What's new

Đoạn dịch về enzyme (E-> V)

Em không biết các bác bàn đến đâu chứ chữ accelerate trong trường hợp này mà dịch là tăng tốc độ thì phải xem lại. Vì bản chất xúc tác không phải là làm tăng vận tốc phản ứng.
Nếu chất xúc tác không phải là làm tăng vận tốc phản ứng thì theo bạn nó làm cái gì để "xúc tác" phản ứng?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Em không biết các bác bàn đến đâu chứ chữ accelerate trong trường hợp này mà dịch là tăng tốc độ thì phải xem lại. Vì bản chất xúc tác không phải là làm tăng vận tốc phản ứng.
Bản chất là một chuyện, kết quả là chuyện khác. Trong trường hợp này người ta nói tới kết quả.
 
Enzymes are proteins that catalyze (i.e. accelerate) chemical reactions. Enzymes are biochemical catalysts. In these reactions, the molecules at the beginning of the process are called substrates, and the enzyme converts these into different molecules, the products.
Hôm nay tôi xin phân tích 2 dòng đầu của bản gốc.

Thứ 1: Đó là về phong cách viết của tác giả.

Tất cả chúng ta đều biết trong câu 3 'In these reactions' thì 'these' ở đây thay thế cho từ 'chemical' ở trong câu 1 chứ không thể thay thế cho từ 'biochemical catalysts' trong câu 2 được. Tác giả đã sử dụng từ 'these' để thay thế cho một từ quá xa trong đoạn văn, cách biệt hẳn bằng một câu khác. Do đó, theo quan điểm của tôi, tác giả đã bị lỗi trong phong cách viết giống như lỗi 'remove verb' được phân tích trong 'How to write and illustrate a scientific paper. Gustavii B. 2008'. Lỗi này sẽ gây ra sự 'ngừng nhịp đọc' trong đầu những người mới bắt đầu đọc về enzim và phải quay trở lại các câu trên để tìm xem 'these' thay thế cho từ nào. Tất nhiên, những người đã biết về enzim rồi thì khỏi phải bàn.

Thứ 2: Về tính chính xác của từ

Tác giả sử dụng từ 'chemical reactions' để chỉ những phản ứng mà enzim xúc tác. Như chúng ta biết, phản ứng hóa học bao gồm phản ứng vô cơ và hữu cơ, enzim không thể xúc tác được cho các dạng phản ứng hóa học vô cơ (axít, bazơ, muối...). Vì thế, việc sử dụng từ 'chemical reactions' không mang được nghĩa chính xác trong câu. Trong 'Molecular biology of the cells' hay 'The cells', các tác giả đã dùng thêm từ để nói lên nghĩa chính xác các phản ứng enzim xúc tác. Đó là, 'chemical reactions within the cells' hay 'chemical reactions in biological systems'

Tóm lại, chỉ mới đọc 2 dòng thôi tôi đã thấy nhiều lục khục (Lởm Văn Khởm) trong đoạn văn này rồi. Chỉ còn cách vứt nó đi và tìm quyển khác để dịch. Hoặc cố gắng dịch là:

Enzim là các phân tử protein có khả năng xúc tác (hay là tăng tốc độ) cho các phản ứng hóa sinh diễn ra trong tế bào. Do đó, enzim còn được gọi là chất xúc tác sinh học. Trong các phản ứng enzim xúc tác, phân tử ban đầu của quá trình phản ứng được gọi là cơ chất. Cơ chất này được enzim chuyển hóa thành các chất khác nhau, hay còn gọi là sản phẩm.

Tóm lại là thế, mời các bác góp ý thêm.

Còn nữa...
 
Hôm nay tôi xin phân tích 2 dòng đầu của bản gốc.

Thứ 1: Đó là về phong cách viết của tác giả.

Tất cả chúng ta đều biết trong câu 3 'In these reactions' thì 'these' ở đây thay thế cho từ 'chemical' ở trong câu 1 chứ không thể thay thế cho từ 'biochemical catalysts' trong câu 2 được. Tác giả đã sử dụng từ 'these' để thay thế cho một từ quá xa trong đoạn văn, cách biệt hẳn bằng một câu khác. Do đó, theo quan điểm của tôi, tác giả đã bị lỗi trong phong cách viết giống như lỗi 'remove verb' được phân tích trong 'How to write and illustrate a scientific paper. Gustavii B. 2008'. Lỗi này sẽ gây ra sự 'ngừng nhịp đọc' trong đầu những người mới bắt đầu đọc về enzim và phải quay trở lại các câu trên để tìm xem 'these' thay thế cho từ nào. Tất nhiên, những người đã biết về enzim rồi thì khỏi phải bàn.

