What's new

Hệ thống biểu hiện nhân thực và nhân sơ (câu hỏi ôn thi HSG Quốc gia)

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
À, về câu hỏi này thì em đã có thêm các tài liệu tham khảo như: Công nghệ sinh học mới xuất bản năm trước đây, trong đó các tác giả cũng ghi rất rõ ràng!
À mà cũng chẳng cần đi đâu xa cả, chả cần tìm sách làm gì cho mệt. Đáp án câu hỏi trên cũng có ngay trong câu 18 và câu 2 mươi mấy đó( em cũng ko nhớ rõ^^) , phần trắc nghiệm của đề thi chọn đội tuyển thi olympic quốc tế năm 2002. Mọi người có thể xem lại! ^^
Em hứa sẽ rút kinh nghiệm là lần sau sẽ đưa ra các thuật ngữ chính xác hơn . Em cũng muốn học hỏi thêm kiến thức từ 4rum chứ ko có ý là trổ tài đâu ạ! ^^
À quên, anh Hưng cho em sorry nha! ^^
Em đã có lời thì tôi cũng xin nhảy ra không núp nữa.

1. Tôi phân tích kỹ câu hỏi và câu trả lời như vậy một phần vì thấy nó quá sai. Phần khác vì thái độ của em. Nếu tôi đoán không nhầm thì em đã có đáp án trước khi đưa câu hỏi lên và em cho rằng chắc không ai trả lời được. Nếu không phải vậy thì cho tôi xin lỗi em.

2. Tôi cũng đã hỏi đi hỏi lại em rằng câu hỏi của em đưa ra đã chính xác chưa, nguồn gốc ở đâu, nhưng em không hề trả lời rồi em đưa đáp án và cười dương dương tự đắc. Thú thực là nếu em giữ các kiến thức sai lệch đó làm của em thì tôi không đả động làm gì. Nhưng khi đã đưa một vấn đề ra trước bàn dân thiên hạ, nhất là trong lĩnh vực khoa học thì tôi mong muốn mọi thứ phải chính xác, rõ ràng. Nếu không các bạn khác vào đọc thấy không ai phản bác lại tưởng là đúng, cứ như thế sự sai lệch sẽ nhân lên theo cấp số nhân.

2. Cho dù câu trả lời này dành cho mức độ học sinh phổ thông cũng vẫn không đúng. Em đừng dẫn chứng là câu trả lời trong đáp án. Chắc em đã thấy đài báo nói nhiều về việc đáp án sai, khi đó chắc em tin lắm. Nhưng khi tôi nói sai thì em bảo tôi đi "núp", cái đó tôi không trách em vì tôi không là gì cả và truyền thống của sinh viên Việt Nam vốn là tôn sư trọng đạo lắm.

3. Em cũng không nên dẫn chứng đáp án trong sách. Tôi chắc chắn người viết cuốn sách đó dịch từ các cuốn sách nước ngoài. Tôi chưa đọc cuốn đó, nhưng theo em nói xuất bản năm ngoái tức 2006, thời gian viết và chờ hiệu đính, xin giấy phép, in ấn nhanh lắm thì cũng phải mất 1 năm. Do vậy tác giả chắc chắn dùng tài liệu trước năm 2005 để dịch. Từ sau khi ra trường tôi đã không đọc sách Việt Nam. Hiện giờ cần tìm hiểu vấn đề gì thường là tôi đọc review mới nhất vì cho dù là sách nước ngoài mới xuất bản thì mức độ cập nhật đã không đủ nữa.

4. Cũng xin nêu thêm 1 ý nữa là trong câu hỏi nếu viết là "nhân thật (nấm)" là rất sai, cần viết là "tế bào nhân thật (nấm men....)". Vì nấm có nhiều loại nấm, chẳng ai đi dùng nấm mốc hay nấm ăn đi biểu hiện bao giờ. Dấu "..." để biểu hiện ngoài nấm men còn có một chủ thể dùng để biểu hiện rất quan trọng là tế bào động vật, đặc biệt là với các protein dùng trong y học.

Vài lời tâm sự. Xin dừng tại đây.
 
