What's new

Một số loại bệnh cần tiêm ngừa!

00792

Moderator
#1

BỆNH THỦY ĐẬU (Trái rạ)
BS Nguyễn Ngọc Anh Tuấn
I.Đại cương:
Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, là một bệnh lây nhiễm lành tính, rất thường gặp, do vi-rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, trẻ em nhiều hơn người lớn và thường nhẹ hơn người lớn.
Tại Việt Nam bệnh Thủy đậu thường xảy ra quanh năm, nhưng thường tập trung nhiều nhất là vào cuối mùa mưa - đầu mùa khô vào khoảng tháng 1 đến tháng 5 hàng năm.
Trước khi có vắc xin phòng ngừa thì hầu hết những người trưởng thành đều đã từng nhiễm bệnh này.
Bệnh Thủy đậu lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (qua các nốt ban ngứa hoặc các nốt phỏng nước ở da, qua nước bọt, dịch tiết mũi họng) hoặc do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh có trong không khí.
Bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Do đó để tránh lây lan cho những người xung quanh, người bị bệnh trái rạ cần phải nghỉ học hoặc nghỉ làm việc khoảng 1 tuần từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
Khoảng 90% những người nào mà chưatừng bị trái rạ trong gia đình thì sẽ bị lây bệnh nếu có tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh.
Do đặc điểm dễ lây lan như vậy nên môi trường: trường học, nhà trẻ, doanh trại quân đội, các đơn vị làm việc tập thể…là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát dịch trái rạ.
Con người là nguồn chứa vi-rút Varicella Zoster duy nhất.
II.Biểu hiện của bệnh
Bệnh phát triển qua các thời kỳ:
1.Thời kỳ ủ bệnh
Là thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi có triệu chứng đầu tiên, thay đổi từ 10 đến 20 ngày, rung bình là 14-16 ngày. Trong thời kỳ này bệnh nhân không có biểu hiện bệnh lý nào.
2.Thời kỳ khởi phát
Bệnh nhân thường có sốt nhẹ , kèm theo ớn lạnh. người mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cơ…thời ký này kéo dài khoảng 24-48 giờ.
Ở trẻ em có thể hoàn toàn không có thời kỳ này, bệnh xuất hiện đột ngột.
3.Thời kỳ toàn phát
Triệu chứng quan trọng và điển hình của thời kỳ này là “Nốt rạ”. đây là những nốt ban đỏ, ngứa xuất hiện trên da ở vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp cả thân người, ban mọc có thể mọc ở cả niêm mạc miệng, mũi, tai và bộ phận sinh dục.
Sau 12-24 giờ, các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng nước, bên
trong chứa chất dịch trong suốt.
Bóng nước mọc nhiều đợt khác nhau trên 1 vùng da; do đó có thể thấy bóng nước nhiều lứa tuổi khác nhau trên một diện tích da ở một thời điểm nào đó: dạng phát ban, dạng bóng nước trong, dạng đóng mày…
Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có ngứa, đôi khi có hạch to đặc biệt là trong những trường hợp nốt rạ bị bội nhiễm.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh trái rạ liên quan đến số lượng bóng nước, bóng nước càng nhiều bệnh càng nặng.
Sau 5-10 ngày các bóng nước vỡ ra, khô lại thành vảy và bong vảy. Các vảy này không để lại sẹo vĩnh viễn nếu không bị nhiễm trùng da thứ phát.
III.Tiến triển và biến chứng:
Thủy đậu là một bệnh nhẹ, lành tính. Bệnh tiến triển khoảng 10-15 ngày rồi tự khỏi.
Tuy vậy vẫn có một số trường hợp có biến chứng nhất là ở trẻ em nhỏ dưới 1 tuổi, ở những cơ thể đặc biệt bị giảm sút sức đề kháng (phụ nữ mang thai, trẻ em bị các bệnh suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS).
Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng da và các mô mềm ở trẻ em, viêm phổi ở người lớn. Ngoài ra còn có thể gặp các biến chứng: Nhiễm trùng máu, Viêm não, Viêm khớp, xuất huyết, Viêm mô tế bào…Một số trường hợp có thể gây tử vong
IV.Thủy đậu với phụ nữ mang thai.
Những phụ nữ mang thai mà chưa từng bị Thủy đậu trước đó dễ có nguy cơ bị Thủy đậu trong thai kỳ, bệnh thường nặng và hay có các biến chứng.
Người mẹ bị Thủy đậu trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ có thể gây lây nhiễm cho bào thai gây nên các khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi như: teo chi, dị tật ở mắt, dị tật ở hệ thần kinh trung ương…
Tỷ lệ này tương đối thấp: 0,4%-2%.
Người mẹ bị Thủy đậu trong giai đoạn chuyển dạ trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, thì có thể lây nhiễm cho trẻ gây Thủy đậu sơ sinh, trẻ bị thủy đậu sơ sinh thường nổi nốt rạ nhiều hơn và có biến chứng rất cao.
V.Điều trị:
Bệnh Thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.
• Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí., có ánh sáng mặt trời.
• Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.
• Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm trong phòng tắm. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
• Đối với trẻ em, nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
• Cho ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
• Nếu bệnh nhân có ngứa nhiều, khó chịu nên đưa đến khám tại các cơ sở y tế.
• Trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của thầy thuốc.
• Dùng dung dịch xanh Milan để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
• Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mũ, tấy đỏ vùng da xung quanh...
Nên tránh những quan điểm và việc làm không đúng như:
+ Kiêng gió, kiêng nước, để người bệnh ở trong phòng quá kín, cho mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.
+ Sử dụng các loại lá cây… đắp lên nốt rạ của người bệnh.
+ Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc.
+ Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.
VI.Phòng Ngừa
1. Phát hiện bệnh sớm để tránh lây lan cho cộng đồng.
** Cách ly người bệnh:
- Thời gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, trẻ nhỏ và học sinh phải nghỉ học trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày).
- Để người bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa, chăn, gối, màn…).
** Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
** Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch.Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
Tuy nhiên do bệnh đã có thể lây từ 24-48 giờ trước khi nổi bóng nước và đối với trẻ nhỏ việc cách ly là rất khó nên biện pháp này khó thực hiện và hiệu quả phòng ngừa không cao.
2. Tiêm chủng vắc xin
Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh Thủy đậu. Vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao >97% sau chủng ngừa và kéo dài.
Người đã được tiêm vắc xin vẫn có tỷ lệ nhỏ có thể bị Thủy đậu sau đó, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân này chỉ bị nhẹ mà thôi.
Những ai cần được tiêm chủng?
- Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng được tiêm ngừa Thủy đậu.
- Những phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ chưa từng bị bệnh Thủy đậu, và chưa được tiêm phòng lúc nhỏ nên tiêm ngừa trước khi quyết định có thai ít nhất là 3 tháng.
- Những người sống và làm việc chung môi trường tập thể với người đang mắc bệnh.
- Những người chuẩn bị đi đến vùng đang có dịch bệnh.
Thời điểm tiêm ngừa tốt nhất:
Tiêm ngừa bệnh Thủy đậu cũng như các loại bệnh truyền nhiễm khác cần nên được thực hiện trước khi dịch bệnh bùng phát, ở nước ta thời điểm mắc bệnh Thủy đậu nhiều nhất là vào cuối mùa mưa - đầu mùa khô tức là khoảng tháng 1 đến tháng 5 dương lịch hàng năm. Do đó để chủ động phòng chống bệnh Thủy đậu chúng ta cần phải tiêm ngừa sớm vào thời điểm mà dịch bệnh chưa xảy ra tức là vào khoảng tháng 7 đến tháng 12 hàng năm.
Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin ngừa Thủy đậu:
+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
+ Những người dị ứng với thuốc Neomycin.
+ Những người có phản ứng với mũi tiêm thứ nhất thì không được tiêm mũi thứ 2 (đối với loại tiêm 2 mũi)
+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc CORTICOIDS.
+ Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.
+ Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc đang bị sốt.
Ở khu vực phía Nam, để tiêm ngừa bệnh Thủy đậu các bạn có thể liên hệ tại: Viện Pasteur TPHCM; các trung tâm y tế dự phòng Tỉnh-Thành phố; các trung tâm y tế Quận-Huyện hoặc tại các điểm tiêm ngừa vắc xin dịch vụ khác.
 

