What's new

Hỏi về máu người

#1
mọi người ơi cho tớ hỏi
1,máu gồm những thứ gì?
2,có 2 người A,B
NgườiA khi bị thương làm rơi máu lên áo để quên mấy ngày, lúc giặt ko sạch đc nữa
Người B khi bị thương làm rơi máu lên áo để quên mấy ngày mà lúc giặt
vẫn sạch, chỉ cần nhúng vào nước thôi là máu đã mờ đi
Xin mọi người giải thích cho tớ máu người B này làm sao?
cảm ơn mọi người nhiều(y)(y):)
 
mọi người ơi cho tớ hỏi
1,máu gồm những thứ gì?
2,có 2 người A,B
NgườiA khi bị thương làm rơi máu lên áo để quên mấy ngày, lúc giặt ko sạch đc nữa
Người B khi bị thương làm rơi máu lên áo để quên mấy ngày mà lúc giặt
vẫn sạch, chỉ cần nhúng vào nước thôi là máu đã mờ đi
Xin mọi người giải thích cho tớ máu người B này làm sao?
cảm ơn mọi người nhiều(y)(y):)
Máu người gồm có hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu. Bạch cầu có hai loại là đơn nhân và đa nhân. Bình thường, lượng hồng cầu trong máu ở nam giới khoảng: 5,2 ± 0,3 G/L; Ở nữ giới khoảng: 4,7 ± 0,3 G/L.
Ghi chú: G/L (giga/lít) = 109/L. Ngoài ra, một đơn vị cũ vẫn còn được dùng là M/ml (mêga/mililít) = 106/ml.
Khi giặt tức là ngâm hồng cầu vào nước (môi trường sốc nhược trương đối với hồng cầu), hồng cầu sẽ bị vỡ ra giải phóng hemoglobin.
Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu. Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể.
Màu đỏ của máu chính là màu của hemoglobin. Như vậy có thể có khả năng người B bị rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu, hoặc bị bệnh máu trắng, cũng có thể mắc bệnh hồng cầu hình liềm :D. Nếu người B mắc một trong ba bệnh này thì có ít hemoglobin trong máu nên áo dễ giặt sạch hơn. Mà có khi người B dùng thuốc tẩy cũng có hì hì
 
Post thêm tí cho ai quan tâm về thành phần của máu

máu người gồm có 3 loại tế bào:
- Hồng cầu: Hình tròn, kích thước khoảng 7,5m (Micron), không có nhân, bắt màu hồng nhạt.
- Tiểu cầu: Là những thể hình sao nhỏ (và các thể có hình thù khác như hình tam giác, hình bầu dục) với nhiều hạt Kích thước từ 2 – 5m nằm thành từng cụm, bắt màu hồng đậm hoặc hồng tím.
- Bạch cầu:
Ở máu ngoại vi của người có hai nhóm bạch cầu. Hai nhóm bạch cầu này khác nhau về kích thước, hình dạng và tỷ lệ của chúng trong máu. Và đặc biệt là khác nhau về số lượng nhân có trong mỗi tế bào bạch cầu: Bạch cầu đơn nhân tế bào chỉ có một nhân, bạch cầu đa nhân tế bào có nhiều nhân.
+ Bạch cầu đơn nhân:
Trong nhóm bạch cầu đơn nhân, người ta dựa vào sự khác nhau về kích thước tế bào, hình dạng nhân và chức năng của tế bào bạch cầu để chia thành hai loại:
* Monocyte: Là loại bạch cầu có kích thước lớn nhất trong tất cả các loại bạch cầu, khoảng 15 – 25m (có khi lên tới 35 m) có một nhân lớn hình ngọn lửa hoặc hình hạt đậu, bắt màu tím đỏ; nguyên sinh chất bắt màu tro nhạt hoặc hồng nhạt.
* Lymphocyte: Hình tròn, kích thước nhỏ tương đương hoặc lớn hơn hồng cầu 1 chút, khoảng 7 – 10m. Có 1 nhân tròn chiếm gần hết khối bào tương, bắt màu tím đỏ; bào tương là một viền mỏng bao quanh nhân, bắt màu tro nhạt hoặc xanh nhạt.
+ Bạch cầu đa nhân:
Trong nhóm bạch cầu đa nhân, người ta chủ yếu dựa vào các hạt bắt màu trong bào tương của mỗi tế bào để chia thành ba loại:
* Neutrophyle (Bạch cầu trung tính): Kích thước trung bình, khoảng 12 – 15m; nhân chia
nhiều múi, bắt màu tím đậm; bào tương chứa những hạt nhỏ bắt màu hồng nhạt.
* Esinophyle (Bạch cầu ưa acide): Kích thước trung bình, khoảng 12 – 15m; nhân thường có hình gọng kính, bắt màu tím đỏ; bào tương chứa những hạt lớn bắt màu đỏ.
* Basophyle (Bạch cầu ưa kiềm): Là loại bạch cầu hiếm thấy nhất trong tất cả các loại bạch cầu, kích thước trung bình 12 – 15m Hình thể tương đối tròn; nhân chia nhiều múi bắt màu tím đậm nhưng khó nhìn thấy vì bị che bởi các hạt lớn hình tròn hay hình vuông bắt màu tím đen ở trong bào tương.
 
