What's new

Màu sắc và chức năng

Dạ cái này là "màu sắc của chất nào liên quan đến chức năng của nó" và màu sắc của chất nào không liên quan đến chức năng của nó" ạ.

Cháu đánh vội quá nên không chú ý.
 
không hiểu câu hỏi!!! Theo mình thì chức năng của hemoglobin chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của hemoglobin, hemoglobin có nhóm hem nên có màu đỏ. Còn diệp lục cũng vậy, do cấu tạo của diệp lục nên diệp lục có màu xanh thôi, và màu sắc đó chẳng qua là do loại ánh sáng không bị hấp thụ mà phản xạ lại mắt ta mà thôi. Do vậy màu sắc của 2 loại này không liên quan gì đến chức năng của nó cả.
Kiến thức chỉ có ngang đó nên mình trả lời theo ý mình thôi, xin lắng nghe ý kiến của mọi người.
 
:oops: màu đỏ của máu là do... hồng cầu quy định mà...
Theo như Phan Anh nhớ thì... Hemoglobin là 1... enzim (cụ thể luôn là nó quy định hình dạng "cầu" cho hồng cầu... ) Thiếu nó thì... hồng cầu ra hình lưỡi liềm, mà hồi đó học thầy cho coi hình... cái hồng cầu hình lưỡi liềm thiếu Hemoglobin vẫn có màu đỏ. Hè hè :mrgreen: => Hemoglobin đích thị không có màu đỏ :oops: ("chắc mẻm rồi, không phải thì cũng "ê" lắm đấy") :sexy:

Nói vậy thôi, sai thì thôi. Góp ý nha
 
Hemoglobin, hay haemoglobin, (viết tắt Hb) - huyết sắc tố - là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.
Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của hemeglobin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với ôxyn. Các loại hemoglobin chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme.
Đột biến về gen với hemoglobin dẫn tới một nhóm các bệnh di truyền gọi là hemoglobinopathies, trong đó phổ biến nhất là bệnh tế bào hình liềm (sickle-cell disease) và thalassemia.

[sửa] Cấu trúc và chuyển hóa





Cấu trúc 3-chiều của hemoglobin. Bốn đơn vị con được hiển thị bằng màu đỏ và vàng, và nhóm heme thì màu xanh lá cây


Chắc là Hemoglobin có 1 mớ hỗn độn màu :oops:

Cái này phải nhờ ai cao tay hơn chỉ điểm rồi.


- Source from Wikimedia -
 
Tùm lum quá, không giải quyết được cái gì hết, nhưng tớ vẫn nghĩ là bệnh "hồng cầu hình lưỡi liềm"(sickle-cell disease) Làm cho hồng cầu biến dạng nhưng vẫn có màu đỏ :hum:
 
Tùm lum quá, không giải quyết được cái gì hết, nhưng tớ vẫn nghĩ là bệnh "hồng cầu hình lưỡi liềm"(sickle-cell disease) Làm cho hồng cầu biến dạng nhưng vẫn có màu đỏ :hum:
Hồng cầu dù hình gì thì cũng có màu đỏ, chừng nào nó còn haemoglobin thì nó vẫn còn màu đỏ.
Màu đỏ của haemoglobin là do nhóm haeme (chứa sắt). Màu của haemoglobin là tùy vào trạng thái của nhóm này. Khi haemoglobin liên kết với oxygen thì nó có màu đỏ nhẹ hơn (người ta thường gọi máu trong động mạnh chủ là máu "tươi"), còn khi haemoglobin liên kết với carbonic thì nó có màu đỏ sậm (người ta nói máu trong tĩnh mạnh chủ là máu "đen").

Hồi lớp 12 tôi học thì bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do haemoglobin bị đột biến ở chuỗi alpha hay beta gì đó, chứ không phải hồng cầu bị mất haemoglobin đâu. Một vài acid amine thay đổi trong chuỗi protein của haemoglobin, còn nhân haem thì bình an vô sự, nên hồng cầu vẫn có màu đỏ như thường.

Những loại động vật thân mềm và chân khớp thì có máu xanh, vì tế bào máu của nó có protein gọi là haemocyanin chứa đồng.

Túm lại: Cái "cục nhân" đồng này làm máu một số động vật bậc thấp có màu xanh. Còn "cục nhân" sắt ở máu động vật có xương sống làm cho máu màu đỏ.:mrgreen:
 

ptg.bio

Member
Theo mình biết máu gồm có:
Máu màu đỏ do nhân của Hb chứa sắt,còn động vật thân mềm và chân khớp thì có máu xanh, vì tế bào máu của nó có protein gọi là haemocyanin chứa đồng. Màu của máu do nhân quyết định.
Còn trường hợp một số người bị bệnh máu xanh không phai do nhân là đồng mà do bị methyl hóa.
Bệnh hồng cầu lưỡi liềm do Hb thông thường có hình cầu khi bị các tác nhân gây biến đổi làm nó từ dạng cầu sang dạng lưỡi liềm làm giảm khả năng kết hợp với oxy,dẫn đến thiếu máu
 

phanthuha

Member
Oái, định up cái ảnh cấu trúc phân tử diệp lục cho bà con xem mà không được.
Đại loại là không khác Hb là mấy trừ cái nhân Fe được thay bằng Mg.

Nhưng hình như topic này ngủ rồi thì phải. Hê vô duyên.
 
Diệp lục có màu xanh có chức năng hấp thụ NL ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp. CÒn hemoglobin là tb máu nó có nhiều màu sác khác nhau. Các bạn hãy nhìn cấu trúc của hemoglobin ở trên. Nếu nguyên tô ở giữa là Fe thì Hb có màu đỏ (máu người,đv bậc cao), thay Fe bằng Cu thì có màu xanh(máu cua). Còn chức năng thì các bạn đã biết mình không giải thích thêm:divien:
 

Facebook

Top