What's new

Học thuyết Darwin: Đôi điều suy ngẫm

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
#1
Được sự cho phép của TS Nguyễn Thái Sơn, tôi trích đăng một số thảo luận của TS Sơn về học thuyết Darwin tại diễn đàn Bio-vn.

Khám phá của Darwin đã xây dựng một nền tảng khoa học rất lớn lao về nguồn gốc của con người và sinh vật. Dù gene chưa được biết đến trong thời đại Darwin, nhưng ông đã xây dựng học thuyết trên yếu tố di truyền rất cao và hữu hiệu. Chúng ta có thể nói chính học thuyết Darwin đã nập nên nền tảng của sinh học hiện đại, và theo nghĩa đó, các nhà sinh học ngày nay đã đi sau Darwin khoảng 1 thế kỳ rưỡi!

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, học thuyết Darwin đang có những thử thách lớn lao vì những thiếu sót và có thể là sai lạc. Rất nhiều diễn tiến và thành quả khoa học ngày nay cho thấy cơ chế thay đổi gene giới hạn và từng phần (genetic drip) để thích hợp (adoptation) với môi trường không cần thiết. Hiện khoa học có thể tạo những giống rất mới từ khả năng thay đổi phần lớn bộ gene, và sinh vật vẫn có khả năng thích ứng và tồn tại. Ngay trong thiên nhiên, một số sinh vật có phôi thai (embryo) chỉ được tạo từ trứng. Đây thuộc loại sinh sản parthenogenesis, và so với phần lớn sinh vật cần tinh trùng để thụ thai thì đây là một khác biệt gene lớn lao, những hệ sinh lý của các sinh vật parthogenesis vẫn rất gần với sinh vật khác. Nếu theo cơ chế gene drip và adoptation của Darwin thì diễn tiến parthogenesis cần hàng triệu năm hoặc thậm chí hơn nữa để tồn tại và thích ứng! Hiện nay một số tế bào gốc được lấy ra từ bào thai pathogenesis và tiên đoán sẽ có ứng dụng trị liệu cho con người.

Diễn tiến đột biến của gene theo Darwin là diễn tiến liên tục và một chiều. Tuy nhiên ngày nay các nghiên cứu cho thấy các protein khi đựơc hoàn thành có khả năng chi phối đột biến của gene. Có nghĩa là các protein khi đạt được độ ổn định nhất, chúng sẽ giảm hay làm ngừng đột biến gene. Thêm vào đó, quan niệm của Darwin cho rằng sinh vật là hợp chất của mọi loài (gene pool) rất khó chứng minh và thực ra cũng không có gì mới lạ về quan niệm vì chúng ta đều biết sinh vật có đơn vị chung là tế bào và chi tiết hơn là các gene.

Về khía cạnh xã hội, trong các học thuyết khoa học có lẽ học thuyết Darwin có ảnh hưởng về tín ngưỡng và triết lý nhân sinh sâu đậm nhất. Darwin đã rất đúng và mang lại ánh sáng cho chúng ta về nguồn gốc sinh học của con người. Tuy nhiên, hiện có một số nhận xét cho rằng học thuyết Darwin đã đánh đổ những tín ngưỡng và tôn giáo thì tôi e rằng đây là một kết luận hời hợt và thiếu sót. Tiến hóa gene và di truyềnd đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của sinh học và sự sống, nhưng học thuyết Darwin không thể dùng để giải thích những sinh hoạt liên hệ đến tinh thần và tín ngưỡng của nhân loại.

Chúng ta đều đồng ý với Darwin rằng con người không thể được tạo ra từ đất cát hoặc trên trời rơi xuống! Tuy vậy tế bào có khả năng sống, nhưng con người có khả năng tin. Họ tin rằng cha mẹ yêu thương họ hơn những người hàng xóm (dù cùng một hệ gene); họ tin rằng có linh hồn trong sự sống; người có tôn giáo hay theo một chủ thuyết thì tin vào tín điều, quy luật của nó; người không có tôn giáo thì tin vào chính họ. Đó đều là đức tin và chúng ta cần nhận biết có sự khác biệt và khoảng cách lớn lao giữa thuyết tiến hóa của Darwin và các giá trị tinh thần của con người.

Tóm lại con người là một tập thể vật chất và tinh thần. Cả hai có tương quan, nhưng cả hai cũng rất khác biệt. Học thuyết Darwin chỉ nên được cọi như một nền tảng khoa học để giải nghĩa nguồn gốc sinh học của con người và sinh vật, chứ không phải giải nghĩa hay để xây dựng những nền tảng tinh thần của nhân loại.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Một bài thảo luận nữa của TS Nguyễn Thái Sơn.