00792

Moderator
Bệnh thương hàn

BỆNH THƯƠNG HÀN
BS Hoàng Tương Giao
I. Đại cương :
Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng toàn thân do Samonella typhi hoặc Samonella paratyphi A, B ,C gây ra. Bệõnh lây lan qua đường tiêu hóa, có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài và gây nhiều biến chứng, quan trọng hơn cả là biến chứng xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột.
II. Dịch tể học :

  • Đường lây truyền :
1. Vi trùng thương hàn lây qua đường tiêu hóa. Đa số các trường hợp mắc bệnh là do ăn uống mắc phải thực phẩm, nước uống bị nhiễm trùng lại không đượõc nấu chín, hoặc do ăn phải thức ăn tươi được rửa sạch bằng nguồn nước đã bị nhiễm vi trùng thương hàn như nước sông, nước ao hồ, cống rãnh. Do đó, bệnh thương hàn thường xảy ra ở nhưõng nơi có tập quán kém vệ sinh và không có nguồn nước được khử trùng. Vi trùng có thể hiện diện ở các môi trường sau :
a) Nước :
Vi trùng thương hàn có thể sống trong nước sông, ao, hồ đến vài tuần lễ, nhưng vi trùng thương hàn chỉ sống trong vòng 1 tuần lễ ở nước cống rãnh. Người lành mang trùng thải ra trung bình từ 106 đến 109 vi trùng thương hàn trong mỗi gram phân. Như thế, với thói quen kém vệ sinh, người lành mang trùng dễ làm ô nhiễm nguồn nước và làm lan truyền vi trùng thương hàn chủ yếu qua nước uống nhiễm trùng không được đun sôi.
b) Sưõa và các sản phẩm :
Sưõa, kem, pho mát, bơ. bị nhiễm khuẩn và không được khử trùng đầy đủ. Hơn nưõa, vi trùng thương hàn có thể tăng trưởng trong sưõa và các chế phẩm mà không làm thay đổi tính chất mùi vị của sưõa.
c) Thịt và các sản phẩm :
Thịt, trứng và các chế phẩmkhác có thể nhiễm Samonella paratyphi C do các súc vật như gà vịt heo có mang mầm bệnh. Ngoài ra trong quá trình xử lý chế biến, thực phẩm này có thể bị nhiễm phải vi trùng thương hàn.
d) Sò, ốc, hến :
Các sinh vật này sống trong nước bị nhiễm vi trùng thương hàn nên cũng mang mầm bệnh.
2. Ngoài ra trong một số ít trường hợp có thể lây lan trực tiếp từ hậu môn vào miệng, thường gặp ở trẻ em có thể bị mắc bệnh do tay bẩn, hoặc lây gián tiếp qua ruồi nhặng, côn trùng mang vi trùng từ phân đến thức ăn.

  • Nguồn lây bệnh :
Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A chỉ gặp ở người, như thế, nguồn lây bệnh chủ yếu là người, gồm có :
1. Người bệnh : người bệnh thải vi trùng theo phân, nước tiểu, chất ói, chất tiết đường hô hấp, mủ từ ổ áp xe . làm ô nhiễm thức ăn, nước uống. Tuy nhiên vi trùng lây nhiễm theo phân vẫn là đường lây nhiễm quan trọng nhất.
2. Người bệnh trong thời kỳ hồi phục : Trong thời kỳ hồi phục, người bệnh còn thải vi trùng trong phân đến 6 tháng sau cơn toàn phát của bệnh.
3. Người lành mang trùng mạn tính : Khoảng 3% bệnh nhân thương hàn trở thành người lành mang trùng kinh niên nên tiếp tục thải vi trùng hơn 1 năm sau khi bị bệnh. Người lành mang trùng là nguồn lây nhiễm quan trọng nhưng khó kiểm soát, nhất là nhưõng người làm nghề bán thực phẩm, nhân viên y tế, chăm sóc bệnh nhân, giưõ trẻ, tiếp viên cửa hàng ăn uống.
III. Lâm sàng :
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thương hàn rất đa dạng từ nhẹ như chỉ có tiêu chảy thường đến bệnh cảnh nặng, bệnh nhân nhập viện ngay lúc đầu với biến chứng thủng ruột. Sau đây là triệu chứng lâm sàng của thể điển hình :

  • Thời kỳ ủ bệnh :
Trung bình từ 7 đến 15 ngày nhưng có thể thay đổi từ 3 đến 60 ngày tùy thuộc vào số lượng vi trùng. Đôi khi người ta nhận thấy một trường hợp tiêu chảy thoáng qua khoảng 12 - 48 giờ sau bưõa ăn bị nhiễm vi trùng.

  • Thời kỳ khởi phát :
Thường diễn tiến từ từ với các biểu hiện sau : sốt tăng dần đến 40oC trong tuần đầu của bệnh. Sốt kèm theo nhức đầu ở vùng trán, mất ngủ, suy nhược, chán ăn. Đôi khi có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kết hợp : đau bụng, táo bón thường gặp hơn tiêu chảy. Chảy máu cam là dấu hiệu gợi ý nhưng không hằng định.
Khi khám, mạch nhiệt phân ly (mạch chậm tương đối so với nhiệt độ), lươõi bợn trắng, sờ thấy lạo xạo ở vùng hố chậu phải, lách to chiếm 30 đế? 50% trường hợp.
Đôi khi bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng về tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy) có thể nghĩ đến viêm dạ dày hoặc viêm ruột thừa ở trẻ em.

  • Thời kỳ toàn phát :
Sốt tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt đến mức cao liên tục 39 - 400C vào tuần lễ thứ 2 của bệnh tạo hình ảnh sốt hình cao nguyên. Dấu nhiễm trùng, nhiễm độc có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng làm ảnh hưởng đến tri giác bệnh nhân, tình trạng ngủ gà, thậm chí u ám ý thức rõ rệt vào ban ngày kèm mất ngủ vào ban đêm và đau bụng.
Triệu chứng tiêu hóa : bệnh nhân thường tiêu chảy xen kẽ với táo bón, tiêu chảy phân vàng lỏng lợn cợn không tiêu. Tiêu chảy chiếm 30% các trường hợp.
Khi khám, mạch nhiệt phân ly, lươõi dơ bợn trắng, loét vòm hầu. Tình trạng bụng : sình bụng, đầy hơi đau nhẹ lan tỏa, sờ thấy lạo xạo hố chậu phải, lách to không hằng định. Nhưõng nốt hồng ban xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, thường gặp ở bụng, phần dưới của ngực.
Bệnh cảnh lâm sàng có thể nhầm lẫn khi bệnh nhân sốt vừa phải, ở nhưõng bệnh nhân được điều trị hoặc ngược lại khi bệnh nhân nhức đầu dưõ dội nghĩ đến viêm màng não.
IV. Biến chứng :
Bệnh thương hàn có rất nhiều biến chứng làm tăng tỉ lệ tử vong nhất là vào thời đại trước khi có kháng sinh. Hiện nay, biến chứng đường tiêu hóa vẫn còn là một biểu hiện nặng.

