What's new

Làm sao phân biệt tế bào gốc và tế bào mầm ?

Ah, vậy em phát hiện ra là mình còn mất kiến thức căn bản chỗ topipotent và pluripotent , giờ thì em đã hiểu . Thanks anh Thành nhìu nhìu ^_^
Hướng dẫn của anh cũng rất rõ ràng , dễ hình dung .Thanks again !
Mình cũng cảm ơn ?Long rất nhiều về kết luận cuối cùng bạn rút ra .
Ok, như vậy khái niệm về ESCs và PGCs đến đây xem như thống nhất rõ ràng rùi , mọi người đều hỉu ^_^
Giờ em chỉ còn một cửa ải nữa là kiếm tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm thui . Anh chị nào có cho em xin với nha, em cám ơn nhiều ạ ?:?
Ah, Long nè, giai đoạn "phôi dâu" chứ không phải "phôi đầu" đâu nghen ?:wink:
Cảm ơn mọi người lần nữa . Chúc ngày vui .
 
Mình thêm góp ý một chút về chủ đề này. Kiến thức có phần hạn hẹp nên không dám góp ý nhiều.
Người ta phân biệt tế bào gốc (stem cell) dựa vào 3 tiêu chí: nơi thu nhận, tiềm năng biệt hoá, và kiểu tế bào mà nó biệt hoá.
Tế bào gốc và tế bào mầm giống nhau ở tiềm năng biệt hoá, tức là chúng đều là đa năng hay đa tiềm năng (pluripotent), tức là có thể biệt hóa in vitro thành nhiều loại tế bào. Còn các tế bào gốc vạn năng chỉ tính từ hợp tử vừa thụ tinh cho đến giai đoạn 8 tế bào (điều này chỉ đúng ở động vật hữu nhũ).
Tế bào gốc phôi và tế bào mầm thì khác nhau ở nơi thu nhận và kiểu tế bào biệt hoá.
Thứ nhất, về nơi thu nhận, tế bào gốc phôi được thu nhận ở phôi từ giai đoạn blastocyst trở về trước còn tế bào mầm (germ cell) được thu nhận ở vùng posterior region hay từ rãnh sinh dục (genital ridge).Ở chuột, rãnh sinh dục chỉ xuất hiện ở phôi từ ngày 13,5 dpc đến 14,5 dpc.
Thứ hai, về kiểu tế bào biệt hóa thì tế bào gốc phôi sẽ biệt hóa thành 3 lớp phôi (germ layers) và biệt hóa thành hơn 200 loại tế bào của cơ thể trừ các tế bào nhau thai và cuống rốn. Còn tế bào mầm phôi thì sẽ biệt hóa thành các tế bào sinh dục.
Ngoài ra, tế bào gốc phôi và tế bào mầm phôi còn khác nhau ở sự in dấu di truyền (genomic imprinting) hay sự methyl hóa các gene (gene methylation). Sự biểu hiện các gene được in dấu phụ thuộc vào cha mẹ nghĩa là sự methyl hóa khác nhau mang tính di truyền của các allele có nguồn gốc cha hoặc mẹ. Ở tế bào mầm, các dấu in di truyền bị xóa đi và thiết lập lại ở mỗi thế hệ. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tế bào gốc và tế bào mầm.
Ngoài ra, các tế bào gốc và tế bào mầm còn khác biệt ở một số marker như TG-1...
@ Mr Dinh Duy Thanh: tính bất tử (immortality) của tế bào gốc, tế bào mầm và tế bào ung thư có được chính là do enzyme telomerase. Các đầu cuối nhiễm sắc thể (telomere) sau mỗi lần tế bào phân chia thì bị ngắn đi. Khi telomere mất thì tế bào không phân chia được nữa. Nhưng nhờ có telomerase, các telomere luôn được kéo dài thêm, do đó, chúng có thể phân chia vô hạn. Điểm khác biệt giữa tính bất tử của tế bào gốc và tế bào ung thư là tế bào gốc phân chia một cách có hệ thống, tức là phụ thuộc vào tín hiệu nội bào, còn tế bào ung thư thì phân chia một cách vô tổ chức.
@ Trần Ánh Hồng: nếu bạn này muốn tìm tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm thì bạn có thể tham khảo ở cuốn Stem Cell: Scientific Progress and Future Directions của tác giả Terese Wislow của National Institutes of Health hay cuốn Stem Cell Handbook của Steward Sell. Mình có thể tóm tắt quá trình nuôi cấy tế bào mầm như sau(trên chuột):
1. Tạo lớp feeder MEF (Mouse Embryonic Fibroblast) từ mô lưng của thai chuột 13 - 14 dpc.
2. Thu nhận tế bào mầm từ rãnh sinh dục chuột 13,5 - 14,5 dpc.
3. Nuôi các tế bào này trên lớp feeder.
4. Chứng minh các tế bào này là tế bào mầm.
 
