What's new

Máu

Huyết áp có cả ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. nhưng chúng ta chỉ có thể đo được ở động mạch do máu chảy ở động mạch nhanh và mạnh nên dễ đo, và ngoài ra động mạch chảy sát ở ngoài cơ thể (mạch tay..). và như thế huyết áp ở động mạch cũng được xem là chuẩn chung choi mọi người.
em nghĩ vậy!
 
À hóa ra là Thản có câu hỏi về Máu như thế này, uh mình thừa nhận là huyết áp nó tăng khi độ nhớt- quánh của máu tăng vì áp lực lên thành mạch của nó lớn.
ý kiến của anh Đạt nghe khá hợp lí và đúng:hum:
 
2) nếu tim đập càng mạnh >> máu chảy càng nhanh. Chưa chắc đâu. Tim đập mạnh vì nhiều lý do : sợ hãi, lo âu, nóng giận, viêm cấp tíinh, nhiễm trùng, bệnh nội tuyến, v.v...nhưng khi tim đập mạnh, nhiều hiện tuợng khác cũng đồng thời xảy ra (mạch mău có thể dản nở hay co thắt tùy theo trường hợp) và máu có thể chảy nhanh lên hay chậm lại.
nhưng huyết áp thấp.
Uhm, ngoài tim các mạch máu cũng có thứ làm được chuyện đẩy máu đi mà... :hum:
 
Càng xa tim thì huyết áp càng giảm ! Thực tế huyết áp giảm dần từ động mach đến mao mạch và tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch
vậy tại sao khi đo huyết áp , đo ở vị trí nào huyết áp cũng không đổi? sở dĩ như vậy là vì dụng cụ để đo huyết áp chỉ đo huyết áp ở thành động mạch chủ.
Theo mình nghĩ thì khi thể tích máu không đổi mà mất nước thì làm dộ nhớt của máu tăng từ đó sẽ làm tăng áp lực nên thành mạch , tốc độ lưu thông máu trong thành mạch giảm và làm giảm áp huyết
 

jimmy

New member
Tôi không biết có thuật ngữ Việt nào để dịch chữ polycythemia chăng.

Poly : nhiều
cyt : tế bào
hemia : thuộc về máu

Polycyhtemia vera là chứng bệnh khi tủy xương tạo ra quá nhiều huyết cầu. Người bình thường có chừng 4 tới 6 triệu hồng huyêt cầu trong mỗi ml của máu. Người bị polycythemia có thể có hơn mười triệu. Tỷ lệ hòng cầu trong máu (bình thường dưới 45%) có thể lên đến 80%. Tổng lượng máu có thể gấp hai người bình thường. Có nhiều hồng cầu quá sẽ làm máu đặc lại khó chảy , tim phải bóp mạnh hơn đẻ bơm máu và người bệnh sẽ bị tăng huyết áp. Người bị chứng này sẽ có gan và lá lách rất to và rất dể vỡ. Họ hay bị chứng nghẽn tĩnh mạch. Càch chửa bệnh thông thưòng là trích huyết thường xuyên (hàng tuần) để cho bớt máu. Tôi đã gặp một người Việt bị bệnh này hồi tôi làm việc ở ngân hàng máu Bệnh Viện Nguyễn Văn Học.

Khác biệt chính trong phòng thí ngiệm để phân biệt primary (nguyên thủy hay sơ cấp) polycythemia với secondary (thứ cấp) polycythemia là trên lượng hormone erythropoietin. Hormone này có lưọng cao hơn bình thường trong trường hợp secondary và thấp hơn bình thường trong trường hợp primary.

Có thành viên nào chịu tình nguyện viết lại bài này với thuật ngữ đương thời ở trong nước cho Thản hiểu không?
Cái này em cũng vừa học xong để em viết lại cho mọi người và bác Giám tham khảo nhé.
Cái mà bác nói ở đây chính là đa hồng cầu.
Đa hồng cầu thì chia 2 loại:
+ Đa hồng cầu thứ phát
+ Tăng hồng cầu thực sự
* Đa hồng cầu thứ phát: do mô thiếu oxy sẽ kích thích thận và gan sản xuất ra erythropoietin thúc đẩy qtr tạo hồng cầu. Nguyên nhân gây ra thiếu oxy có thể là do sống ở vùng cao, suy tim, các bệnh đường hô hấp,.. những đk này sẽ gây tăng hồng cầu thứ phát và số lượng hồng cầu có thể lên tới 6-8 tr/mm3 máu (trong khi bt chi có 4.5-5.4tr/mm3 máu)
*tăng hồng cầu thực sự: bệnh này tủy xương sản xuất ra quá nhiều hồng cầu giống như 1 khối u của ngực sản xuất ra quá nhiều TB vú. trong bệnh này số lượng bạch cầu và tiểu cầu cũng tăng.
Những người bị bệnh tăng hồng cầu thực sự có số lượng hồng cầu từ 7 -8tr/mm3 máu. hematocrit 60 -70% và thể tích máu cũng tăng, có thể gấp đôi bt. hậu quả là hệ thống mạch bị quá tải một số mạch bị bịt kín do độ quánh của máu tăng gấp 3 lần bt.
theo SINH LÝ HỌC CỦA ĐH Y HN

