What's new

Let's study about blood! hehe-Red Corpuscle

#1
* quá trình phát triển
Ở thai người, hồng cầu được hình thành ở túi noãn hoàng, gan và lách. về sau nè, chức năng đó được thực hiện bởi tủy xương là nơi duy nhất sản sinh ra hồng cầu. ở trẻ em, tủy xương có ở hầu hết các xương nhưng ở người lớn tủy xương chỉ tồn tại ở cột sống, xương ức, xương sườn và đầu các xương dài ở tay và chân. sự phát triển của hồng cầugọi là sự tạo hồng cầu ( erythropoiesis) diễn ra trong khoảng từ 5 đến 9 ngày và được bắt đầu từ các tế bào không biệt hóa gọi là các tế bào mầm, các tế bào nè phân chia và sau đó tạo ra một lượng lớn ARN cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin. khi các tế bào đang phát triển chứa đầy hemoglobin thì quá trình sản sinh ARN dưng lại và nhân tế bào mất đi. kho hồng cầu trưởng thành đi vào vòng tuần hoàn nó có hình đĩa lõm hai mặt đường kính khoảng 8,5 micromet và không có nhân. mỗi hông cầu chứa khoảng 280 triệu phân tử hemoglobin. lớp màng bao quanh tế bào chứa rất nhiều protein bao gồm một hệ thống enzyme. trên bề mặt hông cầu còn có các chất glycolipit tạo nên các kháng nguyên nhóm máu ABO ( máu chỉ kháng nguyên AorB lần lượt- nhóm máu A, B. nếu mang cả hai loại kháng nguyên nè thì mang nhóm máu AB, nếu không mang cái nào thì là O......)
tốc độ dản sinh hồng cầu được điều hòa bởi hoocmon erythropietin sản sinh ra ở thận. Giảm lượng oxy đi đến các tế bào thận, sẽ giải phóng ra nhiều erythropietin, nhờ đó sẽ kích thích sản sinh thêm nhiều hồng cầu mới. thông thường số lượng hồng cầu tạo ra tương đương với số hồng cầu bị phân huỷ, nhưng nếu một người đến một môi trường hoàn toàn mới, thí dụ như môi trwong thiếu oxy ỏ trên núi cao thì số lượng hồng cầu tăng nên đáp ứng vớu những nhu cầu của cơ thể. sự phát triển của hồng cầu cũng phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu, thiếu nguyên liệu sẽ làm giảm quá trình sản sinh hồng cầu làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu. thiết sắt trong chết độ ăn là một trong số những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. một dạng thiếu máu khác là thiếu máu ác tính gây ra do thiếu vita B12, vita B12 được sử dụng như một coenzyme trong quá trình tổng hợp các axit nucleic

today tui làm việc mệt quá, buồn ngủ lắm rùi. today đến đây thui, hôm khác làm tiếp:)
 
