Ribôxôm được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin là nơi tổng hợp prôtêin.

Khung xương tế bào là nơi neo giữ các bào quan và giữ cho tế bào động vật có hình dạng xác định.

Trung thể là bào quan có ở tế bào động vật. Đây là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào.
 

Tuevu94

Member
TẾ BÀO EUKARYOTE
1. Nhân
Phần lớn tế bào có một nhân. Một số trường hợp, tế bào có nhiều nhân như Paramecium (2 nhân), một số tế bào gan và tế bào nước bọt của động vật có vú (2-3 nhân), một số tế bào đa nhân có đến hàng chục nhân (megacaryocyte trong tủy xương). Tuy nhiên, cũng có tế bào không nhân chẳng hạn như tế bào hồng cầu.
Hình dạng của nhân tùy thuộc vào hình dạng tế bào: tế bào hình cầu (lymphocyte, tế bào nhu mô, neuron), nhân thường có hình cầu; trong các tế bào hình trụ, hoặc hình kéo dài theo một trục (tế bào cơ, tế bào biểu bì), nhân có hình bầu dục; một số nhân có hình phức tạp (nhân phân thùy của tế bào bạch cầu).
Kích thước của nhân phụ thuộc loại và trạng thái chức năng của tế bào, trung bình khoảng 5m.
Cấu trúc nhân khá phức tạp:
Màng nhân là màng kép (double membrane) tách biệt nhau khoảng 20-40nm. Mỗi màng dày khoảng 10nm và có cấu trúc bởi lớp phospholipid kép tương tác với các protein.
Màng ngoài nối với hệ thống mạng lưới nội chất (endoplasmic recticulum-ER) bởi các khe bể chứa và hình thành hệ thống khe. Trong một số trường hợp, hệ thống khe này mở ra khoảng gian bào liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
Màng nhân có cấu trúc không liên tục. Trên màng nhân có các lỗ nhân (nuclear pore), có đường kính khoảng 100nm. Tại mép của lỗ này, màng ngoài và màng trong nối với nhau.
Lỗ nhân được cấu tạo từ một phức hợp protein gọi là phức hợp lỗ. Phức hợp này nối các lỗ với nhau có vai trò điều hòa kích thước lỗ và vận chuyển các chất có kích thức lớn (large macromolecules and particles) qua lỗ.
Ngoài lỗ màng nhân, trên mặt của màng nhân có các phiến mỏng (lamina) lót mặt trong của màng, đảm bảo ổn định hình dạng của nhân.
Ngoài việc tách biệt nhân và tế bào chất, màng nhân có chức năng trong trao đổi chất, tổng hợp protein và ổn định hình dạng nhân.
Nhân chứa hầu hết gene của tế bào. Các DNA tổ chức với protein làm thành chất nhiễm sắc. Chất nhiễm sắc (chromatin) bắt màu có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi như một khối lộn xộn. Khi tế bào chuẩn bị phân chia, chromatin xoắn lại và dày lên gọi là nhiễm sắc thể (chromosome) có số lượng đặc trưng cho mỗi loài.
Hạch nhân (nucleolus) được tìm thấy trong nhân của tế bào khi không phân chia. Đây là tổ chức tổng hợp các thành phần của ribosome.
Nhân có vai trò chứa và truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Nhân chứa DNA, nhiễm sắc thể. Khi tế bào phân chia, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi và phân chia về hai tế bào con.
Nhân điều khiển, điều hòa hoạt động sống của tế bào. Cắt trùng Stentor, thành hai phần một nửa có nhân và một nửa không có nhân. Một nửa có nhân nhanh chóng phục hồi. Nửa kia sẽ chết sau đó. Đối với Foraminifera, nửa có nhân phục hồi vỏ cứng bị mất, nửa kia không có khả năng này.
