What's new

Nghiên cứu vi tảo

#1
Chào mọi người,

Tôi mở chủ đề này để trao đổi về nghiên cứu vi tảo. Mời những ai có quan quan tâm cùng tham gia.

Tôi đang muốn nghiên cứu về sinh lý vi tảo độc hại ở ven biển Cần Giờ, Việt Nam. Loài được chọn lựa là một loài thuộc Pseudo-nitzschia. Hai bước cơ bản là: 1. Phân lập giống tự nhiên; 2. Nghiên cứu sinh lý.

Tôi đã tiến hành thu mẫu cả mấy tháng nay. Theo nghiên cứu tài liệu, một số tác giả đã công bố tháng 7, 8, 9 thường có mật độ Peudo-nitzschia cao, nhưng tôi thu mẫu cả 8-9 đợt (cách nhau 1-2 tuần), chỉ 1-2 đợt đầu tìm thấy, còn lại thì không thấy đâu.

Tôi đang phân vân không biết có nên tiếp tục thu mẫu như trước (nếu có thì đến bao giờ)? Đồng thời tôi cũng tìm hỏi xem ở đâu có giống phân lập sẵn để xin về nghiên cứu song song...

Mong những người có kinh nghiệm trao đổi, chỉ bảo giúp tôi với. Cảm ơn nhiều.
 
Thôi bạn ráng chờ chừng 1 tuần, coi có bậc kỳ tài nào giúp bạn kô, nếu có thì bạn tốt số, kô có thì 1 tuần sau mình ?kiếm chỗ vắng vẻ để mà trao đổi thôi, trao đổi mấy chuyện linh tinh này người ta cười mình chết. Email cho tui tranhoangdung1975 at yahoo dot com (YM cũng được), chúng ta cùng trao đổi nguyên nhân vì sao thu mẫu kô được. Nhớ nghen bạn phải kiên nhẫn sau 1 tuần, gửi trước ngày 19-09 là tui nhấn spam bạn đấy.

Bạn có số liệu mẫu tháng 3 đến tháng 5 kô?
 
:) ?Chuyện ai thấy linh tinh và cười thì... tôi không ngại. Mình "ngu" thì mới hỏi, mới học. Chịu hỏi, chịu học rồi thì cũng sẽ "hết ngu":mrgreen:

Nội dung đầu tiên tôi đề cập chỉ là vấn đề tôi đang vướng mắc, còn dĩ nhiên sẽ có nhiều vấn đề khác sâu hơn, "cao cấp" hơn, tùy theo thời gian và phạm vi nghiên cứu cũng như số người quan tâm theo dõi để có thể nói đến.

Rất cảm ơn câu trả lời tức thời của anh. Sau hạn 1 tuần, tôi sẽ gửi anh xem báo cáo sơ bộ thí nghiệm đợt vừa rồi. ?8)
 
Ái chà, tui cảm thấy khoan khoái sau khi đọc xong cuốn Mạc Can và thêm nhiều lý do khác nên tui giúp bạn tìm câu trả lời nhé thay vì bắt bạn cho 1 tuần:

Bạn đọc tài liệu nói loài  Pseudo-nitzschia có mật độ cao vào tháng 8-9 vậy tài liệu này từ đâu ra, nc ở vùng biển nào????

01- Nếu tài liệu nói chính vùng Cần Giờ thì chắc chắn tác giả là người VN và có khả năng cao là sống ở SG, vậy tốt nhất là tìm gặp trực tiếp.

02- Nếu tài liệu mô tả nc ở vùng biển phía Bắc thì bạn vẫn có thể liên hệ được. Lúc này bạn cần nhớ lại rằng tính chất địa lý - khí hậu của vùng biển Bắc - Nam VN là khác nhau. Điều kiện tháng 8-9 ngoài Bắc sẽ khác so với trong Nam một chút, chẳng hạn ngoài Bắc hay có bão còn trong Nam thì không ===) ảnh hưởng đến toàn bộ dân số phytoplantonk.

03- Nếu tài liệu mô tả nc ở Châu Âu hay Châu Mỹ thì bạn càng phải suy nghĩ kỹ  lưỡng về sự khác biệt địa lý - khí hậu  giữa địa điểm mô tả trong nc và Cần Giờ. Ví dụ tháng 8-9 ở Châu Âu thường cuối hè đầu thu, độ mặn bãi biển có thể tăng nhẹ nhưng ở Cần Giờ lại đang mưa nên độ mặn lại giảm. Loài  Pseudo-nitzschia  là loài bị ảnh hưởng bởi độ mặn rất nhiều.

