What's new

Du học?? Chia sẻ một chút!

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Cảm ơn Dũng đã cho biết thêm một số thông tin, thanks một phát không lại bảo chỉ biết thiên vị em Hiền nhé hihi.

Cái chủ đề này mở ra là để chia sẻ về việc du học, nếu các vị biết thì chia sẻ cho mọi người nhờ, không biết thì xê ra chỗ khác chứ đừng làm loãng chủ đề như thế. Có hiểu tiếng Việt không vậy?

May quá túm được Hà và Long vào đây rồi. Hai bạn có thể cho biết thêm chút xíu về hệ thống giáo dục, khả năng tìm công ăn việc làm, mức học bổng... ở Nga và TQ không? Hà dạo này còn dám ra đường 1 mình không hihi.

Hì, nói thật là tui hay chửi bậy lắm, ngôn từ trên này dùng thế là kìm hãm nhiều rồi đấy. Ở Nhật giáo dục kể cũng hay. Chắc họ dạy khi có ai chỉ cho mình chỗ sai và bảo là "mày nói thế này là sai rồi, ngu lắm" thì phải nhã nhặn lảng tránh đi mà nói rằng cậu dùng từ thế không được nhỉ?

Không dám so sánh gì, nhưng thôi xin kể lại 1 phiên cố sự.

Mario Capecchi (không biết ông này là ai thì tự tìm nhé) khhi phỏng vấn và Harvard rụt rè hỏi Watson trường nào là nơi lí tưởng để ông theo học thạc sĩ và tiến sĩ, Watson trả lời “You would be fucking crazy to go anywhere else.”

Còn không thì chịu khó đọc những tranh luận của Carl Mark để xem ông dùng từ thế nào khi tranh luận nhé.

Nói chung khi tôi nói 1 câu mà được chỉ cho nội hàm nó sai ở đâu thì có chửi tôi thế nào tôi cũng cảm kích lắm. Còn kiểu chăm chăm rình xem từ ngữ thế nào thì:xinkieu:.

@Trung: Nói về PhD thì đúng thật, có lẽ phải đến 80% trong số những người không apply được các học bổng quốc tế, không thi đấu được với các ứng viên từ khắp nơi trên thế giới mà phải bám vào học bổng của Nhà nước hoặc học bổng kiểu "từ thiện" của nước bạn là những con bò ăn hại mà lại tự cho mình cao siêu hic.
 
Thôi các bạn ạ, chuyện con bò thành tiến sĩ là chuyện quá khứ, nhắc lại làm gì.
Một số tay đi học bổng nhà nước cũng không thường đâu. Đa phần đi diện này chủ yếu là do hạn chế ngoại ngữ. Nếu đem ngoại ngữ ra mà xét thì đôi khi giống như tuyển researcher dựa trên khuôn mặt của họ vậy. Ở đây từng có nhắc đến Lê Sĩ Quang học cùng khóa với tôi cũng thi rớt ngoại ngữ nên học đại học ở nhà đấy. Năm trước đó có ông Tuấn toán QT cũng lèm nhèm điểm IELTs, may mà vẫn được vớt đi.
Mà cảm tưởng như các anh em ở đây đều tài giỏi cả. Làm PhD, master ở các nơi rất cạnh tranh mà vẫn có khối thời gian lên diễn đàn tào lao thế này. Hy vọng đây là tín hiệu mừng cho khoa học nước nhà.

Bạn Long học ở Hoa Đông Thượng Hải à. Ở Huế có một bạn học ở đấy thì phải. Chào câu tiếng Thượng Hải lấy lòng nào: Nóng hẻ! (Núng hỏ):hoanho:
 

quang

Member
Thôi các bạn ạ, chuyện con bò thành tiến sĩ là chuyện quá khứ, nhắc lại làm gì.
Một số tay đi học bổng nhà nước cũng không thường đâu. Đa phần đi diện này chủ yếu là do hạn chế ngoại ngữ. Nếu đem ngoại ngữ ra mà xét thì đôi khi giống như tuyển researcher dựa trên khuôn mặt của họ vậy. Ở đây từng có nhắc đến Lê Sĩ Quang học cùng khóa với tôi cũng thi rớt ngoại ngữ nên học đại học ở nhà đấy. Năm trước đó có ông Tuấn toán QT cũng lèm nhèm điểm IELTs, may mà vẫn được vớt đi.
Mà cảm tưởng như các anh em ở đây đều tài giỏi cả. Làm PhD, master ở các nơi rất cạnh tranh mà vẫn có khối thời gian lên diễn đàn tào lao thế này. Hy vọng đây là tín hiệu mừng cho khoa học nước nhà.