2. Ribosome
Ribosome là trung tâm tổng hợp protein. Những tế bào có tỉ lệ tổng hợp protein cao thường có số lượng ribosome lớn chẳng hạn như tế bào gan của người (vài triệu ribosome), những tế bào có tỉ lệ tổng hợp protein thấp có ít ribosome.
Ribosome có hình cầu kích thước nhỏ (20-35nm).
Trong tế bào, ribosome bám trên hệ thống màng mặt ngoài của lưới nội chất, màng nhân (bound ribosome) và nằm tự do trong cytosol.
Ribosome tự do tổng hợp protein có chức năng trong tế bào chất, chẳng hạn như các enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất (metabolitic process).
Ribosome bám tổng hợp các protein được xuất ra khỏi tế bào. Những tế bào chuyên hóa tiết protein như tế bào các tuyến chẳng hạn như tuyến tụy (pancreas) có tỉ lệ ribosome bám cao.
Ribosome được cấu tạo chủ yếu từ RNA và protein. Ribosome của prokaryote có hằng số lắng là 70S gồm hai hai tiểu phần 30S và 50S. Ở tế bào eukaryote, ribosome có hằng số lắng là 80S gồm 2 tiểu phần 40S và 60S.
3 Mạng lưới nội chất (endoplasmic recticulum-ER)
Mạng lưới nội chất là một hệ thống màng chằng chịt (labyrinth) chiếm hơn 50% tổng màng trong tế bào eukaryote. Mạng lưới nội chất bao gồm các ống, túi và bể thông với nhau phân bố khắp tế bào chất.
Có hai loại mạng lưới nội chất khác nhau. Mạng lưới nội chất nhám (rough ER) và mạng lưới nội chất trơn (smooth ER)
3.1 Mạng lưới nội chất trơn (smooth endoplasmic recticulum)
Mạng lưới nội chất trơn có chức năng trong chuyển hóa chất như tổng hợp lipid, chuyển hóa carbohydrate, phân giải hóa chất (drug) và độc tố và co cơ.
Vd: Mạng lưới nội chất trơn của tế bào cơ (muscle cell) bơm Ca2+ từ cytosol vào trong túi. Khi tế bào cơ bị kích thích bởi các xung thần kinh, Ca2+ được đưa ngược lại vào cytosol gây co cơ.
3.2 Mạng lưới nội chất nhám (rough endoplasmic recticulum)
Mạng lưới nội chất nhám mặt ngoài có các ribosome. Ở nhiều loại tế bào, protein tiết có tính chuyên hóa được tổng hợp ở ribosome của mạng lưới nội chất nhám chẳng hạn như insulin của tuyến tụy. Một polypeptide được tổng hợp được đóng gói vào túi hay bóng màng (vesticle) thông qua lỗ, được hình thành bởi protein trên màng của mạng lưới nội chất. Khi đi vào túi, polypeptide xoắn thành cấu hình không gian đặc trưng. Hầu hết các protein tiết là glycoprotein. Các túi protein tiết (transfort vesicle) sau đó tách khỏi mạng lưới nội chất và được vận chuyển đến nơi cần thiết.
4. Bộ máy Golgi (Golgi apparatus)
Sau khi rời khỏi mạng lưới nội chất, các bóng vận chuyển (transport vesicle) được đưa đến bộ máy Golgi. Ơ đây các sản phẩm của mạng lưới nội chất được biến đổi, phân loại sau đó đưa đến nơi cần thiết.
Bộ máy Golgi gồm những túi nhỏ dẹp có màng kép xếp song song nhau tựa như chồng đĩa. Các túi dẹp ở gần nhau nối với nhau bởi các ống.
Các túi dẹp có cấu trúc phân cực: mặt cis và trans. Mặt cis nằm gần mạng lưới nội chất và tiếp nhận các bóng vận chuyển từ mạng lưới nội chất. Các sản phẩm này được biến đổi trong Golgi từ mặt cis tới trans. Những biến đổi có thể là loại bỏ một số monomer trên gốc đường của protein, gắn gốc phosphate. Các sản phẩm của Golgi sau đó tách khỏi mặt trans đến nơi cần thiết.
