What's new

hỏi về protein

Một câu hỏi thật kì lạ :D Mình hơi thắc mác tại sao bạn lại hỏi câu hỏi như thế ? Mình e rằng chưa có ai thí nghiệm về vấn đề này nên không biết được.
 
vấn đề này theo mình thuộc phạm trù đạo đức sinh học nhưng có thể dựa theo các lý thuyết về protein để giải thích được .Còn cụ thể thế nào mong mọi người trả lời rõ hơn cho mình :lol:
 
Vấn đề ở đây là mục đích. Kể cả nếu không xét đến vấn đề đạo đức sinh học, thì người ta thí nghiệm cái đó nhằm mục đích gì ??? Bạn Lê Văn Thản nếu có hỏi thì nên đưa thêm 1 sô thông tin về vấn đề này(nếu bạn cho rằng có thể giải thích được dựa trên lý thuyết thì do đâu mà bạn nghĩ thế, bạn đọc được từ đâu?), hoặc chí ít ra cũng nên cho mọi người biết lí do, mục đích; không nên hỏi 1 câu hỏi từ trên trời rơi xuống như vậy.
 
Em hỏi thế là để so sánh giữa cấu trúc các loại protein cấu tạo nên cơ thể động vật.
Ai có tài liệu nào về protêin của các loài giúp em với
 
Hic, vấn đề bạn hỏi thực sự hơi rộng (vì trong tự nhiên có đến 10^14-10^15 loại Protein), và việc so sánh cấu tạo các loại Protein cũng hơi chuyên sâu. Với lại, cấu tạo các loại Protein thì hầu như chỉ có tài liệu tiếng nước ngoài, bạn có thể vào đường link dưới đây, nếu không đọc được tiếng Anh thì Save hình lại cũng tốt ?:oops: ?
http://en.wikipedia.org/wiki/Category:Protein_pages_needing_a_picture

Chúc may mắn ?:roll:
 
Nếu đem 2 thứ thịt có chứa các loại protein ra phân tích thì e là hơi lâu bởi vì cũng đúng theo anh Long nói có rất nhiều loại protein. Và chúng ta cần phải xét đến mức độ phát triển của tế bào mà nói rằng lúc đó protein có được sản xuất ra hay không.
Và để một protein có chức năng bền thì phải gắn thêm gốc hydratcarbon cắt bỏ đi signal peptide,...
Nên anh Thản cũng nên có câu hỏi khác rõ hơn thì mọi người giúp được.
Câu hỏi của anh có phần đạo đức hơn cả thí nghiệm tạo người đột biến gene. ?:lol:
 
Nếu đem 2 thứ thịt có chứa các loại protein ra phân tích thì e là hơi lâu bởi vì cũng đúng theo anh Long nói có rất nhiều loại protein.

===> Hơi lâu à ? Em chắc không ? Em nghe qua thịt thực vật bao giờ chưa ?

Và chúng ta cần phải xét đến mức độ phát triển của tế bào mà nói rằng lúc đó protein có được sản xuất ra hay không.
==>Nghe cứ như văn dịch ấy nhỉ ? Không hiểu. ===> Không hiểu : để một protein có chức năng bền thì phải gắn thêm gốc hydratcarbon cắt bỏ đi signal peptide,..

Nên anh Thản cũng nên có câu hỏi khác rõ hơn thì mọi người giúp được.
Câu hỏi của anh có phần đạo đức hơn cả thí nghiệm tạo người đột biến gene.

==>Nói chắc ăn như bắp. Cậu dám cá là thịt người có phần đạo đức hơn TN tạo người nhân bản không ? Câu hỏi này tôi là dân ngoại đạo ngành nhân học nên không dám "chuyện nhỏ xé ra to".
 