  • Biến chứng ở đường tiêu hóa :
1. Xuất huyết tiêu hóa
2. Thủng ruột
3. Biến chứng đường gan mật : viêm túi mật, viêm gan
4. Các biến chứng khác : viêm đại tràng, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc mật, viêm dạ dày, viêm tụy cấp, viêm lươõi thường ít gặp.

  • Biến chứng tim mạch :
1. Viêm cơ tim
2. Viêm tắc động mạch tĩnh mạch
3. Viêm màng ngoài tim

  • Biến chứng đường tiết niệu :
1. Viêm vi cầu thận, hội chứng thận nhiễm mơõ
2. Suy thận cấp

  • Biến chứng nhiễm trùng khu trú cơ quan : hầu hết các cơ quan đều có thể tụ mủ bởi vi trùng thương hàn.
1. Viêm màng não mủ
2. Viêm họng, viêm tuyến mang tai có mủ
3. Viêm đài bể thận, viêm bàng quang
4. Viêm xương : xương sườn, xương sống
5. Viêm hạch cổ
6. Viêm gây nhọt ở tuyến vú .
V. Điều trị :
Nguyên tắc :

  • Kháng sinh kết hợp
  • Chăm sóc điều dươõng tốt
  • Dinh dươõng đầy đủ
  • Phát hiện các biến chứng kịp thời
A. Kháng sinh : hiện nay quinolone là loại kháng sinh được ưu tiên chọn sử dụng để điều trị bệnh thương hàn ở người lớn nhất là bệnh nhân cư ngụ ở nhưõng nước có tỉ lệ kháng với các loại trước kia thường dùng như chloramphenicol, ampicilline, và trimethoprim-sulfamethoxasole.

  • Péfloxacine (400 mg x 2 / ngày)
  • Ofloxavine (200 mg x 2 / ngày) hoặc
  • Ciprofloxacine (500 mg x 2 / ngày)
Thời gian điều trị trung bình 7 ngày. Đối với trẻ em, quinolone nên dùng cho trẻ em >= 15 tuổi, ceftriaxone (cephalosporine thế hệ thứ 3) thường được sử dụng trước tiên. Thời gian điều trị 5 ngày.
 

00792

Moderator
Bệnh uốn ván

BỆNH UỐN VÁN
BS Hoàng Tương Giao
I. Đại cương :
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tatani gây nên. Vi trùng tiết ra tetanospamin, là độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra biểu hiện co cứng cơ và co giật toàn thân. bệnh diễn biến khó lường trước được, điều trị phức tạp, tỉ lệ tử vong còn cao. Bệnh không gây miễn dịch nên khi khỏi bệnh vẫn phải tiêm phòng để tránh tái phát.
II. Tác nhân gây bệnh :
Clostridium tetani là trực khuẩn gram dương, kích thước 4-10 x 0,4-0,6 mm, có lông quanh thân, di đông tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn có thể tạo bào tử ở cuối thân, xuất hiện ở dạng hình dùi trống hoặc đinh ghim. Bào tử uốn ván có sức đề kháng rất cao, chịu đựng được sức nóng đun sôi 1 đến 3 giờ, tồn tại được trong dung dịch sát trùng như phenol, formalin. Trong đất khô, thiếu ánh sáng và không khí ; bào tử có thể sống đến nhiều năm. Bào tử hiện diện trong đất có nhiều phân, đôi khi cũng tìm thấy trong bụi.
II. Dịch tể học :
1. Tuổi :
Các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Ở các nước đang phát triển, uốn ván sơ sinh là một trong nhưõng nguyên nhân lớn gây tử vong. Tỷ lệ này ngược lại với các nước đã phát triển, đa số bệnh uốn ván xảy ra ở người lớn tuổi do lơ là việc tiêm phòng.
2. Phái :
Nam mắc bệnh nhiều hơn nưõ (2,2 đến 1,6/1). Tỷ lệ tử vong ở phái nam cũng cao hơn nưõ từ 1,3 đến 3 lần.
3. Phân bố địa dư :
Bệnh thường gặp ở vùng khí hậu nóng, ẩm và đất có nhiều chất hưõu cơ.
4. Ngõ vào :
Vết thương da niêm do tai nạn giao thông, thương tích chiến tranh, tai nạn lao động. Thường là nhưõng vết thương bẩn, dập nát. Ngoài ra có thể từ phỏng, tiêm chích không vô trùng.
Tổn thương da niêm trường diễn : chàm, loét hoại tử da, ung thư da, viêm da do quang tuyến, viêm tai giưõa.
Vết thương phẩu thuật : thường là sản phụ khoa, đại tràng, vết sẹo cũ.
Phá thai và đơõ đẻ không vô trùng.
Không tìm thấy ngõ vào : tỷ lệ 10 %.
III. Lâm sàng :
Bệnh cảnh lâm sàng của uốn ván thường xếp làm 4 loại chính :
Uốn ván toàn thân.
Uốn ván cục bộ.
Uốn ván đầu.
Uốn ván rốn.
Trong bệnh cảnh uốn ván cần chú ý đến :