5. Lysosome
Lysosome là các túi enzyme thủy phân được bao bọc bởi màng. Các enzyme này có thể hoạt động tốt ở pH khoảng 5 và có thể thủy phân hầu hết các đại phân tử như protein, polysaccharide, nucleic acid và lipid. Màng của lysosome đảm bảo pH thấp bằng cách bơm H+ từ cytosol vào. Cấu hình protein của mặt trong màng lysosome và enzyme tiêu hóa đảm bảo tránh sự tự phân hủy lysosome.
Lysosome có vai trò trong:
- Tiêu hóa nội bào: Ở amip, không bào tiêu hóa (food vacuole) hòa màng với lysosome để tiêu hóa thức ăn.
- Tái chế nguyên liệu thông qua quá trình tự tiêu (autophagy) các bào quan già.
- Hủy tế bào theo chương trình. Trong quá trình phát triển của nòng nọc thành cóc, lysosome phân hủy các tế bào đuôi. Trong quá trình phát triển phôi người, lysosome phân hủy màng ngón tay ở phôi.
- Nhiều bệnh di truyền gọi là dự trữ lysosome (lysosomal storage diseases) ảnh hưởng đến chuyển hóa của lysosome. Một người bị bệnh này thiếu active lysosome enzyme hoạt hóa. Các lysosome bị ứ đọng cơ chất ảnh hưởng đến hoạt động tế bào.
Vd: Bệnh Pompe: gan bị tổn hại do tích lũy nhiều glycogen. Bệnh Tay-Sarch, tích lũy lipid ở não.
Các bệnh này có thể chữa trị bằng cách tiêm enzyme có liên quan hay bằng liệu pháp gene.
6. Không bào (vacuole)
Không bào (vacuole) và bóng màng (vesicle) đều được bao bọc mởi màng nhưng không bào lớn hơn. Không bào có nhiều chức năng. Không bào tiêu hóa (hình thành do thực bào phagocyte), không bào co bóp (contractile vacuole), không bào trung tâm (central vacuole ở tế bào thực vật trưởng thành) được bao bọc bởi màng (tonoplast). Không bào tế bào thực vật chứa protein, các chất vô cơ (kali, chloride), sản phẩm trung gian của hóa trình chuyển hóa các chất, sắc tố, độc tố.
Không bào có vai trò trong sự lớn lên của tế bào thực vật: do không bào kéo dài khi hút nước.
Không bào lớn được hình thành từ việc kết hợp nhiều không bào nhỏ hơn.
7. Ti thể (mitochondria)
Trong tế bào của eukaryote thường có nhiều ti thể, một số trường hợp có một ti thể lớn. Ở những tế bào hoạt động trao đổi đổi chất mạnh, số lượng ti thể nhiều hơn tế bào hoạt động ít.
Ti thể có hình hạt hay hình sợi đường kính trung bình 0.1-0.5m, dài1-10m.
Quay phim hiển vi cho thấy ti thể luôn chuyển động, thay đổi hình dạng và phân chia.
Ti thể có màng đôi, màng ngoài trơn, mang trong gấp nếp thành mào có hình răng lược (cristae) làm tăng thêm bề mặt của màng trong nhằm tăng cường hiệu quả chức năng của nó. Trên bề mặt của răng lược có các hạt là các protein xuyên màng (integral protein) và rìa màng (peripheral protein) có vai trò trong chuyền điện tử và tổng hợp ATP.
Màng trong chia ti thể thành hai buồng: buồng thứ nhất (internal compartment) là vùng hẹp giữa hai màng; buồng thứ hai chất nền của ti thể (mitochondrial matrix) được bao quanh bởi màng trong chứa enzyme thực hiện một vài bước chuyển hóa chất trong hô hấp tế bào. Ngoài ra, chất nền còn có các DNA. Vì vậy, ti thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp một số protein.