Mình cảm ơn rất nhiều về góp ý tận tình của bạn Tuệ.
Nhưng có đôi điều muốn hỏi thêm bạn một chút :
1.Theo mình biết , tế bào gốc tính từ hợp tử vừa thụ tinh đến giai đoạn 8 tế bào (ở động vật hữu nhũ) là có tính toàn năng chứ Tuệ (topipotent) , ở trang web sau cũng có định nghĩa về topipotent , pluripotent và multipotent :
http://www.biocrawler.com/encyclopedia/Totipotency
2. Vì embryonic stem cell (ESC) có tính pluripotent và có thể biệt hóa thành hơn 200 loại tế bào khác nhau , trừ tế bào nhau thai và cuống rốn, nên suy ra , ESC không thể biệt hóa thành phôi được ?
3.Tuệ cho mình hỏi là mình có thể tìm những tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm mà bạn giới thiệu ở đâu được, vì mình cũng có lấy từ khóa là tên cuốn sách để search nhưng không thấy ?
Ah, ngoài ra, cũng xin cảm ơn Tuệ nhiều về những kiến thức mới mà bạn cung cấp . Mình sẽ ghi nhớ và học hỏi thêm .
Thanks again ^_^
 
À, vạn năng và toàn năng là đồng nghĩa đó bạn Hồng ạh, cùng là totipotent cả.
ESC không thể biệt hóa thành phôi hoàn chình được. Nó chỉ biệt hóa được thành 3 lớp phôi thôi. Phải có thêm TSC (Trophoblast Stem Cell) thì nó mới phát triển thành phôi hoàn chỉnh được.
Bạn này cho mình email đi, mình sẽ send sách và tài liệu về nuôi cấy tế bào mầm cho bạn. Ở trường DHKHTN đã có luận văn cử nhân làm về nuôi cấy tế bào mầm.
 
Hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì toàn năng cũng đồng nghĩa với ?vạn năng .
Nhưng theo định nghĩa tiếng Anh thì topipotent khác với pluripotent chứ Tuệ . Vậy thôi thống nhất dùng tiếng Anh cho sát nghĩa nha .
Ah, mình chưa từng biết Trophoblast Stem Cell , cảm ơn nhiều về kiến thức mới mà bạn đã cung cấp .
Địa chỉ mail của mình :
aurora_pinky_15@yahoo.com
Hoặc : aurorapinky15@gmail.com (Gửi qua gmail có vẻ nhanh hơn)
Hay Tuệ upload lên chương trình nào đó đi , yousendit , megaupload đều được, rồi cho mình xin cái link .
Nhưng mà làm vậy thì tốn thời gian+money của bạn này lắm >"<, theo mình , nếu Tuệ cũng ở TP.HCM thì tốt nhất là bạn cho một địa chỉ nào đó gặp đi (trường bạn chẳng hạn) , mình sẽ gửi usb nhờ Tuệ chép giùm , như vậy đỡ phiền bạn này , mình nghĩ thế !
Nhân tiện cho hỏi ở trường KHTN , người ngoài như mình có được làm thẻ thư viện không Tuệ ? Chẳng là, nghe nói thư viện trường bạn này xịn lắm ^_^, với lại, mình cũng muốn đọc luận văn về nuôi cấy tế bào mầm , uhm, thích lĩnh vực ?này ^_^
Vậy nha , cảm ơn bạn Tuệ rất nhiều .
 
Mình đã send bài cho bạn này, vào hộp mail yahoo đó. Nếu chưa nhận được thì bạn này báo mình ha.
Còn về chuyện làm thẻ thư viện thì mình không rõ sinh viên trường ngoài có làm được không. Nhưng luận văn cử nhân nếu bạn muốn mượn thỉ cũng có thể đến phòng thí nghiệm CNSH phân tử, lab C của thầy Phan Kim Ngọc để xin mượn. Bên trường Nông Lâm của bạn cũng đã có vài a chị qua đây để học và làm khóa luận.
 
