What's new

Mới làm wen với miễn dịch

#1
Chiều nay tớ được học môn miễn dịch - nhập môn miễn dịch nên cứ 8O ra mà nghe thầy giảng. Sao ma thầy giảng hay thê ko biết nhỉ!
Thầy tớ bảo là ức bào đi vào cơ quan lympho nguyên phát đến tế bào biểu mô vùng vỏ nơi có MHCI, MHCII để học về quá trình chọn lọc dương tính rồi sau đó chuyển sang tế bào răng xòe ngón nhận diện phức hợp MHCI, MHCII gắn những mảng peptit đề học về quá trình chọn lọc âm tính. Nghe thật li kì làm sao nhưng tơ ko hiểu tại sao ức bào phải qua quá trình chọn lọc dương tính rồi mới đến chọn lọc âm tính nhỉ, tại sao no ko trải qua quá trình chọn lọc âm tính trước :?:
Cậu nào học rồi chỉ tớ với :p
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
răng xoè ngón chắc : dendritic cells
ức bào : lympho cells
nguyên phát : primary

ko hiểu cậu này học trường nào nhỉ ;) phải sưu tầm thêm những thuật ngữ này thui. Còn mấy câu hỏi về "education processes of lympho cells" nè thì để "chuyên ra" về miễn dịch nhé, món này nhìu lắm vì đang là mode mà :))
 

atrix

Member
mashimaro said:
Chiều nay tớ được học môn miễn dịch - nhập môn miễn dịch nên cứ 8O ra mà nghe thầy giảng. Sao ma thầy giảng hay thê ko biết nhỉ!
Thầy tớ bảo là ức bào đi vào cơ quan lympho nguyên phát đến tế bào biểu mô vùng vỏ nơi có MHCI, MHCII để học về quá trình chọn lọc dương tính rồi sau đó chuyển sang tế bào răng xòe ngón nhận diện phức hợp MHCI, MHCII gắn những mảng peptit đề học về quá trình chọn lọc âm tính. Nghe thật li kì làm sao nhưng tơ ko hiểu tại sao ức bào phải qua quá trình chọn lọc dương tính rồi mới đến chọn lọc âm tính nhỉ, tại sao no ko trải qua quá trình chọn lọc âm tính trước :?:
Cậu nào học rồi chỉ tớ với :p
Nghe lùng bùng cả tai.. chẳng hiểu mashimaro nói cái giề...
 
mình cũng mới nhập môn miễn dịch hoc nên muốn tìm hiểu những thuật ngữ về miễn dịch học,xin được giúp đỡ
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
mashimaro said:
Chiều nay tớ được học môn miễn dịch - nhập môn miễn dịch nên cứ 8O ra mà nghe thầy giảng. Sao ma thầy giảng hay thê ko biết nhỉ!
Thầy tớ bảo là ức bào đi vào cơ quan lympho nguyên phát đến tế bào biểu mô vùng vỏ nơi có MHCI, MHCII để học về quá trình chọn lọc dương tính rồi sau đó chuyển sang tế bào răng xòe ngón nhận diện phức hợp MHCI, MHCII gắn những mảng peptit đề học về quá trình chọn lọc âm tính. Nghe thật li kì làm sao nhưng tơ ko hiểu tại sao ức bào phải qua quá trình chọn lọc dương tính rồi mới đến chọn lọc âm tính nhỉ, tại sao no ko trải qua quá trình chọn lọc âm tính trước :?:
Cậu nào học rồi chỉ tớ với :p
bây giờ chắc là mashimaro đã đọc về miễn dịch được nhiều hơn. Đây là một môn học hay và khó (có nét giống như môn Sinh học phát triển) vì nó áp dụng các kiến thức cơ bản của các môn sinh học khác (như tế bào học, hóa sinh, di truyền ..) vào 1 vấn đề cụ thể. Kinh nghiệm học môn này của tôi là phải học và đọc tất cả hết 1 lượt rồi mới đọc lại từng chương một cụ thể. Như thế bạn vừa có cái nhìn tổng quát mà ko bỏ mất các chi tiết quan trọng. Nếu bạn chỉ đọc phần Đại cương (nhập môn) thì chẳng khác gì đọc tiểu thuyết.

Để trả lời câu hỏi của bạn thì bạn cần đọc thêm trong cuốn Immunology V (có trên giá sách của NCBI) về cách thức và mục đích của 2 qúa trình chọn lọc.