Bạn Long học ở Hoa Đông Thượng Hải à. Ở Huế có một bạn học ở đấy thì phải. Chào câu tiếng Thượng Hải lấy lòng nào: Nóng hẻ! (Núng hỏ):hoanho:
Bác Lương biết anh Lê Sỹ Quang đó hả? hôm nào giới thiệu em với, cùng lĩnh vực, thần tượng chết thôi. Nếu đánh giá như nhiều người thì đúng là có thể để lọt nhiều con bò có thể thành TS qua 1 đêm.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Thôi các bạn ạ, chuyện con bò thành tiến sĩ là chuyện quá khứ, nhắc lại làm gì.
Một số tay đi học bổng nhà nước cũng không thường đâu. Đa phần đi diện này chủ yếu là do hạn chế ngoại ngữ. Nếu đem ngoại ngữ ra mà xét thì đôi khi giống như tuyển researcher dựa trên khuôn mặt của họ vậy. Ở đây từng có nhắc đến Lê Sĩ Quang học cùng khóa với tôi cũng thi rớt ngoại ngữ nên học đại học ở nhà đấy. Năm trước đó có ông Tuấn toán QT cũng lèm nhèm điểm IELTs, may mà vẫn được vớt đi.
Mà cảm tưởng như các anh em ở đây đều tài giỏi cả. Làm PhD, master ở các nơi rất cạnh tranh mà vẫn có khối thời gian lên diễn đàn tào lao thế này. Hy vọng đây là tín hiệu mừng cho khoa học nước nhà.

Bạn Long học ở Hoa Đông Thượng Hải à. Ở Huế có một bạn học ở đấy thì phải. Chào câu tiếng Thượng Hải lấy lòng nào: Nóng hẻ! (Núng hỏ):hoanho:
Hí hí bác Lương đây rồi. Chịu khó bớt chút thời gian kể về bên Úc anh em nghe với. Trước suýt nữa thì chọn sang RMIT rồi. Không hồi trước bác có kiềm chác gì bên đó không hihi.

Chú ý con số 80% chứ không phải 100% đâu hè. Mà em chỉ biết ngành sinh học nên nói trong ngành này thôi chứ các ngành khác thì không dám với tới.
 

quang

Member
Mới ở trình độ đại học nên em cũng chẳng dám nói nhiều. Sau học kỳ học chính thức đầu tiên, cũng có 1 số cảm nhận:
- Giáo viên bên đó tốt hơn mình nhiều, hiệu suất làm việc rất cao. Không biết các nước khác thế nào chứ ở Trung Quốc vấn đề giờ giấc, giáo án được tuân thủ rất nghiêm ngặt. Dạy và học cứ như là chạy đua. Nhưng cũng vì vậy mà dạy được rất nhiều kiến thức.
- Giáo trình đại học ở Trung Quốc nhìn chung là nặng, nếu phải học cùng và thi cùng sinh viên bản địa thì việc ko thi rớt cũng ko phải 1 vấn đề đơn giản.
- Cơ sở vật chất ở Thượng Hải so với Châu Âu, châu Mỹ thì chẳng thể bằng nhưng so với Việt Nam thì hơn đứt đuôi. Các thí nghiệm thông thường là 1-2 người 1 nhóm chứ ko phải là 1 bầy như Việt Nam, trang thiết bị cũng khá hiện đại.
- Ở Trung Quốc, cũng giống Việt Nam, sinh viên đại học phải học 1 số môn như đạo đức, tư tưởng,... Rất may lưu học sinh được miễn.
- Điều khó chịu nhất khi du học ở Trung Quốc là Trung Quốc có xu hướng cố gắng tối đa sử dụng ngôn ngữ của mình để biểu đạt các từ ngoại lai (từ tên người, địa danh đến tên các nguyên tố, hợp chất hóa học). Tuy nhiên, tiếng Trung cũng có cái hay ở chỗ ngữ pháp khá giống ngữ pháp tiếng Việt và cô đọng chứ không dài dòng như tiếng Anh, đôi khi chỉ cần nhìn chữ cũng có thể đoán được nghĩa.
Long ơi cho mình hỏi mấy câu nha'
1. Học phí ở trường Long ?/năm vậy? Trường có chính xách miễn giảm hay hỗ trợ gì cho lưu học sinh tự túc không?
2. Học lí thuyết thì không nói làm gì vì ở đâu cũng có thể học được miễn sao có sách là tự dùi mài được, mình muốn hỏi về điều kiện thí nghiệm có tốt không?
3. Đoìư sống thức ăn chắc gần VN, thái độ của dân TQ với lưu học sinh Việt có dễ chịu không? an toàn không?
4. Có thể giới thiệu với mình các top lab trong trường bạn không? (Dựa vào thành tích nghiên cứu: high ranking papers hay patent đừng dựa vào độ hoành tráng về phòng ốc, tiền và độ khó trong thi cử của nới đó nhé).
5. Cám ơn nhiều nhé, mình cần thông tin trên để tư vấn du học cho sinh viên trương mình.
6. À quên, có thể theo học hoàn toàn bằng tiếng Anh được không? vì nếu y/c tiếng Trugn thì chắc chịu chết. Cám ơn Long nhiều nha.
(y)
 