Theo phỏng đoán thì sẽ có sự khác biệt khoảng 1 triệu năm giữa parthenogenesis (chỉ cần trứng) và sinh vật thụ thai có phần đóng góp genome của tinh trùng. Tuy nhiên trên cây phát sinh hình thái người ta đã không thấy sự khác biệt đó giữa sinh sản parthenogenesis và bình thường, vì vậy cơ chế đột biến lặn (successive mutation) của Darwin có vấn đề. Sự kiện parthenogenesis có thể được tạo ra ngay cả ở động vật bậc cao như con người. Hiện nay bào thai tạo bằng phương pháp arthenogenesis đang được tận dụng để lấy tế bào gốc. Trong hệ parthenogenesis thì MHC sẽ giản dị hơn vì chỉ từ một hệ gene, ngoài ra nếu hệ gene đó là đồng hợp tử và MHC thuộc loại có tần số cao ở quần chúng (public population) thì người ta tin rằng tế bào gốc từ parthenogenesis có khả năng trị liệu rất cao vì có thể tránh được sự đào thải của hệ miễn dịch.

Tôi cũng vừa nhận được ý kiến của một người bạn trẻ quen biết, anh nghĩ rằng học thuyết Darwin lý thú về phần hàn lâm, nhưng có ít ứng dụng nên không lôi kéo được sự học hỏi tích cực của nhiều người. Điều này trước đây thì có phần đúng, nhưng với đà tiến triển và hiểu biết về bộ gene của nhiều loài sinh vật ngày nay thì chúng ta có thể kỳ vọng nhiều ứng dụng quan trọng từ học thuyết Darwin. Chẳng hạn như mới đây thử nghiệm kháng thể đơn dòng CTL4 cho bệnh miễn nhiễm, các nạn nhân đã lăn đùng ra gần tử vong; tuy những nghiên cứu thử nghiệm trên tinh tinh trước đó rất an toàn. Từ so sánh hệ gene của người và tinh tinh, nhóm nghiên cứu của Varki của UCSD đã nhận thấy rằng gene Siglec của tế bào T ở tinh tinh có độ hoạt hóa rất cao, nhưng ở người rất thấp. Họ đã đề nghị rằng nếu chúng ta hoạt hóa gene Siglec ở người thì thử nghiệm kháng thể đơn dòng CTL4 sẽ thành công và có tác dụng rất hữu hiệu cho trị liệu.

Chúng ta đều tin rằng Darwin là một nhà khoa học nhạy bén với suy luận bẩm sinh và sâu sắc. Nhưng tôi thiết nghĩ học thuyết Darwin cũng có phần may mắn vì nếu học thuyết của ông ra đời ngày nay thì sẽ bị đòi hỏi những kiến thức khoa học chi tiết khắt khe của những nhà tân sinh học và học thuyết Darwin sẽ phải vất vả lắm để được phổ biến. Ông cũng được may mắn đặc biệt ngưỡng mộ, không phải vì lý luận khoa học của ông cao, nhưng vì những sai lầm của các tôn giáo khi giải thích trên bình diện logic về nguồn gốc của con người. Ngoài ra ông cũng chứng minh sự sai lầm của môn phái Russel Wallace trước đó cho rằng sự sống là điều gì đó được định sẵn từ trước (một preform) mà không cần tiến hóa.
 
Em muốn hỏi lại một lần nữa cho chắc, quan niệm của Darwin về CLTN là phân hóa về khả năng sống sót hay khả năng sinh sản của cá thể, hay "mức độ thành đạt sinh sản" - SGK của mình viết loạn cả lên. Nhưng bây giờ cứ bỏ qua những gì SGK viết, theo những kiến thức của bậc đàn anh, mấy anh cho em biết nhá. Cũng muốn tận mắt đọc được "Nguồn gốc các loài" của Darwin coi ổng viết cái gì trong đó, nhưng không có thời gian...
 
Chào mọi người.

Đã lấu lắm rùi tôi mới ghé thăm lại trang web thân thương. Khi đọc những dòng này, dù rất bận nhưng tôi cũng có vài dòng chia xẻ với anh em. Tôi may mắn đã đọc được bản "nguồn gốc các loài của Darwin" bằng tiếng việt.

Đọc xong cuốn sách mà lòng tôi cảm thấy ngưỡng mộ và sung sướng vô cùng. Darwin có thể nói rằng, ông là một nhà khoa học chân chính và chăm chỉ.

Cuốn nguồn gốc các loài đã đánh tan sự ngờ vực mà tôn giáo đã thống trị bấy lâu và mở ra một chân trời mới cho khoa học phát triển.

