What's new

Nên đi du học sớm hay muộn?

#1
có một số em đang là học sinh hoặc là sinh viên những nhăm đầu ( muốn hoặc đang theo về Bio) đều thắc mắclà: nên đi du học vào thời điểm nào ? sớm hay muộn, cụ thể nên đi đê học bachelor hay là chờ học xong bachelor ở vn rồi mới đi học master ở nước ngoài, hay là lại làm cái master ở nhà rồi mới đi làm PhD??
những anh chị đi trước có kinh nghiệm cho ý kiến cho các em ấy tham khảo với nhé !:buonchuyen:
 
mình xin mở màn và có một số ý kiến:

- đi càng sớm càng tốt, sớm chừng nào hay chừng đấy !
- nhưng sớm hay muộn lại phụ thưộc hinh thức của việc cung cấp tài chính cho việc học vì: nếu đi học đại học là có rất ít học bổng mà thường chỉ la tự túc, mà cái này thì tùy thuộc khả năng của từng người, nếu ai có khả năng thì nên đi sớm từ lúc còn học đh chứ không nên chờ
nếu không có khả năng tự túc thì nên có gắng kiếm học bổng cho master, nhưng thường học bổng master cho bio là khá ít, nhưng cứ chịu khó tìm. nếu cứ nhất quyết phải đi du học thi có gắng có master ở nhà rồi thì xin học bổng PhD sẽ dễ hơn Master nhiều, vì phần lớn học bổng cho Bio thường là học bổng cho PhD. vị dụ cụ thể ở Đức thì 99% học bổng là cho PhD, và hiện nay nguồn học bổng PhD đang rất nhiều và đặc biết cho sv nước ngoài cực nhiều, apply khá dễ, yêu cầu tiếng anh lại không quá khó, có lẽ vì lượng sv ra trường ngành bio ở các trường Uni ở đức ít quá không đáp ứng đủ cho các suất PhD. trong Uni thi lượng sv PhD và học bổng cho PhD của bio là vẫn nhiều nhất so với các ngành khác.
- tại sao lại nên đi sớm: có lẽ lợi ích thì ai cũng biết , bạn sẽ được đào tạo bài bản ngay từ đâu ( tức đh), những kiến thức cơ bản cũng như đựoc thực hành tốt, và được tiếp xúc sớm với nền giáo dục tốt , phưong pháp dạy và học khác ở vn ( theo mình là tốt hơn hẳn) ( ở đây không nói đi lào hay campuchia học), trong giai đoạn học đh bạn sẽ được rèn luyện những kỹ năng học tập , nghiên cứu bổ ích ngay khi mới vào trường riêng ngành bio thì làm thực tập là nhiều, vì vậy bạn cũng sẽ được rền luyện rất nhiều và bài bản.
còn khi đã đi làm PhD thì môi trường đã khác, hằng ngày cứ xách balo lên lab của bạn mà làm việc, không còn tung tăng như khi còn bachelor hay master.
tới các sv đang làm master: hộc bổng cho PhD hiện nay là rất nhiều nên tương đối dễ nên cứ mạnh dạn apply, luyện tiếng anh khá khá tí.
ở Đức, lượng sv học bio người ta đào tạo hạn chế nên số lượng cũng không nhiều, trong một trường dh thì lượng sv bio là dạng ít nhất ( thường chỉ khoảng 30-50 1 khóa, ra trường chắc cỡ còn 60-70% và lượng người thích học bio cũng không nhiều ( vì nghèo), mà các lab lại rất cần PhD student vì nền vì PhD là dạng lao động ngắn hạn tay nghề cao mà lại trả lương thấp.
vd ở hannover, sv hệ master và diplom ( = master) ra trường chỉ khoảng 20-30 mẩu, mà lượng PhD hằng năm cần khoảng trên 100. các viện trong trường có lợi thế là kiếm được sv của mình đào tạo ra, có thể sau khi làm khó luạn thì người ta cho ở lại làm PhD luôn, nhưng cung cũng không thể đủ so với cầu, vì vậy lượng sv ấn độ , nam mỹ, china được " nhập" vào cực đông, còn các hệ thống viện ngoài Uni thì thường lấy PhD từ nước ngoài và những sv của các trường đào tạo bio nhưng ít viện ( cho sv ở lịa làm Dr).