Hic ở Moscow giờ sinh viên nước ngoài cũng đang hoảng lắm các bác ạ, ai đời có mới từ đầu năm đến giờ mà đã có hơn 10 vụ tấn công người nước ngoài gây thương tích trầm trọng vẫ đã có vài vụ dẫn đến cái chết rồi. SQ Trung Quốc ở đây nó còn khuyến cáo sinh viên nên ở nhà nghỉ Tết Âm Lịch luôn đó bác ạ.
Còn chuyện học tập, nghiên cứu, thì em thấy ở cái trường em, về mọi thứ ok cả, chỉ có điều ở lab em bọn Đức, Mỹ, Ý sang đây làm Thực tập sinh thì nó chỉ kêu là "ở MGU bên ngoài thì rất đep, bề thế, ko đâu bằng nhưng trong nhà thì bẩn, cũ, lab cũng tương tự vậy :D kô như ở chỗ nó, có thể bên ngoài ko đẹp nhưng mà hành lang, phòng ốc rất ok, còn phòng thí nghiệm thì rất sạch sẽ" hehehehe
"... nhưng mà nó kêu các bác Prof ở đây tuy có tham chút nhưng tốt bụng hơn và lý thuyết rất sâu và rộng".
Còn về hành chính ở Nga rất rườm rà, cái này em cảm thấy kô bằng đc Việt Nam, và người Nga tuy tốt bụng nhưng rất bảo thủ và nói chung ở 1 số ng ko đi nước ngoài thì có nhiều khi hơi thái quá với "tư tưởng nước lớn".
Cở sở vật chất trong trường thì bình thường nhưng do hầu hết có nhiều liên kết với Viện NC bên ngoài vì thế từ cuối năm 2 cho đến năm 5 thì các bài giảng, thực hành ... là chủ yếu làm ở Viện NC hết rồi ạ.
Cả nữa họ bắt sinh viên làm NCKhoa học nhỏ từ những đợt thực hành hè năm 1, 2 rồi. Đối với ngành CNSH ( Hóa Sinh, Lý Sinh, Sinh Lý .. ) trong khi học các môn cơ bản của Hóa, Lý cũng phải thực hiện 1 số đề tài nhỏ trong 1 học kỳ hay 1 năm, năm rưỡi, tùy theo thời lượng của môn học đó sau đó cũng có bảo vệ đàng hoàng vì thế sinh viên chỉ tầm năm 3 đã có nhiều người đi báo cáo hội nghị, hội thảo khá tốt rồi ạ.
( Nhưng bọn Nga có 1 đặc điểm là khoảng cách giữa các ngành trong trường, viện rồi mức cao hơn là giữa các trường, viện rất khác biệt về cả đầu tư cơ sở vật chất lẫn số lượng GV, SV ... dẫn đến chất lượng đào tạo có nhiều chênh lệch ).
Tạm thời chắc chỉ có 1 vài điều vậy thôi ạ.
 

dotienson

Member
Các anh chị cho em chen ngang tí nhé.
Em có thằng bạn học xong lớp 12 sẽ sang Đan Mạch học, chưa biết sẽ học gì nhưng em ( kể cả nó) không biết Đan Mạch nổi tiếng về những ngành nào, mà bên đấy BIO có trường nổi tiếng nào không, em định tìm hiểu nhưng khó wa' , anh chị nào biết bảo em với (y).
 
Cái máy tính đói ăn, laptop dùng không quen, gõ bài tới 3 lần mà không được, toàn nhấn nhầm này nọ.huuhu
Chờ topic này sang trang thứ 10 rồi mới dám thò chân vào,nghe mọi người nói vỡ lở ra nhiều, có nhiều khó khăn và thuận lợi khi ta du học ở nước ngoài.........Nhưng chính vì nước ngoài có nhiều cái thuận lợi như anh Hà nói, nên em mới chuyển từ Y qua KHTN, ehee.
Bao nhiêu chuyện cần bàn, mọi người không nên túm vào mấy cái không đâu, sẽ làm loãng topic, em có lần làm loãng bị nói cho đến bây giờ chừa hẳn, các anh chị lớn còn làm vậy huống chi là trẻ con như em:xinkieu:. Thôi năm hết tết đến rồi, bỏ qua mọi chuyện đi, trong nghiên cứu khoa học bàn cãi là chuyện bình thường, nhưng không nên quá là được!
Em thấy khoản Du học, đối với những người du học rồi hay mới đi thì kinh nghiệm sống, việc làm, điều kiện, giá cả...........rất đáng quan tâm. Nhưng 1 vấn đề nảy sinh rằng, với những người chưa đi hay có ý định đi, điều quan trọng là điều kiện để đi, để được nhập học. Chọn đúng trường, chuyên ngành của mình ra sao! Xin mọi người cho biết. Cám ơn mọi người nhiều nha:rose:
 