Ti thể là nơi thực hiện hô hấp tế bào, một quá trình dị hóa (catabolism) tạo ra ATP từ việc oxy hóa đường, lipid và những nhiên liệu khác trong sự có mặt của oxy.
8. Lạp thể (chloplast)
Ở thực vật không bị ánh sáng đốt trực tiếp, lục lạp có hình cốc hình sao, hình bản, hình chuông…
Ở thực vật trên cạn, lục lạp có hình bầu dục. Với hình bầu dục, lục lạp có xoay bề mặt điều chỉnh mức độ tiếp xúc với ánh sáng và sử dụng ánh sáng hiệu quả nhất. Đây cũng là một đặc điểm tiến hóa của giới thực vật.
Số lượng lục lạp khác nhau ở các loài thực vật. Mỗi tế bào tảo có một lục lạp. Thực vật bậc cao trung bình có 20-100 lục lạp.
Đường kính lục lạp khoảng 4-6 micrometer, dày 2-3 micrometer.
Những cây ưa bóng có số lượng, kích thước lục lạp và hàm lượng sắc tố trong lục lạp nhiều hơn cây ưa sáng.
Hình 2.32: Cấu trúc lục lạp
Lục lạp được bao bọc bởi màng kép, chia lục lạp thành hai buồng: khoảng giữa hai màng và chất nền (stroma).
Stroma là nơi xảy ra các phản ứng của pha tối trong quang hợp. Thành phần hóa học của stroma bao gồm: Các enzyme, protein, acid nucleic, ribosome, lipid và các giọt dầu...
Grana là tập hợp các thylakoid xếp chồng chất lên nhau là nơi xảy ra các phản ứng pha sáng trong quang hợp. Màng thylakoid có phức hệ enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthetase). Trong màng chứa hệ thống sắc tố và hệ thống chuyền điện tử. Một grana có 5-30 thylakoid được gọi là thylakoid grana. Mỗi lục lạp có khoảng 40-50 grana được liên kết với nhau bởi thylakoid stroma.
Lục lạp có vai trò trong chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học và dùng nó trong việc tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước. Lục lạp có chứa DNA, như vậy chúng có thể tự sinh sản và tổng hợp một số protein.
9. Peroxisome
Peroxisome là các bóng màng, có màng đơn. Bên trong là chất nền chứa các enzyme oxy hóa đặc trưng: catalase phân giải hydrogen peroxide, enzyme chuyển hóa acid béo. Peroxisome ở gan có vai trò trong giải độc bằng cách chuyển H từ chất độc cho oxygen.
Một bào quan chuyên biệt của peroxisome là glyoxisome không có ở động vật có xương sống bậc cao. Bào quan này chứa enzyme chuyển hóa lipid thành carbonhydrate.
10. Bộ xương tế bào (cytoskeleton)
Bộ xương tế bào là mạng lưới vi sợi, vi ống mở rộng khắp nguyên sinh chất (cytoplasm) và có vai trò chính trong tổ chức cấu trúc và hoạt động của tế bào.
Chức năng:
Bộ xương tế bào có chức năng nâng đỡ và duy trì hình dạng của tế bào. Kiến trúc của bộ xương chắc chắn và đàn hồi cao; bộ xương cung cấp điểm tự cho các bào quan và rất linh động do có thể bị phân hủy và tái thiết lập.
Bộ xương tế bào liên quan đến các dạng vận động của tế bào. Sự chuyển động đó đòi hỏi sự tương tác giữa bộ xương và các protein vận động (motor) chẳng hạn như các bóng vận chuyển trên các đường ray (monorail) từ bộ xương; co cơ…
Bộ xương cũng tham gia vào điều hòa hoạt động sinh hóa của tế bào. Bộ xương có thể chuyển lực cơ học từ bề mặt tế bào vào bên trong và đến nhân. Trong thí nghiệm, người ta kéo protein của màng sinh chất liên kết với bộ xương. Một video hiển vi cho thấy có sự sắp xếp lại nhân và các tổ chức khác của hạch nhân (nucleoli).