Tuy là dùng thuật ngữ ko chính xác, nhưng nghĩ lại thì em thấy đáp án câu này là rất chính xác rồi, ko cần phải nói thêm gì nữa:
_ Các anh thử nghĩ xem, câu "hiện nay" ở đây đã giới hạn lại mục đích hỏi của câu hỏi, họ hỏi " hiện nay" tức đúng là hiện nay người ta thường muốn tổng hợp nên loại protein của nhân chuẩn hơn là nhân sơ, em nghĩ protein của nhân sơ hiện nay mà người ta muốn tổng hợp chỉ là kháng sinh penixilin mà thôi!
Mà nếu tổng hợp nên protein của nhân chuẩn thì dùng nhân sơ làm TB chủ thì sẽ có nhiều khuyết điểm. Em nghĩ nếu tác giả đã hỏi câu này thì đúng là hiện nay người ta thường xuyên dùng nhân chuẩn để làm TB chủ thật( Ở đây có anh nào làm ở viện công nghệ sinh học ko xin hỏi dùm ạ). Mà đề đã hỏi tại sao dùng nhân chuẩn thì đáp án thế là vô cũng chính xác rồi ko có gì phải thắc mắc hết cả.
_ À, thưa anh Hưng, anh có nói là dùng từ " ADN lai" là ko chính xác, điều này xin anh xem lại, có lẽ anh học đã lâu rồi nên ko biết, ngay cả trong sách giáo khoa bình thường thôi người ta cũng đã nói là "ADN tái tổ hợp" còn gọi là "ADN lai".
_ Còn màng nhân ở đây em cũng xin đóng góp ý kiến thế này, vì nhân sơ chưa có màng nhân nên quá trình sao mã và dịch mã xảy ra đồng thời, ko có quá trình điều hòa khâu sao mã và sau sao mã. Nên phân tử protein tạo ra có thể sẽ ko được toàn vẹn.
_Em thấy ở trong đề thi chọn đổi dự tuyển olympic QT cũng có những câu đề cập đến vấn đề này, các anh bảo là kiến thức thay đổi xoành xọach, điều đó đúng. Nhưng đối với câu này thì em thấy nó đúng ngay với bây giờ, vì những khuyết điểm đó của nhân sơ là ko thế chối cãi được! Nên nó đúng với cả hiện giờ( ít nhất là bây giờ chưa ai nói được rằng điều đó sai).
Em nghĩ mình chỉ sai các thuật ngữ thôi, nhưng chắc chắn là các anh vẫn hiểu nghĩa là câu hỏi hỏi cái gì, bằng chứng là các anh cũng đã thử giải thích, nhưng mà đáp án thì rất chính xác ko có gì phải nói lại cả. Điều này em xin nói riêng với anh Hưng, em nghĩ anh sai rồi.
 
Chào bạn Tuấn. Có vẻ bạn vẫn ấm ức chuyện này.
Thật ra vấn đề không phải ở chỗ hiểu nhầm nhau, mà là cầu thị. Bạn sẽ không biết thêm nhiều điều nếu bạn không mạnh dạn hỏi (điều bạn đã làm được) và không chấp nhận câu trả lời khác với đáp án (bạn vẫn chưa vượt qua được)
Những điều bạn biện luận ở trên cho thấy bạn (và cả ông thầy cấp III của bạn) chỉ hiểu vấn đề theo lập luận logic mà không để ý gì đến các cơ chế sinh học thực sự làm nền tảng cho vấn đề bạn tranh luận. Như anh Hiếu đã chỉ ra, đây là yếu điểm của việc luyện học sinh giỏi, cụ thể ở đây là môn Sinh.
Sẽ có các thành viên khác giải thích thêm cho bạn về vấn đề này cụ thể hơn. Riêng tôi thì thấy rằng nếu bạn có thể vượt qua được chính mình lần này thì có lẽ bạn sẽ học được một bài học quý giá đấy.
 
