What's new

Máu nóng và máu lạnh??

#1
Em rất mơ hồ về động vật máu nóng và động vật máu lạnh
Anh chị có thể giúp em định nghĩa ĐV máu nóng và ĐV máu lạnh như thế nào ko?
Nó phụ thuộc vào môi trường hay tùy theo loài....
Nó ảnh hưởng gì tới ĐV...
Anh chị có thể nêu ví dụ giùm em ko?
 

Chào em,

Nói một cách "nôm na": động vật máu nóng thì máu của nó "âm ấm", còn động vật máu lạnh thì máu của nó lạnh tanh. Nhưng thuật ngữ "máu nóng" hay "máu lạnh" có thể gây hiểu sai, vì đôi khi những động vật được cho là máu lạnh như thằn lắn - cắc ké lại có thể có nhiệt độ cơ thể cao hơn các loài được xem là máu nóng.

Muốn phân biệt rõ ràng, người ta căn cứ vào khả năng tạo nhiệt của động vật:
- Động vật máu nóng (gọi chính xác là "động vật đẳng nhiệt"): Nhiệt cơ thể chủ yếu do hoạt động trao đổi chất của chính động vật đó tạo ra. Nếu nhiệt độ môi trường bất lợi, con vật sẽ tăng hoạt động trao đổi chất để tao ra nhiều nhiệt hơn (để làm ấm), hoặc để thải bớt nhiệt ra ngoài (như thoát mồ hôi để làm mát cơ thể). Chúng có xu hướng giữ nhiệt độ cơ thể ở một mức ổn định (đẳng nhiệt).
- Động vật máu lạnh ("động vật biến nhiệt"): Nhiệt cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu môi trường giảm nhiệt độ thì nhiệt độ cơ thể động vật sẽ giảm, khi môi trường tăng thì nhiệt độ cơ thể tăng. Hoạt động trao đổi chất của động vật máu lạnh không thay đổi nhiều như động vật máu nóng vì chúng để cho nhiệt độ cơ thể tăng giảm theo môi trường (biến nhiệt).

Ví dụ điển hình cho động vật máu nóng là động vật hữu nhũ, còn động vật máu lạnh điển hình là mấy con bò sát. Nhưng giới động vật không chỉ bao gồm những loài máu nóng hoàn toàn và máu lạnh hoàn toàn, có nhiều loài nằm giữa hai loại đó, "nóng" hơn máu lạnh một chút và "lạnh" hơn máu nóng một chút. Ví dụ cho các loại "giở ông giở thằng" này là một số loại côn trùng.

Máu nóng hay máu lạnh dĩ nhiên là ảnh hưởng nhiều đến đời sống động vật vì nó có liên quan đến hoạt động trao đổi chất của động vật (hay còn gọi là hoạt động biến dưỡng). Dù máu nóng hay máu lạnh thì mỗi loài động vật đều có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ nhất định, nếu nhiệt độ xung quanh mà vượt quá ngưỡng này thì chúng sẽ "yếu" dần và có thể chết.

 
Hoạt động trao đổi chất của động vật máu lạnh không thay đổi nhiều như động vật máu nóng vì chúng để cho nhiệt độ cơ thể tăng giảm theo môi trường (biến nhiệt).

vì sao động vật đẳng nhiệt cần giữ nhiệt độ ổn định còn động vật biến nhiệt thì không? Sự khác nhau trong hoạt động trao đổi chất của 2 loại này là gì?
Hình thức nào tiến hóa hơn và thích nghi hơn?
 
Mỗi loại động vật có một nhiệt độ hoạt động tối thích. Nếu nhiệt độ cơ thể "chạy" ra khỏi khoảng đó thì chúng không hoạt động như bình thường được.

Các động vật có khả năng tăng giảm sự trao đổi chất của cơ thể để giữ thân nhiệt sẽ có khả năng hoạt động tốt hơn ở những điều kiện môi trường bất lợi. Ở những môi trường cực kỳ lạnh giá thì số lượng các loại động vật đẳng nhiệt được tìm thấy cao hơn các động vật biến nhiệt theo môi trường. Còn khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các động vật đẳng nhiệt cũng có khả năng làm mát cơ thể rất tốt trong khi các động vật biến nhiệt thì nằm im "chịu chết".

Ngoài ra, các động vật đẳng nhiệt có khả năng thực hiện các "thao tác" mạnh hơn và trong thời gian dài hơn vì với khả năng tăng giảm hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ, chúng có thể điều chỉnh để có được lượng năng lượng cần thiết (ví dụ như chạy hay bay đường xa).