Một so sánh đơn giản (cũng có một số khập khiễng) là khi phân lập vi sinh vật người ta thường làm giàu nó trên môi trường dinh dưỡng trước sau đó mới chuyển sang các môi trường chọn lọc.

Chúc bạn tìm thấy câu trả lời cho chính mình sau thời gian miệt mài vớí sách vở. Tôi đợi mãi ko thấy ai đăng ký làm Mods box Miễn dịch cả, chán thật.
 
:D Đúng là bi j mashi đã biết nhiều hơn về miễn dịch so với ngày ban đầu nhập môn, nhưng mà mình vẫn cảm thấy thiếu thiếu cái j sao sao đó. Có lẽ kiến thức vẫn chưa suông lắm.
Mình đã tìm được câu trả lời cho chính câu hỏi của mà mình nêu ra. Những ngày vừa qua, mình được học về một số kỹ thuật trong miễn dịch như ELISA, sandwich ELISA, ELISPOT... và một số phản ứng như phản ứng kết tủa,ngưng kết. Càng học có cảm giác như càng đang bơi trong cấi môn sâu rộng này (hên là có thủ sẵn phao trong người)
8O
Cám ơn casper hen, mình sẽ cố gằng tìm đọc cuốn j ở NCBI mà bạn giới thiệu đó, nhưng tiếng anh kém quá hổng biết chừng nào mới đọc xong (hic hic)
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
mashimaro said:
:D Đúng là bi j mashi đã biết nhiều hơn về miễn dịch so với ngày ban đầu nhập môn, nhưng mà mình vẫn cảm thấy thiếu thiếu cái j sao sao đó. Có lẽ kiến thức vẫn chưa suông lắm.
Mình đã tìm được câu trả lời cho chính câu hỏi của mà mình nêu ra.
nếu bạn ko chắc là bạn có câu trả lời hoàn hảo thì bạn có thể post lên, có thể ai đó sẽ giúp được :idea: :idea:
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Cám ơn casper hen, mình sẽ cố gằng tìm đọc cuốn j ở NCBI mà bạn giới thiệu đó, nhưng tiếng anh kém quá hổng biết chừng nào mới đọc xong (hic hic)
Nhầm rồi bạn ơi,
Để trả lời câu hỏi của bạn thì bạn cần đọc thêm trong cuốn Immunology V (có trên giá sách của NCBI) về cách thức và mục đích của 2 qúa trình chọn lọc.
vietbio giới thiệu cho bạn chứ có phải tôi đâu.
 
mình mới học qua môn miễn dịch (thi xong rồi, thoát nợ, hi hi). Nhưng khi đọc đến phần cơ chế hình thành kháng thể thì mình lại giật mình tự hỏi: Để đáp lại hầu như tất cả các miễn dịch đặc hiệu cơ thể chỉ sử dụng hơn 300 gen (tb B chuỗi nhẹ: 150 gen vùng V, 5 trật tự liên kết khác nhau (J) và 2 gen vùng cố định (C); chuỗi nặng: 100-200 gen biến đổi vùng V, 4 J, 50 D, 5 C) mà có thể tạo ra số lượng kháng thể đặc hiệu khổng lồ là : 3.10 exp7 (10 mũ 7) loại kháng thể).  Vi sinh vật học. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến,  Phạm Văn Ty. NXB:GD, 2002 tr 468-469. Mình muốn hỏi với một số lượng gen nhỏ như vậy đã có thể đáp ứng cho 30 triệu loại KT khác nhau rồi, thì điều này có đúng trong việc biểu hiện của các gen khác không (quá trình cắt nỗi intron, exon. Cùng một gen đối với loại Kháng nguyên này thì cắt kiểu này, nhưng đối vơí loại Kháng nguyên khác lại cắt nối kiểu khác) ? tức là sự tổ hợp của nó dạng tương tự như thế. Nếu có đúng như vậy thì nó dừng lại ở mức độ nào, những ứng dụng vận dụng của nó đã được thể hiện như thế nào? (mình không biết tiếng anh về lĩnh vực này nên mù mờ chẳng biết tìm tài liệu như thế nào? và ở đâu?) Bác nào biết chỉ hộ em với.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
voime7 said:
Nhưng khi đọc đến phần cơ chế hình thành kháng thể thì mình lại giật mình tự hỏi: Để đáp lại hầu như tất cả các miễn dịch đặc hiệu cơ thể chỉ sử dụng hơn 300 gen (tb B chuỗi nhẹ: 150 gen vùng V, 5 trật tự liên kết khác nhau (J) và 2 gen vùng cố định (C); chuỗi nặng: 100-200 gen biến đổi vùng V, 4 J, 50 D, 5 C) mà có thể tạo ra số lượng kháng thể đặc hiệu khổng lồ là : 3.10 exp7 (10 mũ 7) loại kháng thể).  Vi sinh vật học. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến,  Phạm Văn Ty. NXB:GD, 2002 tr 468-469. Mình muốn hỏi với một số lượng gen nhỏ như vậy đã có thể đáp ứng cho 30 triệu loại KT khác nhau rồi,.
Để đáp ứng hoàn chỉnh đối với nhiều loại Ag thì cơ chế tổng hợp Ab ko phải chỉ cần mỗi recombination (tái tổ hợp các đoạn exon) mà trên vùng V còn có đoạn siêu biến. Đây chính là phần tương tác chính đối với Ag. Tần số đột biến xảy ra ở vùng này rất cao.

