What's new

Đặt câu hỏi sinh học phổ thông vào đây

nguyenphuonghoa

New member
#1
Mời các bạn học sinh hoặc các bạn quan tâm đến sinh học phổ thông đặt các câu hỏi và bài tập vào topic này.
Chú ý: hãy hỏi các vấn đề của sinh học từ lớp 9 đến lớp 12; đặc biệt là các câu hỏi luyện thi đại học hay câu hỏi học sinh giỏi mà bản thân bạn chưa thấy thỏa mãn với câu trả lời của sách hoặc thầy cô giáo hặc ngay cả các câu hỏi mà bạn có cách trả lời mới nhưng bạn không tự tin. Đừng sợ sai hoặc sợ ngu mà hãy nhận ra rằng mình còn rất ngu để học.
Hãy chia sẻ kiến thức và tận dụng các anh chị nghiên cứu sinh và thầy cô giáo trên 4r này.
Lets enjoy learning Biology together.
 
Giải thích thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Međen chỉ cần nói:
- Nhân tố di truyền (gen): mỗi tính trạng do 1 nhân tố di truyền quyết định. Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp gọi là cặp nhân tố di truyền tương ứng.
- Giao tử thuần khiết: trong giảm phân, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền chỉ đi về 1 giao tử và chỉ một giao tử mà thôi, trong quá trình thụ tinh, các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau.

Xin hỏi nếu đi thi học sinh giỏi mà giải thích thí nghiệm kiểu này, không thêm không bớt thì có được điểm tối đa không?
 

MrH

Member
cac anh chi co bit ki nhông me xi co khi bi dut chan co the moc lai chan moi dut tim moc lai tim moi
do khi bi thuong te bao tai vet thuong tai biet hoa sau do phan chia moc lai bo phan co quan bi mat
cai nay co thiet minh coi tren tivi nguoi ta cho coi 1 dong hình hay lăm
 
giống như con thằn lằn đứt đuôi hả bạn? mà bạn có thể miêu tả nó mọc lại sao ko?
P.s: nếu muốn thử điều này có phải bắt con thằn lằn, làm nó đứt đuôi, bắt nhốt rồi đặt máy quay phim ko ạ? Hay là lấy tế bào ở đuôi bị đứt của con thằn lằn đem nghiên cứu? có anh/ chị nào góp ý em với.
 
Có bao nhiêu quy luật di truyền cho tỉ lệ phân li KH 1:2:1, mỗi quy luật cho 1 ví dụ.
(Kết quả là 6 nhưng Quân mới tìm ra 4 à , lưu ý cộng gộp hay bổ trợ... cũng chỉ là tương tác gen thôi).
Các bạn trả lời giùm nha, cám ơn nhiều!
 

nguyenphuonghoa

New member
Hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé
Giả sử em là nhà sinh học được giao nhiệm vụ đi tìm sự sống trên một hành tinh bên ngoài trái đất, em sẽ đi tìm nguyên tố nào dưới đây
1, H
2, C
3, O
4, N
5, cả 1 và 2
6, cả 2 và 3
7, cả 2 và 4
8, cả 3 và 4
9, không cái nào đúng
10, tất cả 1, 2, 3, 4

Giải thích được tại sao thì swe đươc điểm 10/10.:chuan:
Tranh luận bốc lửa lên đi, đừng sợ chửi ngu, không ai biết bạn là ai trên này đâu.
 
Hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé
Giả sử em là nhà sinh học được giao nhiệm vụ đi tìm sự sống trên một hành tinh bên ngoài trái đất, em sẽ đi tìm nguyên tố nào dưới đây
1, H
2, C
3, O
4, N
5, cả 1 và 2
6, cả 2 và 3
7, cả 2 và 4
8, cả 3 và 4
9, không cái nào đúng
10, tất cả 1, 2, 3, 4

Giải thích được tại sao thì swe đươc điểm 10/10.:chuan:
Tranh luận bốc lửa lên đi, đừng sợ chửi ngu, không ai biết bạn là ai trên này đâu.
Cô ơi, hỏi cái này làm gì ạ?
 
Có bao nhiêu quy luật di truyền cho tỉ lệ phân li KH 1:2:1, mỗi quy luật cho 1 ví dụ.
(Kết quả là 6 nhưng Quân mới tìm ra 4 à , lưu ý cộng gộp hay bổ trợ... cũng chỉ là tương tác gen thôi).
Các bạn trả lời giùm nha, cám ơn nhiều!
Anh đã thử đến trường hợp di truyền đa hiệu chưa? Di truyền liên kết với giới tính?:please:
Anh phải cho mọi người biết là anh đã biết về những quy luật di truyền nào thì mới cho anh câu trả lời được chứ.
 
Anh chị ơi, cho em hỏi 1 câu ngốc nghếch ạ::eek:
- Tại sao tim lại co bóp theo chu kì?
- Khi bị chảy máu, có dịch màu vàng tiết ra, đó là gì? ( Có phải đó là nước mô hay huyết thanh gì ko ạ?:hum:)
 
à còn tác động đa hiệu của gen bạn "Lời của gió" có thể cho ví dụ được không:please:
Còn di truyền đồng trội và Liên kết gen hoàn toàn nữa ạ!
Đây là trường hợp đồng trội
I<SUB>A</SUB>I<SUB>B </SUB>x I<SUB>A</SUB>I­<SUB>O</SUB>
Còn đây là liên kết gen hoàn toàn:

AB/ab x Ab/aB

còn cái đa hiệu chắc là không phải. Xin lỗi
 
Sr nhưng Quân không biết cái di truyền đồng trội, có thể cho ví dụ giùm luôn được không mấy bạn:xinkieu:
Anh ơi, anh học lớp 11 hay 12 ạ?