Pretender

Member
Sao trên diễn đàn hôm trước bảo không cú nhu cầu biết các TS kiểu này mà hôm nay nói phanh phách về họ thế? Lạ nhở?
Sao từ đầu topic đến giờ không thấy thông tin nào của anh bổ ích 1 chút mà chỉ toàn chọc ngoáy thế ạ? :chui:

Em không có nhu cầu biết những người tự ỷ mình du học ở nước ngoài rồi nghĩ là mình giỏi hơn người ở trong nước (xin mời anh đọc lại!)
Còn những người ở thế hệ du học trước em quen một số và biết thì nhiều, nên mới dám đưa tay post lên ạ.
Và em mong anh cẩn thận giữ gìn một chút không thì anh sẽ biến bản thân và một số những người vô tội trở thành bò hết cả đấy ạ. Em nghĩ lên forum tranh luận thì vui nhưng cũng nên bổ ích một chút, nếu anh không đưa được thông tin gì có ích và phù hợp với topic (do em mở ra!) thì em thiết tha hy vọng anh đừng nhặt 1,2 câu nói của em rồi comment linh tinh nữa (mặc dù em không thể cấm được nhưng hy vọng thì chắc con người ai cũng có quyền!)

Em coi chức năng Thanks là cách bày tỏ thái độ của của mình với những gì người khác viết ra, chứ nó có bổ béo gì đâu mà phải thi đua nhỉ? Trong topic này, em và anh Hưng có nhiều quan điểm giống nhau thì thank nhau có gì mọi người phải thắc mắc nhỉ? Câu chọc về việc thank nhau của anh giống như cố tình công kích cá nhân thì phải.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Các anh chị cho em chen ngang tí nhé.
Em có thằng bạn học xong lớp 12 sẽ sang Đan Mạch học, chưa biết sẽ học gì nhưng em ( kể cả nó) không biết Đan Mạch nổi tiếng về những ngành nào, mà bên đấy BIO có trường nổi tiếng nào không, em định tìm hiểu nhưng khó wa' , anh chị nào biết bảo em với (y).
Mình không biết gì về Đanh Mạch. Nhưng bạn thử google search xem có forum nào của sinh viên Việt Nam bên đó không (chắc là có) rồi từ đó tìm hiểu và hỏi han dần.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Hic ở Moscow giờ sinh viên nước ngoài cũng đang hoảng lắm các bác ạ, ai đời có mới từ đầu năm đến giờ mà đã có hơn 10 vụ tấn công người nước ngoài gây thương tích trầm trọng vẫ đã có vài vụ dẫn đến cái chết rồi. SQ Trung Quốc ở đây nó còn khuyến cáo sinh viên nên ở nhà nghỉ Tết Âm Lịch luôn đó bác ạ.
Còn chuyện học tập, nghiên cứu, thì em thấy ở cái trường em, về mọi thứ ok cả, chỉ có điều ở lab em bọn Đức, Mỹ, Ý sang đây làm Thực tập sinh thì nó chỉ kêu là "ở MGU bên ngoài thì rất đep, bề thế, ko đâu bằng nhưng trong nhà thì bẩn, cũ, lab cũng tương tự vậy :D kô như ở chỗ nó, có thể bên ngoài ko đẹp nhưng mà hành lang, phòng ốc rất ok, còn phòng thí nghiệm thì rất sạch sẽ" hehehehe
"... nhưng mà nó kêu các bác Prof ở đây tuy có tham chút nhưng tốt bụng hơn và lý thuyết rất sâu và rộng".
Còn về hành chính ở Nga rất rườm rà, cái này em cảm thấy kô bằng đc Việt Nam, và người Nga tuy tốt bụng nhưng rất bảo thủ và nói chung ở 1 số ng ko đi nước ngoài thì có nhiều khi hơi thái quá với "tư tưởng nước lớn".
Cở sở vật chất trong trường thì bình thường nhưng do hầu hết có nhiều liên kết với Viện NC bên ngoài vì thế từ cuối năm 2 cho đến năm 5 thì các bài giảng, thực hành ... là chủ yếu làm ở Viện NC hết rồi ạ.
Cả nữa họ bắt sinh viên làm NCKhoa học nhỏ từ những đợt thực hành hè năm 1, 2 rồi. Đối với ngành CNSH ( Hóa Sinh, Lý Sinh, Sinh Lý .. ) trong khi học các môn cơ bản của Hóa, Lý cũng phải thực hiện 1 số đề tài nhỏ trong 1 học kỳ hay 1 năm, năm rưỡi, tùy theo thời lượng của môn học đó sau đó cũng có bảo vệ đàng hoàng vì thế sinh viên chỉ tầm năm 3 đã có nhiều người đi báo cáo hội nghị, hội thảo khá tốt rồi ạ.
( Nhưng bọn Nga có 1 đặc điểm là khoảng cách giữa các ngành trong trường, viện rồi mức cao hơn là giữa các trường, viện rất khác biệt về cả đầu tư cơ sở vật chất lẫn số lượng GV, SV ... dẫn đến chất lượng đào tạo có nhiều chênh lệch ).
Tạm thời chắc chỉ có 1 vài điều vậy thôi ạ.
Nghe giang hồ đồn thổi một số nơi bên đó sinh viên mình còn phải dấu gậy sắt dưới gầm giường và có trường hợp bị bọn đầu trọc xông vào tận nhà/ký túc cướp đồ. Không biết có trường hợp vậy không Hà?