  1. Thời kỳ ủ bệnh : là thời gian từ lúc bị thương đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên, trung bình từ 7 đến 14 ngày, ngắn nhất là 48 đến 72 giờ.
  2. Thời kỳ khởi phát : là thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc xuất hiện dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 đến 5 ngày.
Nếu thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng. Ở người chích xì ke bị uốn ván, bệnh thường nặng, nguyên nhân chưa rõ.
A. UỐN VÁN TOÀN THẤN :
Là thể bệnh uốn ván thường gặp nhất. Bệnh khởi phát với mệt mỏi, nhức đầu, mỏi quai hàm và nhai khó, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc. Dần dần, hàm cứng không há lớn được. Thăm khám sẽ thấy :
Cơ nhai co cứng, nổi rõ khi cử động.
Dùng cây đè lươõi cố mở hàm bệnh nhân thì hàm càng khít chặt lại.
Không tìm thấy điểm đau rõ rệt ở vàng quai hàm.
Giai đoạn toàn phát uốn ván thể điển hình bao gồm các dấu hiệu :
1. Co cứng cơ :
Xuất hiện và lan tràn theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ cơ nhai, kế đến là các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt cười nhăn ; sau đó đến cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới và cuối cùng mới đến cơ chi trên. Hiếm khi có co cứng cơ liên sườn.
Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong các tư thế đặc biệt như sau :
Cong ươõn người ra sau.
Thẳng cứng cả người như tấm ván.
Cong người sang một bên.
Gập người ra phía trước.
2. Co giật và co thắt :
Co cứng toàn thân tự nhiên hoặc do kích động bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn. Nguy hiểm nhất là cơn co thắt hầu họng gây khó nuốt, sặc đàm và co thắt thanh quản đưa đến tím tái và ngưng thở.
3. Rối loạn cơ năng :
Khó nuốt, khó nói, khó thở do co thắt hầu họng, tăng tiết đàm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp.
4. Tổng trạng :
Tỉnh táo.
Không sốt cao lúc mới phát bệnh và 48 giờ đầu.
Nếu hệ thần kinh thực vật bị tổn thương sẽ có các biểu hiện : mạch nhanh > 120-140 lần /phút, sốt cao, huyết áp dao động, vã mồ hôi nhiều, thở nhanh, tăng tiết catecholamin trong nước tiểu.
Giai đoạn chót : huyết áp tụ.
B. UỐN VÁN CỤC BỘ :
Co cứng cơ khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi trùng uốn ván. Bệnh thường nhẹ và kéo dài, diễn tiến tự khỏi.
Bệnh hay gặp ở người đã có miễn dịch một phần với tetanospasmin (ví dụ đã được tiêm phòng SAT khi bị thương nhưng không xử trí vết thương đúng và không tiêm ngừa VAT). Co cứng cơ có thể lan sang chi đối diện hoặc có thể diễn tiến sang uốn ván toàn thân khi luợng độc tố đạt đến mức đủ đến hệ thần kinh trung ương.
C. UỐN VÁN THỂ ĐẨU :
Là dạng đặc biệt của uốn ván cục bô. Vết thương khu trú ở vùng đầu, mặt, cổ, thời gian nung bệnh thường ngắn hơn.
Có hai loại biểu hiện :
1. Thể không liệt :
Khởi đầu với triệu chứng co thắt hầu họng làm bệnh nhân khó nuốt, uống nước bị sặc.
2. Thể liệt :
Thường gặp hơn thể không liệt.
Liệt mặt ngoại biên : thường gặp nhất, liệt cùng bên với vết thương, liệt cả hai bên nếu vết thương ở ngay giưõa sống mũi.
Liệt dây thần kinh III, IV, VI : hiếm gặp hơn.
D. UỐN VÁN RỐN :
Thời gian nung bệnh : 3 - 5 ngày. Biểu hiện : trẻ bỏ bú, nhắm mắt, khóc không ra tiếng rồi không khóc, bụng co cứng, bàn tay nắm chặt, chân co cứng. Trẻ thường sốt cao, co giật nhiều, co thắt tím tái. Bệnh tiến triển tốt khi bé mở mắt, ngủ được, khóc to dần, hết co giật. Tỷ lệ tử vong còn rất cao : từ 70 đến 80%, do suy hô hấp, bội nhiễm, suy dinh dươõng.
IV. Điều trị :
A. Săn sóc điều dưỡng :
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh uốn ván.
Phòng bệnh phải riêng biệt, bảo đảm yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu.
Bảo đảm dinh dươõng đầy đủ, bù hoàn nước điện giải thích hợp, thức ăn thường là súp, sưõa bơm hoặc nhỏ giọt qua ống thông dạ dày để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khi bệnh nhân co giật và co thắt.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, hút đàm nhớt thường xuyên, xoay trở mỗi 4 giờ để tránh loét.
B. Thuốc sử dụng :

  • Kháng độc tố uốn ván.
  • Chống co giật
  • Chống suy hô hấp
Hút đàm thường xuyên, thở ôxy ngắt quãng
Mở khí quản khi cần thiết
Săn sóc bệnh nhân đã mở khí quản
  • Diệt vi trùng uốn ván
  • Điều chỉnh rối loạn hệ thần kinh thực vật
  • Phòng ngừa và điều trị các biến chứng thường gặp
Loét dạ dày tá tràng
Loét do nằm lâu
Nhưõng biến chứng ít gặp hơn : thuyên tắc phổi, ly giải cơ vân gây suy thận cấp.
  • Phòng tái phát
Bệnh uốn ván không tạo được miễn dịch, do đó phải tiêm giải độc tố uốn ván (VAT) liều đầu ngay cùng thời điểm với tiêm kháng độc tố nhưng ở vị trí khác và với kim chích khác. Tiêm nhắc lại lần 2 và lần 3, mỗi lần cách nhau 4 tuần.
VI. Phòng ngừa :
Tiêm phòng uốn ván :
Trẻ mới sinh: tiêm phòng theo lịch phòng ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà theo lịch sau :
(DPT : Diphtheria - Pertussis - Tetanus tức bạch hầu - ho gà - uốn ván.
Td : Tetanus và giải độc tố bạch hầu đã được giảm liều dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn).
Trẻ < 7 tuổi
Vacxin
Lần 1
Tháng thứ 2 (tuần thứ 5 - 6)
DPT
Lần 2
4 - 8 tuần sau lần 1
DPT
Lần 3
4 - 8 tuần sau lần 2
DPT
Lần 4
1 năm sau lần 3
DPT
Nhắc lại
4 - 6 tuổi
DPT
Nhắc lại kế tiếp
Mỗi 10 năm kể từ lần cuối
Td
Trẻ lớn và người lớn được tiêm theo lịch như sau :
Trẻ >= 7 tuổi và người lớn
Vacxin
Lần 1
Lần đến khám đầu tiên
Td
Lần 2
4 - 6 tuần sau lần 1
Td
Lần 3
6 tháng đến 1 năm sau lần 2
Td
Nhắc lại
Mỗi 10 năm kể từ lần cuối
Td
Tiêm bắp, liều 0,5 ml.
Gây miễn dịch cơ bản gồm 2 liều cách nhau ít nhất 30 ngày.
Đối với phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ :
Liều 1 : tiêm ở lứa tuổi dậy thì, càng sớm càng tốt.
Liều 2 : cách liều 1 ít nhất 30 ngày.
Liều 3 : cách liều 2 ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai lần sau.
Liều 4 : cách liều 3 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau.
Liều 5 : cách liều 4 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau.
Đối với thai phụ chưa tiêm lần nào thì gây miễn dịch cơ bản 2 liều và liều thứ hai trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
* Tác dụng phụ :
Đôi khi có sốt, chỗ tiêm có xuất hiện quầng đỏ, đau sưng nhẹ và tự mất đi.
Có thể bị dị ứng trong những trường hợp nhắc lại quá nhiều lần.
 