tui sẽ cố hoàn thành nốt trước khi làm một điều j khác

* vận chuyển oxy
hơn 98% oxy trong máu được vận chuyển bởi hemoglobin. mỗi phân tử protein này đều bao gồm 4 tiểu đơn vị, 2 chuỗi anpha và hai chuỗi beta, chúng liên kết với nhau để tạo ra một cấu trúc thống nhất. hơn nữa mỗi đơn vị nhỏ đều chứa một nhóm sắc tố đặc biệt là nhóm hem với một nguyên tử sắt nằm ở trung tâm của nó. một nguyên tử sắt liên kết với một phân tử oxy do đó mỗi phân tử hemoglobin có thể kết hợp thuận nghịch với 4 phân tử oxy, 4 dạng oxyhemoglobin khác nhau có thể hình thành theo các phương trình phản ứng sau:
Hb4 +O2--->( thuận nghịch)
Hb4O2 Hb4O2 + O2--->( thuận nghịch) Hb4O4
Hb4O4+ O2--->( thuận nghịch) Hb4O6
Hb4O6+ O2--->( thuận nghịch) Hb4O8
các bước khác nhau trong phản ứng này không phải đều dễ dàng thực hiện ngang nhau. Oxy kết hợp và giải phóng chậm nhất đối với hemoglobin. các dạng hemoglobin khác kết hợp với oxy dễ dàng hơn rất nhiều và giữ nó rất lỏng lẻo. do đó oxyhemoglobin Hb4O8 phân li dễ hơn Hb4O6 và v.v. hiện tượng nè tạo nên đường cong hình chữ S- đường cong phân ki oxy củ hemoglobin. nó cho biết tỉ lện phần trăm bão hòa của dung dịch hemoglobin tức là tỉ lệ % cá vị trí kết hợp đã bị chiếm chỗ làm giảm nồng độ oxy. nồng độ này được quyết định bởi pO2, phân áp oxy hòa tan trong dung dịch của môi trường xung quanh. khi pO2 rất thấm dưới 10mmHg đường cong đi lên khá chậm. trên mức này, đường cong đi lên dốc hơn phản ánh sự kết ợp và giải phóng oxy dễ dàng hơn. ở đoạn nằm ngang độ bão hòa gần đạt 100%.
Không khí trong phổi có pO2 vào khoản 100mmHg, cao hơpn nhiều so với pO2 trong máu vào phổi từ các động mạch phổi, thường chỉ khoảng 40mmHg. vì thế oxy hòa tan khuyếch tán nhanh qua thành phế nang vào trong huyết tương và sau đó vào trong tế bào hồng cầu nơi chúng kết họp với hemoglobin. Quá trình khuyếch tán được tăng cường bởi sự tiếp xúc giữa thành phế nang và mao mạch máu và bởi hình đĩa lõm hai mặt của hồng cầu. hình này tạo cho hồng cầu có một diện tích bề mặt rất rộng so với thể tích của nó và góp phần làm cho sự trao đổi chất qua màng tế bào diễn ra nhanh hơn.
Thật thú vị là hình đĩa lõm hai mặt cũng bảo vệ cho hông cầu không bị vỡ tức là không bị huyết tán khi nồng độ thẩm thấu của huyết tương thay đổi. nếu kéo màng hồng cầu ra thì ngay lập tức rất dễ rách, do đó nếu một hồngc cầu hình cầu được cho vào một dung dịch loãng thì ngay lập tức nó sẽ bị vỡ ra ( ưu trương--> nhược trương, tế bào hồng cầu no nước, căng quá hóa nổ tung). thế nhưng do hình dạng cảu nó như vậy nên hồng cầu có thể hút nước và trương lên, làm cân bằng nồng độ các chất hòa tan giữa bên trong và bên ngoài tế bào mà không phải kéo giãn tến bào quá mức. vì thế mà hồng cầu có thể chịu được một phạm vi nồng độ bên ngoài rất rộng, mặc dầu chúng sẽ vỡ ra khi thả vào nước
Khi rời phổi, máu hầu như bão hòa oxy và vận chuyển một lượng oxy tương đương với 200cm3 oxy dạng khí trong 1 lít máu. chỉ khoảng 3cm3 trong số này được hòa tan trong huyết tương, phần còn lại được vận chuyển dưới dạng oxyhemoglobin ở trong phổi. pO2 bình thường trong phổi tương ứng với phía bên phải của đường cong phân li oxy. như vậy thì nếu pO2 phế nang giảm xuống, thường xảy ra khi tập thể dục, thì lượng oxy vận chuyển trong máu chỉ giảm môt jchút. việc cung cấp oxy cho mô cơ thể được duy trì một cách dễ dàng bằng cách tăng tôcs độ dòng máu qua phổi
pO2 trong mô thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 5-30mmHg, tùy thuộc vào nhu cầu oxy. khi oxy được sử dụng, phân áp oxy giảm xuống làm cho oxyhemoglobin trong máy các mao mạch phân li. như vậy oxy được giải phóng thêm ra và chúgn có thể được các tế bào mô sử dụng. chú ý là pO2 thấp trùng với đường thấp nhấtc ủa đường cong phân li do đó pO2 chỉ giảm nhẹ đã giải phóng một lượng lớn oxy. hơn nữa, hình dạng của đường cong cũng bị thay đổi bởi pH, pH giảm xuống khi có mặt nhiều CO2 và bởi những thay đổi của nhiệt độ, nhờ đó mà các mô hoạt đông mạnh có thể nhận đựoc lượng oxy tối đa từ dòng máu chảy qua. Tác dụng của CO2 được coi là hiệu ứng BOHR, do nhà bác học BOHR phát hiện ra như thế nào sẽ có bạn của tui viết tiếp cho các bạn nhé, chúc các bạn có thêm chút chút kiến thức khi đọc bài nè, rất cám ơn nhiều
http://elearning.hueuni.edu.vn/
 
Hỏi cậu 1 câu nhé: Nêu cấu trúc của hồng cầu phù hợp với chức năng của nó. Tại sao hồng cầu ko có nhân, tại sao nó lại là hình đĩa lõm hai mặt ?
 
