What's new

Mối tương quan giữa tỉ lệ thể tích cơ thể / diện tích da và quá trình tỏa nhiệt

kieunv

New member
#1
mọi người cho mình hỏi chut, ngày trước mình nhớ có đọc được từ 1 tài liệu nói về mối tương quan giữa tỉ lệ V/S (V:thể tích cơ thể, S: diện tích da) với cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể động vật, theo như tài liệu đó thì đối với động vật có cơ thể to lớn thì tỉ lệ V/S lớn hơn so với động vật có cơ thể bé và như thế thì với cùng 1 thể tích cơ thể thì động vật to chịu 1 bề mặt tỏa nhiệt ít hơn động vật nhỏ => có thể chịu lạnh tốt hơn.
tuy nhiên khi mình đưa ra ý kiến trên thì bị cả phòng trọ xúm vào ném đá, bảo là chém gió thế nọ thế kia, rất ức mà search google lại không tim được lý lẽ để chứng minh. Mình có đưa ra 1 ví dụ là có 1 quả bóng lớn có thể tích v1, diện tích s1. bằng cách nào đó bỏ n quả bóng nhỏ hơn có thể tích v2, diện tích s2 vào đầy bên trong quả bóng to. Khi đó ta dễ dàng nhận thấy rằng tổng diện tích của các quả bóng nhỏ sẽ lớn hơn diện tích quả bóng to (n*s2>s1), đồng thời tổng thể tích của các quả bóng nhỏ cũng nhỏ hơn thể tích quả bóng to, vì giữa các quả bóng nhỏ luôn có 1 khoảng trống. Từ đó ta suy ra V1/S1 > n*(V2/S2).

mong mọi người giải đáp dùm. thank!
 
Bạn có thể đọc thêm hai cái phát biểu của hai tác giả dưới đây để tham khảo:

“Broadly it asserts that within a species the body mass increases with latitude and colder climate, or that within closely related species that differ only in relation to size that one would expect the larger species to be found at the higher latitude.” – Bergmann, 1847.

Trong một loài hoặc các loài có họ hàng gần nhau, kích thước cơ thể của chúng thường tăng lên khi nó sống ở các vùng vĩ độ cao hơn và khí hậu lạnh hơn: ví dụ như các loài gấu. Mấu chốt của vấn đề là việc tăng kích thước cơ thể sẽ làm giảm tỉ lệ giữa diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường, có khả năng giảm sự mất nhiệt. Nên nhớ đây không phải là cơ chế duy nhất vì còn có nhiều các cơ chế giảm mất nhiệt khác nữa.

Bạn có thể tham khảo thêm về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích của hình lập phương khi tăng độ dài cạnh lên như bảng dưới đây:

Dài cạnh S V S/V
2 24 8 3
4 96 64 1.5
8 384 512 0.75
16 1536 4096 0.375
32 6144 32768 0.1875
64 24576 262144 0.09375
128 98304 2097152 0.046875


Phát biểu thứ 2:
"endotherms from colder climates usually have shorter limbs (or appendages) than the equivalent animals from warmer climates".

Các loài đẳng nhiệt (nội nhiệt) ở các vùng lạnh hơn thường có các phần phụ (thò ra ngoài cơ thể) ngắn hơn so với những động vật tương ứng ở vùng khí hậu ấm áp.

Joel Asaph Allen in 1877
 

huu▬tu

Member
mọi người cho mình hỏi chut, ngày trước mình nhớ có đọc được từ 1 tài liệu nói về mối tương quan giữa tỉ lệ V/S (V:thể tích cơ thể, S: diện tích da) với cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể động vật, theo như tài liệu đó thì đối với động vật có cơ thể to lớn thì tỉ lệ V/S lớn hơn so với động vật có cơ thể bé và như thế thì với cùng 1 thể tích cơ thể thì động vật to chịu 1 bề mặt tỏa nhiệt ít hơn động vật nhỏ => có thể chịu lạnh tốt hơn.
tuy nhiên khi mình đưa ra ý kiến trên thì bị cả phòng trọ xúm vào ném đá, bảo là chém gió thế nọ thế kia, rất ức mà search google lại không tim được lý lẽ để chứng minh. Mình có đưa ra 1 ví dụ là có 1 quả bóng lớn có thể tích v1, diện tích s1. bằng cách nào đó bỏ n quả bóng nhỏ hơn có thể tích v2, diện tích s2 vào đầy bên trong quả bóng to. Khi đó ta dễ dàng nhận thấy rằng tổng diện tích của các quả bóng nhỏ sẽ lớn hơn diện tích quả bóng to (n*s2>s1), đồng thời tổng thể tích của các quả bóng nhỏ cũng nhỏ hơn thể tích quả bóng to, vì giữa các quả bóng nhỏ luôn có 1 khoảng trống. Từ đó ta suy ra V1/S1 > n*(V2/S2).