Đó là lý do tại sao tui bảo bạn so sánh với số liệu tháng 3-5 là tháng cao điểm mùa nóng coi có sự khác biệt hay không.

Sau khi bạn trả lời ta sẽ tính tiếp.

To Admin: chiếu theo luật thì những bài vớ vẩn không liên quan đến chuyên môn trong topic này phải bị chuyển sang sub-topic hoặc ném vào sọt rác. Cựu admin hay tân admin gì cũng được, chịu khó thực thi đúng quy định hen!
 
Các tài liệu tôi đề cập đến là kết quả nghiên cứu chính ở vùng Cần Giờ. Có điều, tôi không đủ điều kiện và phương tiện để lấy đúng chỗ họ thu mẫu (bằng tàu lớn, ra khá xa bờ) nên chỉ lấy ở gần đó.

Sự khác biệt có thể do khí hậu, vì mỗi năm mỗi khác. Nhưng phán đoán chung là dù có thay đổi khí hậu thì ít nhiều cũng phải có mặt chúng, và đã có trong các tháng trước. Nhưng trong đợt tôi vừa làm lại chỉ trúng 2 lượt, mà tiếc là khi đó chuẩn bị môi trường chưa tốt nên phân lập không thành. Tôi vẫn đang tìm mọi cách có thể, kể cả liên hệ trực tiếp với các tác giả đã nghiên cứu trước đây...

Tôi phân vân: sự vắng mặt của chúng trong 6/8 lượt thu mẫu sau cùng (tổng cộng trong 2 tháng) là do đâu?

- ngày thu mẫu không đúng chu kỳ tăng trưởng?

- kỹ thuật thu mẫu có vấn đề? (- cơ bản vẫn không khác so với 2 lần thu có mẫu)

- môi trường biến động làm cho chúng vắng mặt?

- còn nguyên nhân nào khác?

Vì chỉ có 1 mình làm đề tài, chi phí bỏ ra là rất lớn nếu cứ cắm đầu cắm cổ đi thu mẫu hoài mà không có kết quả. Còn ngưng một hai tuần thì cũng áy náy không biết lỡ đâu lúc đó chúng lại xuất hiện thì sao...
 
Nghiên cứu vi tảo - tiếp theo

Nguyễn Tấn Đại said:
Các tài liệu tôi đề cập đến là kết quả nghiên cứu chính ở vùng Cần Giờ. Có điều, tôi không đủ điều kiện và phương tiện để lấy đúng chỗ họ thu mẫu (bằng tàu lớn, ra khá xa bờ) nên chỉ lấy ở gần đó.

Sự khác biệt có thể do khí hậu, vì mỗi năm mỗi khác. Nhưng phán đoán chung là dù có thay đổi khí hậu thì ít nhiều cũng phải có mặt chúng, và đã có trong các tháng trước. Nhưng trong đợt tôi vừa làm lại chỉ trúng 2 lượt, mà tiếc là khi đó chuẩn bị môi trường chưa tốt nên phân lập không thành. Tôi vẫn đang tìm mọi cách có thể, kể cả liên hệ trực tiếp với các tác giả đã nghiên cứu trước đây...

Tôi phân vân: sự vắng mặt của chúng trong 6/8 lượt thu mẫu sau cùng (tổng cộng trong 2 tháng) là do đâu?

- ngày thu mẫu không đúng chu kỳ tăng trưởng?

- kỹ thuật thu mẫu có vấn đề? (- cơ bản vẫn không khác so với 2 lần thu có mẫu)

- môi trường biến động làm cho chúng vắng mặt?

- còn nguyên nhân nào khác?

Vì chỉ có 1 mình làm đề tài, chi phí bỏ ra là rất lớn nếu cứ cắm đầu cắm cổ đi thu mẫu hoài mà không có kết quả. Còn ngưng một hai tuần thì cũng áy náy không biết lỡ đâu lúc đó chúng lại xuất hiện thì sao...

Xin lỗi bạn Đại nhé, tui có nhờ Admin xử lý theo đúng luật SHVN những bài  kô thuộc chuyên môn ở topic Nghiên cứu vi tảo do bạn mở ra, nhưng thấy im ru bù rù nên tui mạn phép mở 1 topic mới và quote bài bạn mới trả lời để tui tiện trao đổi tiếp với bạn.

Các lý do bạn bạn liệt kê chưa phải là yếu tố chính khiến bạn không thu được mẫu như ý.