Càng xa tim thì huyết áp càng giảm ! Thực tế huyết áp giảm dần từ động mach đến mao mạch và tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch
vậy tại sao khi đo huyết áp , đo ở vị trí nào huyết áp cũng không đổi? sở dĩ như vậy là vì dụng cụ để đo huyết áp chỉ đo huyết áp ở thành động mạch chủ.
Theo mình nghĩ thì khi thể tích máu không đổi mà mất nước thì làm dộ nhớt của máu tăng từ đó sẽ làm tăng áp lực nên thành mạch , tốc độ lưu thông máu trong thành mạch giảm và làm giảm áp huyết.
"vậy tại sao khi đo huyết áp , đo ở vị trí nào huyết áp cũng không đổi? sở dĩ như vậy là vì dụng cụ để đo huyết áp chỉ đo huyết áp ở thành động mạch chủ." điều này thì bạn nhầm rồi. huyết áp khi đo ở chân và khi đo ở tay sẽ có sự chênh lệch( ở chân thấp hơn) và mình thây trong bệnh viện khi đo huyết áp cho người cụt tay hoặc đo cho những người ko thể đo được ở tay thì người ta sẽ đo ở chân và lấy giá trị đó +10.
Theo mình nghĩ thì khi thể tích máu không đổi mà mất nước thì làm dộ nhớt của máu tăng từ đó sẽ làm tăng áp lực nên thành mạch , tốc độ lưu thông máu trong thành mạch giảm và làm giảm áp huyết. ở đây bạn phải hiểu rằng huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. bạn nói đúng độ nhớt của máu tăng thì tốc độ lưu thông của máu trong thành mạch giảm nhưng ko phải huyết áp giảm. bạn hãy hình dung mach máu của chúng ta cũng như 1 ống cao su có thể co giãn được. và bạn hãy so sánh khi chúng ta bơm 1 lượng nước ( máu bt) qua ống đó với 1 lượng keo dán ( máu có độ nhớt tăng) qua ống đó. bạn thấy thế nào? rõ ràng khi bơm lượng nước qua ống thì chỉ cần 1 lực nhỏ và thành ống cung ko giãn nhiều như khi ta bơm keo qua đó. điều đó chứng tỏ áp lực của máu có độ nhớt tăng lên thành mạch là lớn hơn ==> huyết áp tăng
Nói túm lại nếu máu có độ nhớt tăng ==> huyết áp tăng
hy vọng những điều mình nói sẽ giúp bạn hiểu hơn.:mrgreen:
 
Cho em hỏi:Vậy các bệnh về máu đăc biệt là bệnh huyết áp có liên quan tới di truyền ko?nếu liên quan thì liên quan như thế nào
 
Cái này thì theo mình nghĩ là có thể ? các bệnh về máu liên quan nhiều tới dt còn Đ/S thì phải hỏi bác GIÁM..Bác GIÁM ơi!!!!!
 

Loan.monkey

Member
Trong chương trình bọn em học cũng thấy nhắc rất nhiều đến bệnh về máu liên quan đến di truyền_ mà cụ thể là NST 21 và 22. Như vậy phải chăng bệnh về máu là liên quan đến di truyền? Em có 1 câu hỏi nữa, ngoài lề nhưng vẫn mong có lời đáp: Những người bị HIV LUÔN bị lao đúng ko ah? Nếu đúng thì vì sao lại như thế ah? HIV gây suy giảm hệ thống miẽn dịch nhưng tại sao lại Luôn bị lao thì em ko hiểu?
 
Thực ra mà nói thì đa số mọi người đều mang trong mình vi khuẩn lao, tức nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn do lao rất dễ lây lan qua đường hô hấp, nhưng không phát triển thành bệnh nhờ sức đề kháng của cơ thể. Khi sức đề kháng đó suy giảm , trong trườg hợp này là do mắc HIV, thì vi khuẩn lao sẽ tấn công cơ thể và chuyển từ nhiễm lao thành mắc bệnh lao. Vì vậy HIV làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao lên rất nhiều. Còn việc những người bị HIV LUÔN bị lao thì mình chưa nghe khẳng định, nhưng hầu hết những người nhiễm HIV thì bị lao.
Bạn có thể đọc thêm trang này
http://www.cimsi.org.vn/Lao/home.asp?act=hiv1
 

Loan.monkey

Member
Tất nhiên là ko có gì là tuyệt đối cả nên cũng khó mà khẳng định chắc chắn.
Híc híc, nói như vậy thì khả năng em bị lao cũng là rất lớn vì sức đề kháng của em nhìn chung là yếu lắm!:eek:
 

Facebook

Top