Bộ xương tế bào được cấu trúc bởi: vi ống (microtubule), vi sợi (microfilament) và vi sợi trung gian (intermediate filament).
Vi ống
Vi ống được tìm thấy ở tất cả eukaryote, là những ống thẳng rỗng ở giữa dài khoảng 200nm -25m, đường kính khoảng 25nn.
Vách vi ống được cấu trúc bởi protein hình cầu (globular protein) gọi là tubulin. Mỗi tubulin có hai thành phần: alpha và beta tubulin. Các thành phần của tubulin có thể tách rời và tái sử dụng.
Vi ống cũng có thể tập hợp thành lông, roi, các vi ống thần kinh của sợi trục (axon), thoi phân bào.
Hình 2.35: cấu trúc của tubulin
Vi ống có vai trò:
Kéo nhiễm sắc thể về hai cực, nhờ các vi ống của thoi vô sắc.
Vận chuyển các bào quan từ nơi này đến nơi khác: chuyển động của ti thể, bóng màng xuất nhập bào (hình 2.51 và 2.52).
Duy trì hình dạng tế bào: do sự sắp xếp đặc trưng của vi ống (biệt hóa tế bào)
Vi sợi
Vi sợi đường kính khoảng 7 nm, cấu trúc bởi hai sợi actin xoắn lại, được tìm thấy trong tất cả eukaryote. Vi sợi dạng này phân bố khắp cytoplasm nhưng thường tập trung sát ngay màng sinh chất. Cấu trúc của chúng chịu lực căng (tension forces). Các vi sợi tương tác với các protein khác tạo thành mạng lưới có vai trò nâng đỡ và duy trì hình dạng tế bào. Ở tế bào động vật chuyên hóa cho vận chuyển các chất, các bó microfilament làm thành lõi của lông tơ làm tăng diện tích bề mặt tế bào.
Dạng vi sợi dày hơn là myosin tương tác với actin có vai trò trong vận động của tế bào. Sự co cơ là kết quả của việc trượt lên nhau của actin và myosin làm tế bào ngắn lại. Sự tương tác của actin và myosin trong tế bào động vật đang phân chia hình thành rãnh phân cắt chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
Vi sợi trung gian
Vi sợi trung gian phổ biến trong eukaryote có đường kính 8-12nm. Các sợi này chuyên biệt cho việc chịu lực căng và rất đa dạng. Sợi trung gian là thành phần cố định của tế bào và có vai trò trong việc đảm bảo hình dạng tế bào. Khi xử lý loại bỏ microtube và microfilament, tế bào vẫn giữa nguyên hình dạng. Như vậy, mạng lưới các sợi trung gian đảm bảo hình dạng nguyên thủy của tế bào.
11. Trung thể (centriosome)
Trung thể có ở các tế bào động vật đa bào cũng như đơn bào và nằm cạnh nhân. Trung thể ở tế bào động vật có một cặp trung tử (centriole) và chất quanh trung tử (pericentriole). Ngày nay, người ta gọi trung thể là MTOC (microtubule organizing centre). Tế bào thực vật không có trung tử.
Trung tử có hình trụ đường kính khoảng 0.15-0.25 m dài 0.7 m. Thành trụ được cấu tạo từ 9 bộ ba vi ống. Các vi sợi bao quanh tâm trụ. Bộ ba vi ống gồm tubilin A, B và C và được nối với nhau bởi protein nexin. Khi tế bào phân chia trung tử nhân đôi.
Trước đây cho rằng, trung tử có vai trò trong tạo thoi vô sắc. Nhưng nhiều bằng chứng gần đây cho thấy những tế bào bị phá trung tử vẫn hình thành thoi vô sắc.