mong mọi người giải đáp dùm. thank!
ví dụ của bạn không ổn rùi.:buonchuyen:
ở đây ta đang so sánh 2 con cùng thể tích(1 vs 1) chứ không phải 1 và nhiều con có v bằng nó (1 vs 10).nếu như bạn nói thì 10 con nhỏ toả nhiệt nhiều hơn 1 con to.:botay:
ta lấy ví dụ về bóng bay đi.chỉ cùng 1 quả nếu bạn bóp méo nó thì s tăng nhưng v không đổi :tutu:
 

Jason Mraz

Member
ví dụ của bạn không ổn rùi.:buonchuyen:
ở đây ta đang so sánh 2 con cùng thể tích(1 vs 1) chứ không phải 1 và nhiều con có v bằng nó (1 vs 10).nếu như bạn nói thì 10 con nhỏ toả nhiệt nhiều hơn 1 con to.:botay:
ta lấy ví dụ về bóng bay đi.chỉ cùng 1 quả nếu bạn bóp méo nó thì s tăng nhưng v không đổi :tutu:
công thức V/S
có V = (4*pi*R^3)/3
còn S = pi*R^2
=> V/S = 4*pi / 3
Vậy => vật càng lớp thì khả năng tỏa nhiệt càng kém đi.
Bạn cứ lấy ví dụ về người châu âu và châu á là ok :mrgreen: Người châu âu to hơn người châu á do họ ở vùng lạnh, làm cho khả năng thoát nhiệt kém hơn, chịu lạnh tốt hơn người châu á, nhưng người châu á bé bởi vì họ sống ở nơi nóng, nên cần thoát nhiệt nhiều
 

kieunv

New member
Cảm ơn mọi người rất nhiều! từ chiều tới h bị ném đá quá trời.

ví dụ của bạn không ổn rùi.:buonchuyen:
ở đây ta đang so sánh 2 con cùng thể tích(1 vs 1) chứ không phải 1 và nhiều con có v bằng nó (1 vs 10).nếu như bạn nói thì 10 con nhỏ toả nhiệt nhiều hơn 1 con to.:botay:
ta lấy ví dụ về bóng bay đi.chỉ cùng 1 quả nếu bạn bóp méo nó thì s tăng nhưng v không đổi :tutu:
cậu ơi! mình so sánh ở đây là so sánh cái tỉ lệ mà cậu.
 

Jason Mraz

Member
Bạn có thể đọc lại sách Sinh 12 có nói về cái này :mrgreen: ngoài ra bạn cứ lấy ví dụ về những loại động vật ở 2 vùng cực và xích đạo là thấy. Như là gấu bắc cực và gấu xám, bạn có thể lên trên mạng xem kích thước của chúng là biết ngay :mrgreen:
 

huu▬tu

Member
công thức V/S
có V = (4*pi*R^3)/3
còn S = pi*R^2
=> V/S = 4*pi / 3
Vậy => vật càng lớp thì khả năng tỏa nhiệt càng kém đi.
Bạn cứ lấy ví dụ về người châu âu và châu á là ok :mrgreen: Người châu âu to hơn người châu á do họ ở vùng lạnh, làm cho khả năng thoát nhiệt kém hơn, chịu lạnh tốt hơn người châu á, nhưng người châu á bé bởi vì họ sống ở nơi nóng, nên cần thoát nhiệt nhiều
công thức tính gì đây mình chưa đươc học chỉ rõ giùm mình với:please:
4*pi/3 là hằng số mà,vậy là con nào cũng như con nào à:???::hum::sad:
 

Jason Mraz

Member
sorry là 4*pi*R / 3
Công thức tính thể tích và diện tích hình cầu ấy mà :mrgreen:
Nếu tỉ lệ càng nhỏ => diện tích sẽ lớn => khả năng thoát nhiệt lớn.
 
Động vật càng to thì diện tích da lớn, nghĩa là V tăng thì S cũng tăng, và ngược lại động vật nhỏ cũng thế, cả hai cùng giảm, vậy thì so sánh giữa 2 nhóm động vật này chắc cần tính hệ số tương quan mới chính xác chứ?
 

Lavender_2212

New member
dùng cách này xem sao

bạn có thể dùng cách sau đây, vừa thực tế vừa có thể ăn được
mua 1 kg khoai tây củ bự và 1kg khoai tây củ nhỏ, gọt vỏ và đem so diện tích vỏ của 2 bên (^_^)
 

Facebook

Top