What's new

Lục lạp và màu sắc lá

Màu xanh của lá

Chào em Thản!
Theo anh nhớ:
Lục lạp mang sắc tố xanh.
Chiếm số lượng khá lớn trong tế bào của lá cây.
Ánh sáng là một chùm tia có một dãy sáng.
Khi chùm sáng tới lá ,thì tia sáng xanh không được hấp thụ nên phản xạ lại đến mắt chúng ta và chúng ta cảm nhận màu xanh này là của lá.
 
Sự thay đổi màu sắc lá khi rụng là một phần trong ?sự đáp ứng của cây xanh với mức giảm cường độ chiếu sáng và nhiệt độ thấp. Khi cây xanh trải qua mùa đông 2006 chúng di chuyển chất dinh dưỡng từ lá xuống rễ, nơi tại đó chất dinh dưỡng được dự trữ. Kho chất dinh dưỡng này cung cấp năng lượng cho sự sinh trưởng đầu tiên "chào xuân 2007". Về đông, N và Mg trong lá xác định đặc tính màu xanh của lá cũng bị di chuyển. Những gì còn "vương vấn" trong lá là các sắc tố anthocyanin và carotenoid.

Anthocyanin chịu trách nhiệm đối với màu đỏ, màu tía và màu xanh. Carotenoid chịu trách nhiệm đối với màu đỏ, vàng và da cam. Cường độ chiếu sáng yếu và nhiệt độ thấp ?thúc đẩy sản xuất các sắc tố này.

Thông thường màu các loại lá cây giống nhau. Một số cây như sồi ?lá có màu đỏ, cây gỗ thích lá có màu vàng, da cam và đỏ. Chẳng qua là tỉ lệ sắc tố anthocyanin và carotenoid trong tế bào chất so với chlorophyll trong lục lạp mà thôi. Vd cây sồi tỉ lệ anthocyanin+carotenoid cao hơn chlorophyll.

___________________________________________________
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Thân.
 
Cám ơn anh Hiển
Nhưng đối với lá cây rau rền, lá cây tía tô có màu đỏ.
Khi cho chúng vào nước thì màu đỏ mất đi, chỉ còn lại màu xanh.
Lí do là vì trong lá có chứa chất gọi là hoa thanh tố dễ tan trong nước nên khi cho vào nước, chất này đã tan ra làm cho lá cây trở lại màu xanh.
Vậy chất hoa thanh tố này có nằm trong lục lạp không vậy :)
 
anthocyanin chịu trách nhiệm đối với màu đỏ, màu tía và màu xanh. Carotenoid chịu trách nhiệm đối với màu đỏ, vàng và da cam. Cường độ chiếu sáng yếu và nhiệt độ thấp ?thúc đẩy sản xuất các sắc tố này.

Thông thường màu các loại lá cây giống nhau. Một số cây như sồi ?lá có màu đỏ, cây gỗ thích lá có màu vàng, da cam và đỏ. Chẳng qua là tỉ lệ sắc tố anthocyanin và carotenoid trong tế bào chất so với chlorophyll trong lục lạp mà thôi. Vd cây sồi tỉ lệ anthocyanin+carotenoid cao hơn chlorophyll.

Đoạn này đã trả lời khá kĩ câu hỏi rau dền, lá tía tô của em. Hậu quả đọc không kĩ, nhai qua loa.
Hoa thanh tố nếu đoán không nhầm là xanthophyll có trong không bào cánh hoa tạo nên vườn hoa muôn màu muôn sắc. Còn "hoa thanh tố" trong sách của em chắc ám chỉ sắc tố trong sắc lạp (lục lạp, bột lạp, sắc lạp, tiền lạp thể).

... lá cây tía tô có màu đỏ. ???
 
Cho em hỏi anh Hiển lấy tài liệu này ở đâu vậy
-Nếu tôi trả lời em tôi không lấy tài liệu ở đâu hết em sẽ làm gì để xác minh thông tin?
- Nếu trả lời nguồn ấy từ tiếng Anh, em sẽ dịch tài liệu đó ?
- Nếu tiếng Việt em sẽ rà soát đống sách của mình hay đi nhà sách coi cọp ?

Trả lời đi rồi tôi trả lời.
 
Em đang cần tài liệu về lục lạp và màu sắc của là một cach đầy đủ.
Nếu anh hiển có hoặc biết thì hãy giúp em với.
Cám ơn anh nhiều
 
tài liệu tiếng Việt không rành, dạo này không đọc tiếng Việt.
Tiếng anh có thể tham khảo
http://lifesci.rutgers.edu/~fong/12.htm
http://4e.plantphys.net/article.php?ch=e&id=122
hoặc

Green-leaved cherry plums (Prunus cerasifera) mutated to produce large amounts of anthocyanins in their leaves. They are called Prunus cerasifera var. atropurpurea to distinguish them from green-leaved members of the species. Most wild Prunus cerasifera have green leaves. The anthocyanins make the leaf appear reddish-purple even though the leaf contains green chlorophyll.

Mutations are random events. Reddish-purple leaves could provide a benefit to the plant, a detriment or be neither of benefit or harm to the plant. If the reddish-purple leaves were of great benefit, then you would expect that eventually most wild Prunus cerasifera would have reddish-purple leaves due to evolution.

Purpleleaf plums are plentiful because people find them attractive and have propagated, selected and cultivated them for over a century. A Mr. Pissard introduced the first purpleleaf plum into France in 1880 from Iran. Even the famous horticulturist Luther Burbank introduced the 'Thundercloud' purpleleaf plum in 1919 which the first website cited below considers the most widely grown purpleleaf plum cultivar in the USA. Purpleleaf plum is valued mainly for its colorful leaves and attractive spring flowers, not for its fruit.

