What's new

Mệnh đề nguyên nhân và mệnh đề hệ quả - Khổ thân học sinh phổ thông

Dương Văn Cường

Administrator
#1
Hôm trước mình nghe giáo sư Lê Đình Lương nói về di truyền học. Đại ý là dư lày:

1. Nhiều sách viết phần di truyền đi theo trình tự lịch sử chứ không theo trình tự logic. Cách viết đó cung cấp kiến thức thừa, mù mờ, bắt học sinh tư duy theo cách mà ngày xưa các cụ mò mẫm, tóm lại là củ chuối.

2. Cũng theo cách viết đó, người ta bắt học sinh học các mệnh đề hệ quả. Các định luật Mendel, Mocgan... quả thực là một nỗi kinh hoàng đối với cá nhân tớ hồi xưa. Đó là các mệnh đề hệ quả. Mệnh đề nguyên nhân của nó đơn giản, dễ nhớ hơn nhiều, đó là quá trình phân ly của NST trong nguyên phân và giảm phân.

3. Nên viết lại phần di truyền. Bỏ hết các thứ linh tinh vớ vẩn. Các cụ Mendel Mocgan... thắp cho các cụ ý mấy nén nhang tưởng niệm ở phần lịch sử di truyền học là OK. Nội dung túm lại chỉ còn:
- Nguyên phân và giảm phân
- Các vấn đề xoay quanh DNA: Cấu trúc, các cơ chế tự sao chép, phiên mã, dịch mã.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Hôm trước mình nghe giáo sư Lê Đình Lương nói về di truyền học. Đại ý là dư lày:

1. Nhiều sách viết phần di truyền đi theo trình tự lịch sử chứ không theo trình tự logic. Cách viết đó cung cấp kiến thức thừa, mù mờ, bắt học sinh tư duy theo cách mà ngày xưa các cụ mò mẫm, tóm lại là củ chuối.

2. Cũng theo cách viết đó, người ta bắt học sinh học các mệnh đề hệ quả. Các định luật Mendel, Mocgan... quả thực là một nỗi kinh hoàng đối với cá nhân tớ hồi xưa. Đó là các mệnh đề hệ quả. Mệnh đề nguyên nhân của nó đơn giản, dễ nhớ hơn nhiều, đó là quá trình phân ly của NST trong nguyên phân và giảm phân.

3. Nên viết lại phần di truyền. Bỏ hết các thứ linh tinh vớ vẩn. Các cụ Mendel Mocgan... thắp cho các cụ ý mấy nén nhang tưởng niệm ở phần lịch sử di truyền học là OK. Nội dung túm lại chỉ còn:
- Nguyên phân và giảm phân
- Các vấn đề xoay quanh DNA: Cấu trúc, các cơ chế tự sao chép, phiên mã, dịch mã.
Phát biểu trên là sai cơ bản. Phải thay hết từ viết bằng từ dịch:oops:. Giá các cụ hồi xưa có kho acc chùa như anh em hiện tại thì có phải học sinh đỡ đọc sách chuối không?

Kể cũng hay, nhiều bác Tây thấy công trình công bố cả tỉ mà chả có quyển sách nào. Trong khi các bác nhà ta đôi khi công bố chả có gì mà sách thì ra đều như bánh đúc...
 
Hihi, em thấy quyển SKG của bọn em liên tục gặp vấn đề lạ. Phần di truyền thì chỉ phát biểu nội dung 2 qui luật của menden trong khi cô em bảo cả thế giới vẫn nói 3. Phần tiến hóa thì viết lùi lại, tức là viết từ đại tân sinh bay về đại cổ sinh, nguyên sinh, thái cổ.......... Sinh thái thì cho một chuỗi thức ăn dưới nước, viết tên không thể hiểu nổi là tên con gì, cây gì ( đã có lần em đưa lên đây hỏi rồi ). Hết chỗ nói, cô em đi học thay sách về kêu các GS cãi nhau ủm củ tỏi lắm, mang tính chất bảo thủ, thầy NC không thèm ngó CB, sai không thèm sửa tham khảo ý kiến của người khác. Cứ nói, đó tôi viết thế, các vị có in thì in, tôi chả cần. Mà có viết đâu dịch đó chứ anh Hưng nhể, thầy NC thì bảo tôi dịch ở cuốn của Nga, của Nhật. Thầy CB thì bảo tôi dịch của Tiệp Khắc, của Mĩ.........hichic. Cơ quan đầu não là các thầy còn thế thì học sinh chúng em chết là chuyện thường tình:oops:
 
Phát biểu trên là sai cơ bản. Phải thay hết từ viết bằng từ dịch:oops:. Giá các cụ hồi xưa có kho acc chùa như anh em hiện tại thì có phải học sinh đỡ đọc sách chuối không?

Kể cũng hay, nhiều bác Tây thấy công trình công bố cả tỉ mà chả có quyển sách nào. Trong khi các bác nhà ta đôi khi công bố chả có gì mà sách thì ra đều như bánh đúc...
tại các bác ấy đi dạy nhiều hơn là nghiên cứu, cứ để ý mà xem, mấy ông tây cả học kỳ dạy đứng lớp được mấy buổi đâu, thời gian còn lại chủ yếu nghiên cứu và hướng dẫn, còn nhà mình thì ngược lại, nên các bác nhà mình có nhiều thời gian để dịch sách và tổng hợp sách hơn !! :lol::dapchet:
 
nói chung sách cơ bản thì còn đỡ, chứ sách nâng cao nhìn tếu lắm, cứ như chúng em biết hết ròi í... Ờ mà nếu biết hết thì em mua sách làm gì nhẩy :???:Hóa ra SGK còn 1 công dụng đi kèm khá quan trọng~~~là để chưng!!! :mrgreen:
 

Facebook

Top