What's new

Đề thi Sinh học đây! Mọi người cùng làm nhé!

ccmt1911

Member
Làm "cẩn thận" mới mong có giải.
Mà sao đề lớp 9 năm nay nặng toán vậy? Hok phải lý thuyết 6,7,8,9 như trc nữa àh?:hum:
 
Mình thấy cũng ko nặng toán mấy mà.Còn lý thuyết thì học chăm chỉ và chịu khó đọc thêm là dc rùi.TRc đây m thi còn nhiều toan hơn cơ.Mà tóan dễ ăn điểm tối đa hơn lý thuyết mà:hihi::hihi::hihi:
 
Xin được tặng các bạn một bài thi rất hay mà tôi mới sưu tầm được:
Ở một loài có 2n = 40 và chu kì nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 9 giờ.
Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối, tương ứng với các tỉ lệ: 3:2:2:3
Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST theo trạng thái của chúng từ một hợp tử vủa loài phân bào tại các thời điểm:
32 giờ, 43 giờ 15 phút, 54 giờ 24 phút, 65 giờ 40 phút, 76 giờ 45 phút.
Biết rằng chu kì nguyên phân được tính từ khi hợp tử mới được tạo thành mang NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Em xin dc làm như sau:
gọi time của chu kì tb là x(time nguyên phân).Theo đề ra ta có
time của kì trung gian là; 11-x =x + 9===>>> x=1 (h)
Mà time của các kì trong NP là : 3:2:2:3.Ta thấy kì đầu và cuối có time bằng nhau ====> time để thực hiện kì đầu và giữa là:3 x 1 /3+2+2+3=18 phút.
tương tưđ time kì giữa bằng kì sau >>>> time là: 2x1/3+2+2+3=12 phút

Thời điểm 32 h= 11x2+10(h)
>>>>Tb trên NP dc hai lần và vừa kết thúc kì trung gian của lần phân bào thứ ba (theo trên nha).>>>Nếu NP từ một hợp tử ban đầu >>>số TB tạo thành là 2*2=4 tb
Trạng thái của NST lúc này là:NST kép vì vừa kết thúc kì trung gian(qua pha S pha G1)
Còn các câu sau làm tương tự nha em đang lười hihih. :hihi::hihi::grin::grin:
 

trang còi

Member
Xin được tặng các bạn một bài thi rất hay mà tôi mới sưu tầm được:
Ở một loài có 2n = 40 và chu kì nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 9 giờ.
Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối, tương ứng với các tỉ lệ: 3:2:2:3
Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST theo trạng thái của chúng từ một hợp tử vủa loài phân bào tại các thời điểm:
32 giờ, 43 giờ 15 phút, 54 giờ 24 phút, 65 giờ 40 phút, 76 giờ 45 phút.
Biết rằng chu kì nguyên phân được tính từ khi hợp tử mới được tạo thành mang NST ở trạng thái chưa nhân đôi.

tớ có thể trả lời bải tập của bạn như sau:
gọi thời gian của kì trung gian là x, theo bài ra ta có:
x + x +9 = 11
x = 1
Vậy một chu kì nguyên phân của tế bào trên kéo dài 1 giờ, kì trung gian kéo dài 10 giờ.
Mà trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối, tương ứng với các tỉ lệ: 3:2:2:3. ta sẽ tính được thời gian của từng kì là:
kì đầu: 18 phút, kì giữa: 12 phút, kì sau: 12 phút, kì cuối: 18 phút.
Vậy sau 32 giờ, đã diễn ra được 2 chu kì nguyên phân và đang ở chu kì thứ 3 giai đoạn 10 giờ:
sau 2 chu kì nguyên phân, một tế bào sẽ tạo được 4 tế bào mới.4 tế bào này đang ở lúc kết thúc của kì trung gian trong chu kì 3: vậy số NST trong mỗi tế bào là 40 NST kép ở trạng thái dãn xoắn.
ở thời điểm 43 giờ 15 phút:
các tế bào đang ở kì đầu của chu kì nguyên phân thứ 4: vậy số tế bào là 8 và trong mỗi tế bào có 40 NST đang ở trạng thái kép và co ngắn.
Ở thời điểm 54 giờ 24 phút: Các tế bào đang ở kì giữa của chu kì thứ 5: vậy số tế bào là 16 và trong mỗi tế bào có 40 NST kép đang đóng xoắn cực đại.
Ở thời điểm 65 giờ 40 phút: Các tế bào đang ở kì sau của lần phân bào thứ 6: vậy số tế bào là 32 và trong mỗi tế bào có 80 NST ở trạng thái đơn, vẫn đóng xoắn.
Ở thời điểm 76 giờ 45 phút: Các tế bào đang ở kì cuối của lần phân bào thứ 7: vậy số tế bào là 64 và trong mỗi tế bào có 80 NST ở trạng thái đơn, bắt đầu dãn xoắn.
BÀI NÀY KHÔNG KHÓ, CHỈ LÀ THỬ XEM TRÍ NHỚ LÍ THUYẾT CỦA CÁC BẠN THẾ NÀO MÀ THÔI...:dance::buonchuyen:

