What's new

Kỹ sư Công nghệ Sinh học có thể xài được ở đâu?

#1
Ngành Công nghiệp
1.Công nghiệp nạng
 2.Công nghiẹp nhẹ   -----> Công nghiẹp thục phẩm ---> nhà máy chế biến thưc phẩm:sũa ,bánh kẹo, đồ hộp, đổ đông lanh,thủy hải sản...   <============= kỹ sủ công nghệ

Nhà máy sx :
Nguyên liệu ====> chế biến sơ bộ ===> chế biến bươc 2,3,4.. ====> SP1           ====> đóng gói sản phẩm
                                       ^                                      ^                         =====>SP2...
                                       ^                                      ^
                                  quy trinh` chế biến??? <========  kĩ sư CN , có sài đươc khônng??

    =======> kiểm tra chất lương ( lấy mẫu đưa lên phồng thí nghiẹm)
    có một số nhà máy chất lượng sp dc kiểm tra trong tùng công  đoạn chế biến    


http://irv.moi.gov.vn/socuoithang/vandehomnay/2006/1/15264.ttvn
 
hahaha, buồn cừoi là nhiều bạn học kỹ sư công nghệ sinh học nhưng vẫn lăm le đi vào những lĩnh vực như nuôi cấy mô thực vật hay nghiên cứu sinh lý chuột...
Theo tôi các trường đại học lớn nên có một cuốn undergraduate handbook trong đó mô tả các ngành đào tạo của trường, số năm học, giảng viên chính (kèm theo chức danh), các môn học, kỳ vọng đối với mỗi môn học... để tránh học sinh chẳng biết mình sẽ học môn gì hay thậm chí ngành gì.
Nói cho chặt thì bioengineering là một phân môn của khoa Hóa công nghiệp với các môn cốt lõi là môn Hóa có bổ trợ một ít môn Sinh. Lĩhh vực tuyển dụng của học gồm: ví dụ sản xuất chân tay giả, sản xuất vật liệu nha, xương giả, sản xuất các cảm biến sinh học, các thiết bị phục vụ Sinh Y học (ví dụ máy CT, dao gamma) ...v.v. Chẳng hiểu ?làm ăn thế nào đưa ra cái ngành kỹ sư CNSH chẳng giống ai như Việt Nam.
 
Chào anh Lương!
Em bắt đầu bước sang năm 3 vậy mà vẫn chưa biết mình theo chuyên ngành nào.Đơn giản là vì trường em chưa hoàn chỉnh được kế hoạch chuyên ngành (tụi em là khóa đầu tiên!!).
Theo anh nói thì
Lĩhh vực tuyển dụng của học gồm: ví dụ sản xuất chân tay giả, sản xuất vật liệu nha, xương giả, sản xuất các cảm biến sinh học, các thiết bị phục vụ Sinh Y học (ví dụ máy CT, dao gamma) ...v.v.
Em thấy những cái này không phổ biến ở Việt Nam (Thậm chí chưa nghe nói đến) thì làm sao mà chọn được!!!
Với tình hình giáo dục và cơ sở vật chất thì các ngành như bạn Hạnh đề cập vẫn còn đang phù hợp.
 
Đúng đấy các bác nhà ta ạ. Thực ra đến giờ chúng ta còn lơ mơ về CNSH thì cũng chẳng trách gì được ai. Khi tôi đi đến đâu ai có hỏi nói mình học CNSH thì họ lại à lên: học CNSH à, bên chế biến thực phẩm chứ gì đại loại là họ liên tưởng đến ngay cái vụ chế biến thực phẩm chứ không nghĩ gì đến trong CNSH có cái gì. Tất nhiên những người tôi gặp đấy phần lớn đều làm công tác NCKH, nói chung là họ có học, nhưng hình như họ không có hiểu, mà cũng không chịu hiểu nốt. pótay
 