Hôm mình bay qua Nga cũng thấy quả thật là bọn tiếp viên, kiểm soát sân bay nó rất ghét dân VN mình hic. Nguyên nhân theo mình không phải từ các du học sinh mà do ở Nga nhiều bà con đi buôn, xuất khẩu lao động... quá. Mà các đồng chí thuộc diện này đa phần không biết tiếng, lộn xộn...

Nhân đây có câu chuyện thật như đùa, một số SV Việt Nam khi làm việc gì đó xấu (kiểu như lộn xộn, vứt rác ra đường....) mà bị bọn Tây nhòm thấy là chúng nó giả vờ xì xồ vài câu tiếng Tàu:grin:.
 
Nhưng chính vì nước ngoài có nhiều cái thuận lợi như anh Hà nói, nên em mới chuyển từ Y qua KHTN, ehee.
welcome, hy vọng có thể thấy bạn ở trường KHTN vào tháng 9 năm nay! Miễn sao đừng làm anh em thất vọng là được.

Thực ra, du học cũng có 5 bảy đường, không phải cứ mang cái mác du học là tài giỏi nên mới có vụ mấy bác kia nói "con bò ra nước ngoài sau khi quay lại thành PhD" ngay đấy.Theo tôi biết bạn cũng mới chỉ học 12, nếu bạn đậu KHTN và học ở đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội mở mang kiến thức cũng như cơ hội du học. Thế nên nghe đâu thời gian trước có tổ chức nước ngoài gì đấy đánh giá KHTN tphcm là số 1 việt nam là gì! he he, cái này tui tự quảng cáo chút xíu. Và có lẽ lúc đó bạn mới chính thức biết mình thích cái gì, muốn nghiên cứu cái gì dựa trên những nền tảng kiến thức đã có sẵn và thậm chí nếu bạn học quá kém thì cũng có thể bị đẩy ra chuyên ngành khác mà mình không thích...

Du học, dù nói gì thì nói nó vẫn hơn chán điều kiện ở VN (không nói trường hợp đi Laos ỏ Champuchia.. nhá, hè hè), bạn muốn có paper, muốn nâng rank của mình thì không có cách nào là "cày" thôi. Cái này lại có hai mặt, một là do mấy vị GS " khả kính" yêu cầu "nhẹ nhàng" hai là do bạn đam mê và muốn publish paper nhanh để mau tốt nghiệp....

Tôi cũng muốn chia sẻ thêm, hồi tôi học đại học năm nhất, nghe đâu có vụ đưa sinh viên hàng loạt qua bên Nga du học gì đấy, thông báo gủi tới tận lớp, yêu cầu rất dễ nhưng có đứa nào khóa tui thèm đi đâu. Bời đơn giản, search trên google thì mí cái trường đó nằm đâu đó hẻo lánh của Nga, không có gì cả chẳng khác nào như đại học "cấp huyện" ở VN cả. Bạn tôi hồi phổ thông cũng theo mấy đứa, kết quả là giờ đây mấy cha GS bên đó không chịu nhận làm đề tài, trong khi tôi ra trường cà 2 năm thì tụi nó còn lạc đạc năm cuối đại học. Anyway, Có cơ hội du học là một dịp tốt, nhưng chọn lựa cơ hội và biết nắm lấy đúng lúc là chuyện khác phụ thuộc từng người.
 

gnouc

Member
Topic hay quá. Post cuối của bác Hưng về việc giả vờ xì xồ tiếng Tàu buồn chết cười, quá đã hehe.
Nói chung em ủng hộ đi du học càng sớm càng tốt. Cái được gấp nhiều lần cái thiệt. Song học bổng ĐH thường ít nên mọi người đa số đều đi sau đại học có nhiều xuất hơn. Thế nên nếu ko đi được từ đại học thì ở nhà nên có định hướng sớm, nhất là tiếng Anh. Thế hệ vào đại học bây h so với khoảng 5 - 6 năm trước có rất nhiều lợi thế, đặc biệt là internet và thông ti du học. Chỉ cần quyết tâm thì chắc chắn sẽ đi được. Có điều là nếu profile ngon thì có thể "chọn" được cái mình thích học, thầy giỏi trường tốt (cái này cũng quan trọng lắm), profile thường thường thì không có nhiều lựa chọn và sẽ chỉ "đi được là tốt rồi", chấp nhận học cái mình không thích chẳng hạn.
Cái gì cũng phải đầu tư công sức, nhưng chốt lại là nên đi khỏi Viẹt Nam một thời gian trong cuộc đời :razz:
 

