What's new

Đại cương tế bào

Hii, phân tích tính hợp lí trong cấu trúc của tế bào ??

Sẽ nhiều lắm đấy, nhưng nếu như năm trước anh(chị) phuongthao học chuyên sinh thì chắc là chẳng có vấn đề gì chứ.
Em nghĩ là nên đi từ từng thành phần cấu trúc của tế bào, lịch sử xuất hiện của nó, chức năng của nó trong tế bào,... Phân tích hết các cái này thì cũng chết mệt.
 

phuongthao

New member
biết là vậy , nhưng không thể phân tích hết cả các thành phần của tế bào được , chỉ cần có các ý tổng quát thôi ,
 

viet23ht

Member
Trời đất, sinh viên trường Y không biết tóm tắt giáo trình tế bào học. Chú Thản giúp một tay kìa.
 
Hay giới thiệu sách cho bạn Thảo này đọc nhỉ, anh Việt kêu Thản ra tay kìa, sắp là đồng môn mà, giúp người ta cái quyển hôm bọn mình đi mua gần Bách Khoa ý
 

phuongthao

New member
hồi cấp 3,học sinh không giỏi lắm , mới học đại học được có 2 tháng mấy , mình cũng đã đọc các giáo trình về tế bào, mình biết được cấu tạo và chức năng của một số bào quan , nhưng mình muốn hỏi về tính hợp lý trong cấu trúc tế bào , tức là mối quan hệ giữa các bào quan ra sao hay gì đó , ai gợi ý giúp mình với,Thanks nhiều
 
Uhm, bạn PhuongThao cũng có đôi chút khó khăn khi tổng hợp kiến thức, vậy tôi xin mạn phép gợi ý chút như sau:
Trong tế bào thì có rất nhiều bào quan, nhưng tất cả chúng không ít thì nhiều đều có liên quan đến nhau bằng nhiều con đường. Tôi lấy ví dụ: quá trình tổng hợp protein nhé: Phân tử mRNA vừa được tạo ra từ trong nhân, nó đi ra khỏi nhân bằng cửa là " lỗ nhân", và protein sẽ được tổng hợp từ riboxom, nhưng điều đáng chú ý và tính rất hợp lí là nó chả phải đi đâu ra, thò cái đầu ra khỏi nhân cái là đã có lưới nội chất hạt bao quanh nhân túm cổ xử lí gọn vì trên LNC hạt có rất nhiều riboxom gắn đúng không nào. điều này cho thấy, tế bào cũng đã thông minh rồi còn gì, nếu cấu trúc tổng hợp protein ở xa tắp mù tít thì tế bào lại phải cần một phương tiện vận chuyển hay hướng dẫn cho nó chẳng hạn, rất tốn ATP và người chỉ đường.
VD thứ 2 cho thêm sinh động này: nói về ty thể, có nhiều thứ có thể bật được tính hợp lí của nó nhé. Bạn thấy màng trong của nó rồi đấy. Chúng mọc sâu vào chất nền tạo nên các mào (crista) do đó làm tăng bề mặt của màng trong lên 3 lần so với màng ngoài. Một điều hợp lí đơn giản là số lượng mào của màng trong tỉ lệ thuận với cường độ chuyển hóa năng lựong ATP của tế bào. Không ít người sẽ thắc mắc tại sao màng ngoài nó không ngấp luôn cho rồi, lỉnh kỉnh thế làm gì, sao màng ngoài nó không gắn nhiều enzim, protein như màng trong ý, để mà chỉ cần một màng nó tiện hơn. Hihi, cái gì cũng có tính hợp lí của nó, sinh giới tạo vật ra vật chất sống đâu phải ngày một ngày hai, nó làm cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả. Màng ngoài có chức năng thứ nhất là bảo vệ cái bộ phận chủ yếu sản xuất ra tiền là bên trong bao gồm cả màng trong:mrgreen:, nó chứa nhiều kênh ion, các protein mang để vận chuyển các ion và các chất có khối lượng phân tử dưới 1000D, nó cũng chứa nhiều enzim khác nhau: transferaza, kinaza, cytocrom b.........
Ưhm. càng viết càng thấy vấn đề này khó thiêt, vì nó rất tổng quát đòi hỏi bạn phải am hiểu nhiền về tế bào. hichic. Tôi chỉ gợi ý vậy thôi, bạn xem được thì thử nhé, mà không thì nhờ mọi người chỉ tiếp giùm luôn. hihi. chúc bạn thành công:)
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
hồi cấp 3,học sinh không giỏi lắm , mới học đại học được có 2 tháng mấy , mình cũng đã đọc các giáo trình về tế bào, mình biết được cấu tạo và chức năng của một số bào quan , nhưng mình muốn hỏi về tính hợp lý trong cấu trúc tế bào , tức là mối quan hệ giữa các bào quan ra sao hay gì đó , ai gợi ý giúp mình với,Thanks nhiều
Nếu bạn có thể liệt kê đầy đủ các cấu trúc và cơ quan tử của tế bào cũng như chức năng của chúng ra đây thì tôi sẽ chỉ cho tính hợp lý.
 