Theo tôi được biết thì trường Bách Khoa TP.HCM có mở ngành Bioengineering này, nhưng là khóa đầu tiên, chưa có sinh viên tốt nghiệp, năm nào mấy em SV cũng qua chổ tôi thực tập hết, tôi thấy ngành này là phi thực tế nhất
Thứ nhất, chương trình đào tạo của ngành này là sử dụng nguồn nhân lực cho các bệnh viện trong vấn đề trang thiết bị y khoa, nhưng thử hỏi các loại máy móc trong y khoa như Bác Lương nói ở trên thì ở VN làm sao tạo ra nổi, khi máy móc hư hỏng thì cũng phải thay cái mới, ko có phụ tùng, đào tạo người chẳng lẽ chi cho 1 cái máy, phải cho nhiều máy mà mỗi năm có biết bao nhiêu máy, => nghĩ thôi là nhứt đầu rồi.
Thứ hai là SV ra trường chắc gì sẽ đc tuyển dụng vào các Bệnh Viện làm chỉ để thay phụ tùng? hay là đi vào các công ty tư nhân bán mấy cái máy dụng cụ y khoa và cho nghiên cứu khoa học? chắc số lượng không nhiều? => SV ra trường sẽ về đâu.
Tôi học CNSH, tôi thấy còn nhiều đường để đi, bằng chứng là tôi thấy bọn lớp tôi ở đâu cũng thấy có mặt, nhưng còn Bioengineering thì tôi không biết có mấy đường để đi?????
 
hahaha, buồn cừoi là nhiều bạn học kỹ sư công nghệ sinh học nhưng vẫn lăm le đi vào những lĩnh vực như nuôi cấy mô thực vật



Tôi thấy anh Lương nói như trên là hơi quá tôi cho các em chuẩn bị hay đã theo học ngành công nghệ sinh học để lấy bằng kỹ sư.
Theo tôi được biết thì nuôi cấy mô không chỉ đơn thuần là việc cắt, gắp cho vào bình tam giác hay là bình thủy tinh khác mà là đó là những thao tác cơ bản cho nhưng người bắt đầu học việc và cần phải hướng đến cái đích xa hơn là việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để tiến đến các mục đích khác như sản xuất các hợp chất thứ cấp nhằm phục vụ cho đời sống con người, có thực tế mới nghĩ ra các thiết bị để chuyển việc sử dụng bình tam giác trước đây...
Vì sao nền công nghiệp công nghệ sinh học thực vật của Hàn Quốc phát triển mạnh ở các hệ thống Bioreactor và đưa vào sản xuất trên quy mô công nghiệp như rễ nhân sâm Hàn Quốc.
Ở Hàn cứ 45 ngày ở một trung tâm nhỏ người ta có thể cho ra một mẻ rễ sâm khoảng 10 tấn và tiến hành các công đoạn tiếp theo và xuất khẩu mà sản phẩm đó hình như thị trường Việt Nam cũng có cứ 60 nghìn đồng có thể sở hữu một gói lớn (trong đó có khoảng 10 tép nhỏ) sâm Hàn. Liệu rằng không có nuôi cấy mô thì có làm đươc điều đó không?
Sâm Ngọc Linh của Việt Nam trong tương lai gần cũng sẽ được sản xuất như trên.

Nếu chưa hiểu kỹ thì nên phát biểu có hạn chế, chứ không các em sinh viên không có hướng phát triển cho mình và đừng nên làm hạn chế tầm nhìn các em mà tội nghiệp.
 
Tôi rất canh cánh trong lòng là vì sao mà khi đã trở thành sinh viên một ngành mà được xã hội đánh giá cao và có hy vòng trong tương lai mà các bạn còn chưa biết mình phải làm gì và cần học gì ở đâu?
Tôi nhớ cách đây khoảng 01 tháng tôi có đi Đà Lạt và gặp một sinh viên của một trường Bách khoa ở Miền Trung, cậu ta làm về sử dụng hệ thống Bioreactor để sản xuất phôi vô tính và protocorm laike body ở lan hồ điệp nhưng không hiểu nhiều về sinh lý thực vật tôi có chỉ em đọc sách nhưng em bảo tôi: em học chủ yếu là để thiết kế công nghệ.
Tôi hỏi: nếu em không hiểu nguyên lý tế bào phát triển cần thứ gì và vận động ra làm sao thì em thiết kế cái gì?
Em không trả lời được....

Như thế cho thấy rằng muốn thiết kế được theo tôi các bạn cần hiểu được nguyên lý cơ bản và phải có kiến thức nền về sinh học.

Tôi cũng đồng ý với anh Lương rằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học thực ra là sử dụgn các hóa chất để thực hiện các phản ứng. Nhưng anh Lương đừng nhầm lẫn làm như thế mình sẽ là nhà hóa học.
Các nhà hóa học ở Việt Nam sao họ không làm điều đó đi?
TS. Lê Trần Bình đã từng nói việc làm dưa chua, làm nước mắn, làm bia-rượu không phải là công nghệ sinh học. Mà nay nếu nói đến từ CNSH thì phải hiểu đó là công nghệ protein-enzyme, genomics, proteomics,...
Nếu hiểu theo cách của các nhà thực phẩm trước đây thì ông Pastơ sẽ thức dậy và dành từ này do ông nghĩ ra nữa là rắc rối đây.
 