Hic, tôi thấy bạn Hiển nên kiềm lại 1 chút. Vẫn biết rằng bạn hỏi thế để tăng cường thảo luận. Nhưng nên nói nhẹ đi 1 chút, sinhhocvietnam là 1 diễn đàn nghiêm túc nhưng cũng là nơi dành cho những người yêu thích sinh học. Mà người yêu thích thì có nhiều cấp độ, họ muốn trao đổi nhưng còn quá nhiều điều vượt tầm của họ, điều đó dẫn đến nhiều câu nói ngô nghê (so với 1 số người giỏi). Dĩ nhiên có 2 loại ngô nghê: 1 loại giả vờ ngô nghê hoặc cố tình ngô nghê, không chịu tìm hiểu; loại thứ 2 là ngô nghê thật. Giả vờ ngô nghê thì thường hỏi và hỏi-không cần suy nghĩ ==> loại này admins và mods xử lý hoặc trách móc thì đương nhiên; còn ngô nghê thật thì nằm dưới dạng trả lời ==> nên hướng dẫn họ tìm hiểu thêm (mình chắc thuộc loại 2 ?:D ).
 
1. Đây là chủ đề có phạm vi thịt động vật chứ không bàn đến thực vật.
2. Anh Thản có hỏi em: Theo bạn thì protein của loại thịt nào bền vững hơn ?
Thì theo anh, anh sẽ trả lời như thế nào.
3. ?"Câu hỏi của anh có phần đạo đức hơn cả thí nghiệm tạo người đột biến gene. "
Thế anh hiểu "có phần đạo đức hơn cả" hay "không có phần đạo đức hơn cả".

Với lại anh có tham gia đưa ra ý kiến bổ sung cho chủ đề này chưa ? Chưa có ai trả lời được thế anh có chắc là anh sẽ trả lời được câu hỏi của anh Thản không ? Nghe như hay nhưng cũng phải post bài trả lời câu hỏi của chủ đề chứ ! Bắt bẽ em, em cám ơn trước, nhưng bắt bẽ một người khác không hay bằng chính mình đưa ra câu trả lời cho chủ đề.
 
Nếu bạn Thản cần thông tin để so sánh thì đây.Thịt có thành phần gồm Nước, protein, lipid, glucid và khoáng. Trong đó giá trị quan trọng nhất là protein.Protein chiếm khoảng 18.5- 22% trong mô cơ, 21-35% trong mô liên kết.16.4-18.5% trong máu.Protein trong thit gia súc gồm hai nhóm:
Nhóm protein hoàn thiện:Myoglobin,Myozin,Actin,Actomyozin,Myoalbumin.
Nhóm protein không hoàn thiện: Colagen,Elastin
Nguyễ Đức Lượng ,2004,Công nghệ Enzyme, NXB ĐHQGTPHCM(tr464,465)
Như thế bạn sẽ so sánh dễ hơn nhưng đẻ so sánh thì tuy vào điều kiện thi nghiệm và mục đích. Ví dụ thịt sau khi giết mổ sẽ khác lúc bình thường.Lúc đó sẽ chịu ảnh hưởng của nhiệt  độ , mức độ hydrate hóa của protein , pH...
Nếu bạn chưa rõ vấn đề nào thì cứ tiếp tục trao đổi với mọi người trong diễn đàn nha.
 
Sở dĩ em hỏi một câu từ trên trời rơi xuống như thế là vì em muốn tìm hiểu rõ quá trình tiến hóa của con người và động vật.
Thực ra thì em cũng có suy luận về vấn đề này rồi nhưng hình như vần chưa có căn cứ lắm.
Em muốn hỏi ý kiến của mọi ngưởi trước :!:
:?:
 
@Nam:
1. Chủ đề đặt là hỏi về protein chứ không hỏi về thịt động vật hay người.

2. Tôi hỏi về thịt thực vật vì tương lai người ta sẽ dùng thịt thực vật phổ biến, lại cái đề QG vòng 2 chết tiệt...

3. Tại sao hiện nay người ta không ăn thịt người ? Theo một số tài liệu về nhân học và khảo cổ người ta đã từng ăn thịt người vào dịp tế lễ, theo mô tả thì thịt người dai nên khó nuốt, người ta dùng xương người để làm dao...Trong một tai nạn rơi máy bay, cô gái sống sót phải ăn thịt những hành khách đi chung nhằm sinh tồn...Trường hợp này pháp luật cho phép cũng như chuyện đi thuyền cứu nạn, số người đã đủ ai leo lên thuyền liền đẩy xuống. Pháp luật ?cho phép...Chỉ chuyện một ông "sỹ" diện xuất bản cuốn tập tính người hoang dã... Người ta nghi ngờ và lòi đuôi cáo thằng cha "sỹ" diện bắt cóc cô bé bắt cô sống đời động vật giữa rừng sâu để nghiên cứu người rừng, chứ chưa đụng chạm tới chuyện nhân bản to tát như hồ nước nhá.