hy vọng những năm tói sv vn mình sẽ đông , chứ cứ mở mắt ra là Tàu khựa với Indian. anh chị em cứ tích cực mạnh dạn gửi hồ sơ đi , quan trọng có english là ok hết, chỉ cần đọc viết tốt, nói chuỵen vèo vèo là ok !
chúc may mắn !
 

Nchicken

Member
Vấn đề chỉ là bao giờ thì bon chen được 1 suất học bổng thôi.:oops::oops: Cờ đến tay lúc nào thì phất. Chả lẽ lại có học bổng mà đẩy cho thằng khác?:botay: Quan trọng vẫn là bao giờ thì giật được cái suất đi du hí về tay mình thôi. Càng sớm càng tốt, muộn cũng chẳng sao. Dù sao thì mình vẫn có cơ hơn ai đó, nhưng mà dốt ngoại ngữ như mình thì đành châp nhận số kiếp mãi mãi vẫn chỉ ở xó nhà
Chẹp, đời buồn vậy đó :D:evil:
 
Vấn đề chỉ là bao giờ thì bon chen được 1 suất học bổng thôi.:oops::oops: Cờ đến tay lúc nào thì phất. Chả lẽ lại có học bổng mà đẩy cho thằng khác?:botay: Quan trọng vẫn là bao giờ thì giật được cái suất đi du hí về tay mình thôi. Càng sớm càng tốt, muộn cũng chẳng sao. Dù sao thì mình vẫn có cơ hơn ai đó, nhưng mà dốt ngoại ngữ như mình thì đành châp nhận số kiếp mãi mãi vẫn chỉ ở xó nhà
Chẹp, đời buồn vậy đó :D:evil:
Cứ có học bổng thì đi vội chứ còn nghĩ sớm hay muộn gì nữa:twisted::twisted::twisted::twisted:.
hè hè ở đay đang góp ý cho cả những em có khả năng đi học tự túc chứ không chỉ học bổng.
 
Nói cái này không phải phân biệt đối xử nhưng con trai thì nên sang học từ đầu đại học còn con gái nên học đại học ở nhà rồi sang master…
 

Nchicken

Member
Chẹp, khoản này thì mình không thể có ý kiến rồi. Vì mình vẫn đang học ở VN mà, tương lai cũng ở VN luôn. Nhưng theo mình thì nên học đại học ở VN rùi làm Master ở nước ngoài ( châu Âu càng tốt). Học CNSH ở VN có thua kém j so với thế giới đâu chứ. Lại còn được sự quan tâm, nhiệt tình của thầy cô ( hiêm thấy khi đi du học):mrgreen:
 

Nchicken

Member
Thua khoản thực hành, thí nghiệm. Hệ thống phòng thí nghiệm không phải là không có nhưng nghèo nàn, và không phải muốn vào là vào được. Mình học năm thứ 4 BK rùi mà thấy mấy đứa lớp mình đi làm nghiên cứu giờ phải tạm nghỉ vì lý do phòng chật, phải nhường chỗ cho năm cuối khẩn trương làm đồ án tốt nghiệp. Còn mình, không đi làm nghiên cứu, muốn tìm tài liệu thì vào mạng search cái, tiếng tây , tiếng tàu đủ cả nên chẳng thấy thua j.:oops:
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Còn mình, không đi làm nghiên cứu, muốn tìm tài liệu thì vào mạng search cái, tiếng tây , tiếng tàu đủ cả nên chẳng thấy thua j.:oops:
Phát biểu vậy là hơi tự tin quá đấy. Nói chung thì tài liệu chỉ là một phần nhỏ để tạo ra sinh viên giỏi thôi. Còn rất nhiều cái để tạo ra một sinh viên giỏi như phương thức làm việc, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, tinh thần trách nhiệm... Những cái này thì xin nói thẳng là Việt Nam còn lâu mới bằng được Tư Bản.