00792

Moderator
Bệnh cúm

BỆNH CÚM
BS Hoàng Tương Giao
I. Đại cương :
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn, do nhiễm virus Influenza, thuộc họ Orthomyxoviridae, gồm 3 loại A, B, C, có biểu hiện lâm sàng là nhức đầu, đau mình, sốt, ho và kiệt sức.
Bệnh gây ảnh hưởng tại đường hô hấp trên và dưới, thông thường diễn tiến tự giới hạn song có thể đưa đến nhiều biến chứng nặng, trong đó hay gặp nguy hiểm nhất là viêm phổi do bội nhiễm vi trùng. Mặc khác, do đặc điểm lâm sàng và tính cách gây dịch lan tràn nhanh chóng nên bệnh cúm có khả năng gây thiệt hại về sức lao động của rất nhiều người trong cùng một lúc và làm tốn kém một số lượng lớn thuốc men điều trị triệu chứng. Do vậy, hướng xử trí hiện tại rất chú trọng phương thức phòng chống bệnh với vắc xin.
II. Dịch tể học :
Người bệnh và người lành mang trùng là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Bệnh lây qua các chất bài tiết đường hô hấp khi ho hoặc hắt hơi, sổ mũi. Một bệnh nhân có thể lan truyền một số lượng rất lớn virus và virus tương đối sống bền vưõng trong các giọt nước nhỏ, ở môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không cao. Virus được phát hiện đầu tiên trong vòng 24 giờ trước khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng sớm nhất, rồi nhanh chóng gia tăng đến đỉnh cao, đạt số lượng rất lớn trong 24 đến 48 giờ, sau đó giảm xuống nhanh chóng. Thông thường, từ 5 đến 10 ngày sau khi virus lan tràn, người ta không còn phát hiện được virus nưõa. Riêng ở trẻ em, sự lây truyền virus thường kéo dài lâu hơn.
Sự phân biệt 3 týp virus cúm A, B, C có liên hệ với mức độ nặng nhẹ của các trận dịch do chúng gây ra. Virus B và C thường chỉ gây bệnh lẻ tẻ ở người trẻ và trẻ em hoặc nhưõng vụ dịch nhỏ khu trú trong các tập thể giới hạn (trường học, trại binh lính) với chu kỳ gây dịch từ 4 đến 6 năm. Virus A có thể gây các hình thức dịch khác nhau : dịch nhỏ (chu kỳ 2 đến 4 năm), dịch lưu hành địa phương hoặc đại dịch trên toàn thế giới (chu kỳ >= 10 năm). Một trong nhưõng tính chất đặc biệt của Influenza là thường xuyên thay đổi tính chất kháng nguyên. Do vậy, nhưõng người đã được miễn nhiễm trong lần bệnh trước vẫn không tránh được bệnh lần kế tiếp gây ra do loại virus mới. Tính cảm thụ bệnh lại rất cao nên mọi người ở lứa tuổi khác nhau đều dễ mắc bệnh và làm dịch bộc phát. Miễn dịch đối với virus cúm xuất hiện nhanh sau khi nhiễm bệnh nhưng không bền vưõng sau 1 - 2 năm. Do đó, tái nhiễm vẫn có thể xảy ra với cùng 1 týp kháng nguyên khi có sự tiếp xúc chặt chẽ với virus trong một tập thể đông đúc.
III. Lâm sàng :
Bệnh cúm có thể có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhưõng thể không có triệu chứng rõ rệt hoặc chỉ sốt nhẹ cho đến nhưõng bệnh cảnh nặng gây kiệt sức hay thấy xảy ra trong các vụ dịch. Người ta có thể phân biệt hai loại bệnh cúm sau đây tùy mức độ nặng nhẹ.
A. BỆNH CÚM THÔNG THƯỜNG

  • Thời kỳ ủ bệnh :
Từ 24 đến 48 giờ có thể kéo dài đến 3 ngày.

  • Thời kỳ khởi phát :
Bệnh nhân sốt cao đột ngột 39-40 độ C, có thể kèm rét run một hay nhiều lần hoặc chỉ ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt nhọc nhiều và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân ho với cơn ngắn, không có đàm.

  • Thời kỳ toàn phát : thời kỳ này có 3 hội chứng :
a. Hội chứng nhiễm trùng : sốt cao liên tục 39-40 độ C, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, lươõi trắng bóng, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Chảy máu cam hiếm xảy ra nhưng là triệu chứng quan trọng. Bệnh nhân mệt lả, đuối sức rõ rệt.
b. Hội chứng đau : nhức đầu dưõ dội và liên tục gia tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình, đặc biệt khu trú ở ngực, thắt lưng, chi dưới. Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức, biểu hiện tổn thương thượng bì khí quản.
b. Hội chứng hô hấp : bao giờ cũng xảy ra và xuất hiện ngay các ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau :
Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng.
Các triệu chứng viêm thanh khí quản : ho khan, khàn tiếng. Triệu chứng viêm phế quản cấp, viêm phổi như ho, khó thở, khạc nhiều đàm có khi lẫn mủ.
Ngoài ra, biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể xảy ra ở trẻ con tuy hiếm thấy ở người lớn và chỉ ghi nhận trên nhưõng bệnh nhân đã có rối loạn đường ruột trước đó.
Một số dấu hiệu hiếm gặp như : viêm não-màng não, viêm đa thần kinh , liệt thần kinh sọ não.
Thăm khám bệnh nhân cúm có thể không ghi nhận gì đặc biệt trong các trường hợp nhẹ hoặc có khi thấy các triệu chứng sau :
- Da mặt bừng đỏ, khô, mắt đỏ, họng đỏ rực.
- Chuỗi hạch cổ có thể sờ thấy ở các bệnh nhân trẻ.
- Phổi có ran khô (ran rít, ngáy) hoặt có ít ran nổ, ran ẩm rải rác hai phế trường hoặc khu trú một nơi.
- Đôi khi có tiếng cọ màng phổi.
Các dấu hiệu ở phổi hiếm khi tồn tại quá 2 ngày.

  • Lui bệnh :
Sốt thông thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi giảm đột ngột. Bệnh nhân vả mồ hôi, tiểu nhiều, các dấu hiệu đau nhức, viêm họng đơõ dần rối biến mất sau 7 dến 10 ngày. Sốt có thể giảm từ từ nhưng nếu sốt trở lại hình chưõ V hoặc kéo dài trên 1 tuần cần đề phòng có biến chứng.
Thời kỳ lại sức thường kéo dài với các triệu chứng mệt mỏi, bải hoải, biếng ăn, mất ngủ.
B. BỆNH CÚM NÂNG.
1 Cúm ác tính :
Bệnh khởi phát đột ngột, chỉ sau vài giờ, mặt bệnh nhân đã xám lại, mắt thâm quầng, môi tím, vẻ lo lắng, thở nhanh, ho khan lúc đầu sau ho có đàm. Các dấu hiệu ác tính xuất hiện nhanh : vật vã, mê sảng, hôn mê, trụy mạch, xuất huyết da niêm, tiêu hóa. Bệnh nhân tiểu ít, nước tiểu có albumin, urê huyết tăng nhanh và có thể tử vong trong vòng 2-3 ngày.
2. Cúm ngạt :
Đây là thể viêm phổi tiên phát do virus cúm, phần nhiều gặp trên người có bệnh tim phổi trước, đặc biệt là các bệnh thấp tim hoặc phụ nưõ có thai. Tuy nhiên, trong dịch cúm, bệnh có thể xảy ra trên nhưõng bệnh nhân trẻ khỏe mạnh. Bệnh thường bắt đầu như bệnh cúm thường nhưng đến ngày thứ 2, thứ 3, sốt đột ngột tăng cao kèm đau ngực nhiều, ho càng lúc càng tăng, khạc rất nhiều đàm dãi hung hung đỏ lẫn máu. Khám phổi thấy có nhiều ran ngáy, ran ẩm. Không có biểu hiện đặc phổi trên lâm sàng và X-quang. Soi cấy đàm không ghi nhận có vi trùng gây bệnh nhưng cấy virus sẽ phát hiện Influenza.
Diễn tiến đưa đến khó thở tăng nhanh, tím tái và ho ra máu liên tục. Tử vong nhanh chóng vài giờ hoặc vài ngày do suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp.
IV. Biến chứng :

  • Biến chứng do bội nhiễm :
1. Biến chứng về taimũi họng :
- Viêm họng, viêm nướu răng.
- Nhọt amidan.
- Viêm tuyến mang tai.
- Viêm xoang trán, xoang hàm
- Viêm tai giưõa, viêm tai xương chũm.
- Viêm thanh quản, bội nhiễm gây phù, loét, hoại tử có giả mạc
- Viêm nhiễm trùng tai mũi họng có thể lan sang vùng mặt gây viêm kết mạc mắt, viêm tuyến lệ.
2. Biến chứng phổi, màng phổi
- Viêm phế quản.
- Viêm phổi.
- Áp xe phổi.
- Tràn dịch màng phổi.
3. Viêm màng não mủ.
4. Nhiễm trùng huyết.