Chất quanh trung thể có nhiều cấu trúc hình cầu kích thước khoảng 40-70nm có cuống đính với các vi ống của trung tử và các vi ống tự do xếp phóng xạ quanh trung thể
12. Lông và roi
Lông và roi là những phần lồi của tế bào chất được bao bởi màng có đường kính khoảng 0.2m. Người ta phân biệt lông và roi dựa vào chiều dài, số lượng và cách thức hoạt động (beating patern). Roi thường dài hơn lông (10-200m so với 2-20 m). Tế bào có khoảng vài roi trong khi có tới khoảng 300 lông. Roi chuyển động uốn sóng tạo lực cùng hướng với trục của roi. Lông chuyển động như mái chèo (oar) tạo lực vuông góc với trục của lông.
Mặc dù có chiều dài, số lượng và chuyển động khác nhau nhưng lông và roi có chung cấu trúc siêu hiển vi (ultrastructure). Lông và roi được bao bọc bởi màng sinh chất và gồm 9 đôi microtubule xếp song quanh 2 microtubule ở giữa (9+2). Đôi vi ống gồm alpha và beta microtubule liên kết với nhau bởi protein nexin. Alpha microtubule có hai tay là protein dynein hướng tới beta microtubule của cặp kế. Alpha microtubule nối với màng bao hai microtubule trung tâm bởi nối phóng xạ. Cấu trúc lông và roi được neo vào tế bào nhờ thể nền (basal bodies) tương tự như trung tử có vai trò trong tái sinh lông và roi. Dynein có vai trò trong chuyển động của lông và roi. Cơ chế chuyển động của DYNEIN giống như mèo leo cây và cần năng lượng (ATP).
Lông và roi giúp tế bào chuyển động và dọn các chất lỏng trên bề mặt mô. Lông tế bào đệm (lining: niêm mạc) của khí quản quét những mảnh vụn ra khỏi phổi.
13. Vách tế bào (cell wall)
Vách tế bào thực vật bền chắc và quy định hình dạng tế bào. Mặt trong cua vách dính với màng nguyên sinh chất.
Vách tế bào bao gồm các thành phần cấu trúc sau: Cellulose chiếm 30%, hemicellulose và pectin chiếm 60%, protein, lipid, peroxydase, ATPase và phosphatase. ở tế bào già, vách tế bào có thêm lignin (hóa gỗ), chất sáp, cutin(cuticle), tannin và suberin…
Các sợi microfibil của cellulose đan kết trong một khối cơ chất vô định hình của polysaccharide (hemicellulose và pectin) và các protein.
Khi tế bào còn non, chúng được bào bọc bởi vách sơ cấp. Giữa vách sơ cấp của các tế bào lân cận là các phiến giữ (middle lamina) thành phần chính là pectin, chất kết dính các tế bào lại với nhau thành khối mô. Khi tế bào trưởng thành, một số tế bào thấm thêm các chất làm vách sơ cấp cứng hơn, một số khác hình thành vách thứ cấp (secondary cell wall) nằm giữa màng sinh chất và vách sơ cấp, có nhiều lớp phiến mỏng hơn.
Vách tế bào có các chức năng:
o Trao đổi ion như nhóm carboxyl có trong pectin với H+, K+ và các cation khác.
o Chất suberin tham gia điều tiết chế độ nước và nhiệt của cây.
o Vách tế bào ở cạnh nhau liên kết lại thành hệ thống gian bào, có vai trò trong vận chuyển vật chất.
o Vách tế bào có các lỗ, nơi mà các sợi liên bào xuyên qua, đảm bảo cho sự thông thương, sự vận chuyển các chất và truyền thông tin giữa các tế bào.
o Vách tế bào duy trì hình dạng tế bào nhờ áp suất nước và quyết định kích thước của tế bào.
 
dài thì học tóm tắt đi:mrgreen:
rèn luyện kĩ năng sinh học 10 có tóm tắt dứoi dạng bảng đó^^, dễ học:D
 

Facebook

Top