Pretender

Member
Dù không muốn làm mấy em đau lòng nhưng quả thật câu hỏi này nhảm quá.
Em phuongthao xin người ra câu này trả lời đi, xong rồi em post lên đây, kiểu gì chị cũng sẽ chỉ được cho em thấy là câu trả lời đó vô cùng thiếu sót
 
Chào bạn phuongthao, câu hỏi của bạn có tính chung chung quá, mọi người ở đây cũng nói rồi đó thôi. Bạn nên nói rõ bạn khó hiểu ở chỗ nào trong cấu trúc tế bào, chỗ nào trong tài liệu bạn đọc bạn cảm thấy sụ bất hợp lý ở điềm nào trong cấu trúc, hoạt động của cả tế bào, hay của từng bào quan ... thì có thể bạn sẽ nhận câu trả lời đúng ý của mình hơn.
Tiện đây tôi cũng xin hỏi mọi người hai vấn đề sau:
1- Theo bạn cấu trúc màng tế bào ( biomembrane ) có tính chất hợp lý hay ko? [Bạn hình dung cần phải có bao nhiêu chanels, bao nhiều protein vận chuyển được đính trên màng lipid kép để tế bào hoạt động bình thường? giả sử nếu có thì khi đó tỉ lệ protein với lipid sẽ là bao nhiêu? ]
2- tại sao có nhiều phản ứng hóa học in vivo lại diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với in vitro ( đặc biệt là phản ứng có enzyme là chất xúc tác ).
Thanks!
 
<TABLE cellSpacing=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD width="60%" height=274>
</TD><TD width="40%" height=274>






Living cells can be compared to big factories with energy-producing and packaging centres, transportation systems, data banks, and special sections where chemical processes are carried out. The only obvious difference between a cell and a factory is without doubt The cell's microscopic size.

1. Nucleus
2. Chromosomes
3. Mitochondria
4. Ribosomes
5. Chloroplasts
6. Vacuoles
7. Endoplasmic reticulum
8. Cell membrane​
</TD></TR></TBODY></TABLE>

Tính hợp lí trong cấu trúc tế bào:mrgreen:
 
<TABLE cellSpacing=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD width="60%" height=274>
</TD><TD width="40%" height=274>






Living cells can be compared to big factories with energy-producing and packaging centres, transportation systems, data banks, and special sections where chemical processes are carried out. The only obvious difference between a cell and a factory is without doubt The cell's microscopic size.

1. Nucleus
2. Chromosomes
3. Mitochondria
4. Ribosomes
5. Chloroplasts
6. Vacuoles
7. Endoplasmic reticulum
8. Cell membrane​
</TD></TR></TBODY></TABLE>

Tính hợp lí trong cấu trúc tế bào:mrgreen:
1- Hihi các bạn cùng xem nhé, về kích thước tế bào khoảng 10-100 micromet, màng tế bào dày khoảng 7-10 nm. Khí đó chúng ta thử hình dung là mình đang đứng trong 1 cái xưởng hình vòm có bán kính khoảng 100 m mà lớp "tường. trần đặc biệt" dày 7-10 cm ( tính ra 2 lớp ép vào nhau mỗi lớp chỉ khoảng 2-3 cm đấy ), thêm nữa ở trên cái "tường, mái trần đó" lỗ chỗ, lỗ chỗ là cửa ra, cửa vào, máy bơm nó, máy bơm kia ( channels, transmembrane proteins, transporters ), có cả những hệ thống "cảm biến", "trao đổi thông tin" đặt trên nó nữa chứ ( receptors, linkers ), à cả trên nó diễn ra bao "cuộc chiến nữa" ( phản ứng ) cũng cần có chiến trường và cả những anh phu giúp đỡ cho cuộc chiến diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp hơn tùy theo chỉ định của tổng chỉ huy ( enzymes ). Mà channels thì ko nhỏ rồi, nó cũng phải có khe ít nhất cỡ phân tử Na+, K+ ... đấy chưa là kể màng hydrat xung quanh nó, cũng phải cỡ 7-10 cm đấy chứ. Mà nó phải hoạt động liên tục để đảm bảo 1 sự cân bằng nào đó giữ môi trường nội tế bào và ngoại tế bào. Thật khó hiểu các bạn nhỉ?
2- Thêm nữa là phản ứng in vivo với in vitro, tại sao trong cái môi trường ở bên trong vỏ bọc đó nó lại diễn ra khác thế, so với ở bên ngoài, mà rõ ràng ở trong "nhà xường" đó chỗ đặt "máy này" nơi đặt "dụng cụ khác" sao mà nó lại gặp nhau nhanh thế nhỉ? nếu mà thế thì không biết phải có 1 bộ máy cực kỳ tinh xảo, mà càng tinh xảo thì năng lượng dành cho sự hoạt động của nó lại càng nhiều và "nhà máy đó" phải đặt ở trạng thái khá tĩnh, vì nếu động thì sự tinh xảo đó sẽ bị xáo trộn rất mạnh, ảnh hương rất nhiều đến hoạt động của "máy móc" bên trong nó. Thêm nữa khi máy móc tinh vi thì hỏng hóc rất khó sửa chữa, hay là thay đổi, sao con người, động vật sống ở trong môi trường rất biến đổi và chịu khá nhiều hỏng hóc ở mức độ tế bào mà vẫn diễn ra bình thường. Lại thêm khó hiểu nữa!
Vấn đề có thật nhiều! Mình thật không thể dùng cấu trúc tế bào mà bạn đựa ra để giải thích nó. Có thể mình chưa hiểu đúng hay rõ ràng, vì thế mình rất muốn bạn dùng sơ đồ đó, kết quả nghiên cứu của bạn giải thích những khó hiểu của mình. Trước hết là những câu hỏi trên nhé!
Hihihi mình chỉ muốn cùng thảo luận thôi!
 