  • Biến chứng tim mạch
  • Biến chứng thần kinh.
  • Hội chứng Reye.
  • Viêm cơ.
V. Điều trị :
Đối với các thể bệnh cúm không biến chứng, điều trị cốt yếu là giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, nhức đầu, đau mình. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn thức ăn có nhiều mơõ và nên uống nhiều nước.
Dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như aspirine hoặc paracetamol đối với bệnh nhân không uống được aspirine. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi, phải tránh dùng aspirine vì thuốc có thể liên quan đến hội chứng Reye. Kháng sinh không có giá trị ngừa biến chứng hoặc ảnh hưởng đến các giai đoạn bệnh.
Biện pháp dân gian như xông hơi với nồi xông có lá sả, lá bưởi, lá khuynh diệp. có thể làm giảm nhẹ bớt các triệu chứng và tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
VI. Phòng ngừa :
Biện pháp đơn giản là cần phải phát hiện các trường hợp nghi ngờ bệnh cúm khi đang có dịch để tránh làm bệnh lan truyền. Hạn chế sinh hoạt, tụ họp đông đúc trong thời gian dịch bộc phát. Cá nhân nên tránh lao lực mệt nhọc, tránh để bị nhiễm lạnh. Mang khẩu trang trong khi tiếp xúc với bệnh nhân để tránh bị lây bệnh hoặc khi nghi ngờ bị bệnh cúm để tránh lây bệnh sang cho người khác, khử trùng mũi họng với nước muối, thuốc sát trùng.
* Phòng ngừa bằng thuốc chủng :
Biện pháp chủ yếu phòng ngừa bệnh cúm cho cộng đồng hiện tại trên thế giới là thuốc chủng ngừa với thành phần là Influenza bị bất hoạt.
Phòng ngừa bệnh cúm cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, đặc biệt cho người già và nhưõng người có bệnh tiềm tàng nhưõng bệnh mạn tính kể cả tiểu đường, suyển, thiếu máu, suy giảm miễn dịch.
Trẻ em trên 36 tháng và người lớn : 1 liều 0,5 ml
Trẻ em từ 6 đến 35 tháng : 1 liều 0,25 ml
Trẻ dưới 8 tuổi, tiêm 2 liều, mỗi liều phải cách nhau 1 tháng nếu trước đó trẻ chưa được tiêm ngừa bệnh cúm.
Thuốc chủng nên cho sớm trong thời điểm trước khi dịch cúm dự kiến bộc phát và nên sử dụng hàng năm để duy trì miễn dịch.
Các phản ứng phụ sau tiêm ngừa thường gặp : phản ứng tại chỗ quầng đỏ, sưng, đau, vết bầm máu, nốt cứng, các phản ứng toàn thân : sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau cơ, đau khớp. Nhưõng phản ứng này thường tự khỏi trong vòng 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị. Phản ứng dị ứng hiến trường hợp dẫn đến sốc.
 

00792

Moderator
Viêm não nhật bản

VIÊM NÃO NHẬT BẢN
(JAPANESE ENCEPHLITIS)
BS Trần Quang Ngọc
Viêm não Nhật bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. Vi rút VNNB (Japanese Encephlitis Virus -JEV) thuộc họ Togaviridae nhóm B của các Flavivirus, được phân lập ở não người bệnh ở Tokyo – Nhật bản, năm 1935. Sau đó xác định ổ chứa vi rút chủ yếu là heo và chim, muỗi Culex Tritaeriorhynchus (CT) là véc tơ chính truyền bệnh giữa các động vật có xương sống và sang người.
Lưu hành bệnh: muỗi CT đẻ trứng và ấu trùng phát triển ở ruộng lúa nước nên bệnh lưu hành ở châu Á, vùng Viễn đông (Liên xô cũ). Ở Việt nam phân bố chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng và trung du của các tỉnh Miền bắc với tỷ xuất mắc bệnh hằng năm khoảng 6 – 10 ca/ 100.000 dân. Các tỉnh phía nam, bệnh ít sảy ra và không thành dịch, tuy nhiên xét nghiệm huyết thanh học dương tính với JEV ở TP. HCM 62 % (1962), ở Mỹ tho 30,3 % (Đỗ Quang Hà,1978). Mọi lứa tuổi có thể mắc VNNB nếu chưa miễn dịch với bệnh, đặc biệt là khách du lịch đến vùng lưu hành, nhưng tỷ lệ cao ở nhóm 3 – 5 tuổi. Vì vi rút phát triển tốt trong cơ thể muỗi ở nhiệt độ từ 27 đến 30oC và ngừng phát triển ở nhiệt độ dưới 20 oC, nên bệnh chủ yếu thành dịch vào những tháng nóng, ở Việt nam thường vào tháng 4 đến tháng 9.
Lâm sàng: ủ bệnh từ 5 – 15 ngày, khởi bệnh sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và nôn, rối loạn ý thức (lú lẫn, mê sảng, hôn mê), rối loạn vận động (tăng trương lực cơ, co rút cơ, co giật, liệt), di chứng liệt vận động hoặc rối loạn tinh thần. Chẩn đoán xác định IgM đặc hiệu trong dịch não tủy hoặc huyết thanh.
Điều trị: chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và nâng đỡ, chăm sóc...
Phòng bệnh vẫn là biện pháp hàng đầu, bao gồm diệt véc tơ chuyền bệnh (phun thuốc diệt muỗi, hóa chất diệt ấu trùng ở ruộng lúa…), gây miễn dịch cho xúc vật (heo), cả hai biện pháp đều tốn kém và hiệu quả ngắn hạn. Nên thường chỉ áp dụng phun hóa chất diệt muỗi khi có dịch xảy ra. Biện pháp tiêm phòng bệnh cho người được xem là hiệu quả nhất. Bằng phương pháp tiêm phòng vắc xin VNNB mà Nhật bản và Hàn quốc đã khống chế được bệnh.
Ở Việt nam đang sản xuất vắc xin VNNB dưới sự chuyển giao công nghệ của Nhật bản và sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) từ năm 1997. Đối tượng tiêm phòng VNNB trong CT TCMR miễn phí từ 12 tháng đến 60 tháng tuổi, chỉ thực hiện ở những vùng lưu hành bệnh cao, chủ yếu các tỉnh phía Bắc và một số huyện phía nam. Tuy nhiên vắc xin còn được phân phối cho các đơn vị tiêm phòng có thu phí trên cả nước, tiêm cho mọi đối tượng trên 12 tháng tuổi.
Lịch tiêm vắc xin VNNB áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) là mũi 1 cách mũi 2 từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 cách 1 năm, tiêm Dưới da 0,5 ml chung cho tất cả đối tượng 12 đến 60 tháng tuổi. Chỉ sử dụng vắc xin trong CT TCMR tiêm cho mỗi trẻ 3 mũi theo lịch trên.
Lịch tiêm vắc xin VNNB áp dụng trong dịch vụ có thu phí: mũi 1 cách mũi 2 từ 1 đến 4 tuần, mũi 3 cách 1 năm, nhắc lại cứ 3 đến 4 năm sau. Tiêm Dưới da 0,5 ml cho trẻ 12 đến 36 tháng tuổi, 1 ml cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Ngoài ra, để phòng bệnh VNNB cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, phát quang bụi rậm, làm nhà ở xa ruộng lúa, xa khu chăn nuôi heo…
Tóm lại: Viêm não Nhật bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, do muỗi đốt truyền bệnh từ heo, chim, bệnh sảy ra ở vùng có nền văn hóa lúa nước, đã có vắc xin phòng bệnh hiệu quả cao, vì vậy mọi đối tượng cần tham gia tiêm phòng VNNB đầy đủ.
 