Thứ 2: Về tính chính xác của từ

Tác giả sử dụng từ 'chemical reactions' để chỉ những phản ứng mà enzim xúc tác. Như chúng ta biết, phản ứng hóa học bao gồm phản ứng vô cơ và hữu cơ, enzim không thể xúc tác được cho các dạng phản ứng hóa học vô cơ (axít, bazơ, muối...). Vì thế, việc sử dụng từ 'chemical reactions' không mang được nghĩa chính xác trong câu. Trong 'Molecular biology of the cells' hay 'The cells', các tác giả đã dùng thêm từ để nói lên nghĩa chính xác các phản ứng enzim xúc tác. Đó là, 'chemical reactions within the cells' hay 'chemical reactions in biological systems'

Tóm lại, chỉ mới đọc 2 dòng thôi tôi đã thấy nhiều lục khục (Lởm Văn Khởm) trong đoạn văn này rồi. Chỉ còn cách vứt nó đi và tìm quyển khác để dịch. Hoặc cố gắng dịch là:

Enzim là các phân tử protein có khả năng xúc tác (hay là tăng tốc độ) cho các phản ứng hóa sinh diễn ra trong tế bào. Do đó, enzim còn được gọi là chất xúc tác sinh học. Trong các phản ứng enzim xúc tác, phân tử ban đầu của quá trình phản ứng được gọi là cơ chất. Cơ chất này được enzim chuyển hóa thành các chất khác nhau, hay còn gọi là sản phẩm.

Tóm lại là thế, mời các bác góp ý thêm.

Còn nữa...
hi
Lâu ngày không gặp bạn hiền, gặp xong thấy nhức đầu quá đi mất.....
:twisted:
Nhiều lúc, có thằng nước ngoài hỏi về một từ tiếng việt, giải thích mãi vẫn không thoát ý được. Suy cho cùng, tiếng mẹ đẻ vẫn còn chưa thông thạo, hiểu hết được nghĩa của từ, vận dụng câu chữ, ngữ pháp còn linh tinh....
Mục tiêu của cuộc đời mình về học tiếng anh: đọc được, hiểu được.... còn việc dịch cho hay, dịch cho giỏi chắc nằm ngoài khả năng ..... sự học ghét nhất là học ngoại ngữ.....
ước gì tiếng anh là tiếng mẹ đẻ nhỉ.....sướng biết bao:mrgreen:

Dù sao cũng phải văn ôn võ luyện tý:

Enzymes are proteins that catalyze (i.e. accelerate) chemical reactions. Enzymes are biochemical catalysts. In these reactions, the molecules at the beginning of the process are called substrates, and the enzyme converts these into different molecules, the products

Dịch sát nghĩa:
"Enzyme có bản chất là protein, nó xúc tác (tức là làm tăng tốc độ) các phản ứng hóa học. Enzyme là các chất xúc tác hóa sinh. Trong các phản ứng này, các phân tử ban đầu của quá trình gọi là cơ chất, và enzyme chuyển các cơ chất này thành các phân tử khác, các phân tử này gọi là sản phẩm"

Chuyển sang dịch theo văn phong của tiếng việt:
" Enzyme có bản chất là protein, nó xúc tác (tức là làm tăng tốc độ) các phản ứng hóa sinh. Trong (ở) các phản ứng hóa sinh này, các phân tử ban đầu của quá trình phản ứng được gọi là cơ chất, và enzyme có vai trò xúc tác chuyển các phân tử cơ chất ban đầu thành các phân tử khác, các phân tử hình thành sau được gọi là sản phẩm."
 
hi
Lâu ngày không gặp bạn hiền, gặp xong thấy nhức đầu quá đi mất......
Ừ,chào anh bạn trẻ, vẫn khỏe chứ, bảo vệ chưa?

Thực ra thì tôi cũng thấy nhức đầu thật. Nhớ lại ngày xưa thầy dạy văn nói 'phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam' quả đúng là không sai.

Tất cả chúng ta, từ các cháu mẫu giáo đến các cụ già khi đọc chuyện Doremon đều hiểu cả. Nhưng có mấy ai hiểu được ngữ pháp tiếng Việt sai bét tòe nhoe trong câu chuyện. :d

Vì thế, người biết đọc là một chuyện (chiếm số đa) còn người hiểu được ngôn ngữ đọc lại là chuyện khác (chiếm số ít).