Nói chung người Việt được giáo dục và hay tự hào rằng chúng ta là con rồng cháu tiên, đất nước ta rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, chúng ta cần cù, chịu khó, thông minh... nhưng cứ nhìn thực tế xem Việt Nam thua kém Tư Bản bao xa thì nên tự rút ra bài học cho mình.
 
Phát biểu vậy là hơi tự tin quá đấy. Nói chung thì tài liệu chỉ là một phần nhỏ để tạo ra sinh viên giỏi thôi. Còn rất nhiều cái để tạo ra một sinh viên giỏi như phương thức làm việc, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, tinh thần trách nhiệm... Những cái này thì xin nói thẳng là Việt Nam còn lâu mới bằng được Tư Bản.

Nói chung người Việt được giáo dục và hay tự hào rằng chúng ta là con rồng cháu tiên, đất nước ta rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, chúng ta cần cù, chịu khó, thông minh... nhưng cứ nhìn thực tế xem Việt Nam thua kém Tư Bản bao xa thì nên tự rút ra bài học cho mình.
đc chí Hưng chỉ được cái nói đúng, đúng là sv vn mình khi ra trường rất thiếu nhiều ky năng trong công việc, và kiểu học của sv vn là khá thụ động hay phụ thuộc vào thầy cô, ít người tự lập cho mình kế hoạch học tập, lúc cần làm việc theo nhóm cũng còn yếu, khả năng thuyết trình cũng bị hạn chế, thiếu tự tin....
còn nói về cơ sở vật chất thì không nên so sánh vì quá khập khiễng, nhiều lúc vn cũng có lab tốt, dụng cụ tốt đấy, nhưng sv vào được đấy để làm là việc hơi bị khó, máy móc nhiều khi cũng chỉ được nhìn còn sờ thì cấm. còn chưa nói số lượng giảng viên sv trên đầu sv thì quá là khác nhau.
có lẽ chúng ta nên học theo người Nhật, chịu khó đi học hỏi các nước văn minh , chứ đừng nên lúc nào cũng cho nước mình là tốt, cài gì cũng nhất, lúc nao cũng cho rằng người vn là thông minh nhất... cứ phải nhìn vào thực tế thôi. bảo thủ như ngươi Tàu mà giờ cũng phải cho hàng đống sv sang tư bản về ..để còn copy...:dance:
nói chung cứ đi ra là sẽ thấy khác ngay !:razz:
 