Lâu rôi tôi không có điều kiện tham gia trang Web thường xuyên nhưng nay rảnh rôi nếu ai có việc gi cho tôi làm với chư tôi xin sách từ diễn đàn này cũng nhiều nhưng không làm cái gì đóng góp thấy áy náy quá mong Bác Cường, Dũng, Lương, Bảo, Tuấn..... cho tui tham gia với. Tui kg gioi IT cho tui lam việc vặc sách hay cái gi đó tùy các bác sắp xếp
 
Nếu chưa hiểu kỹ thì nên phát biểu có hạn chế, chứ không các em sinh viên không có hướng phát triển cho mình và đừng nên làm hạn chế tầm nhìn các em mà tội nghiệp. ?

Tôi cũng đồng ý với anh Lương rằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học thực ra là sử dụgn các hóa chất để thực hiện các phản ứng. Nhưng anh Lương đừng nhầm lẫn làm như thế mình sẽ là nhà hóa học.

Nói gì chẳng thể hiểu được. Ở đây mọi người đang bàn đến cái Bioengineering mà không biết tiếng Việt có nên gọi là Kỹ sư công nghệ sinh học hay không. Rõ ràng ở VN các trường đầu tiên mở ngành kỹ sư công nghệ sinh học đều chủ yếu là công nghệ thực phẩm (có hoặc rất ít dính dáng đến CNSH theo nghĩa ta hiểu nó). Trường ở ĐH Huế mở ngành này có khác với các trường kia, nhưng một nhược điểm là lại không có nền tảng (tức không có khoa công nghệ nào đỡ đầu).
Nuôi cấy mô thực vật không phải là kỹ sư CNSH (theo nghĩa bioegineering của Tây) dù nó co bioreactor hay gì gì đi nữa. Nếu anh thiết kế bioreactor và improve nó lại là một chuyện khác. Anh có làm bioreactor 10 hay 20 năm đi nữa thì anh vẫn không thiết kế, mà anh chỉ đặt hàng cho người ta để họ thiết kế và ngưởi làm thiết kế không nhất thiết phải biết về Sinh học.
 
Tôi hỏi: nếu em không hiểu nguyên lý tế bào phát triển cần thứ gì và vận động ra làm sao thì em thiết kế cái gì?
Ủa, em tưởng cái này là do người đặt hàng (là bọn em khi nghiên cứu vi sinh hay mô tế bào) yêu cầu chứ, kỹ sư lựa chọn phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép thôi mà.
 

MrH

Member
may a oi ,em dang hoc lop 12 o sai gon .nam nay thi dai hoc... em dinh thi cong nghe sinh hoc ma ko bit nen thi bach khoa ( ky su) hay dai hoc tu nhien ( cu nhan) .... em thich hoc cong nghe te bao ,nuoi cay mo nhan giong phong lan may cai giong như may a noi vậy chắc nên thi dh tự nhiên hả?:mrgreen:
 

MrH

Member
theo e bit nganh cn sinh hoc bach khoa chỉ co thuc pham voi moi trường,tách ra từ khoa hóa
cn sinh hoc dai hoc tu nhien tphcm hoc ve duoc . , nong lam , moi truong ...đúng nghĩa cn sinh hoc:cuchuoi:
 
Em mới đậu ngành CNSH của trường ĐHQT của ĐHQG. Em nghĩ mình không nên đi những vào những ngành "thiếu thực tế" (dạ quả thiệt là không biết dùng từ sao cho đúng, mấy anh bỏ qua...) Ý em: "thiếu thực tế" là nuôi cấy phôi, mô... ý tường làm chân tay bị cụt mọc ra lại như thằn lằn... chữa ung thư bằng cách sắp xếp lại trật tự ban đầu của DNA/ NST... Em không biết em hiểu CNSH "thiếu thực tế" như vậy có đúng không?

Em muốn học 1 ngành "thiết thực hơn", và theo em nó là CNSH môi trường... Em nghĩ là học về môi trường ra có thể làm về môi trường: cải tạo đất, lọc nước bẩn (có cả con kênh "xanh xanh" Nhiêu Lộc, ô nhiễm không khí, mưa azit... - là 1 vấn đề nóng bỏng bây giờ.
 