Pretender

Member
Topic đang sôi sùng sục thì mình lại phải khóa máy về ăn Tết :mrgreen: chắc lâu lâu nữa mới vào forum chơi tiếp được

Ý kiến của tôi về việc du học xin tóm tắt thế này (dành cho sinh viên Đại học hoặc cùng lắm là Master, làm PhD thì bản thân tôi chưa có kinh nghiệm nên không dám bàn): Du học có nhiều cái lợi, nhưng tận dụng được bao nhiêu phần của ưu thế du học là tùy vào mỗi cá nhân, không chỉ riêng về mặt chuyên môn mà cả những điều khác trong cuộc sống chung chung nữa. Tách khỏi gia đình một thời gian sẽ tự lập và "khôn" lên, ra nước ngoài học được nhiều điều mà ở VN không thể học được, và cũng đòi hỏi khả năng sàng lọc thông tin cao hơn, không thì rất dễ "loạn". Thích nhất là được nhìn thế giới này với tầm mắt xa hơn, có điều kiện đi nhiều nơi nhiều nước, gặp nhiều người hơn.
Con gái phải ra nước ngoài học một thân một mình (trong trường hợp không có họ hàng người thân) thì nên cân nhắc kỹ vì chắc chắn sẽ bỡ ngỡ và suy sụp tinh thần trong thời gian đầu, nếu không vững vàng đôi lúc cũng khó vượt qua. Có nhiều việc một mình rất khó tự giải quyết hoặc không thể giải quyết được, nên trước khi lên đường thì nên tìm cách làm quen vài người (tốt nhất là VN) ở đó trước để tiện đường nhờ vả. Ở forum nhà mình chắc mọi người đều muốn có điều kiện học tốt nhất, tôi thấy quan trọng là chọn trường, chọn thầy kỹ càng và phù hợp với năng lực của mình. Chọn thấp thì thiệt thòi và không bõ công sức của mình, chọn cao quá có thể dẫn đến hụt hơi, phải thôi học, chuyển trường, phải về VN sau 2, 3 năm, tiêu mất nhiều tiền mà cuối cùng lại trắng tay (ở Đức trường hợp này không hiếm)

Cuối cùng xin chúc mọi người ăn Tết vui vẻ, hy vọng topic này cũng giúp được một chút những ai.. cần giúp:mrgreen: và mọi người sẽ góp nhiều ý kiến hơn nữa về điều kiện du học ở nhiều nơi khác.


Chào thân ái và quyết thắng
 
@ Hiền: Nghe nói chị Hiền về VN ăn tết à, hihi, chúc mừng chị nha! Rất cám ơn chị đã đưa những thông tin bổ ích:rose:
@ Hùng: không biết gọi là chú hay là anh nữa, thấy bác nè ra trường rồi, chắc là cũng hơn mình khối:o. ehee. Cám ơn bác đã cho những lời khuyên hay, hii, Lan không hứa trước là có đỗ được hay không nhưng dám khẳng định sẽ cố gắng hết mình:mrgreen:. Hi vọng chúng ta sẽ là đồng nghiệp, hihi, khi nào đỗ ĐH rồi, học lên cao rồi, chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề xin thỉnh giáo, hihi, thanks so much
 