Thua khoản thực hành, thí nghiệm. Hệ thống phòng thí nghiệm không phải là không có nhưng nghèo nàn, và không phải muốn vào là vào được. Mình học năm thứ 4 BK rùi mà thấy mấy đứa lớp mình đi làm nghiên cứu giờ phải tạm nghỉ vì lý do phòng chật, phải nhường chỗ cho năm cuối khẩn trương làm đồ án tốt nghiệp. Còn mình, không đi làm nghiên cứu, muốn tìm tài liệu thì vào mạng search cái, tiếng tây , tiếng tàu đủ cả nên chẳng thấy thua j.:oops:
- những cái quan trọng nhất cho bio lại thua rồi thì còn gì nữa,
- làm bio mà chỉ lý thuyết không thi chẳng làm được cái gì, thuộc ít lau sau lại quên, cứ phải bắt tay vào thực tế, dặc trưng của bio là ...làm chứ không phải chỉ đọc không
mình đã học dh bio 4 năm ở vn, và chương trình học thực tế ở ta là ly thuyết nhiều hơn thực hành rất nhiều, và mình cũng dã học dh 4 năm ở tư bản thì thấy chương trình lại ngược lại, lý thuyết rất ít và các phần lý thuyết là tự nguyện , không bắt phải đi ai muốn đi nghe giảng thì đi , ai muốn di phần nào thì đi, còn thực hành mới là bắt buộc. ở đại học đại cương thì thi thoảng vẫn có viết thi học kỳ lý thuyết, ai cảm thấy đủ trình thì dăng ký thi, ko thì thôi, nhưng lý thuyết là không nhiều. quan trọng vẫn là thực hành: trong bài thực hành bạn sẽ được luyện tay nghề, làm quen , sử dụng máy móc dụng cụ.. và bạn sẽ thường h hiểu luôn lý thyết cơ bản trong bài thực hành mà bạn đang làm:vd thường trong bài thực hành (9 h sáng - 3h chiều) cứ 9h sáng đến 10h sáng sẽ là phần giảng của giáo sư về lý thuyết sau đó sẽ là phần thực hành luôn phần lý thuyết thầy vừa giảng đến 3 giờ chiều, như vậy vừa nghe giảng xong được làm luôn rất dễ nhớ dỡ phải học nhiều. sau mỗi bài thực hành ( mỗi bài kéo dài khoảng 2 tuần gọi là 1 block sẽ có nhiều chủ đề) bạn thường phải nạp protokoll cho thầy, và khi viết báo cáo thực hành đấy chắc chắn bạn sẽ phải tìm sách đọc về vấn để về mình vừa làm thực hành để hiểu hơn để viết phần lý thuyết, để biện luạn kết quả... và thường 2 tuần làm thưc hành thì bạn được nộp protokoll trong vòng 1 tháng sau đó vì bạn cần ít nhất 1 tuần để viết báo cáo, vì lâu nhất vẫn là phần tìm và đọc tài liệu...
 
mình đã học dh bio 4 năm ở vn, và chương trình học thực tế ở ta là ly thuyết nhiều hơn thực hành rất nhiều, và mình cũng dã học dh 4 năm ở tư bản thì thấy chương trình lại ngược lại, lý thuyết rất ít và các phần lý thuyết là tự nguyện , không bắt phải đi ai muốn đi nghe giảng thì đi , ai muốn di phần nào thì đi, còn thực hành mới là bắt buộc.
Xin hỏi bạn đi học ở nước "tư bản" nào mà lý thuyết rất ít vậy?
Bạn nói đúng là đặc trưng của sinh học (và các môn khoa học tự nhiên nói chung) là cần nhiều thực hành. Nhưng phần lý thuyết cũng không bao giờ là ít cả, ở Việt Nam hay nước nào cũng vậy.

Tôi đã học ngành sinh học (chính xác là CNSH) "phi tư bản" tại Trường KHTN - ĐHQG TP. HCM 4 năm.
- Tất cả các môn học đại cương đều có thực hành kèm theo: như sinh học đại cương, vật lý đại cương, hóa học đại cương, sinh học phân tử đại cương, sinh hóa đại cương, vi sinh đại cương, v.v...
- Những môn được gọi là "chuyên sâu" thì đa số cũng có thực hành: kỹ thuật thao tác trên gene, hóa học phục vụ CNSH, CNSH động vật, CNSH thực vật, CNSH vi sinh vật, v.v....
- Chỉ trừ những môn quá sức tốn kém như lý sinh (Biophysics) hay CNSH thủy sản thì trường đành xin kiếu vì không kham nổi.

Sau đó tôi học sau đại học (vẫn đang học) tại một nước "tư bản" là Canada. Tôi có cơ hội xem chương trình và tham gia trợ giảng các môn thực hành đại cương tại đây. Tôi thấy số lượng các môn thực hành của chương trình đại học ở đây là tương đương với chương trình "phi tư bản" tôi đã học ở Việt Nam.