cho em hoi la bach cau da nhan co phai la loai co nhieu nhan ko hay chi la nhan chia lam nhieu thuy thoi a?
Gọi là bạch cầu đa nhân nhưng thực chất nó chỉ có một nhân thôi, nhân có nhiều thùy. Có lẽ gọi là bạch cầu đa nhân vì lúc đầu kính hiển vi độ phóng đại nhỏ người ta nhầm nó có nhiều nhân, sau này vẫn gọi thế vì đã quen :D
 
Máu người gồm có hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu. Bạch cầu có hai loại là đơn nhân và đa nhân. Bình thường, lượng hồng cầu trong máu ở nam giới khoảng: 5,2 ± 0,3 G/L; Ở nữ giới khoảng: 4,7 ± 0,3 G/L.
Ghi chú: G/L (giga/lít) = 109/L. Ngoài ra, một đơn vị cũ vẫn còn được dùng là M/ml (mêga/mililít) = 106/ml.
Khi giặt tức là ngâm hồng cầu vào nước (môi trường sốc nhược trương đối với hồng cầu), hồng cầu sẽ bị vỡ ra giải phóng hemoglobin.
Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu. Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể.
Màu đỏ của máu chính là màu của hemoglobin. Như vậy có thể có khả năng người B bị rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu, hoặc bị bệnh máu trắng, cũng có thể mắc bệnh hồng cầu hình liềm :D. Nếu người B mắc một trong ba bệnh này thì có ít hemoglobin trong máu nên áo dễ giặt sạch hơn. Mà có khi người B dùng thuốc tẩy cũng có hì hì
:???:tớ nghĩ còn 1 khả năng người này bị suy thận :)
 

trang còi

Member
theo tớ nghĩ thì máu người không chỉ có 3 loại tế bào đó đâu!!
máu gồm có huyết tương và tế bào máu.
huyết tương bao gồm nước và vật chất khô.Vật chất khô bao gồm các hợp chất như pro,lipit, gluxit, muối khoáng.
tế bào máu gồm có hồng cầu. tiểu cầu và bạch cầu
các thông tin về tế bào máu thì trên đã trình bày đủ rồi...:sad:
 

huyền my

Member
Cho em hỏi là hồng cầu không có ti thể đúng không ạ, như vậy thì nó sẽ tạo ra năg lượng để hoạt động như thế nào :???:
 
post thêm cái tớ mới tìm hiểu đc

Muốn xác định lượng hemoglobin
phá vỡ đưa vào dung dịch cyanide
Hồng cầu------------------------->hemoglobin---------------------------> các hemoglobin tự do tiếp xúc với hoá chất chứa cyanide ----------->các hemoglobin gắn chặt vào nhau tạo cyanmethemoglobin
sau đó ta chiếu ánh sáng vào (đặc biệt là sóng 540)
Vậy là từ đó ta sẽ đo đc lượng ánh sáng hấp thụ => đo đc lượng hemoglobin:)
 