Nhưng động vật biến nhiệt có một lợi thế là tiết kiệm năng lượng. Hoạt động mạnh mẽ của động vật đẳng nhiệt nghe thì "hấp dẫn" nhưng lại rất tốn kém năng lượng. Nếu không có việc gì làm thì các động vật biến nhiệt cứ ngồi rung đùi mà không cần phải ăn uống chi nhiều cho cực khổ và mất công.

Chỉ cần nhìn vào các ví dụ về động vật đẳng nhiệt (thú, chim) và động vật biến nhiệt (đa số bò sát, lưỡng thê, v.v...) thì bạn sẽ biết loại nào tiến hóa và thích nghi hơn.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Mỗi loại động vật có một nhiệt độ hoạt động tối thích. Nếu nhiệt độ cơ thể "chạy" ra khỏi khoảng đó thì chúng không hoạt động như bình thường được.

Các động vật có khả năng tăng giảm sự trao đổi chất của cơ thể để giữ thân nhiệt sẽ có khả năng hoạt động tốt hơn ở những điều kiện môi trường bất lợi. Ở những môi trường cực kỳ lạnh giá thì số lượng các loại động vật đẳng nhiệt được tìm thấy cao hơn các động vật biến nhiệt theo môi trường. Còn khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các động vật đẳng nhiệt cũng có khả năng làm mát cơ thể rất tốt trong khi các động vật biến nhiệt thì nằm im "chịu chết".

Ngoài ra, các động vật đẳng nhiệt có khả năng thực hiện các "thao tác" mạnh hơn và trong thời gian dài hơn vì với khả năng tăng giảm hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ, chúng có thể điều chỉnh để có được lượng năng lượng cần thiết (ví dụ như chạy hay bay đường xa).

Nhưng động vật biến nhiệt có một lợi thế là tiết kiệm năng lượng. Hoạt động mạnh mẽ của động vật đẳng nhiệt nghe thì "hấp dẫn" nhưng lại rất tốn kém năng lượng. Nếu không có việc gì làm thì các động vật biến nhiệt cứ ngồi rung đùi mà không cần phải ăn uống chi nhiều cho cực khổ và mất công.

Chỉ cần nhìn vào các ví dụ về động vật đẳng nhiệt (thú, chim) và động vật biến nhiệt (đa số bò sát, lưỡng thê, v.v...) thì bạn sẽ biết loại nào tiến hóa và thích nghi hơn.
Cho mình hỏi tí. Giữa hai loại máu nóng và máu lạnh này thì thành phần tế bào máu của chúng có gì khác biệt nổi bật không?
 
Các admins ở forum mình phần lớn là 'nóng máu' đấy ạ.
Chim có thân nhiệt cao hơn người (38,5 độ C). Hồng cầu chim có nhân
Tế bào máu ếch, cá to hơn tế bào máu người thì phải.
Thân nhiệt được set bởi metabolic rate, nên chắc thành phần tế bào máu (về khía cạnh điều hòa thân nhiệt ) chẳng ảnh hưởng gì đâu nhỉ.
 
Thân nhiệt do hoạt động trao đổi chất (biến dưỡng) tạo ra nên vấn đề nằm ở chỗ là chúng xài máu theo đường nào chứ em nghĩ cấu trúc tế bào máu không đóng vai trò quyết định.

Các động vật máu nóng phát triển các mạch máu đến các vùng dễ tỏa nhiệt của cơ thể (như tay chân, cổ, ngực, v.v...) để làm ấm hoặc làm mát tùy theo điều kiện môi trường.

Các động vật đẳng nhiệt còn có các mô mỡ và các mô "nâu" tích lũy năng lượng. Gọi là "nâu" vì mật độ ty thể cao bất thường (ty thể là nơi sản xuất ATP rất có năng suất) nên khi giải phẫu thấy màu hơi nâu nâu. Khi cần phải xài năng lượng gấp để cao chạy xa bay thì mô "nâu" này phát huy tác dụng rất tốt. Động vật đẳng nhiệt cũng thường tích lũy mỡ để xài khi đến lúc khí hậu trở lạnh. Thế nên các bác thường thấy các gấu, chó, thỏ, voi, người béo núc ních chứ chưa ai thấy con rắn bị béo phì bao giờ!
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Thân nhiệt do hoạt động trao đổi chất (biến dưỡng) tạo ra nên vấn đề nằm ở chỗ là chúng xài máu theo đường nào chứ em nghĩ cấu trúc tế bào máu không đóng vai trò quyết định.