Thời lượng thì như nhau, nhưng tôi nhận thấy có điểm khác biệt về yêu cầu:
- Yêu cầu tư duy: Chương trình tại Canada yêu cầu sinh viên suy nghĩ, tham khảo nhiều hơn, biện luận nhiều hơn, hệ thống hơn và logic hơn dựa trên số liệu sinh viên thu được. Ở Việt Nam thì sinh viên được yêu cầu viết báo cáo thực hành nhiều hơn, nhưng lại không nhận được phản hồi từ người hướng dẫn là bài viết của mình có đạt đủ "độ khoa học" chưa.
- Yêu cầu kỹ thuật: Chương trình tại Việt Nam có yêu cầu rất cao về kỹ thuật, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tốt, thao tác chuẩn xác, có khi gây áp lực không cần thiết đối với sinh viên. Ở Canada thì sinh viên được thoải mái hơn (do đó trợ giảng "mệt" hơn vì phải hướng dẫn thao tác kỹ lưỡng hàng ngày).

ở đại học đại cương thì thi thoảng vẫn có viết thi học kỳ lý thuyết, ai cảm thấy đủ trình thì dăng ký thi, ko thì thôi, nhưng lý thuyết là không nhiều. quan trọng vẫn là thực hành: trong bài thực hành bạn sẽ được luyện tay nghề, làm quen , sử dụng máy móc dụng cụ..
Học lý thuyết ở Việt Nam hay nước ngoài cũng đều là tự nguyện, ai muốn đi nghe thì đi, không muốn thì thôi. Một số học phần ở Việt Nam có điểm danh hay kiểm tra giữa kỳ để "chiêu dụ" sinh viên đi học thì ở Canada cũng có màn trả lời câu hỏi nhanh (có cộng điểm) vào cuối buổi để "lôi" sinh viên tới lớp.

Có thể trường của bạn hơi khác. Ở chỗ tôi đang học, việc thi lý thuyết là rất nhiều (đặc biệt là giai đoạn đại cương). Vào mùa thi, sinh viên cũng nằm ngồi la liệt khắp thư viện, phòng đọc như ở Việt Nam.
Thường thì các bài thi thực hành sẽ xong trước ngày thi lý thuyết khoảng 2 tuần hoặc 1 tháng để sinh viên tập trung ôn tập lý thuyết.
Đề thi lý thuyết "nặng" hay "nhẹ" thì cũng tùy tâm tính giảng viên như ở Việt Nam: có người chỉ hỏi nguyên lý, có người lại hỏi Km của một số enzyme chuyên biệt, có người chỉ thích tự luận, có người chuyên trị trắc nghiệm.

Tôi đang tham gia trợ giảng môn sinh học đại cương, khi so sánh với Việt Nam, tôi thấy phần thi thực hành ở đây dễ hơn cho sinh viên:
- Sinh viên Canada chỉ phải nhìn mẫu vật, hoặc phân tích số liệu cho sẵn rồi trả lời kết quả.
- Sinh viên đại cương Việt Nam phải làm thí nghiệm thật trong ngày thi với thao tác chuẩn xác, sau đó trả lời câu hỏi dựa trên kết quả thu được.
:cuta:

Tất nhiên mức độ khó của các môn thực hành sẽ ngày càng tăng, và tại Canada, sinh viên được tiếp xúc với nhiều máy móc hiện đại hơn nhiều so với Việt Nam. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân tôi, sự coi trọng thực hành (ít nhất là trong ngành sinh học) ở Việt Nam và các nước "tư bản" là như nhau.
 