Tuy nhiên, điều rất đặc biệt là ông không đứng ra bảo vệ lý lẽ của mình (do sức khỏe yếu) mà là những người bạn của ông (các nhà khoa học chân chính).

Và Darwin trong nhật ký của mình nói về nguồn gốc các loài không đề cập đến vấn đề di truyền (đây là một điều rất thiếu sót và được bổ sung bởi Mendell).

Tôi không biết TS. Sơn có quan điểm như thế nào mà lại phản đối mạnh mẽ như thế. Có câu "Khoa học phát triển tới đâu thì tư duy con người đến đó". Trong điều kiện nghiên cứu như thế Darwin phải làm việc cật lực trong 10 năm để có thể viết ra được cuốn "nguồn gốc các loài". Không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn làm điều này.

Tôi sẽ cung cấp cuốn "nguồn gốc các loài" cho mọi người tham khảo. sách có đuôi .lit nên mọi người cần tham khảo thêm để có phần mềm đọc phù hợp (vì lý do quá bận tui không up kịp, mong mọi người thông cảm)

Mọi người hãy đọc đi rồi kết luận về Darwin nhá. Chỉ nghĩ đến Darwin thôi tôi cũng thấy lòng đầy tự hào và khao khát nghiên cứu khoa học.

link: https://www.yousendit.com/download/U0d6TGsySys4aU4zZUE9PQ
 

trang còi

Member
CLTN theo Dacuyn thì phân hoá cả về khả năng sống sót và cả về khả năng sinh sản của cá thể đấy.
Chỉ có CLTN của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại mới cho rằng CLTN thực chất là phân hoa về khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
 

nalsinhk

Member
đọc mà sôi máu qua đi. nhất là cái đoạn cuối. ông TS Sơn này, sao lại có những lời lẽ so sánh khập khiễng như vậy được nhỉ?
@ Anh Hưng, sao không thấy anh có bình luận gì ạ?
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
đọc mà sôi máu qua đi. nhất là cái đoạn cuối. ông TS Sơn này, sao lại có những lời lẽ so sánh khập khiễng như vậy được nhỉ?
@ Anh Hưng, sao không thấy anh có bình luận gì ạ?
Mình nghĩ là những người thực sự có trình độ mới có khả năng bình xét/phê phán những học thuyết/học giả lớn với cái nhìn khách quan.

Nhiều người cũng nói không có Albert Einstein thì cũng có người đưa ra thuyết tương đối thôi. Hơn nhau ở chỗ ai đưa ra sớm hơn. Chính cái sớm hơn và sớm hơn bao lâu nói lên sự vĩ đại của người phát minh. Có hiểu không nhỉ?
 

cafenhe

Member
ĐỨng ở góc độ như chúng ta thì quả thật à phải khâm phục bắc Uyn mới đúng, cho dù có những vấn đề bắc nêu chưa đứng so với sinh học hiện đại , nhưng thử hỏi liệu chúng ta có làm được như thế khi ở trong hoàn cảnh của Bác
 

phoenix202

Member
Đóng góp của Đac-uyn là rất to lớn những chúng ta cũng không vì thể mà cho học thuyết của Đac -uyn là chân lý, không phải lúc nào cũng đúng vì vậy cần phải có cái nhìn khách quan, không nên thiên về ý kiến chủ quan được.
 
Tớ chưa được đọc bản dịch của cuốn sách nguồn gốc các loài nên không biết nó dịch được bao nhiêu % ý nghĩa từ bản gốc, dịch thô (chuyển ngôn ngữ thuần túy từ tiếng Anh sang tiếng Việt) hay dịch theo kiểu Tam quốc diễn nghĩa? Tớ từng nghe Giáo sư Nico Van Straalen, trường Đại học tự do Amsterdam kể rằng có những phần mà Darwin viết cho đến nay các nhà khoa học (trong đó có GS van Straalen) vẫn chưa cắt nghĩa được. Khó quá và GS van Straalen đã đến tận nhà Darwin, đi vòng quanh khuôn viên, nhìn từng góc làm việc của Darwin và cố gắng tưởng tượng lại cảnh Darwin ngày xưa làm việc như thế nào để xem có hiểu được thêm những gì Darwin viết hay không. Kết quả, GS van Straalen cũng không hiểu thêm được gì nhiều?

Cách đây vài tuần tớ có mua được cuốn sách Darwin's lost world: the hidden history of animal life để đọc thêm nhưng cũng mới đọc được vài trang.

Vô tình hôm nay tớ đọc được cái chủ đề này nên rất tò mò không biết TS Sơn viết gì?

K
 

Facebook

Top