Mình không biết nói gì hơn để cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Tuệ .
Trước giờ lên mạng search tài liệu, mình chỉ toàn thấy người ta đề cập đến việc nuôi cấy ESCs , chứ còn EGCs thì chưa hề gặp , cô mình nói ít người nào nghiên cứu trên phôi ở giai đoạn già như vậy . Giờ có tài liệu của Tuệ quý ghê ! (mình tìm thấy phần này trong bài luận văn của anh Phúc )
Gửi một khối lượng bài nặng như vậy, bạn này phải tốn nhiều thời gian lắm (ngồi chờ mòn mỏi ), mình vừa nhận được mail khoảng gần 12 giờ tối nay là comment cho bạn liền .
Cũng cảm ơn bạn đã cho mình thông tin về việc mượn luận văn , còn chuyện làm thẻ thư viện mình sẽ tìm hiểu sau .
Chúc ngày vui ^_^
Thanks again .
 
Cũng không có gì phải cám ơn đâu.
À, còn cuốn Stem Cell Handbook do nó nặng wá nên mình không upload hay send wa mail được. Để sau này có dịp khác minh sẽ chép cho bạn này.
 
Nếu Tuệ không phiền thì mình nhờ ?vậy .
Cảm ơn bạn này trước nhiều nhiều nha ^_^
Ah quên, tài liệu Tuệ gửi mình hay lắm , những phần thắc mắc đều nằm trong đó cả , mình cố gắng đọc hết để làm bài Seminar tốt và hiểu vấn đề này rõ hơn ^_^
Thanks again !
 
Bạn Hồng ơi, giờ lại đến lượt mình làm seminar có liên quan đến tế bào gốc rồi. Bạn gửi cho mình tài liệu Tuệ đưa được không? Hoặc nếu Tuệ đọc trước thì gửi cho mình với ?:). Nếu có thêm cả tài liệu về nhân bản vô tính thì càng quý. Hòm thư của mình là ntlong288@yahoo.com .Cảm ơn trước nghen!
 
Thấy bạn réo tên nên mình lật đật chạy vào ^_^
Ừa, bài của Tuệ mình gửi cho bạn rồi , mở mail lên xem ha .
Tuần sau mình cũng thuyết trình đó .
Còn tài liệu về nhân bản vô tính thì hiện không có , nhưng trong vòng 2 ngày , nếu ?tìm ra sẽ gửi cho bạn . Theo như mình biết thì trên mạng nhiều lắm mà .
Chúc bạn vui và làm bài seminar tốt ^_^
 
Tui vừa gửi xong thì ban Hông gửi luôn rồi. Thôi, chúc bạn làm seminar tốt hen. Cần gì cứ nhờ mình. Sẽ giúp đỡ tận tình.
Chúc vui
 
Cảm ơn mọi người. Về tài liệu nhân bản vô tính, mình cũng có tương đối nguồn thông tin rồi, nhưng còn rời rạc. Nếu Hồng hay Tuệ có sẵn 1 tài liệu tổng hợp thì cho mình xin, còn nếu không có thì cũng không cần mất công tìm đâu, để mình tự thân vận động ?:D .
 
Long đang học trong trường thì lúc nào rảnh qua 310T2 mà hỏi mấy cái đó. Trên phòng đấy toàn chuyên gia về Stem cell đang làm việc, bạn cần tài liệu hay muốn tìm hiểu thêm thì đều có thể hỏi được bọn họ ?:wink:
 
Long nè , đây là link Tuệ gửi về cuốn Stem cell handbook :
http://www.megaupload.com/?d=FKNUVSS7
Cảm ơn Tuệ rất nhiều ?:p

Còn những trang này là về Cell cloning , bạn này tham khảo ha :
http://edition.cnn.com/interactive/health/0108/cloning.timeline/content.html
http://www.watchtower.org/library/g/2000/9/22/diagram_02.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/Dolly_the_sheep
http://en.wikipedia.org/wiki/Human_cloning
http://www.genome.gov/10004765
http://www.lib.msu.edu/skendall/cloning/
http://www.leaderu.com/science/stemcellcloning_glossary.html
Còn về tài liệu tổng hợp , Hồng nhớ có người bạn đã từng làm Seminar về nhân bản vô tính nhưng hiện giờ không gặp , nếu mình liên lạc được với bạn đó thì sẽ chép gửi cho bạn , nhưng việc này không chằc lắm vì bạn mình ở xa (Long thông cảm ha) :?