Thật ra sv VN thua Tây là thua ở thời đi học cấp 3 rồi chứ không phải riêng ĐH. Thử hỏi một thằng Tây học điểm cao ngất xem nó làm những gì: hoạt động đoàn này, xã hội nọ, hoặc tự mò vào phòng nghiên cứu...có thế mới vào Harvard hay Stanford được. Loại mọt sách rất ít
Xem lại Tây tất cả các nơi thì có lẽ nhiều nước vẫn có "chã", nhưng có vẻ Mỹ là ít hơn, rất năng động.
Số sv tự giác học tập vì đồng tiền bát gạo (bọn Tàu du học), hoặc vì miếng cơm manh áo (bọn Ấn đi học) rất cao nên mức độ cạnh tranh cũng khốc liệt, nhất là vào các ngành hot như Y, Luật hay computer
Cái hay của hệ thống GD nước ngoài không phải là GS giỏi (chỉ dành cho ai thích nghiên cứu) hay phương tiện đầy đủ hay chương trình học cập nhật (nếu thời nay có internet rồi, nhất là cái kho gigapedia thì cơ hội cho SV Việt và Tây là xem xem nhau). Cái hay nhất của nó là "công bằng". Xét vào trường công bằng (thi ĐH Việt Nam chưa hẳn đã công bằng), thi cử đánh giá công bằng (chả ai chỉ có năng lực gạo mà điểm cao ngất cả).
Nhưng cái hay nhất của nó là vì cái hệ thống của nó đã rất ổn định rồi. Sv có thể học chỉ để mà học, hoặc học để mà kiếm thật nhiều tiền (rất đảm bảo, ví dụ các ngành Luật, Y, Nha). Sự cạnh tranh rất lành mạnh và có thực, không bị ảo hoặc có các trào lưu cận thị kiểu VN (chứng khoán ngân hàng các kiểu).
Ở VN chỉ cần cơ hội việc làm như nhau (con ông cháu cha vào các ngành ngon như Bưu điện, Hàng không, dầu khí, hải quan), hệ thống đánh giá kiểm định tốt hơn (chỉ có BKHN hay ở VN mới có chuyện lấy fail đi fail lại làm hallmark của dân BK) và các ngành nghề đảm bảo hơn (ở VN bác sĩ hay luật sư không phải 50% đều giàu) là đã tốt lắm rội
 
Tự hỏi Hàn cò vì sao nó giầu?
Có lẽ người VN mình thiếu "an phận" :mrgreen:, tốt nghiệp cấp 3 thì đi làm thư ký, công nhân được rồi, lại còn đòi trèo cao đi học tại chức, học xong tại chức lại đi học Ths, rồi học lên Ts, rồi làm xếp,
Nhà nhà đi học, người người đi học, ĐH mọc như nấm, Ths và Ts trong nước tăng vọt. Chỉ tiêu 20,000 Ts làm cạn kiệt tài lực, mà sản phẩm lại không đảm bạo
Chung quy lại, VN nghèo do "hiếu học" mà ra
 

Nchicken

Member
Search thì thấy nhưng có hiểu j đâu :mrgreen: Căn bản là ( đến giờ vẫn không hiểu vì sao) cố mãi mà ngoại ngữ vẫn dốt.
 
Vì đi học khổ nhiều, vừa là cuộc sống con gái mới lớn vừa là khối lượng học. Thấy các bạn nữ đi học từ đại học không sướng lắm nên thấy là học trước đại học ở Việt Nam sẽ hợp lý hơn với các bạn nữ. Con trai có vẻ như khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn nữ kiếm được tình du học để nương tựa, lấy tinh thần và quyết tâm học hành thì cũng okie lắm :mrgreen:.
 
Vì đi học khổ nhiều, vừa là cuộc sống con gái mới lớn vừa là khối lượng học. Thấy các bạn nữ đi học từ đại học không sướng lắm nên thấy là học trước đại học ở Việt Nam sẽ hợp lý hơn với các bạn nữ. Con trai có vẻ như khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn nữ kiếm được tình du học để nương tựa, lấy tinh thần và quyết tâm học hành thì cũng okie lắm :mrgreen:.
quá hay , kết hợp vừa du tình vừa du học thi quả là tuyệt vời, nhưng con trai vừa du tình vừa học thì mất một đơn vị thời gian kha khá đấy..( kinh nghiệm xương máu):tutu:
 

Facebook

Top