00792

Moderator
Bại liệt

BỆNH BẠI LIỆT
BS Hoàng Tương Giao
I. Đại cương :
Sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại siêu vi trùng đường ruột gây ra, có thể lây lan thành dịch. Siêu vi bại liệt cùng lúc gây tổn thương ở nhiều cơ quan và tổ chức, đặc biệt ở hệ thần kinh vận động, các nhân thần kinh sọ não, hành tủy, hệ thần kinh thực vật, vỏ não, sừng bên, sừng sau của tủy sống. Khi bị nhiễm trùng, một số ít bệnh nhân có biểu hiện liệt, còn phần lớn là bệnh thể nhẹ, thể không liệt hoặc thể không có triệu chứng lâm sàng.
II. Bệh nguyên :
Virus bại liệt có tên là Poliovirus thuộc nhóm virus đường ruột trong gia đình Piconaviridae. Virus có khả năng đề kháng cao, có thể sống ở môi trường bên ngoài trong nhiều ngày, có thể dự trưõ ở nhiệt độ -20o C. Tuy nhiên chúng dễ bị mất hoạt tính ở nhiệt độ 56o C hoặc bằng formaldehyde, nước có Clor và tia cực tím.
Dựa vào tính kháng nguyên, virus bại liệt được chia làm ba týp huyết thanh : týp I Brunhild, týp II Langsing và týp 3 Léon. Týp I được phân lập với tỷ lệ cao nhất ở bệnh nhân sốt bại liệt.
III. Dịch tể học :
Sốt bại liệt xảy ra khắp nơi trên thế giới nhưng tập trung ở các nước đang phát triển nơi có điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường xảy ra quanh năm, nhưng ở các nước ôn đới bệnh thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Yếu tố môi trường giưõ vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc giưõa người với virus gây bệnh cũng như sự xuất hiện kháng thể chống virus. Ở nhưõng vùng vệ sinh môi cảnh kém, việc tiếp xúc với virus sớm nên hầu hết trẻ dưới 15 tuổi đã có kháng thể chống virus bại liệt. Ở nhưõng quốc gia này tuổi thường mắc dưới 5 tuổi. Riêng ở nhưõng quốc gia phát triển việc tiếp xúc với virus thường muộn, do đó kháng thể kháng virus bại liệt thường xuất hiện chậm, khoảng 20% trẻ trên 15 tuổi chưa có kháng thể chống virus bại liệt (ở Hoa Kỳ). Ở nhưõng quốc gia này người lớn cũng có thể bị sốt bại liệt.
Người là nguồn bệnh duy nhất của virus bại liệt. Người mang virus không có triệu chứng lâm sàng, người bị thể nhẹ, thể không liệt là nguồn lây quan trong nhất. Một số súc vật cũng có thể mang virus bại liệt nhưng không có khả năng truyền sang cho người. Sưõa cũng là nguồn lây cần lưu ý trong mùa dịch. Ruồi nhặng, gián là trung gian truyền bệnh, tác nhân vận chuyển virus từ phân người bệnh sang người lành.
Đường lây chính của virus bại liệt là đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân-miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn.bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít ghi nhận lây qua đường hô hấp. Một lượng phân rất nhỏ của bệnh nhân có thể chứa hàng ngàn liều virus gây bệnh.
Sốt bại liệt là một bệnh có khả năng lây lan rất lớn. Hầu hết trẻ tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình và khoảng 87% các trường hợp tiếp xúc hàng ngày có thể bị nhiễm virus bại liệt. Về giới tính, đối với trẻ em, nam và nưõ mắc bệnh với tỉ lệ như nhau nhưng nam liệt nhiều hơn nưõ. Riêng ở người lớn, nưõ thường bị nhiều hơn nam. Thai nghén, suy giảm miễn dịch, làm việc quá sức, mệt mỏi kéo dài, nạo cắt VA và a-mi-dan, tiêm chích, chấn thương cũng làm tăng độ nhạy cảm của bệnh nhân với virus. Corticoides được ghi nhận làm tăng mức độ nặng trên súc vật.
Sốt bại liệt xảy ra do thuốc chủng ngừa bằng virus sống giảm động lực hiếm. Theo Eric A. F. Simoes và John F. Modlin, chiếm tỉ lệ khoảng một phần 2,5 triệu dân số được chủng ngừa. Sốt bại liệt do thuốc chủng ngừa thường do hai týp huyết thanh 2 và 3. Đối tượng mắc gồm có người được chủng ngừa và người tiếp xúc. Thời kỳ ủ bệnh của người được chủng là 7-21 ngày và tiếp xúc là 20-29 ngày. Mức độ nặng nhẹ của bệnh và tỉ lệ tử vong không khác nhiều so với bệnh do nhiễm virus hoang dại.
III. Lâm sàng :
Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 3-35 ngày, trung bình 6-20 ngày.
Sốt bại liệt có thể gây ra bốn bệnh cảnh lâm sàng khác nhau :
- Sốt bại liệt thể không triệu chứng lâm sàng.
- Sốt bại liệt thể bệnh nhẹ
- Sốt bại liệt thể không liệt
- Sốt bại liệt thể liệt
A. SỐT BẠI LIỆT THỂ KHÔNG TRIỆU LẤM SÀNG
Thể này chiếm 90-95% trường hợp nhiễm trùng do virus bại liệt. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus trong phân và sự hiện diện của kháng thể trong huyết thanh.
B. SỐT BẠI LIỆT THỂ BỆNH NHẸ
Thể này chiếm tỉ lệ 4-8%. Bệnh nhân có nhưõng triệu chứng không điễn hình, thường thể hiện qua ba hội chứng :
1. Hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên :gồm các triệu chứng : sốt nhẹ, đau cổ họng, chảy nước mũi, họng đỏ, hạch hạnh nhân hơi to.
2. Hội chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa : sốt, đau bụng lan tỏa, ói mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
3. Hội chứng giống cảm cúm : sốt, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp.
Nhưõng biểu hiện trên có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày rất khó phân biệt với các nhiễm virus khác. Vì vậy, ở nhưõng vùng có dịch lưu hành, trước nhưõng bệnh nhân có nhưõng triệu chứng trên cần nghĩ đến sốt bại liệt và tiến hành phân lập virus trong phân, trong nhớt cổ họng và làm huyết thanh chẩn đoán để xác định.
C. SỐT BẠI LIỆT THỂ KHÔNG LIỆT
Chiếm tỉ lệ 1%
1. Dấu hiệu tiền triệu :
Bệnh nhân có thể có nhưõng dấu hiệu của thể bệnh nhẹ, chúng xuất hiện vài giờ trước khi xuất hiện nhưõng dấu hiệu thần kinh khác.
2. Dấu hiệu kích thích màng não

  • Dấu hiệu đau và co cứng các cơ sau cổ, thân mình và đùi
Nhưõng dấu hiệu này rất có giá trị để chẩn đoán lâm sàng sốt bại liệt giai đoạn chưa liệt. Bệnh nhân có thể đau các cơ quanh cột sống và tứ chi ở nhiều mức độ khác nhau.

  • Hội chứng màng não và dấu hiệu màng não
Bệnh nhân nhức đầu, buồn nôn và nôn nhiều hơn. Táo bón cũng thường gặp hơn. Liệt bàng quang tạm thời hiếm gặp. Có thể phát hiện dấu hiệu kích thích màng não như cổ cứng, Kernig, Brudzinski. Có thể phát hiện dấu hiệu "cổ rớt", ngoài ra trẻ nhỏ có thể thấy thóp phồng.
Hai phần ba trẻ em sốt bại liệt thể này có biểu hiện hai thời kỳ (nhưng ở người lớn hiếm gặp) : thời kỳ đầu, biểu hiện bằng các triệu chứng của thể bệnh nhẹ, kế đến là dấu hiệu kích thích màng não hoặc biểu hiện liệt. Giưõa hai thời kỳ này không có dấu hiệu lâm sàng và kéo dài khoảng vài ngày.