Dương Văn Cường

Administrator
Sorry ngoài lề tí: Những file như Hiển post rất hay. Kiểu file như vậy nên dùng chức năng attach trực tiếp lên server SHVN. Lý do:

1. Không bị del mất.
2. Dễ download. (Ở VN nhiều người không thể download từ rapidshare)

Tôi đã nới rộng dung lượng upload lên server SHVN lên rất nhiều, tối đa là 10mb :welcome:
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
1- Hihi các bạn cùng xem nhé, về kích thước tế bào khoảng 10-100 micromet, màng tế bào dày khoảng 7-10 nm. Khí đó chúng ta thử hình dung là mình đang đứng trong 1 cái xưởng hình vòm có bán kính khoảng 100 m mà lớp "tường. trần đặc biệt" dày 7-10 cm ( tính ra 2 lớp ép vào nhau mỗi lớp chỉ khoảng 2-3 cm đấy ), thêm nữa ở trên cái "tường, mái trần đó" lỗ chỗ, lỗ chỗ là cửa ra, cửa vào, máy bơm nó, máy bơm kia ( channels, transmembrane proteins, transporters ), có cả những hệ thống "cảm biến", "trao đổi thông tin" đặt trên nó nữa chứ ( receptors, linkers ), à cả trên nó diễn ra bao "cuộc chiến nữa" ( phản ứng ) cũng cần có chiến trường và cả những anh phu giúp đỡ cho cuộc chiến diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp hơn tùy theo chỉ định của tổng chỉ huy ( enzymes ). Mà channels thì ko nhỏ rồi, nó cũng phải có khe ít nhất cỡ phân tử Na+, K+ ... đấy chưa là kể màng hydrat xung quanh nó, cũng phải cỡ 7-10 cm đấy chứ. Mà nó phải hoạt động liên tục để đảm bảo 1 sự cân bằng nào đó giữ môi trường nội tế bào và ngoại tế bào. Thật khó hiểu các bạn nhỉ?
2- Thêm nữa là phản ứng in vivo với in vitro, tại sao trong cái môi trường ở bên trong vỏ bọc đó nó lại diễn ra khác thế, so với ở bên ngoài, mà rõ ràng ở trong "nhà xường" đó chỗ đặt "máy này" nơi đặt "dụng cụ khác" sao mà nó lại gặp nhau nhanh thế nhỉ? nếu mà thế thì không biết phải có 1 bộ máy cực kỳ tinh xảo, mà càng tinh xảo thì năng lượng dành cho sự hoạt động của nó lại càng nhiều và "nhà máy đó" phải đặt ở trạng thái khá tĩnh, vì nếu động thì sự tinh xảo đó sẽ bị xáo trộn rất mạnh, ảnh hương rất nhiều đến hoạt động của "máy móc" bên trong nó. Thêm nữa khi máy móc tinh vi thì hỏng hóc rất khó sửa chữa, hay là thay đổi, sao con người, động vật sống ở trong môi trường rất biến đổi và chịu khá nhiều hỏng hóc ở mức độ tế bào mà vẫn diễn ra bình thường. Lại thêm khó hiểu nữa!
Vấn đề có thật nhiều! Mình thật không thể dùng cấu trúc tế bào mà bạn đựa ra để giải thích nó. Có thể mình chưa hiểu đúng hay rõ ràng, vì thế mình rất muốn bạn dùng sơ đồ đó, kết quả nghiên cứu của bạn giải thích những khó hiểu của mình. Trước hết là những câu hỏi trên nhé!
Hihihi mình chỉ muốn cùng thảo luận thôi!
Ôi đi sâu vừa vừa thôi kẻo ngất:oops:
 

Similar threads

Facebook

Top