You could do an experiment to determine if purpleleaf and green-leaved Prunus cerasifera differed in fruit predation. However, your hypothesis that the leaf color may protect the fruit from predators would be detrimental to the tree. The fruit's purpose is to attract animals to eat the fruit and disperse the seeds. According to the second website, purpleleaf plum fruit are eaten by a variety of animals.

References

Purpleleaf Plum cultivars
'Thundercloud' Purpleleaf Plum

Nguồn: David Hershey, Faculty, Botany, NA

----------------------------------------------------
Tôi bận lắm, hỏi nữa cũng không trả lời đâu. Hãy tự cứu lấy mình. Gác kiếm topic này, mời cao thủ giúp em nó.
 
Theo những gì mình biết thì :
Một số cây lá có màu đỏ là do có chứa các sắc tố phụ ( như anh Hiển nói). Đương nhiên lá vẫn chứa chlorophin, nhưng các sắc tố phụ bên cạnh chức năng hấp thu ánh sáng còn giúp bảo vệ diệp lục.có thể là những sắc tố này nằm bên ngoài=>lá màu đỏ,hay tím da cam...


"Nhưng đối với lá cây rau rền, lá cây tía tô có màu đỏ.
Khi cho chúng vào nước thì màu đỏ mất đi, chỉ còn lại màu xanh.
Lí do là vì trong lá có chứa chất gọi là hoa thanh tố dễ tan trong nước nên khi cho vào nước, chất này đã tan ra làm cho lá cây trở lại màu xanh. "



Bạn nói hình như không được ổn lắm:
? ? ? ? nếu như bạn nói thì bình thường mình rửa rau sao thấy tía tô vẫn thế có thay đổi màu sắc đâu( không thể nói là dễ tan trong nước được)
? ? ? ? các sắc tố tan trong hợp chất hữu cơ mà
?Mà bạn xem trong sách nào vậy? Mình cũng chưa nghe hoa thanh tố lần nào hì hì
 
Tui cũng muốn nói thêm 1 vài ý bổ sung. Sở dĩ 1 số loài cây có tỉ lệ nhóm sắc tố ?anthocyanin và carotenoid/ Clorophin cao hơn đa số các loài cây chúng ta thấy là vì chúng là những cây ưa bóng hoặc chịu bóng. Các cây này thường sống dưới tán các cây khác, khi mà các cây ở phía trên đã hấp thu hầu hết các tia sáng có bước sóng dài thì buộc các cây phía dưới phải hấp thu các tia sáng có bước sóng ngắn hơn >> carotenoid là nhóm sắc tố hấp thu các tia sáng có bước sóng 446 - 476 nm. Cũng do Caroten không hấp thu các sóng dài, trong đó có tia đỏ nên tia đỏ bị phản xạ trên bề mặt lá >> tạo nên sắc tố đỏ của caroten. (Tương tự với anthocyanin)
Quan sát hình lá tía tô của Hiển, bạn thấy chỉ có mặt dưới của lá mới có màu tím đúng không? Đó cũng là do mặt dưới tỉ lệ Carotenoid/Clorophin cao hơn mặt trên.
Còn về việc lá cây tía tô mất màu . Mình không ít ăn rau sống nhưng thấy nhiều lá tía tô vẫn có màu tím đấy chứ, hay là tại người ta chưa rửa kỹ nhỉ ? :?:
 
Cám ơn bạn cancer2728 nhé.
Công nhận là mỗi sách nó viêt một kiểu, khó tin thật, tốt nhất là tự đi làm nghiên cứu.
 
Hihi! Ko phải hoa thanh tố đâu em ạ! Cây rau dền với tía tô màu đỏ là do chứa lượng lớn sắc tố gian bào autoxyan đấy! Sắc tố này dễ tan trong nước nên khi luộc lên nó tan hết! Lá cây còn lại màu xanh (tất nhiên), vì nằm ở gian bào nên tan vào nước rất nhanh.
 
Hihi! Ko phải hoa thanh tố đâu em ạ! Cây rau dền với tía tô màu đỏ là do chứa lượng lớn sắc tố gian bào autoxyan đấy! Sắc tố này dễ tan trong nước nên khi luộc lên nó tan hết! Lá cây còn lại màu xanh (tất nhiên), vì nằm ở gian bào nên tan vào nước rất nhanh.
cái chất autoxyan này em cũng chưa có đọc bao giờ, nhưng theo anh nói nó rất dễ tan trong nước vậy thì sao khi ta rửa rau nó lại không phai đi. nếu đúng theo lời anh nói, bây giờ em có hai khả năng như sau
- thứ 1 là autoxyan có dễ tan trong nước nhưng khi ta rửa rau là nước lạnh thì nó không tan, hoặc tan ra ít đến nỗi ta không thấy được bằng mắt thường. rửa rau xong chỉ toàn thấy đục của bụi bẩn, đất cát.......^^, nhưng nếu có nhiệt hay cụ thể ở đây là ta đem luộc rau thì chất đó được giải phóng nhiều hơn.........?
- thứ 2 là nó không có tan trong nước nếu ở điều kiện bình thường, nhưng nếu ta tăng nhiệt độ lên chất đó mới được giải phóng và kết quả nước luộc rau mới có màu tím, đỏ.....

Xin anh và mọi người nói rõ chút!:)

---> Thản thân mến, bạn nghĩ cái gì cũng có thể "tốt nhất là tự mình nghiên cứu" sao, bạn có ý nghĩ này tôi phục bạn lắm, nhưng cái khoản này thì cần một cái đầu khá khủng về mọi thứ đó. chúc bạn thành công!
 

Facebook

Top