Tuy là dùng thuật ngữ ko chính xác, nhưng nghĩ lại thì em thấy đáp án câu này là rất chính xác rồi, ko cần phải nói thêm gì nữa:
_ Các anh thử nghĩ xem, câu "hiện nay" ở đây đã giới hạn lại mục đích hỏi của câu hỏi, họ hỏi " hiện nay" tức đúng là hiện nay người ta thường muốn tổng hợp nên loại protein của nhân chuẩn hơn là nhân sơ, em nghĩ protein của nhân sơ hiện nay mà người ta muốn tổng hợp chỉ là kháng sinh penixilin mà thôi!
Mà nếu tổng hợp nên protein của nhân chuẩn thì dùng nhân sơ làm TB chủ thì sẽ có nhiều khuyết điểm. Em nghĩ nếu tác giả đã hỏi câu này thì đúng là hiện nay người ta thường xuyên dùng nhân chuẩn để làm TB chủ thật( Ở đây có anh nào làm ở viện công nghệ sinh học ko xin hỏi dùm ạ). Mà đề đã hỏi tại sao dùng nhân chuẩn thì đáp án thế là vô cũng chính xác rồi ko có gì phải thắc mắc hết cả.
_ À, thưa anh Hưng, anh có nói là dùng từ " ADN lai" là ko chính xác, điều này xin anh xem lại, có lẽ anh học đã lâu rồi nên ko biết, ngay cả trong sách giáo khoa bình thường thôi người ta cũng đã nói là "ADN tái tổ hợp" còn gọi là "ADN lai".
_ Còn màng nhân ở đây em cũng xin đóng góp ý kiến thế này, vì nhân sơ chưa có màng nhân nên quá trình sao mã và dịch mã xảy ra đồng thời, ko có quá trình điều hòa khâu sao mã và sau sao mã. Nên phân tử protein tạo ra có thể sẽ ko được toàn vẹn.
_Em thấy ở trong đề thi chọn đổi dự tuyển olympic QT cũng có những câu đề cập đến vấn đề này, các anh bảo là kiến thức thay đổi xoành xọach, điều đó đúng. Nhưng đối với câu này thì em thấy nó đúng ngay với bây giờ, vì những khuyết điểm đó của nhân sơ là ko thế chối cãi được! Nên nó đúng với cả hiện giờ( ít nhất là bây giờ chưa ai nói được rằng điều đó sai).
Em nghĩ mình chỉ sai các thuật ngữ thôi, nhưng chắc chắn là các anh vẫn hiểu nghĩa là câu hỏi hỏi cái gì, bằng chứng là các anh cũng đã thử giải thích, nhưng mà đáp án thì rất chính xác ko có gì phải nói lại cả. Điều này em xin nói riêng với anh Hưng, em nghĩ anh sai rồi.
Chào bạn Tuấn Anh,
1. Tôi không biết "người ta" của bạn là ai, nhưng protein nói riêng và các sản phẩm khác của bọn nhân sơ đã đang và vẫn sẽ đắt hàng nên các công trình nghiên cứu trên nhân sơ không hề kém so với nhân chuẩn.
2. Penixilin là kháng sinh: đúng nhưng có phải là Protein không thì phải xem lại.
3. ADN tái tổ hợp là đúng, còn ADN lai thì nên bỏ, vẫn có sách còn dùng nhưng phải bỏ thôi vì nó không chuẩn. Bạn thử so sánh từ "LAI" với " TÁI TỔ HỢP" rồi rút ra kết luận cái nào đúng nhé.
4.Xem lại quá trình sinh tổng hợp protein của vi sinh vật nhé, không đơn giản như bạn nghĩ đâu.Màng nhân có ảnh hưởng nhưng không phải theo nghĩa là tốt hơn, hiệu quả hơn, mà nghĩa là mục đích khác ví dụ như cơ chế khác, sản phẩm khác ...
5. "Hiện nay" của giáo trình mà bạn đang sử dụng là từ bao giờ ? tôi hỏi thế vì nhiều sách đưa từ "ngày nay", "hiện nay", "những năm gần đây", ... nhưng họ không tham khảo được những thông tin xác thực nhất.
Tôi xem kỹ lại những ý kiến ở trên của anh em đều thấy mọi người gợi ý hướng giải quyết cho bạn chứ không hề có ý gì cả, trước khi "phản pháo" lại những ý kiến này, bạn nên tự mở mang kiến thức, đừng tự bó hẹp mình trong tư tưởng "đề thi Olympic" hay thầy này ở bộ GDDT, ...
Bạn học là giành lấy kiến thức cho bạn, hay cho giải Olympic. Nếu bạn học để đoạt giải Olympic thì đúng là nên học của cái ông ra đề thi (đúng kiểu giáo dục Việt Nam) và anh em ở đây (xin lỗi đã lôi anh em vào :) ) không thể giúp bạn được vì kiến thức của chúng tôi dùng để làm việc chứ không để thi Olympic :)
 
hix
Cho em có ý kiến với...mọi người cứ thế chẳng đi đến đâu cả.