  • Thay đổi phản xạ nông và sâu
Tùy theo vùng tổn thương, bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất phản xạ da bụng, da bìu. Phản xạ sâu thay đổi sau khi phản xạ nông thay đổi 8-24 giờ.
C. SỐT BẠI LIỆT THỂ LIỆT
Chiếm tỉ lệ 1%, nhưng liệt thật sự chỉ xảy ra khoảng 0,1 % trường hợp nhiễm trùng. Triệu chứng lâm sàng giống như trong cơn sốt bại liệt thể không liệt kèm theo dấu hiệu yếu hoặc liệt một hoặc nhiều nhóm cơ. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân không có hoặc có không đầy đủ nhưõng triệu chứng của sốt bại liệt thể không liệt (dấu hiệu tiền triệu) mà biểu hiện lâm sàng đầu tiên là nhưõng triệu chứng yếu hoặc liệt cơ. Liệt bàng quang tạm thời có thể kéo dài khoảng 1-3 ngày và chiếm khoảng 20 % số bệnh nhân.
1. Dấu hiệu tiền triệu :
Đa số sốt nhẹ nhưng một ít trường hợp sốt cao 39-40 oC.
2. Dấu hiệu kích thích màng não : giống như trong sốt bại liệt thể không liệt. Đôi khi dấu hiệu này mơ hồ hoặc không có.
3. Thay đổi phản xạ nông sâu : có thể xuất hiện trong thể liệt.
4. Dấu hiệu yếu hoặc liệt cơ :liệt thường xuất hiện đột ngột và đa số diễn tiến trong vòng 48-72 giờ thì ngưng liệt. Tùy theo vị trí tổn thương, sốt bại liệt thể liệt được chia làm các thể lâm sàng sau :

  • Sốt bại liệt thể tủy sống :
Đây là thể liệt chiếm tỷ lệ cao nhất. Đau nhức, tăng cảm giác da là dấu hiệu nổi bật nhất trong giai đoạn đầu của bệnh. Ngoài ra có thể kèm theo co thắt cơ do tổn thương hạch sống, sừng sau của tủy sống. Biểu hiện liệt trong thể này thường có đặc điểm liệt mềm, không đối xứng, teo cơ nhanh nhiều và sớm (nếu có).
- Vùng tủy cổ bị tổn thương sẽ có dấu hiệu liệt các cơ cổ, cơ vai, cơ chi trên và cơ hoành.
- Vùng tủy ngực bị tổn thương sẽ có các dấu hiệu liệt các cơ ngực, cơ liên sườn, cơ bụng trên dẫn đến khó thở nhanh, nông, đều.
- Vùng tủy ngực bị tổn thương sẽ có dấu hiệu liệt các cơ lưng, cơ bụng dưới và cơ chi dưới. Trong thể nặng, hệ thống thần kinh thực vật có thể bị?ổn thương gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim, sốt cao, vả mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, lạnh đầu chi.

  • Sốt bại liệt thể hành tủy
Tổn thương hành tủy đơn thuần thường hiếm gặp mà thường phối hợp với thể tủy sống. Các biểu hiện tổn thương hành tủy gồm :
- Tổn thương các trung khu sinh tồn như trung khu hô hấp làm bệnh nhân nấc cục, khó thở, thở không đều. Tổn thương trung khu tuần hoàn gây giảm huyết áp, mạch không đều, đầu chi lạnh, tím tái,trụy mạch.Tổn thương trung khu điều hòa nhiệt độ gây sốt cao, lăn lộn, lơ mơ.
- Tổn thương các nhân thần kinh sọ não dưới như 9, 10, 12 gây khó thở thanh quản, nói ngọng, nói giọng mũi, nuốt khó.
Thể hành tủy có tỉ lệ tử vong cao nhất.

  • Sốt bại liệt thể tủy sống-hành tủy
Triệu chứng lâm sàng phối hợp hai thể tủy sống và hành tủy. Thể này có tỉ lệ mắc đứng hàng thứ hai trong sốt bại liệt thể liệt.

  • Sốt bại liệt thể não
Có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp với nhưõng tổn thương hành tủy. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng viêm não khu trú hoặc lan tỏa.
IV. Điều trị :
- Điều trị chủ yếu là hồi sức (thể nặng) và điều trị triệu chứng.
A. SỐT BẠI LIỆT THỂ BỆNH NHẸ
Điều trị bằng giảm đau, an thần, chế độ ăn giàu dinh dươõng, nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.
B. SỐT BẠI LIỆT THỂ KHÔNG LIỆT
Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trên mặt phẳng cứng. Giảm đau bằng thuốc giảm đau, kết hợp với đắp ấm 15-30 phút mỗi 2-4 giờ. Nhưõng dấu hiệu co thắt ở bắp cơ có thể kéo dài vài tuần, nếu cần có thể cho tập vật lý trị liệu. Nên khám kỹ lại thần kinh sau 2 tháng để phát hiện nhưõng tồn tại có thể có, chẳng hạn dấu hiệu liệt kín đáo.
C. SỐT BẠI LIỆT THỂ LIỆT
Nguyên tắc :
a. Dùng mọi biện pháp để cứu sống bệnh nhân nếu có nhưõng triệu chứng đe dọa tính mạng như liệt hành tủy, liệt cơ hô hấp.
b. Giảm thiểu nhưõng bất lợi do bệnh gây ra.
c. Tạo điều kiện để bệnh nhân phục hồi tốt về sau như : phục hồi chức năng các cơ bị liệt, phục hồi tâm lý và nghề nghiệp cho bệnh nhân sau này.
V. Phòng ngừa :
1. Phòng ngừa chung :
Khoảng 95% sốt bại liệt ở thể không có triệu chứng lâm sàng và thể bệnh nhẹnên vấn đề phòng ngừa chung gặp nhiều khó khăn. Thời gian cách ly bệnh nhân trong bệnh viện khoảng 2 tuần. Tránh tụ tập nhưõng đám đông khi có dịch xảy ra. Nhưõng bệnh nhân bị thể nhẹ hoặc thể không liệt, hạn chế hoạt động, tránh kích thích đau cho đến khi các triệu chứng lâm sàng biến mất.
2. Chủng ngừa :
Có hai loại vắc xin phòng ngừa sốt bại liệt :
a. Vắc xin khử hoạt Salk : là loại thuốc chủng chế tạo từ virus bại liệt được khử hoạt bằng Formaline. Hiện nay thuốc ít được sử dụng ở nhưõng nước đang phát triển, chỉ sử dụng khi vắc xin uống không có hiệu quả.
b. Vắc xin sống giảm độc lực Sabin : là loại thuốc chủng được làm bằng virus sống giảm độc lực.
Hiện nay thuốc được sử dụng khắp nơi trên thế giới. Chống chỉ định khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ đang bị nhiễm virus đường ruột khác. Tỉ lệ gây liệt do thuốc chủng ngừa Sabin ở nhưõng đối tượng được chủng ngừa thấp, chiếm tỉ lệ khoảng một phần 2,5 triệu và chỉ gặp ở týp II và týp III. Vắc xin Sabin hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nhưõng nước đang phát triển trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
* Các vắc xin phối hợp :
1. PENTACT-HIB : vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho
 

Facebook

Top