thì điều này có đúng trong việc biểu hiện của các gen khác không (quá trình cắt nỗi intron, exon.).
cơ chế RNA splicing thì có mặt ở hầu hết các gene của sinh vật eukaryote. Tuy nhiên cơ chế recombination thì chỉ có ở một số gene thuộc họ protein kiểu Ab. Một đại diện khác chính là các TCR, HLA.

Cùng một gen đối với loại Kháng nguyên này thì cắt kiểu này, nhưng đối vơí loại Kháng nguyên khác lại cắt nối kiểu khác) ? tức là sự tổ hợp của nó dạng tương tự như thế. Nếu có đúng như vậy thì nó dừng lại ở mức độ nào, những ứng dụng vận dụng của nó đã được thể hiện như thế nào? (mình không biết tiếng anh về lĩnh vực này nên mù mờ chẳng biết tìm tài liệu như thế nào? và ở đâu?) Bác nào biết chỉ hộ em với.
có lẽ sách MD mà bạn đọc chưa giải thích rõ cơ chế này. Bạn cần vận dụng cả lý thuyết SHPT (về phiên mã, dịch mã) và lý thuyết MD (về phần cơ chế đào tạo, chọn lọc và chín (mature) của tế bào B chẳng hạn). Lưu ý, quá trình recombination của họ protein Ab khác với RNA splicing. Bạn có biết khác nhau như thế nào ko???
 
Recombination của họ Protein Antibody? nghĩa là thế nào vậy.

Thứ hai em muốn hỏi, cái phần siêu biến ý do gen nào tổng hợp nên (chẳng nhẽ chỉ 150-200 gen vùng V thôi à? nếu như thế thì lại càng không đủ).
Giả sử nếu không phải như vậy thì chẳng nhẽ cái vùng siêu biến đấy mỗi khi gặp bất cứ một KN nào thì nó lại tự biến đổi cho phù hợp à? Phải có một cái gì đó điều khiển chứ. (rất tiếc, những sách em đã đọc chả cái nào viết rõ về cái này cả) :D
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
voime7 said:
Recombination của họ Protein Antibody? nghĩa là thế nào vậy.

Thứ hai em muốn hỏi, cái phần siêu biến ý do gen nào tổng hợp nên (chẳng nhẽ chỉ 150-200 gen vùng V thôi à? nếu như thế thì lại càng không đủ).
Giả sử nếu không phải như vậy thì chẳng nhẽ cái vùng siêu biến đấy mỗi khi gặp bất cứ một KN nào thì nó lại tự biến đổi cho phù hợp à? Phải có một cái gì đó điều khiển chứ. (rất tiếc, những sách em đã đọc chả cái nào viết rõ về cái này cả) :D
em bị tẩu hỏa nhập ma vì kiến thức rồi. vùng siêu biến có nghĩa là sau mỗi lần DNA tự nhân đôi (phân bào) của tế bào preB thì vùng đấy lại bị đột biến, như thế con số Ab có thể tạo ra với cái kìm không gian (phần liên kết với Ag) cực kỳ đa dạng. Khi đấy những tế bào này phải trải qua quá trình "học tập" để loại bỏ cái liên kết với bản thân và những cái sai hỏng đi. Những cái còn lại thì tích lũy thành 1 ngân hàng khổng lồ.