Cho em hỏi là hồng cầu không có ti thể đúng không ạ, như vậy thì nó sẽ tạo ra năg lượng để hoạt động như thế nào :???:
Hồng cầu không có ti thể, nó di chuyển trong mạch máu được là do vận động co bóp của tim và sự co bóp của thành mạch máu. Hồng cầu ở phổi thải CO2 và nhận O2 là do ở đó nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 cao. Ở tế bào mô, cơ quan hồng cầu nhận CO2 và thải O2 là do ở đó nồng độ CO2 cao, nồng độ O2 thấp.
 

pioda

Member
Cho em hỏi là hồng cầu không có ti thể đúng không ạ, như vậy thì nó sẽ tạo ra năg lượng để hoạt động như thế nào :???:
cái này ngày xưa mình cũng thắc mắc mãi.
Hồng cầu cũng trải qua một chu trình là chu trình 2,3-diphosphoglycerat (chu trình này gần giống đường phân) chỉ khác khi đên phản ứng tạo Glyceraldehyd-3-phosphat như dưới:

Hồng cầu có emzim diphosphoglycerat mutase xúc tác sự biến đổi 1,3-DPG thành 2,3-DPG.Khi phản ứng này xảy ra,phốt phát giàu năng lượng sẽ biến mất đồng nghĩa sẽ ko có sự tổng hợp ATP. Do đó, hồng cầu vẫn xảy ra đường phân mặc dù nhu cầu năng lượng là tối thiểu.
Do hồng cầu ko có ty thể nên pyruvat được tạo ra sẽ bị khử thành lactat nhờ NADH, dưới tác dụng của lactat dehidrogenase
Có gì ko đúng xin mọi người chỉ giáo:???:
 
tien day co ai co hung noi ve tieu cau k, cho em thinh giao ti :nhannho::buonchuyen::roll:
:yeah:
Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu và tạo ra thrombin. Chúng là những tế bào hình thoi nhưng cũng có thể có hình thù khác như hình tam giác, hình bầu dục, có nhân và thường khó phân biệt với các lympho bào. Ở người, tiểu cầu có kích thước khoảng 3micromet và số lượng khoảng 250.000/milimet khối. Ở thú chúng có dạng hình đĩa lồi, tròn hay ovan, không nhân, thường được gọi là globulin.
 

ngoalong

Member
Hồng cầu không có ti thể, nó di chuyển trong mạch máu được là do vận động co bóp của tim và sự co bóp của thành mạch máu. Hồng cầu ở phổi thải CO2 và nhận O2 là do ở đó nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 cao. Ở tế bào mô, cơ quan hồng cầu nhận CO2 và thải O2 là do ở đó nồng độ CO2 cao, nồng độ O2 thấp.
câu trả lời này chẳng liên quan gì với câu hỏi cả?:hoanho:
 

ngoalong

Member
Định nghĩa hệ đệm : hệ gồm axit yếu và baz liên hợp của nó. Tất nhiên là baz này cũng yếu.
Tính chất :(tự đọc tài liệu) Nói chung tính chất nổi bật nhất của nó là có khả năng duy trì pH dung dịch ổn định, nếu cho 1 lượng axit hoặc baz mạnh không quá giới hạn đệm của nó thì pH cơ thể thay đổi không đáng kể, lúc này các quá trình sinh học sẽ được thúc đẩy để 'sửa chữa' khuyết điểm vụn vặt này...
Hệ thống đệm của máu người bao gồm các hỗn hợp đệm sau:
- Bicarbonat : HCO3-/CO3 2-
- Hemoglobin : HHbO2/KHbCO2
- Photphat : H2PO4-/HPO4 2-
- Protein/proteinar
Trong đó người ta thấy thành phần đệm của hồng cầu và huyết tương khác nhau
- Ở hồng cầu : hệ đệm chủ yếu là hệ đệm Hem
- Ở huyết tương : hệ đệm chủ yếu là Bicarbonat
Nhưng chung quy lại : Hệ đệm Bicarconat vẫn là chủ yếu trong máu.
Do đó, dễ thấy khi cơ thể bị nhiễm kiềm, Người ta bổ sung NaHCO3, vừa có tác dụng trung hòa, vừa có tác dụng gia tăng tính chất đệm.
Sơ sơ là như thế.:cool:
 

Facebook

Top