Thôi thì lâu ngày không gặp, chẳng có chén rượu để là một li mời bạn. Đành hỏi một câu cho nó đỡ nhạt miệng vậy. :d

Chuyển sang dịch theo văn phong của tiếng việt:
" Enzyme có bản chất là protein, nó xúc tác (tức là làm tăng tốc độ) các phản ứng hóa sinh. Trong (ở) các phản ứng hóa sinh này, các phân tử ban đầu của quá trình phản ứng được gọi là cơ chất, và enzyme có vai trò xúc tác chuyển các phân tử cơ chất ban đầu thành các phân tử khác, các phân tử hình thành sau được gọi là sản phẩm."
Tác giả sử dụng 2 động từ 'xúc tác' và 'chuyển' liền nhau trong câu viết 'và enzyme có vai trò xúc tác chuyển' có ổn không? Liệu có thể chuyển thành ''và enzyme có vai trò xúc tác nhằm chuyển hóa' hoặc 'và enzyme có vai trò xúc tác để chuyển hóa'?

Chẳng biết 'bold option' nó ở chỗ nào, không bôi đen được những từ nhấn mạnh. :((
 
uh
thanks, chuyện "trẻ con" mà..... có những cái đáng để cho chúng ta "bới lông tìm vết".... Mà Trung đã "bới" được cái SCI nào chưa?
mình bảo vệ xong rồi, đang lo về VN sao sống đây.
Chuẩn bị lại phải lao đầu vào công việc rồi. Chính ra ở nước ngoài lại có nhiều thời gian lướt net hơn.....:mrgreen:
 
uh
thanks, chuyện "trẻ con" mà..... có những cái đáng để cho chúng ta "bới lông tìm vết".... Mà Trung đã "bới" được cái SCI nào chưa?
mình bảo vệ xong rồi, đang lo về VN sao sống đây.
Chuẩn bị lại phải lao đầu vào công việc rồi. Chính ra ở nước ngoài lại có nhiều thời gian lướt net hơn.....:mrgreen:
Cũng bới được 1 cái rùi, nó đã accept rùi, cuối năm đăng.
 
Hôm nay xin phân tích và dịch tiếp câu thứ 4 của đoạn văn.

Almost all processes in the cell need enzymes in order to occur at significant rates.
Thứ 1: từ 'processes'

Nếu từ này Hưng chỉ dịch là 'quá trình' thôi thì có vẻ câu đó hơi chung chung. Từ 'quá trình' thường đi kèm với danh từ khác thì mới bật lên được nghĩa. VD:

---> Quá trình sống của tế bào, quá trình chết của tế bào (chứ không phải 'quá trình của tế bào'). Tất nhiên, cậu dùng từ 'mọi' ở phía trước thì người đọc vẫn hiểu là cả 'sống' và 'chết'.

---> 'Mọi quá trình hoạt động của công ty' mang một nghĩa cụ thể hơn so với 'Mọi quá trình của công ty'

Nếu từ này bác Quốc dịch là 'quá trình trao đổi chất' thì tác giả có thể bỏ cái từ 'Ở hầu hết mọi' thay vào đó là 'Tất cả' được không?

Thứ 2:từ 'in order to occur at significant rates'

Một người đọc tiếng Anh nhiều thì khi đọc lướt thôi cũng thừa biết câu đó chỉ định cho từ 'processes'. Nếu ở đây ta dịch nguyên si theo lối tư duy của tiếng Anh thì sẽ làm cho những người tư duy theo lối tiếng Việt khó có thể hiểu được nội dung của câu (Trừ phi người ta đã đọc đoạn văn gốc). Không tin, 2 tác giả cứ đọc lại đoạn dịch đó mà xem.

Theo tôi, có hai cách để giải quyết vấn đề này. Cách thứ 1 là đưa cái 'in order to occur at significant rates' lên dịch cùng với 'processess'. Cách thứ 2 tách 'in order to occur at significant rates' ra thành một câu riêng.

Cách 1: Sự điều hòa hoạt động của mọi quá trình trao đổi chất diễn ra trong tế bào đều cần enzim.

Cách 2: Tất cả các quá trình trao đổi chất diễn ra trong tế bào đều cần enzim vì enzim điều hòa hoạt động cho các quá trình đó.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Cách 1: Sự điều hòa hoạt động của mọi quá trình trao đổi chất diễn ra trong tế bào đều cần enzim.

Cách 2: Tất cả các quá trình trao đổi chất diễn ra trong tế bào đều cần enzim vì enzim điều hòa hoạt động cho các quá trình đó.
Đôi mắt đẹp của nàng làm tôi say đắm vì tình!
 
Đôi mắt đẹp của nàng làm tôi say đắm vì tình!
'Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Ngay từ thời xa xưa, tôm được biết đến như là một món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt'

Trích trong phần 'Lời mở đầu' của một bản nháp luận văn của một sinh viên năm thứ 4 làm luận văn về tôm. Chuyện thật 100%.

Khi sinh viên này đưa bản nháp đó cho thầy, ông liếc qua và đã xé luôn cả bản nháp luận văn trước mặt sinh viên ấy.
 

Facebook

Top