Câu hỏi đúng là từ đề thi QG ( hình như đáp án trong sách chỉ có mỗi cái intron exon thôi)
vì đề thi QG hay ra lại đề của những năm trứơc. mà chính xác từ câu trắc nghiệm ở ngay trước đó, nếu em nhớ ko lầm là: khi chuyển gen của người sang vk Ecoli thì protein tạo ra không được như mong muốn, nó chứa nhiều acidamin hơn,vì sao?(đúng)=> câu này cũng trả lời là vì intron (có vấn đề)
Tuấn Anh hình như chưa đọc kĩ
Nguyễn Xuân Hưng said:
Nhằm biểu hiện Protein nhân sơ thì lấy đâu ra intron mà lo ngại thế. Cho dù biểu hiện protein nhân thật thì đương nhiên người ta tách dòng từ mRNA nên cũng không phải lo đến intron. Vì vậy ý trên của đáp án là sai bét be. Chẳng ai dở hơi đưa cả đoạn gene chứa intron và exon đi biểu hiện làm gì. Nhất là "hiện nay".
=> nếu trả lời theo intron chỉ là nói trên cơ sở lý thuyết ,câu hỏi này đưa ra chắc vì học sinh phổ thông chẳng biết cADN là cái gì?(nên bác Lưu mới dạy như thế)
Mấy anh lúc đầu nói rất đúng("hiện nay") tùy mục đích mà chọn tb nhận.
Còn ý thứ 2 như bác Hiếu đã nói:
Cao Xuân Hiếu said:
Về vấn đề câu hỏi và câu trả lời thì đúng là đáp án của GS Lưu có vấn đề như Hưng đã phân tích. Tôi nhấn mạnh việc tại sao trong một số trường hợp biểu hiện protein lại nên chọn hệ thống biểu hiện nhân thực vì:

1) các cơ chế biến đổi sau dịch mã (post translation modification)
2) codon usage
Trong bộ sách CNSH đúng là có nói đến "màng nhân" và "môi trường" chỉ có điều Tuấn Anh nói ra không được ổn lắm nên mới bị bắt bẻ.
Tuân Anh đọc kĩ lại nhé.
 
Xin được phép nhắc lại ý chính của câu hỏi (không đi vào một số sai sót về thuật ngữ như các anh đã nói ở trên): Vì sao hiện nay người ta dùng tế bào nhân thật nhiều hơn (hoặc thay cho) tế bào nhân sơ (hoặc tiền nhân) để tạo dòng và biểu hiện DNA.

Nếu Tuấn Anh vẫn còn thắc mắc thì tôi xin nhắc lại ý mọi người như sau:

Câu hỏi này không phải là sai hoàn toàn mà là KHÔNG CHÍNH XÁC, vấn đề nằm ở chỗ "hiện nay" và "ngày xưa". Đây là câu hỏi yêu cầu giải thích xu hướng nghiên cứu sinh học. Với ý muốn đó, người đặt câu hỏi phải dựa trên thực tế những gì đang diễn ra trong nghiên cứu sinh học. Mà thực tế nghiên cứu sinh học hiện nay thì lại không như câu hỏi nêu ra.

Việc lựa chọn tế bào vi khuẩn, hay nấm men, hay virus, hay động vật, hay thực vật để nhân dòng và biểu hiện một đoạn DNA là tùy vào bản chất của đoạn DNA đó và tùy vào mục tiêu của từng nghiên cứu (tế bào động vật và thực vật thường không được dùng để nhân). Không có chuyện vì tế bào nấm men "ưu việt" hơn mà ngày nay người ta sử dụng nó nhiều hơn.