Rùi , vậy chúc bạn này thuyết trình thật tốt !
Have a nice day , everybody .
 
Hic, mọi người nhiệt tình quá, ngại thiệt:
@a.Thành: trước mắt em sẽ cố hiểu tương đối những tài liệu đang có, nếu gặp vấn đề nhỏ => sẽ cố gắng vượt qua, còn vấn đề lớn thì chắc cũng cần thời gian mới hiểu hết được, không nên tham quá ?:D .
@Hong: cảm ơn bạn, bấy nhiêu tài liệu cũng có phần quá sức với mình rồi ?:oops: . Thêm nữa là mình ... bội thực đó, hì
 
Em cũng đọc được trên một tài liệu : họ đồng nhất embryonic germ cell và embryonic stem cell làm một
ESCs và EGCs là hai khái niệm để chỉ hai loại tế bào khác nhau. Hiểu nôm na thì ESCs là tổ tiên của tất cả các tế bào trong cơ thể còn EGCs là cha ông của tinh trùng và trứng. Như vậy cũng có nghĩa EGCs bắt nguồn từ ESCs.
Mình đã đọc một bài về nuôi cấy EGCs của dê Guanzhong. Bạn có thể xem trích dẫn dưới đây:

"2.2. Isolation and culture of goat embryonic germ
cells

To isolate Primordial Germ Cells, nine fetuses were collected fromseven white Guanzhong dairy goat fetuses at 28–42 days of pregnancy . The gonadal ridge tissue was
removed, washed three times with PBS plus 0.02%
ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA), dissected
manually, and incubated for 30 min at 38.5 8C in a cell
dissociation solution containing 0.25% collagenase IV.
The cell suspension was filtered through sterile gauze
(100 mesh, 149 micrometer ) and washed in PBS once, then
pelleted by centrifugation at 1000 xg for 5 min. The
suspension of cell mixture of gonadal tissue was co-cultured
with goat embryonic fibroblasts (GEF) that had
been inactivated with mitomycin C treatment on gelatincoated culture dishes. After 10–12 days of growth, EG-like cell colonies with 100–200 cells were formed and
then subcultured by picking up individual colonies and
seeding on 35 mm culture dish; this subculture was
considered the first passage of EG cells. Although goat
EG cells can grow well with both GEF and mouse
embryonic fibroblast (MEF), we routinely used MEF as
the feeder cells to culture goat EG cells, since it was
easier to use. For the immunohistochemistry assay, MEF
and EG cells were cultured on cover slides that were laid
on a culture plate. The culture medium was DMEM
supplemented with 15% KSR, 1000 IU/mL LIF, 10 ng/
mL bFGF, 10 ng/mL SCF, 0.1 mM nonessential amino
acids, 0.1 mM b-mercaptoethanol, 2 mM L-glutamine,
100 IU/mL penicillin, and 0.1 mg/mL streptomycin. The
above three factors, LIF, bFGF and SCF, were always
added in media as supplements, even when typical EG
colonies were formed.

The isolated EG cells were cryopreserved in liquid
nitrogen by a method similar to that used for MEF cells.
Briefly, 5 x 105 cells collected from cultural plates
were pelleted in a 10 mL centrifuge tube, and resuspended in 1 mL of cryo-storage solution containing
DMEM with 20% fetal bovine serum and 10%
dimethyl sulfoxide. Cells were then transferred to a
storage tube (2 mL) and stored in liquid nitrogen. To
reuse the cryopreserved cells, a tube of cells was
removed from liquid nitrogen and immediately transferred
to a 37 oC water bath to incubate for 1–2 min.
The thawed cells were subsequently cultured in the
60 mm plate with MEF feeder cells. "
 

hallozee

Member
Cho em hỏi với: tế bào gốc là tế bào toàn năng, tế bào mầm là tế bào đa năng phải ko anh chị???
 

Facebook

Top