Đụng tới topic này tự nhiên tui nhớ Mr làm tới Dr mà còn...nên khó kìm nén nỗi căm tức...Nỗi bực tức của bạn hãy trút xuống đầu kẻ cần bị trút.
 
nói về tục ăn thịt người thì:
? ?Thường thì các lời đồn đại về tục ăn thịt người phổ biến hơn so với thực tế. Nữ hoàng Isabella (Tây Ban Nha) ra lệnh cho người Tây Ban Nha đi xâm chiếm Trung và Nam Mỹ không được nô lệ hóa các bộ tộc bản xứ mà họ chạm trán trừ khi họ tiến hành tục ăn thịt người. Như thế có nghĩa là tục ăn thịt người đã bị thổi phồng một cách quá mức và trong hầu hết các trường hợp là bịa đặt. Các bộ lạc tại Caribe đã nổi tiếng từ lâu với tục ăn thịt người, song trái lại, trên thực tế các nghiên cứu hiện đại không tìm thấy dấu vết nào của tập tục đó. Trong suốt những năm Anh mở rộng thuộc địa, chiếm hữu nô lệ được cho là bất hợp pháp trừ khi người liên quan đến trở nên quá suy đồi. Chứng cứ về ăn thịt người khủng khiếp và vì vậy nên các báo cáo về tục ăn thịt người trở nên lan rộng.

Bộ lạc Korowai, vùng đông nam của tỉnh Papua của Indonesia, là một trong những bộ lạc cuối cùng trên thế giới còn tiến hành tục ăn thịt người. Trong nhiều cuộc chiến ở châu Phi, tục ăn thịt người được cho là xuất hiện khác phổ biến mặc dù trong thời kỳ chiến tranh nó không xuất hiện trừ các trường hợp riêng gồm có một vài phương thuốc dân tộc.

Nhà sử học quân phiện Nhật về Trung Quốc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chẳng hạn Kuwabara Jitsuzo, đã khẳng định là văn minh Trung Hoa có một lịch sử ăn thịt người, có thể trích dẫn ra từ văn học. Gần đây hơn, nhà văn Trung Quốc Lu Xun sử dụng tục ăn thịt người như một chủ đề xuyên suốt tác phẩm văn học của mình. Thêm vào đó, có tin đồn rằng tục ăn thịt người diễn ra trong thời kỳ thiếu đói lúc cuộc Cách mạng văn hóa tiến hành. Tuy vậy, không có bằng chứng thuyết phục bên ngoài nguồn tư liệu văn học rằng tục ăn thịt người được chấp nhận trong xã hội Trung Quốc cổ, cũng chẳng có các nghiên cứu dứt khoát nào đề xuất rằng ăn thịt người trở nên phổ biến suốt thế kỷ 20 ở Trung Quốc. Trớ trêu là có tài liệu đầy sức thuyết phục và bằng chứng pháp lý cho rằng quân Nhật thực hành ăn thịt cả đối phương lẫn quân mình trong Thế chiến thứ hai khi cạn nguồn tiếp tế. Có tác giả đã phân tích tục ăn thịt người và các thức ăn cấm, tác giả cho rằng nó phổ biến khi con người sống theo các nhóm nhỏ, song biến mất khi sự quá độ lên xã hội có nhà nước, người Aztec là một ngoại lệ.