Các động vật máu nóng phát triển các mạch máu đến các vùng dễ tỏa nhiệt của cơ thể (như tay chân, cổ, ngực, v.v...) để làm ấm hoặc làm mát tùy theo điều kiện môi trường.

Các động vật đẳng nhiệt còn có các mô mỡ và các mô "nâu" tích lũy năng lượng. Gọi là "nâu" vì mật độ ty thể cao bất thường (ty thể là nơi sản xuất ATP rất có năng suất) nên khi giải phẫu thấy màu hơi nâu nâu. Khi cần phải xài năng lượng gấp để cao chạy xa bay thì mô "nâu" này phát huy tác dụng rất tốt. Động vật đẳng nhiệt cũng thường tích lũy mỡ để xài khi đến lúc khí hậu trở lạnh. Thế nên các bác thường thấy các gấu, chó, thỏ, voi, người béo núc ních chứ chưa ai thấy con rắn bị béo phì bao giờ!
Có vẻ câu hỏi của tôi chưa rõ nhỉ. Ý tôi muốn nói đến "thành phần" tức sự khác nhau về tỷ lệ, loại, đặc trưng.... của erythrocytes, leukocytes (lymphocytes, monocytes, macrophages, basophils, neutrophils, Eosinophils) và platelets.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Hưng làm khó mọi người rồi. Đã nói 'về khía cạnh điều hòa thân nhiệt' tức không nói đến 'miễn dịch' rồi mà :)
Hì, em không biết thì em mới thắc mắc chứ. Tại vì xét theo "khía cạnh điều hòa thân nhiệt" người ta chia ra làm 2 loại động vật. Mà tên 2 loại này lại đều có chữ "máu" nên em mới hỏi vậy chứ bộ :D.
 
Hì, em không biết thì em mới thắc mắc chứ. Tại vì xét theo "khía cạnh điều hòa thân nhiệt" người ta chia ra làm 2 loại động vật. Mà tên 2 loại này lại đều có chữ "máu" nên em mới hỏi vậy chứ bộ :D.
Phân lọai dộng vật theo quan niệm máu nóng - máu lạnh đã lổi thời rồi. Từ ngữ (expression) cold-blooded xuất hiện trong Anh ngữ ít nhất từ năm 1602. Chúng ta sắp loại côn trùng là máu lạnh, nhưng côn trùng không có "máu" (chúng chỉ cỏ huyết dịch - hemolymph và không có huyết cầu tố đ ể chuyên chở dưỡng khí và điều hành thân nhiệt.

Như ta có thể thấy từ bài viết của Nguyễn Đôn, cách xếp loại động vật trong hai nhóm đẳng nhiệt và biến nhiệt tương đối ổn thỏa hơn, dù rằng vẫn chưa toàn hảo.

Đại khái, động vật biến nhiệt đòi hỏi ít năng lượng - từ 1/10 tới 1/2 - hơn động đẳng nhiệt. Côn trùng đã hiện diện trên mặt đất lâu hơn động vật có xương sống nhiều - gián đã có mặt quanh 350 triệu năm, và điều này cùng với sự kiện rằng côn trùng là sinh vật đông đảo nhất trên thế giới cho ta biết loại "máu" nào có thể thích hợp hơn cho đời sống. Con người, với "máu nóng" phải làm việc quần quật suốt ngày và mới xuất hiện trên mặt đất chừng một triệu năm nay, loài cá sấu sống phây phây khoảng chừng 220 triệu năm.

Không có cách phân loại nào dựa trên thân nhiệt có thể hoàn hảo cả. Có ba phương diện căn bản trong sinh lý học động vật

1- Điều chỉnh thân nhiệt : a) động vật nội nhiệt (endotherms) phát nhiệt bằng cách thay đổi luồng máu, co thắt bắp thịt, hay đốt calories (qua chu trình Krebs); b) động vật ngoại nhiệt (ectotherms) hấp nhiệt bằng cách phơi nắng, tìm nơi mát, v.v... Loài ong thường được xem như ectothermic vì chúng không bay đưọc khi không khí bên ngoài lạnh quá, nhưng chúng co thắt bắp thịt cánh (shiver the flight muscles) để đưa thân nhiệt lên và giữ nhiệt độ trong tổ ở mức lý tưởng (người ta goị hiện tươing này là functional endothermy). Tôi đọc một nghiên cứu gần đây về vài loài ong bao phủ các côn trùng địch và tăng thân nhiệt lên cho đến khi địch chết vì nóng. Cá sấu hả miệng khi trời nóng (như chó) để hạ thân nhiệt. Vài loại kỳ nhông chạy trên hai chân sau để tạo ra một luồng gíó để nguội xuống.

