What's new

Một số thắc mắc về phần sinh thái 12

zuz

Member
#1
Mấy anh chị giúp em vài câu hỏi nha
1.Tại sao tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ là 1/1?
2.Tại sao tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
 

pththao

Member
Mấy anh chị giúp em vài câu hỏi nha
1.Tại sao tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ là 1/1?
2.Tại sao tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
Câu hai mình không chắc lắm, phần này cũng thú vị liên quan đến evolution dynamics...
Câu một mình nghĩ đơn giản là tỷ lệ 1/1 được đảm bảo bởi cân bằng qua một thế hệ, giả sử bạn có (XX) và (XY) "lai" với nhau thì lại sinh ra tỉ lệ (XX) và (XY) là 1/1. Tổng quát hơn gọi tỷ lệ XX là p, nam là q = 1-p. Ta có thể tính được tỷ lệ nam nữ ở thế hệ tiếp theo p'. Cho p' bằng p ta giải được p = 0.5. (Thực ra do fitness khác nhau của nam và nữ ở người nên tỷ lệ nữ sẽ thấp hơn chút.) Mình nghĩ là tính cân bằng của phương trình này có thể giải thích tính cân bằng của quần thể. Ngoài ra ở đây có giải thích của Fisher dựa vào chọn lọc tự nhiên (mình đang nghĩ hai giải thích đó hoàn toàn như nhau, nhưng phải nghĩ thêm tí nữa mới dám chắc...)
http://www.blackwellpublishing.com/ridley/tutorials/Adaptations_in_sexual_reproduction26.asp
PS: Mình vừa xem lại cẩn thận hơn thì không cần đến phương trình (thực ra không giải được) mà chỉ lý luận là do khả năng sinh của mỗi cặp với trai và gái là như nhau, do đó tỷ lệ nam nữ trong dân số không có đột biến là ổn định theo mô hình đơn giản nhất cho tất cả các cặp sinh ra một thế hệ mới thì ngay lập tức đạt đến cân bằng. Tính toán dựa vào p và q xem ra khó hơn mình tưởng nhiều. Giải thích của Fisher liên quan đến evolution chứ không phải population.
Ngoài ra có lưu ý là tỷ lệ 1/1 thì khả năng sinh sản của loài là cao nhất (với cùng một cỡ dân N). Có thể thấy bằng cách giả sử chỉ có một male, khi đó chỉ có (N-1) cặp khả dĩ; có 2 males sẽ có (N-2)*(N-2) cặp khả di sinh sản...
 

zuz

Member
Theo mình nghĩ là ở giới dị giao tử cho tỉ lệ 2 loại giao tử X, Y là như nhau. Trong khi giới đồng giao tử là 1. Vì thế mà tỉ lệ đực cái tạo ra luôn xấp xỉ 1:1.Thế có đúng ko
 

pththao

Member
Theo mình nghĩ là ở giới dị giao tử cho tỉ lệ 2 loại giao tử X, Y là như nhau. Trong khi giới đồng giao tử là 1. Vì thế mà tỉ lệ đực cái tạo ra luôn xấp xỉ 1:1.Thế có đúng ko
Ờ, nếu không tính đột biến, tức là chỉ quan tâm đến dân số của cá thể thì thế thôi. Mình phức tạp hóa vấn đề quá :D

Nếu tính đột biến qua các thế hệ khác nhau thì giải thích của Fisher theo mình hướng vào câu hỏi như sau: Tại sao các loài đều tiến tới tỷ lệ đó 1/1, có thể xảy ra là với tiến hóa thế nào đó loài có thể làm cho nữ hoặc nam thuận lợi hơn nhiều về mặt sinh lý, dẫn đến nữ nhiều hơn (hoặc nam nhiều hơn.) Giải thích: giả sử nữ thuận lợi hơn về mặt sinh lý, dẫn đến nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên điều đó làm nam thuận lợi hơn nữ trong việc tìm "đối tác". Điều này gây áp lực chọn lọc tự nhiên lên các đột biến ưu tiên sản sinh nam (vì thuận lợi hơn), đẩy quần thể về phía cân bằng 1/1.

Câu hai mình chỉ góp ý là quần thể có nam nữ bằng nhau có khả năng tái sản xuất cao nhất, tức là tổng số cặp có khả năng sinh sản (một nam một nữ) rút ra từ đó lớn nhất, như đã nói ở trên.
 

zuz

Member
Ờ, nếu không tính đột biến, tức là chỉ quan tâm đến dân số của cá thể thì thế thôi. Mình phức tạp hóa vấn đề quá :D

Nếu tính đột biến qua các thế hệ khác nhau thì giải thích của Fisher theo mình hướng vào câu hỏi như sau: Tại sao các loài đều tiến tới tỷ lệ đó 1/1, có thể xảy ra là với tiến hóa thế nào đó loài có thể làm cho nữ hoặc nam thuận lợi hơn nhiều về mặt sinh lý, dẫn đến nữ nhiều hơn (hoặc nam nhiều hơn.) Giải thích: giả sử nữ thuận lợi hơn về mặt sinh lý, dẫn đến nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên điều đó làm nam thuận lợi hơn nữ trong việc tìm "đối tác". Điều này gây áp lực chọn lọc tự nhiên lên các đột biến ưu tiên sản sinh nam (vì thuận lợi hơn), đẩy quần thể về phía cân bằng 1/1.