Dạ anh có biết đến nhóm máu không?
Có nhóm A, B,O, AB. Thứ tự trội lặn của các alen như sau: A=B>O
- Nhóm máu AB:I<SUB>A</SUB>I<SUB>B</SUB>

- Nhóm máu O:I<SUB>O</SUB>I<SUB>O</SUB><SUB></SUB>

- Nhóm máu B:I<SUB>B</SUB>I<SUB>B </SUB>, I<SUB>B</SUB>I­<SUB>O</SUB>
<SUB></SUB>

- Nhóm máu A: I<SUB>A</SUB>I<SUB>A </SUB>, I<SUB>A</SUB>I­<SUB>O</SUB>
Phép lai như sau:
I<SUB>A</SUB>I<SUB>B </SUB>x I<SUB>A</SUB>I­<SUB>O</SUB>
<SUB></SUB>
 
Hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé
Giả sử em là nhà sinh học được giao nhiệm vụ đi tìm sự sống trên một hành tinh bên ngoài trái đất, em sẽ đi tìm nguyên tố nào dưới đây
1, H
2, C
3, O
4, N
5, cả 1 và 2
6, cả 2 và 3
7, cả 2 và 4
8, cả 3 và 4
9, không cái nào đúng
10, tất cả 1, 2, 3, 4

Giải thích được tại sao thì sẽ đươc điểm 10/10.:chuan:
Tranh luận bốc lửa lên đi, đừng sợ chửi ngu, không ai biết bạn là ai trên này đâu.
Cho em tham gia nha chị.
Theo em thì còn phải tùy hành tinh mình muốn tìm hiểu ở gần -tương đối xa -xa Mặt Trời nữa.
1 ,2 ,3 ,4: ai cũng biết đây là những nguyên tố cơ bản cấu thành nên sự sống ở Trái Đất nên khi tìm hiểu những hành tinh ở xa tương đối so với Mặt Trời ( ví dụ như điều kiện khí hậu gần giống như ở Trái Đất ) thì em sẽ chọn phương án này.
Trong trường hợp khác, khi tìm hiểu về một hành tinh nằm gần Mặt Trời(Ví dụ sao Kim là hành tinh thứ 2 tính từ Mặt Trời) thì câu 5 và câu 7 có lẽ là sự lựa chọn của em,bởi vì nhiệt độ ở những hành tinh này thường rất cao
(Nhiệt Độ trung bình của sao Kim là 737K ),cao hơn nhiệt độ sôi của nước nên nước không thể nào là dung môi của sự sống được, thay vào đó em sẽ tìm kiếm 1 dạng chất lỏng khác hiện hữu trên hành tinh đang xét để xem thử nó có phải là chất thay thế nước để cấu thành sự sống hay không.
Trong trường hợp em đang tìm hiểu về 1 hành tinh ở xa mặt Trời(Ví dụ sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời) ,nhiệt độ ở những hành tinh này thường rất lạnh( nhiệt độ trung bình bề mặt sao Thổ là 143K)làm nước đông đặc, Cacbon,Hidro,Nitơ kém hoạt động ở nhiệt độ này,nên có lẽ câu 9 là sự lựa chọn của em.Thay vào đó em sẽ tìm kiếm những nguyên tố khác hoạt động mạnh ở nhiệt độ cực kì lạnh , xét xem chúng có phải là nguyên tử cơ bản cấu thành sự sống ở hành tinh đó hay không.
P/s: Không biết có trên trung bình nổi không nữa :eek:
 
Gen thứ nhất gồm 2 alen là A và a, gen thứ 2 gồm 2 alen là B và b, gen thứ 3 có 2 alen là D và d.Trong loài có tối đa là 42 KG
1. hãy giải thích kết quả và viết kiểu gen của cá thể dị hợp về cả 3 cặp gen.
2.Trong quần thể có tối đa là bao nhiêu phép lai giữa các KG nói trên
Cho biết không xảy ra đột biến.

Trả lời:Quân làm có tối đa là 7 phép lai có bạn nào cho ý kiến sửa chữa gì không, góp ý với(y)
 
Anh chị ơi, cho em hỏi 1 câu ngốc nghếch ạ::eek:
- Tại sao tim lại co bóp theo chu kì?
- Khi bị chảy máu, có dịch màu vàng tiết ra, đó là gì? ( Có phải đó là nước mô hay huyết thanh gì ko ạ?:hum:)
1) Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc-kin.
Nút xoang nhĩ có khả năng phát ra xung điện. Cứ sau 1 khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puốc-kin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
http://s372.photobucket.com/albums/oo161/thisitho/?action=view&current=cardiac_conduction.flv


2) Khi bị thương, máu chảy ra ngoài bao gồm các tế bào máu(hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Khi va chạm vào thành mạch của vết thương, tiểu cầu bị vỡ, tiết ra enzym đặc hiệu, kết hợp với chất sinh tơ máu có trong huyết tương, cùng ion canxi (Ca 2+) có trong máu=> tơ máu=> kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo khối máu đông.

Phần còn lại của huyết tương (ko còn protein) gọi là huyết thanh. Chắc cái này là thứ nước vàng vàng tiết ra đó.
 

Facebook

Top