Khi Ag xuất hiện các APC sẽ đem nó để sàng lọc trên ngân hàng tế bào B tìm cái nào liên kết đặc hiệu. Chứ ko phải là khi gặp Ag rồi thì tế bào nguồn mới đo đạc Ag rồi sản xuất Ab như mình sản xuất vacxin.

Em nên học cuốn Miễn Dịch này:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/bv.fcgi?call=bv.View..ShowTOC&rid=imm.TOC&depth=2
 
Anh có biết từ điển miễn dịch học anh-việt ở đâu có ko? Hay bản online cũng được (khổ em đã bảo em kém tiếng anh rồi mà anh lại đưa cho một quyển toàn tiếng anh là tiếng anh, đọc mờ cả mắt chả hiểu gì cả ?= > tẩu hỏa nhập ma lần 1 8O ). Hay từ điển miễn dịch ở trên mạng cũng được, chứ trong phần thuật ngữ ở trong quyển đấy thiếu nhiều lắm. Gửi cho link em với ! Cám ơn anh nhiều!

Em hỏi tiếp đây: Thế cái phần đột biến đấy nó dừng lại ở mức độ nào? (của mỗi lần nhân đôi). Và phải có cái gì kiểm soát nó chứ nó cứ biến đổi như vậy thì anh thử tính xem sau vài chục lần nhân thì ... ôi em chẳng dám tưởng tượng đâu?

APC bao gồm những tế bào nào vậy: đại thực bào nằm ở vùng rìa, tế bào có tua ở nang, tế bào có tua, tế bào Langerhans. Còn tế bào nào nữa ko vậy?

Bây giờ em phải về phế bỏ kiến thức cũ đây, và luyện lại từ đầu hẹn 15 ngày nữa em sẽ lên hỏi tiếp về vấn đề này. Nếu còn bị nữa thì lại luyện lại, nhưng anh làm ơn chỉ cho em vì sao nhé! :D
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
voime7 said:
Em hỏi tiếp đây: Thế cái phần đột biến đấy nó dừng lại ở mức độ nào? (của mỗi lần nhân đôi). Và phải có cái gì kiểm soát nó chứ nó cứ biến đổi như vậy thì anh thử tính xem sau vài chục lần nhân thì ... ôi em chẳng dám tưởng tượng đâu?
thế thì anh cũng chết chứ chẳng phải em :D, nếu nó đạt được cấu hình phù hợp rồi lần sau đột biến lại mất thì lấy đâu mà dùng.

Nói vậy thế thôi, sự vận động của gene trong họ Ig là nó theo giai đoạn phát triển của tế bào. Em phải xem bắt đầu từ tế bào nguồn tạo máu, pre B, B rồi plasma. Trong gene nó thay đổi như thế nào ??? Sách MD chẳng lẽ lại ko có??

APC bao gồm những tế bào nào vậy: đại thực bào nằm ở vùng rìa, tế bào có tua ở nang, tế bào có tua, tế bào Langerhans. Còn tế bào nào nữa ko vậy?
Trên lý thuyết thì mọi tế bào đều có thể là APC. Nhưng cái loại APC professional thì chỉ có 3 nhóm.

Câu trả lời:

http://en.wikipedia.org/wiki/Antigen-presenting_cell

dịch hộ anh bài này sang tiếng Việt đê. Nó cũng ko dài lắm đâu.

.
 

atrix

Member
Anh Vietbio câu kéo em nó sang wiki quá.. để em nó đọc, hiểu, rồi dịch bù lại cho anh cũng được mà...;)
 
ok, mai em sẽ send bài đấy lên đây (các anh sửa hộ em nhé).

Em tìm thấy một quyển từ điển miễn dịch học rồi nhưng quyển này ít thuật ngữ và cũ lắm rồi (ko biết có quyển nào mới hơn ko) tên là: Từ điển miễn dịch học anh-việt và việt - anh. Chủ biên: Phạm Mạnh Hùng. Với sự cộng tác của K.W. Pondman, E.P. Wright, J. Hendriks, Vũ Tân Trào, Hoàng Thuỷ Long, Phạm Mạnh Hùng. NXB: KHKT: 1989.