 

violettes

Member
đây là đề thi HSG lớp 9, trả lời như thế là hợp lí. Nhưng mình muốn trao đổi một tý cho vui nhé:
Sinh con trai hay con gái ko chỉ phụ thuộc vào đàn ông thôi đâu.
Đơn giản là: tinh trùng X hay Y là do đàn ông quy định còn cho phép X hay Y gặp trứng thì một phần do đàn bà quy định. Cho nên nhiều ông lấy vợ đầu sinh toàn con gái, lấy vợ 2 lại sinh con trai
Do đó sinh con trai hay con gái do nhiều yếu tố quy định, trong đó yếu tố di truyền thuộc về đàn ông.
Bạn thấy thế nào?
Cơ chế của việc sinh con trai, gái phụ thuộc vào người phụ nữ là gì vậy?
 
tớ có thể trả lời bải tập của bạn như sau:
gọi thời gian của kì trung gian là x, theo bài ra ta có:
x + x +9 = 11
x = 1
Vậy một chu kì nguyên phân của tế bào trên kéo dài 1 giờ, kì trung gian kéo dài 10 giờ.

Bạn có thể giải thích giúp tui chỗ này dc ko tui ko hiểu sao lại như vậy?Bạn gọi x là kì trung gian,ai cũng bit NP chỉ có một kì trung gian sao lại x + x +9 = 11 ????:botay::botay::botay:
 

trang còi

Member
tớ nhầm một chút, tớ gọi thòi gian của 1 chu kì tế bào là x
vì thòi gian của kì trung gian nhiều hơn so vói chu kì nguên phân là 9 nên thòi gian của ki trung gian là x + 9
Từ đó ta có tổng thòi gian của chu kì nguyên phân là x + x + 9 bằng 11
suy ra x bằng 1.
CÁM ƠN BẠN ĐÃ NHẮC NHÉ (y)(y)NGẠI QUÁ:)
 
thấy hay hay post nên cho mọi người cùng làm nha

Một tb có hàm lượng ADN trong nhân là 6.6 pg qua một lầ phân bào bình thường sinh ra ha tb con đều có hàm lượng DNA trong nhân là 6.6 pg
-qúa trình phân bào của tb đó là NP hay GP?tại sao?
-làm sao để kiểm chứng kết luận trên>?

2/Vì sao sợi rau muống khi chẻ ra ngâm vào nc sạch thì nó bị cong lại và chiều cong từ tong ra ngoài?
3/Thế nào là hiện tượng hạn sinh lí?
4/Vì sao có người lại ko uống dc sữa(câu này em tự giải thích dc chưa thấy hợp lí hỏi mọi người nha):grin::hihi::grin:
 

quỷ lệ

Member
ko có bài nào về xác định gen trội lặn trên phả hệ à em xin cho 1 bài mong các bác giải giúp
Gen quy định trên phả hệ là gen trội hay gen lặn và nằm trên NST thường hay NST giới tính X?Giải thích
P : 1 XY x 2 XX (1 là gen ko bệnh ; 2 là gen bệnh)
F1: 2 XY 2 XX 1 XY 1 XX 2XY
2XY x 1XX ; 2XY x 1XX
F2: 1XY 2XX 2XX 2XX 1 XY ; 1XY 2XX 1XY 2XX 1XY 2XX
2XX x 1XY
F3: 1XY 2XX 1XX 2XY 2XX
 