2- Biến chuyển thân nhiệt : a) Động vật đẳng nhiệt (homeotherms) giữ thân nhiệt trong một giới hạn rất nhỏ (vài độ Celsius), thường thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài. b) Đông vật biến nhiệt (poikilotherms) có thân nhiệt gần gần giống nhiệt độ của môi trường.

3- Biến dưởng căn bản (resting metabolism) : Động vật nào giữ một mức độ biến dưởng cao khi nghỉ ngơi ( sinh vật "máu nóng") đuợc gọi là biến dưởng nhanh (tachymetabolic). Những sinh vật hạ thấp mực biến dưởng được gọi là biến dưởng chậm ( bradymetabolic).

Bradymetabolism thường thấy ở những loài côn trùng và bò sát nhưng các bạn phải nhớ là trong giai đoạn đông miên (hibernation), biến dưởng căn bản cuả con gấu là bradymetabolic. Con gấu cũng ectothermic và homeothermic trong gain đoạn đó!

Quý vị nào có đọc về naked mole rat (một loài động vật có vú sống dưới đất với một tổ chức xã hội gần giống ong và mối) chắc có thể nghĩ ra rằng động vật có "máu nóng" này có một sinh lý ectothermic, homeothermic (như côn trùng), nhưng lại tachymetabolic (chúng lao động tối ngày). Một vài loài ngài (moth) cũng khó có thể đuợc xếp loại là máu nóng hay lạnh vì chúng là endothermic, bradymetabolic và poikilothermic. Có một vài loại thằn lằn có thể sống và hoạt động ở những vùng trên núi cao hay giữa sa mạc với nhiệt độ bên ngoài 4 Celsius.

http://en.wikipedia.org/wiki/Warm-blooded

http://en.wikipedia.org/wiki/Cold-blooded

www.dinosauria.com/jdp/misc/blood.htm

http://reptilis.net/cold-blood.html
 
trước đây và cả bây giờ nữa em nghĩ hai phạm trù máu nóng máu lạnh và ĐV đẳng nhiệt và biến nhiệt là khác nhau chứ theo mấy anh nói thì hai cái đó là 1em ko hiểu

À còn một điều nữa người ta hay nói người máu nóng và người máu lạnh theo anh chị thì câu nói ấy chỉ tính khí con người hay chỉ zi

Vậy còn máu nóng máu lạnh có phụ thuộc vào môi trường hay ko hay do loài

Chắc em phải hoc tiêng anh nhiều để đọc đc mấy trang wed đó thôi em dốt tiếng anh quá mặc dù đối với em nó là một cực hình
 
Phải phân loại theo lời bác Huỳnh Kim Giám thì mới đầy đủ.
Bác Giám cũng đã nói phân loại theo "máu nóng" và "máu lạnh" đã lỗi thời. Vì như em cũng đã nói ở bài trước, có khi động vật máu lạnh (như thằn lằn - cắc ké) lại có máu nóng hơn cả những loài được xem là máu nóng (như người), đó là khi chúng trèo lên các hòn đá để tắm nắng.

Thực ra nói động vật máu nóng là đẳng nhiệt còn máu lạnh là biến nhiệt cũng không hoàn toàn chính xác.

Đại khái là:
- Phân loại theo khả năng tạo nhiệt: động vật nội nhiệt (endotherm) có thân nhiệt chủ yếu do hoạt động trao đổi chất tạo ra; và động vật ngoại nhiệt (ectotherm) có thân nhiệt chủ yếu do môi trường quyết định. Phân loại kiểu này thì động vật nội nhiệt và ngoại nhiệt gần với khái niệm máu lạnh và máu nóng hơn.
- Phân loại theo hoạt động giữ nhiệt: động vật biến nhiệt (heterotherm hoặc poikilotherm) cho phép thân nhiệt biến đổi ở một mức độ nhất định; và động vật đẳng nhiệt (homeotherm) thường giữ thân nhiệt không đổi.

Tất cả các động vật đều có thể xếp vào hai loại trên. Động vật hữu nhũ đa số là động vật nội nhiệt - đẳng nhiệt. Bò sát đa số là ngoại nhiệt - biến nhiệt.

Điển hình cho nội nhiệt - đẳng nhiệt là con người, dù nắng hay mưa, dù lạnh hay nóng gì thì thân nhiệt cũng là 37 độ C. Tuy nhiên có một số loài động vật hữu nhũ như con chuột chũi không lông Heterocephalus glaber ("naked mole rate") mà bác Giám nói là ngoại nhiệt - đẳng nhiệt. Một số loại động vật hữu nhũ ở Bắc Cực là nội nhiệt - biến nhiệt (mùa đông chúng ngủ và để nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp để tiết kiệm năng lượng).
Điển hình cho ngoại nhiệt - biến nhiệt là con rắn. Nhưng cũng có một số loài bò sát nội nhiệt như một số loài khủng long. Do đó một số con khủng long rất khỏe, tung tăng cả ngày mà không mệt.