Anh vietbio ơi! Sử dụng wiki như thế nào đấy (trong mục của anh). Những thuật ngữ màu đỏ là chưa có phải ko? Viết thuật ngữ trích từ phần nào có phải đề tên tác giả ko? (vì em chép từ sách ra mà, lại còn chưa xin phép tác giả nữa chứ  :cry: (em thấy trong quy định đề thế), biết ông ấy ở đâu mà xin phép bây giờ   :mrgreen: ). Anh chỉ cho em để ngay từ đầu thống nhất mục thuật ngữ này theo một định dạng xác định đến lúc cần giở ra đỡ mệt vì định dạng (chứ ko như bộ mã tiếng việt thì toi). Đây là từ điển sinh học hay từ điển miễn dịch học? (em thấy trong phần của anh là từ điển sinh học) Còn nếu là từ điển sinh học thì nên theo dạng Anh việt (của nxb: khkt) hay là dựa theo cái nào?
 
Retrieved from "http://en.wikipedia.org/wiki/Antigen-presenting_cell"

Dịch: Tế bào trình diện kháng nguyên là tế bào biểu hiện kháng nguyên lạ đã liên kết với MHC trên bề mặt tế bào. Tế bào T có thể nhận diện được phức hợp bằng cách sử dụng thụ thể tế bào T (TCR). Mặc dù, tất cả các tế bào trong cơ thể đều có thể là APC, từ khi nó có thể trình diện kháng nguyên cho CD8 + (tế bào T) qua phân tử MHC lớp I, thuật ngữ này thường giới hạn bởi những tế bào đặc biệt, nó có thể là các tế bào T mồi (hoạt hoá tế bào T). Các tế bào này thường trình diện ngay cho MHC lớp II ?và có thể kích hoạt CD4 ( tế bào T giúp đỡ) tương tự như các phân tử MHC lớp I với CD8 (tế bào T độc). Để phân biệt giữa hai loại tế bào APC, loại trình cho phân tử MHC lớp II thường được gọi là: tế bào trình diện kháng nguyên chuyên hoá.

Các loại:
Có 3 loại tế bào trình diện kháng nguyên chuyên hoá chính:
- Tế bào tua
- Đại thực bào
- Tế bào B
Các tế bào này hoạt động rất hiệu quả trong sự thực bào, nơi cho phép chúng biểu hiện chất lạ từ bên ngoài tốt như kháng nguyên bên trong. Chức năng quan trọng hơn của chúng là hoạt hoá tế bào T, quá trình hoạt hoá phân tử (co-stimulatory?) : Các phân tử liên kết với tế bào T trên bề mặt, chuyển tế bào T thành dạng hoạt động và trưởng thành với đầy đủ các chức năng.

Các tế bào tua, tuy nhỏ hơn đại thực bào nhưng có phổ trình diện kháng nguyên lớn nhất và là tế bào trình diện kháng nguyên quan trọng nhất. Các tế bào tua có hoạt tính mạnh nhất là tế bào T H đã hoạt hoá bởi cấu tạo tương tự như protein B7. Tế bào B, nơi sản xuất kháng thể, ?liên kết trực tiếp rất hiệu quả với kháng thể, nhưng không có khả năng như APC đối với phần lớn các kháng nguyên lạ. Do vậy chúng chuyên hoá cho từng tổ chức (ví dụ: tế bào thần kinh nhỏ trong não, tế bào Kuppfer ở gan) xuất phát từ đại thực bào lại có hiệu quả như các APC.

Sự tương tác với tế bào T

Sau khi tế bào tua hoặc đại thực bào nuốt, chúng di chuyển đến hạch lympho, chỗ có rất nhiều tế bào T. Chúng tiết ra các chất gọi là chemokines đi theo máu và thu hút các APC đến các hạch lympho. Tế bào tua phải trải qua quá trình chín, về cơ bản chúng mất gần hết khả năng nuốt các chất lạ, và tăng khả năng liên lạc với tế bào T. MHC sử dụng các enzym để phân giải từng phần. Các nghiên cứu gần đây cho biết chỉ có những vùng quyết định kháng nguyên của chất lạ mới được biểu hiện, (because they are immunodominant?), có lẽ chức năng của chúng là liên kết với MHC. Các liên kết này được nhận biết bằng tế bào T.
 

Facebook

Top