Tại sao hồng cầu ko có nhân said:
hồng cầu không có nhân vì:
sự phát triển của hồng cầugọi là sự tạo hồng cầu ( erythropoiesis) diễn ra trong khoảng từ 5 đến 9 ngày và được bắt đầu từ các tế bào không biệt hóa gọi là các tế bào mầm, các tế bào nè phân chia và sau đó tạo ra một lượng lớn ARN cần thiết cho sự tổng hợp hemoglobin. khi các tế bào đang phát triển chứa đầy hemoglobin thì quá trình sản sinh ARN dưng lại và nhân tế bào mất đi
nó lại là hình đĩa lõm 2 mặt vì:
- hình này làm cho hồng cầu có một diện tích bề mặt rất rộng so với thể thích cảu nó và góp phần làm cho sự trao đổi chất qua màng tê bào diễn ra nhanh hơn
- hình này cũng bảo vệ cho hồng cầu không bị vỡ tức là không jbị huyết tán khi nồng độ tẩm thấu của huyết tương thay đổi. nếu kéo màng hồng cầu ra thì nó rất dễ rách, do đó nếu một hồng cầu hình cầu đc cho vào một dung dịch loãng thì ngay lập tức sẽ bị vỡ ra

mà hình như bạn không đọc bài viết của mình hay sao ý nhở! những nguyên nhân này có hết ở đó mà, e hèm...... đọc lại coi:mrgreen:
 
hì! ý bạn Thản hỏi Lan là "tại sao" ( hay cơ chế) chứ không phải là "diễn biến" hoặc "hệ quả". Chúng ta cùng suy nghĩ nhé!
hỏi thêm một câu: tại sao "khi các tế bào đang phát triển chứa đầy hemoglobin thì quá trình sản sinh ARN dưng lại và nhân tế bào mất đi"?
 
tại sao "khi các tế bào đang phát triển chứa đầy hemoglobin thì quá trình sản sinh ARN dưng lại và nhân tế bào mất đi"?
Hôm trước mình đọc 1 cuốn sách, thấy cách giải thích 1 vấn đề trong đó khá hợp lý để trả lời câu hỏi của bạn này. Phan Anh nhìn hình mà hiểu, Phan Anh cố diễn đạt lại theo cách nghĩ của Phan Anh. Phan Anh nói sai thì mình discuss nha:
Quá trình tổng hợp hemoglobin được diễn ra là nhờ 1 loại enzim A kích thích, enzim A do ARN A tiết ra. Khi hemoglobin full tế bào rồi thì enzim B được tiết ra (tại sao thì quả thiệt mình không biết :oops:) Enzim B ức chế ARN A... làm enzim A không được sản sinh thêm. Từ đó việc tổng hợp Hemoglobin bị pause lại.

Là vậy đó à. "Mình trình bày suy nghĩ của mình thôi." - L.T. Đạt :cool:
 
Oh tui nói sai.... Hemoglobin ngừng tiết ra thì hồng cầu hình cầu sẽ thành hình lưỡi liềm => chắc không có chuyện ARN quy định tổng hợp Hemoglobin bị ức chế đâu :akay:
 
Hỏi cậu 1 câu nhé: Nêu cấu trúc của hồng cầu phù hợp với chức năng của nó. Tại sao hồng cầu ko có nhân, tại sao nó lại là hình đĩa lõm hai mặt ?
Không có nhân để thể tích tế bào nhỏ, từ đó giảm năng lượng hoạt hóa và tăng diện tích tiếp xúc bề mặt với Oxi.
 

hogiatuan

Member
Ko có nhân chủ yếu là thế. Nhưng hình dĩa lõm 2 mặt để cho hồng cầu để tiếp xúc với màng tế bào ở mọi tư thế dễ dàng thực hiện việc trao đổi chất
 

Facebook

Top