MrH

Member
tùy bạn... may cai ban noi thiêu thưc tế minh thấy rất thực tê là đẳng khac .cai ban noi thuc te minh thay moi thieu thuc tế...cải tao kênh nhiêu lôc " thưc tế wa đi???":oops:
 
năm nay em thi vào CNSH, mà thắc mắc ngành này khi ra trường tụi em sẽ làm gì, ở đâu? nghe đồn ngành CNSH rất dễ thất nghiệp(ngay cả sinh vien ở KHTN). vậy thì các sinh viên các trường khác có tương lai (cao đẳng hay trung cấp)? :please::please::please:
 
Em mới đậu ngành CNSH của trường ĐHQT của ĐHQG. Em nghĩ mình không nên đi những vào những ngành "thiếu thực tế" (dạ quả thiệt là không biết dùng từ sao cho đúng, mấy anh bỏ qua...) Ý em: "thiếu thực tế" là nuôi cấy phôi, mô... ý tường làm chân tay bị cụt mọc ra lại như thằn lằn... chữa ung thư bằng cách sắp xếp lại trật tự ban đầu của DNA/ NST... Em không biết em hiểu CNSH "thiếu thực tế" như vậy có đúng không?
không thể hiểu nổi tác giả muốn nói gì!!! Sao lại gọi nuôi cấy mô phôi là thiếu thực tế, nếu bạn chưa hiểu rõ về nó thì không nên đưa ra một kết luận mang tính chủ quan như thế. Ngược lại, nó có ứng dụng rất lớn. Sau khi học xong bạn sẽ rõ!!!:twisted:
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
1. Học dốt thì ngành nào cũng khó xin việc. Riêng ngành CNSH chỉ cần giỏi đừng nói VN, các nước sẵn sàng rộng cửa mời chào. Cơ hội đi nước ngoài du học của ngành CNSH lớn hơn bất kỳ ngành nào khác.

2. Vừa bước chân vào học một ngành thì đừng vội nhận xét về ngành đó. Chưa đủ trình độ đâu. Ngay bản thân từ CNSH dám chắc 90% sinh viên không hiểu đúng đâu.

3. Nói chung muốn giàu hay nổi tiếng.... đều dựa vào bản lĩnh và sự phấn đấu của bản thân chứ còn ngành nào hay thời thế chỉ đóng vai trò phụ thôi.

Thế nhé.
 

MrH

Member
đúng rùi , hoàn toàn đồng ý với a.... nghề dễ kiem tien ma minh kiem nhieu tien la chuyện binh thuong, nghề khó kiếm tiền ma minh kiếm được nhiu moi hay:hoanho:
 
làm được ngành mình thích là hạnh phúc rồi! nhưng không biết dốt như em có cơ hội không! nhưng "đừng dễ dàng từ bỏ mơ ước của mình....nếu ước mơ của bạn không tới được bầu trời thì ít nhất bạn cũng đứng giữa các vì sao..." phải không nhỉ :)
ps: thanks anh Hưng nhiều
 

Architectural

New member
1. Học dốt thì ngành nào cũng không khó xin việc. Riêng ngành CNSH chỉ cần giỏi đừng nói VN, các nước sẵn sàng rộng cửa mời chào. Cơ hội đi nước ngoài du học của ngành CNSH lớn hơn bất kỳ ngành nào khác.

2. Vừa bước chân vào học một ngành thì đừng vội nhận xét về ngành đó. Chưa đủ trình độ đâu. Ngay bản thân từ CNSH dám chắc 90% sinh viên không hiểu đúng đâu.

3. Nói chung muốn giàu hay nổi tiếng.... đều dựa vào bản lĩnh và sự phấn đấu của bản thân chứ còn ngành nào hay thời thế chỉ đóng vai trò phụ thôi.

Thế nhé.
Bạ Hưng này, ơ Đức dễ xin việc nhỉ.

Buồn quá đi mất thôi, không biết có bạn trẻ nào phấn đấu học thật giỏi để làm cái gì đó cho Việt Nam không? Nếu cứ đà này độ dăm chục năm nữa không biết Việt Nam sẽ thế nào trong con mắt người tư bản nhỉ?

Công ty mình xuất khẩu nông sản. Trả 15 triệu/container vải thiều cho giáo sư đầu ngành. Hàng sang đến Anh quốc hỏng còn giáo sư thì "không phải lỗi tại tôi"
 

Facebook

Top