Còn ăn thịt đồng loại trong chiến tranh:
? ? ? ? ?Ăn thịt người diễn ra trong những lính trong cuộc Thập tự chiến lần thứ nhất. Một vài lính thập tự đã sống nhờ vào xác chết kẻ thù sau khi chiếm một thị trấn Ả Rập tại Ma'arrat al-Numan. Nhiều khẳng định cho là những lính thập tự đã bắt đầu mất hết tính người, nhưng trên thực tế họ phải làm như vậy để sống sót được. Hành động trên lại tái diễn ở các trận đánh sau trong tháng 3 ở Jerusalem.

Một vài người cho rằng ăn thịt người diễn ra trong cuộc bao vây Leningrad.

Một vài bộ lạc bản địa châu Mỹ tin rằng ăn một phần thịt kẻ thù có thể nhận được các kỹ năng đặc biệt từ kẻ thù đã chết (ví dụ ăn tim một kẻ thù dũng cảm giúp nhận thêm nhiều dũng khí). Ăn thịt kẻ thù cũng được ghi lại trong thơ Trung Hoa.

Có tư liệu và bằng chứng pháp lý do nhiều người chứng kiến cung cấp về việc ăn thịt người trong lực lượng quân Nhật vào thời kỳ Thế chiến thứ hai. Khi thức ăn cạn kiệt, thậm chí lính Nhật giết và ăn thịt người khác khi không có dân thường phe đối phương. Trong các trường hợp khác, quân lính phe đối phương bị hành hình và sau đó bị xả thịt ra.

Ăn thịt người được ít nhất một nhân chứng ghi nhận, đó là phóng viên Neil Davis trong chiến tranh tại Đông Nam Á trong những năm 1960 tới những năm 1970. Davis cho biết người Khmer có tập tục chia nhau ăn thịt kẻ thù sau khi tiến hành giết chết một cách hung bạo, nhất là phần gan. Ông ta, và nhiều người tị nạn nói rằng tục ăn thịt người được thực hiện không theo nghi lễ khi không tìm nổi thức ăn nữa. Điều này thường xuất hiện khi các thị trấn và làng mạc nằm dưới quyền kiểm soát của Khmer Đỏ, thức ăn được chia theo khẩu phần rất nghiêm ngặt, dẫn tới nạn chết đói lan rộng. Trớ trêu thay, mọi công dân bị bắt khi tham gia ăn thịt người liền bị xử tử ngay lập tức.

Ăn thịt người đã từng được báo cáo trong nhiều cuộc xung đột gần đây ở châu Phi, gồm có Chiến tranh Congo lần thứ hai, và nội chiến tại Liberia và Sierra Leone. Tiêu biểu là khi đã tuyệt vọng, trong thời kỳ hòa bình thì ít hơn nhiều, chẳng hạn ở bộ lạc Pygmie tại Congo. Cũng có báo cáo rằng các thầy lang châu Phi thỉnh thoảng sử dụng các phần cơ thể trẻ con trong thành phần thuốc của họ.
 
Nghe hay đó, tôi nghĩ đây mới là phần nội dung chính trong câu hỏi của em :mrgreen:

Tài liệu em dùng tham khảo  từ báo và tạp chí ?

Có những chuyện người ta cho là phản đạo đức. Có những chuyện không được phép nói ra, nhà sử học, nhà nhân học, nhà khảo cổ ghi chép lại một cách trung thực và không được quyền công bố tránh làm xôn xao quần chúng. Ở đây mục đích chính trị lẫn át mục đích khoa học.

Có những chuyện chỉ nằm trên các tờ giấy nhỏ nhỏ rách bươm mà người viết bài không được quyền trích dẫn dưới bất kì hình thức nào...Đó là mặt tối của khoa học.

Cái em muốn đề cập là vấn đề này chăng ? Dù sao bài trên cũng là một bài đáng để xem.
 
Mang thịt người và thịt lơn ra để sao sánh không có gì là vi phạm đạo đức cả .
mục đích ở đây là nghiên cứu về hai lại prôtein ở hai loại thịt này nhằm làm rõ quá trình tiến hoá, nhưng có lẽ viẹc này hơi khó, không thể nào làm thí nghiêm ở thịt người đựoc cả.! ?8O ?:?
 

Facebook

Top