Đúng đó Hùng ạ, hihi cũng khổ cho các em giờ có đi Nga học đại học thì hầu hết là dạng Hiệp Định, hay là "trả nợ" thì nhà nước mình không đc chọn trường mà trường do phía Nga chỉ định. Do có nhiều vấn đề, vì thế giờ thường xu hướng chung là họ thường cử đi những trường ở các thành phố xa, phía Sebiri, hay là 1 số trung tâm ở Trung Nga. Nhìn chung về điệu kiện sống có thẻ khổ hơn ( ko phải về tiền ăn ở đâu nhé, ở đó tiền học bổng các bạn ý nhận là thừa ăn và để đc nhiều lắm, nhưng qtrong là có tiền mà ko biết tiêu đâu thôi ). Còn khoa học ở đó tuy ko đc tập trung đều như ở Moscow hay Peteburg nhưng có một số trường khá mạnh như trường Tổng hợp Kazan, Viện Hàn Lâm Nga ở vùng Novosbir, Tổng hợp Ulianov ( trước là phân viện của MGU ) ... chỉ có điều hình như nhiều sinh viên Việt sang đó quá, nhiều trường họ lại nhóm anh em cùng 1 lớp, khi đó thì mới có tình trạng như bạn Hùng nói thôi.
Nhìn chung đi Nga, mà làm việc hay là học ở 1 số trung tâm mạnh về khoa học cơ bản như ở Viện Hàn Lâm, Tổng hợp Moscow, Len, Vật lý kỹ thuật, Bách khoa Bauman, Bách Khoa Len thì đội ngũ giáo viên rất mạnh mà cơ sở hạ tầng dành cho 1 số lĩnh vực mũi nhọn cũng khá ổn.
Chỉ tiết dành cho Sinh viên giờ thì không có, có chăng thì dành cho NCS hay Thực tập sinh mà những đ/chí này có giỏi thì cố chút t Anh rồi tự đi xin học bổng ở US hay EU hay nơi dễ hơn về kinh tế, ổn định xã hội, vật chất tốt vì vừa đc danh nhé, lợi về kinh tế dễ đi du lịch, thoải mái lại có ngoải ngữ về dễ dàng trong cviec hơn là xin xỏ học bổng sang Nga ... chứ sang Nga theo mình vẫn có 1 số thú vị riêng của nó.
Hehehe nói thế là khi nào nó ổn định thôi, chứ giờ có nhiều người sợ ko dám ra đường ... :D minh khuyên họ lại bảo mình cò mồi thì chít :D
@Ngọc hay Lan ;)): học KHTN thì về, nếu thích làm về máu, chắc anh mỗi ngày chích chút máu cho làm thí nghiệm nhé =)) ( nhớ đúng kiểu ông thầy hd của anh bên này hồi năm 2-3 anh làm về máu, ông ý ngày nào cũng chích 1-2 ml máu của mình với vài người trong lab cho mình làm thí nghiệm, nhưng đến khi lấy mấu máu mình thì ghê quá :D ko dám luôn ).
Thân!
 
Long ơi cho mình hỏi mấy câu nha'
1. Học phí ở trường Long ?/năm vậy? Trường có chính xách miễn giảm hay hỗ trợ gì cho lưu học sinh tự túc không?
2. Học lí thuyết thì không nói làm gì vì ở đâu cũng có thể học được miễn sao có sách là tự dùi mài được, mình muốn hỏi về điều kiện thí nghiệm có tốt không?
3. Đoìư sống thức ăn chắc gần VN, thái độ của dân TQ với lưu học sinh Việt có dễ chịu không? an toàn không?
4. Có thể giới thiệu với mình các top lab trong trường bạn không? (Dựa vào thành tích nghiên cứu: high ranking papers hay patent đừng dựa vào độ hoành tráng về phòng ốc, tiền và độ khó trong thi cử của nới đó nhé).
5. Cám ơn nhiều nhé, mình cần thông tin trên để tư vấn du học cho sinh viên trương mình.
6. À quên, có thể theo học hoàn toàn bằng tiếng Anh được không? vì nếu y/c tiếng Trugn thì chắc chịu chết. Cám ơn Long nhiều nha.
(y)
1. Học phí 20000 RMB (nhân dân tệ)/1 năm anh ạ. Về chính sách đãi ngộ cho lưu học sinh thì trường em hơi bị yếu.
2. Em chưa có điều kiện đi nhiều phòng thí nghiệm nên cũng không đánh giá được chính xác nhưng theo em là tốt, chưa thấy ai chê bai gì. Nói chung nếu từ Việt Nam qua thì chắc chẳng ai dám chê điều kiện thí nghiệm ở đây.
3. Thức ăn ở đây có đặc điểm là nhiều dầu mỡ, ai mới sang chắc cũng phải thích nghi dần dần. Thái độ của người TQ thì cũng có nhiều kiểu, nhìn chung là thân thiện nhưng dạng thù ghét, khinh thường thì cũng không hiếm. Ngoài chuyện mất xe đạp như cơm bữa thì nhìn chung là an toàn, đảm bảo không nguy hiểm đến tính mạng. :mrgreen:
4. Key Laboratories

State Key Laboratories and National Engineering Centers

* State Key Laboratory of Bioreactor Engineering
* The State Key Laboratory of Chemical Engineering (Reaction Engineering Section) first state key lab of Chemical Engineering joined by Tianjin University, Tsinghua University and Zhejiang University; open to public in 1991
* National Engineering Center of Ultrafine Powder
* National Engineering Center of biotechnology (shanghai section)

Key Laboratories of Provincial Level and Ministerial Level

* Key Laboratory for Ultrafine Materials of Ministry of Education
* key Laboratory of Coal Gasification of Ministry of Education
* key Laboratory of safety science of pressured system of Ministry of Education
* Sports Surfaces Testing Laboratory of Chinese Athletic Association