Những tính chất này có liên quan đến sinh lý, sinh hóa, cấu tạo cơ thể động vật. Do đó một động vật là nội nhiệt hay ngoại nhiệt, đẳng nhiệt hay biến nhiệt là đặc điểm tiến hóa chung của loài, không phải do môi trường tác động vài hôm mà thay đổi.

Lúc đầu em muốn đơn giản hóa vấn đề để cho bạn sinh viên lớp 11 đặt câu hỏi ban đầu dễ hiểu, nhưng sau một thời gian bàn luận thì thấy đơn giản sẽ thành thiếu sót (hình như thiếu trầm trọng), thiếu sót sẽ thành sai. Xin chân thành cáo lỗi!



 
trước đây và cả bây giờ nữa em nghĩ hai phạm trù máu nóng máu lạnh và ĐV đẳng nhiệt và biến nhiệt là khác nhau chứ theo mấy anh nói thì hai cái đó là 1em ko hiểu
Chịu khó quên mấy cái thành ngữ máu nóng, máu lạnh đó đi, ít nhất trong lảnh vực khoa học vỉ chúng không có một ích lợi thực tiển nào cả. Không nên lệ thuộc vào những ngôn từ không có căn bản khoa học hay dựa trên những kiến thức lỗi thời.

Hai thành ngữ đó vẫn có thể được dùng để tả tính người (trên căn bản văn hóa, thói quen và sử liệu, không phải trên căn bàn khoa học) và tôi chắc chắn là thỉnh thoảng ta vẫn còn nghe người khác dùng chúng vì lý do đó nhưng ta cần nhớ là nóng hay mát tính không có liên hệ gì với máu, biến dưởng cơ thể hay điều hòa thân nhiệt cả.
 
Chào các bác,
xa so sánh thì hết lo. Thuật ngữ nào thì đặt đúng ở vị trí thuật ngữ đó. Thuật ngữ máu nóng và máu lạnh ta nên xếp nó vào "hoài cổ".
 
cho mình hỏi ké một câu : Có phải tất cả loài máu lạnh đều là loài biến nhiệt , và có phải tất cả loài biến nhiệt đều là loài máu lạnh
 
cho mình hỏi ké một câu : Có phải tất cả loài máu lạnh đều là loài biến nhiệt , và có phải tất cả loài biến nhiệt đều là loài máu lạnh
Bạn xem lại câu trả lời của bác Huỳnh Kim Giám ở trên, trong đó giải thích chi tiết hệ thống phân loại động vật dựa vào trao đổi chất.

Đại ý là ngày nay người ta dùng các thuật ngữ "nội nhiệt", "ngoại nhiệt", "đẳng nhiệt", "biến nhiệt" để phân loại động vật theo trao đổi chất. Bác Giám có định nghĩa các thuật ngữ này ở trên.

Việc dùng thuật ngữ "máu nóng" hay "máu lạnh" là không chính xác (vì nhiều loài không có máu), ngoài ra còn dễ gây hiểu lầm:
- Thằn lằn thường được coi là "máu lạnh", nhưng khi nó nằm phơi nắng trên tảng đá thì máu của nó nóng lên "rần rần", không còn lạnh nữa. Thằn lằn là động vật biến nhiệt, máu của nó khi thì nóng, khi thì lạnh.
- Con người thường được coi là "máu nóng", nhưng khi nhiệt độ môi trường lên trên 40 độ C, thân nhiệt con người vẫn "lạnh" ở mức 37 độ C. Con người là động vật đẳng nhiệt, máu người lúc nào cũng vậy, chẳng "nóng", mà cũng chẳng "lạnh".

Trở lại với hai cách phân loại căn bản (cách 1 và 2) mà bác Giám đã trình bày, động vật có thể thuộc một trong 4 nhóm:
- Vừa nội nhiệt vừa đẳng nhiệt: con người, v.v...
- Vừa nội nhiệt vừa biến nhiệt: con gấu, chim cánh cụt v.v...
- Vừa ngoại nhiệt vừa đẳng nhiệt: cá sống ở các vùng nước lạnh, v.v...
- vừa ngoại nhiệt vừa biến nhiệt: ếch nhái, v.v...
 

Facebook

Top