Câu hai mình chỉ góp ý là quần thể có nam nữ bằng nhau có khả năng tái sản xuất cao nhất, tức là tổng số cặp có khả năng sinh sản (một nam một nữ) rút ra từ đó lớn nhất, như đã nói ở trên.
Nhưng nếu như không có đột biến kìa.Vì thường cái này đâu có chịu ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên đâu.(em nghĩ thế, có gì anh chị chỉ bảo em thêm nha ^^)
 
Mình từng nghe nói về vấn đề tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Điển hình là loài rùa, nhiệt độ cao thì sinh ra đa số là rùa cái; còn nhiệt độ thấp hơn thì rùa đực chiếm đa số. Bạn nào có thể giải thích cho mình được không? :???:
 

pththao

Member
Mình từng nghe nói về vấn đề tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Điển hình là loài rùa, nhiệt độ cao thì sinh ra đa số là rùa cái; còn nhiệt độ thấp hơn thì rùa đực chiếm đa số. Bạn nào có thể giải thích cho mình được không? :???:
Theo mình về lý thuyết có thể có một vài lý do (thực tế lý do nào quan trọng thì không biết.) Nhiệt độ tối ưu cho giao tử X và Y ở rùa là khác nhau, X thích hợp với nhiệt độ cao hơn. Mặt khác điều đó còn có thể xảy ra ở mức độ hợp tử.
Mình được nghe nói điều này được ứng dụng ở người để tăng xác suất sinh con trai hoặc con gái thông qua điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thời gian gần thời gian thụ thai.

Tuy nhiên về mặt tiến hóa, khi bạn tăng nhiệt độ môi trường có nghĩa là đẩy quần thể ra khỏi cân bằng tiến hóa rồi, do đó tỷ lệ không còn là 1/1. Tuy nhiên nếu quần thể tồn tại trong môi trường mới thời gian đủ dài (có ý nghĩa về tiến hóa) thì nó sẽ tự điều chỉnh sao cho tỷ lệ quay trở lại là 1/1. Ý tưởng này đơn giản và hay thế mà sao hai bạn không thích nhỉ :D
 

zuz

Member
Theo mình về lý thuyết có thể có một vài lý do (thực tế lý do nào quan trọng thì không biết.) Nhiệt độ tối ưu cho giao tử X và Y ở rùa là khác nhau, X thích hợp với nhiệt độ cao hơn. Mặt khác điều đó còn có thể xảy ra ở mức độ hợp tử.
Mình được nghe nói điều này được ứng dụng ở người để tăng xác suất sinh con trai hoặc con gái thông qua điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thời gian gần thời gian thụ thai.

Tuy nhiên về mặt tiến hóa, khi bạn tăng nhiệt độ môi trường có nghĩa là đẩy quần thể ra khỏi cân bằng tiến hóa rồi, do đó tỷ lệ không còn là 1/1. Tuy nhiên nếu quần thể tồn tại trong môi trường mới thời gian đủ dài (có ý nghĩa về tiến hóa) thì nó sẽ tự điều chỉnh sao cho tỷ lệ quay trở lại là 1/1. Ý tưởng này đơn giản và hay thế mà sao hai bạn không thích nhỉ :D
không thích là sao vậy ạ :D
 
Bạn hiểu đơn giản thế này nhé

Mấy anh chị giúp em vài câu hỏi nha
1.Tại sao tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ là 1/1?
2.Tại sao tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
1. ở những loài đơn tính cá thể đực(hoặc cá thể cái) chỉ có 1 loại tinh trùng (hoặc trứng). còn cá thể cái (hoặc cá thể đực) có 2 loại trứng (hoặc tinh trùng) với tỉ lệ ngang nhau, chúng lại có khả năng thụ tinh là như nhau => tính trên số lượng đủ lớn tỉ lệ đực: cái là 1/1
2. gợi ý thế này nhé
Nếu trong quần thể mà tỉ lệ đực/cái quá chênh lệch:
1đực/20cái hoặc 20đực/1cái chẳng hạn thì theo bạn vấn đề gì xảy ra???
 
Ờ, nếu không tính đột biến, tức là chỉ quan tâm đến dân số của cá thể thì thế thôi. Mình phức tạp hóa vấn đề quá :D

Nếu tính đột biến qua các thế hệ khác nhau thì giải thích của Fisher theo mình hướng vào câu hỏi như sau: Tại sao các loài đều tiến tới tỷ lệ đó 1/1, có thể xảy ra là với tiến hóa thế nào đó loài có thể làm cho nữ hoặc nam thuận lợi hơn nhiều về mặt sinh lý, dẫn đến nữ nhiều hơn (hoặc nam nhiều hơn.) Giải thích: giả sử nữ thuận lợi hơn về mặt sinh lý, dẫn đến nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên điều đó làm nam thuận lợi hơn nữ trong việc tìm "đối tác". Điều này gây áp lực chọn lọc tự nhiên lên các đột biến ưu tiên sản sinh nam (vì thuận lợi hơn), đẩy quần thể về phía cân bằng 1/1.

Câu hai mình chỉ góp ý là quần thể có nam nữ bằng nhau có khả năng tái sản xuất cao nhất, tức là tổng số cặp có khả năng sinh sản (một nam một nữ) rút ra từ đó lớn nhất, như đã nói ở trên.

MÌnh không hiểu lắm về những điều bạn nói.Trong tự nhiên đâu phải loài nào củng có đặc trưng sinh lý và sinh sản như nhau đâu.Ví dụ như ở ong thì chỉ có 1 ong chúa có thể ss còn số lượng ong đực thì rất nhiều.Nhưng ở người thì tỉ lệ này là 1\1.Vậy thì điều này phải giải thích dựa vào giao tử ms đúng chứ

Câu 2 thì theo mình nghỉ là tỉ lệ đực cái ảnh hưởng tới khả năng kết đôi giao phối củng như khả năng sống sót trước Dk Mt.nhưng quan trọng nhât vẩn là khả năng SS vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và tồn tại của sinh vật
Đó là Ý kiến của mình có j các bạn chỉ giáo dúp nha.Mình cảm ơn trước!!!
 

Facebook

Top