Tế bào nấm men là tốt hơn cho biểu hiện DNA của sinh vật nhân thật (vì các yếu tố exon và intron) và các vấn đề về codon (cái này nếu được thì bàn ở chủ đề khác vì nói thêm ở đây chắc càng rối), nhưng KHÔNG có nghĩa là người ta đổ xô đi dùng nấm men. Vì:
- Không phải ai cũng nghiên cứu DNA và protein của sinh vật nhân thật. Hiện nay và tương lai vẫn có vô khối đề tài về DNA và protein của sinh vật tiền nhân, thế thì không có lý gì lại dùng tế bào nấm men để biểu hiện các protein này.
- Người ta vẫn có thể dùng tế bào tiền nhân (vi khuẩn, virus) để biểu hiện protein của tế bào nhân chuẩn. Bằng kỹ thuật đơn giản là thu nhận mRNA, tổng hợp cDNA (DNA bổ sung với mRNA), người ta có thể thu được đoạn DNA mà không có intron, sau đó đưa vào tế bào tiền nhân và biểu hiện (việc sử dụng cDNA rất rất rất là phổ biến).

Tóm lại, không có lý do gì lại cho rằng tế bào nấm men đang chiếm thế "thượng phong" trong sinh học phân tử. Vẫn biết rằng đa số học sinh phổ thông chưa được học về cDNA, nhưng không thể bỏ qua sự thực để đặt ra câu hỏi như vậy.

Như tôi đã nói ở trên, câu hỏi nên là: Vì sao bên cạnh tế bào vi khuẩn (tiền nhân/nhân sơ), người ta lại sử dụng thêm tế bào nấm men (nhân thật/nhân chuẩn) để nhân dòng và biểu hiện gene? (để trả lời, cần phải phân tích sự thiệt - hơn của mỗi hệ thống và chỉ ra khi nào thì dùng cái nào).

Ngoài ra, tôi nghĩ cũng không ai "bắt bẻ" ai ở đây. Không ai biết được mọi việc. Câu trả lời của mọi người hôm nay là đúng, ngày mai có thể thiếu chính xác, ngày mốt có thể trở thành sai bét. Điều quan trọng là mọi người biết câu trả lời của mình và người khác còn thiếu sót ở chỗ nào.
 
Với khẩu hiệu học gì thi nấy thì đáp án của bạn có lẽ cũng không sai mấy. Câu hỏi đó nếu đặt vào bối cảnh học sinh cấp III có lẽ cũng không đáng phàn nàn lắm (vì khối thứ khác còn đáng phàn nàn hơn). Cái chính là khi bạn đưa câu hỏi lên đây, bạn nên lường trước sẽ có nhiều chuyên gia sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết & xác đáng hơn, đồng thời cũng sẽ phê phán câu hỏi của bạn. Nếu bạn cầu thị, thì bạn sẽ tranh thủ học hỏi được nhiều hơn, đi sâu vào bản chất hơn. Và nếu câu hỏi này có được ra thi QG lại thì bạn sẽ làm 'ngạc nhiên' giám khảo với câu trả lời chặt chẽ và sâu sắc hơn. Đấy chính là chủ ý những người đang góp ý cho bạn.
 
um cũng chẳng hiểu thế nào.
Trong sgk phân ban bộ 2 cũng viết khá hay về phần này ( trong này có ghi rõ 3 cách lấy gen mong muốn ).
Chắc ông ra đề bị làm sao rùi
 
với kiến thức sinh học cấp 3 hiện nay thì không thể trả lời được câu hỏi kiểu này, mà sinh học thì bao la bát ngát, cho nên em nào may mắn được các "bác" ở trên khổ luyện thì thi được giải cao, nhìn kết quả thi HSG QG thì biết.
Cái đáp án đúng là chỉ lừa được học sinh, may mà hiện nay phương tiện hiện đại nên những kiến thức trên được cập nhật thay đổi từng ngày, chứ cứ như sĩ tử ngày xưa thì thật là nguy hiểm.
Cám ơn diễn đàn nhiều lắm!!!
 

Facebook

Top