Research Center of Provincial Level and Ministerial Level

* Engineering center for Biomedical Materials, Ministry of Education

* Engineering Center for Industry Reactor, Ministry of EducationChinese version 大型工业反应器工程教育部工程中心
* Engineering center for Process and System, Ministry of EducationChinese version 过程系统工程教育部工程研究中心

Anh có thể đọc thêm thông tin về trường em trên http://en.wikipedia.org/wiki/ECUST

5. Học bằng tiếng Anh coi bộ rất hạn chế, hình như chỉ có học PhD và ở 1 số lab đặc biệt mới có chế độ này, nếu có thì học phí cũng rất đắt. Thực ra nếu có thể qua đây học chăm chỉ 1 năm tiếng Trung thì cũng hòm hòm đủ xài, lại biết thêm 1 thứ tiếng. Người Việt Nam học tiếng Trung khá dễ do thuận lợi từ ngữ pháp tương đồng và hệ thống từ Hán Việt.

6. Thời gian học với cấp đại học là 4 năm, thạc sỹ và tiến sỹ là 3 năm.
 
Các anh chị cho em chen ngang tí nhé.
Em có thằng bạn học xong lớp 12 sẽ sang Đan Mạch học, chưa biết sẽ học gì nhưng em ( kể cả nó) không biết Đan Mạch nổi tiếng về những ngành nào, mà bên đấy BIO có trường nổi tiếng nào không, em định tìm hiểu nhưng khó wa' , anh chị nào biết bảo em với (y).
Đan Mạch có nền giáo dục rất tốt nên bạn cứ yên tâm.
Theo hiểu biết cá nhân thì tôi biết có hai nơi ở Đan Mạch đào tạo rất tốt về sinh học:
- Đại học tổng hợp Copenhagen (http://www.life.ku.dk/English.aspx)
- Đại học tổng hợp Roskilde (http://www.ruc.dk/ruc_en/)

Chúc các bạn thành công!
 

Duyên Anh

Member
học khôn xứ người

Đào Văn Bình
Học khôn xứ người​
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="90%" align=center background=../images/nentho.gif border=0><TBODY><TR><TD>
Con ơi mẹ bảo con này,
Trải bao gian khổ có ngày định cư.
Tiếng Tây, tiếng Mỹ, tiếng u,
Mẹ không có biết như mù mà thôi.

Nhưng may họa cũng nhờ Trời.
Văn hóa xứ Việt ngàn đời chẳng quên.
Cho nên mẹ có lời khuyên.
Mai con góp sức xây nền Việt Nam .

Con cần giữ mái tóc đen.
Ấy là bản sắc dịu hiền của ta.
Con đừng học thói kiêu xa,
Tóc đen nhuộm đỏ ấy là ngoại lai.

Dân Việt có chiếc áo dài,
Thướt tha bồ liễu, khoan thai lạ lùng.
Con đừng học thói lố lăng,
Khoe mông, hở ngực dân mình chẳng ưa.

Khôn ngoai gái Việt có thừa.
Lịch sự duyên dáng là vua trên đời.
Học tính thẳng thắn con ơi !
Lắng nghe người nói, lựa lời hòa vui.

Đừng phóng túng, đừng ham chơi.
Ăn bám là chuyện người người cười chê.
Học dân chủ, học lắng nghe.
Mai sau có dịp trở về giúp dân.

Học trách nhiệm, học canh tân.
Kỹ thuật tiến hóa mình cần phải theo.
Học kinh tế, học bang giao.
Giữ yên bờ cõi, đề cao nước nhà.

Con đừng học thói bê tha.
Rì-nô, Vê- gát mồ ma tiêu tùng. (1)
Học thiện nguyện, nhớ góp công.
Giúp người nghèo khó, phụ cùng quốc gia.

Học tiết kiệm, học đầu tư.
Buôn gian bán lận không tù cũng tiêu.
Học nhân ái, học tin yêu.
Thương người hoạn nạn là điều nhập tâm.

Học quản trị, học thương dân.
Không ghen đối lập, không ngầm hại nhau.
Không chụp mũ, không thù dai.
Thượng tôn luật pháp chẳng ai là Trời.

Đi đúng giờ giấc con ơi !
Dân Việt đi trễ người người đều than !
Mẹ già tóc đã điểm sương,
Mai sau giúp nước là đường của con.

Tạ ơn xứ đã cưu mang.
Nhớ nguồn gốc cũ trăm đường chẳng nguôi.
Xứ Mỹ đẹp lắm con ơi !
Dầu sao thì cũng xứ người mà thôi.

Quê mẹ rách nát tơi bời !
Mà sao mẹ cứ thương hoài ngàn năm ?

Đào Văn Bình
(Trích Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển xb năm 2002)
(1) Reno và Las Vegas là hai sòng bài lớn tại Hoa Kỳ

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

Similar threads

Facebook

Top