trang còi

Member
Rau muống khi ngâm vào nước lại bị cong và chiều cong từ trong ra ngoài vì: Khi ngâm vào nước thì nước từ ngoài môi trường sẽ đi vào trong tế bào của rau Muống.Do tế bào phía bên trong có thành mỏng hơn nên nước vào trong các tế bào đó sẽ nhiều hơn, các tế bào đó sẽ lớn hơn làm chiều cong là từ trong ra ngoài.
 
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
?<o:p></o:p>
Post kiểu gì mà toàn bị cái đấy thế
:???:
 
Một tb có hàm lượng ADN trong nhân là 6.6 pg qua một lầ phân bào bình thường sinh ra ha tb con đều có hàm lượng DNA trong nhân là 6.6 pg
-qúa trình phân bào của tb đó là NP hay GP?tại sao?
-làm sao để kiểm chứng kết luận trên>?

2/Vì sao sợi rau muống khi chẻ ra ngâm vào nc sạch thì nó bị cong lại và chiều cong từ tong ra ngoài?
3/Thế nào là hiện tượng hạn sinh lí?
4/Vì sao có người lại ko uống dc sữa(câu này em tự giải thích dc chưa thấy hợp lí hỏi mọi người nha):grin::hihi::grin:
Lâu quá mình mới vào đây xem ra có bài của mình chưa giải ra ngại quá,các pac xem rui góp ý nha:
1/
Bài này dễ gây nhầm lẫn đây:
**Có hai trường hợp
1? -có thể là NP vì hai TB con sinh ra sau NP có bộ NST 2n giống nhau nên có hàm lượng ADN như nhau(cái naỳ ai cũng bit)
2?-Có thể là GP I vì hai TB con sinh ra sau phân bào I có bộ NST n kép giống nhau nên có hàm lượng ADN giống nhau.
*******Phương pháp kiểm chứng:
--C1:làm tiêu bản nhuộm màu TB con đó quan sát dưới kính hiển vi hình thái của NST:
+Nếu các NST ở trạng thái đơn tháo xoắn thì hai TB đó đc sinh ra sau NP
+Nếu các NSt ở trạng thái kép còn đóng xoắn thì hai TB đó đc sinh ra sau GP I.
----C2:Cho các TB tiếp tục phân bào 1 lần nữa:
+Nếu các TB con sinh ra vãn có hàm lượng ADN là 6.6 pg thì đó là TB đc tạo ra sau NP.
+Nếu các Tb con sinh ra có hàm lương ADN giảm đi 1 nửa thì Tb con đc sinh ra sau GP.

2/bài này Trang cói trả lời rùi.
3/Hiện tượng hạn sinh lí là:hiện tượng cây trồng sống trong Đk đủ nước,thậm chí nhiều là khacf mà vẫn bị thiếu nc.cây khô héo dần rùi chết.
***Giải thích:Do khi tưới dung dịch phân bón với nồng độ đậm đặc trực tiếp vào gốc cây làm cho môi trường bên ngoài Tb cây là môi trường ưu trương so với môi trường bên trong Tb.Do vậy cây ko thể hút đc nc để thực hiện các quá trình như: quang hợp ...>>>thiếu nc >>>héo>>> chết
---Hay là cây trồng bị ngập úng(ở đây là những cây ko sống trong nc)khi có quá nhiều nc thì các TB lông hút của cây bị chết đi >>>ko hút đc nc>>>Một kết cục chết chóc hjhj:evil::evil::mrgreen::mrgreen::grin::grin::grin:
 

thuy dung

New member
Đề thi hay quá! Thanks các bạn rất nhiều.Trang còi ơi cho tớ hỏi có phải cậu học K54b khoa Sinh ĐH Sư phạm Hà Nội ko?
 

Facebook

Top