Bạn cũng thừa nhận là bạn kô lấy mẫu đúng như chỗ họ đã lấy thì kết quả khác nhau là phải rồi. Đây chính là mấu chốt vấn đề, tài liệu tui đọc cho thấy loài này phải thu mẫu ở khoảng cách từ 0,5 đến 10 km thì mới có ý nghĩa. Và như tui gợi ý sao bạn kô thử liên lạc trực tiếp tác giả.
 
Re: Nghiên cứu vi tảo - tiếp theo

Trần Hoàng Dũng said:
Các lý do bạn bạn liệt kê chưa phải là yếu tố chính khiến bạn không thu được mẫu như ý.

Bạn cũng thừa nhận là bạn kô lấy mẫu đúng như chỗ họ đã lấy thì kết quả khác nhau là phải rồi. Đây chính là mấu chốt vấn đề, tài liệu tui đọc cho thấy loài này phải thu mẫu ở khoảng cách từ 0,5 đến 10 km thì mới có ý nghĩa. Và như tui gợi ý sao bạn kô thử liên lạc trực tiếp tác giả.
1. Chỗ "khoảng cách từ 0,5 đến 10 km thì mới có ý nghĩa" là ý hay tôi mới biết! Anh có thể cho tôi xin thông tin tham khảo của tài liệu đó?

Các tài liệu tôi đã dùng là:

Andersen R.A., Kawachi M. 2005. Traditional microalgae isolation techniques. In: Andersen R.A. (ed.) Algal culturing techniques. Elsevier Academic Press, 83-100.

Guillard R.R.L., Morton S.L. 2004. Culture methods. In: Hallegraeff G.M., Anderson D.M., Cembella A.D. (eds) Manual on harmful marine microalgae. UNESCO, 77-97.

Harrison P.L., Berges J.A. 2005. Marine culture media. In: Andersen R.A. (ed.) Algal culturing techniques. Elsevier Academic Press, 21-33.

Larsen J., Nguyễn Ngọc Lâm (eds) 2004. Potentially toxic microalgae of Vietnamese waters. Nghiên cứu các loài vi tảo có khả năng độc hại trong các thuỷ vực ven bờ Việt Nam. Opera Botanica, 140: 216 pp.

Đỗ Thị Bích Lộc, Đào Thanh Sơn, Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Mai Linh, Nguyễn Thanh Hải. 2001. Nghiên cứu tảo độc ở vùng nuôi nghêu Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh. Trong: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia – Viện Sinh học Nhiệt đới. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999-2000). NXB. Nông nghiệp, 287-292.

Trong đó, nhóm Đỗ Thị Bích Lộc (Viện SH Nhiệt đới) thực hiện chính ở Cần Giờ cho dự án của nhóm Nguyễn Ngọc Lâm (Viện Hải dương học Nha Trang).

2. Tuy nhiên, tại cùng địa điểm đó đã từng phát hiện thấy mẫu nhiều lần (tôi vẫn chưa gửi cho anh xem bản báo cáo sơ bộ). Dường như có độ chênh lệch trong sự xuất hiện nhiều hay ít của bọn này tại cùng địa điểm đó giữa quan sát của cá nhân tôi (không ghi nhận một cách hệ thống, vì chủ đích nghiên cứu sinh lý khác hẳn) và các kết quả trước đó (quan sát, theo dõi có hệ thống để đánh giá về mặt sinh thái). Mà tôi lại không có đủ thời gian để chờ tới năm sau...

3. Tôi vẫn cố gắng liên hệ với các tác giả trước, đồng thời trao đổi ở đây. Nhiều người vẫn thấy rõ hơn 1 người.

Dù sao, có lẽ tôi vẫn phải làm thêm 1-2 chuyến thu mẫu nữa mới có thể đánh giá chính xác hơn...
 
Đây là 2 bài tui vừa đọc, đọc để thất phần vị  trí lấy mẫu nhé

Nguyễn Tấn Đại said:
Andersen R.A., Kawachi M. 2005. Traditional microalgae isolation techniques. In: Andersen R.A. (ed.) Algal culturing techniques. Elsevier Academic Press, 83-100.

Guillard R.R.L., Morton S.L. 2004. Culture methods. In: Hallegraeff G.M., Anderson D.M., Cembella A.D. (eds) Manual on harmful marine microalgae. UNESCO, 77-97.
Bạn thực sự có 2 cuốn này? Cho tui mượn photo được kô?

Nguyễn Tấn Đại said:
Đỗ Thị Bích Lộc, Đào Thanh Sơn, Phạm Anh Đức, Nguyễn Thị Mai Linh, Nguyễn Thanh Hải. 2001. Nghiên cứu tảo độc ở vùng nuôi nghêu Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh. Trong: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia – Viện Sinh học Nhiệt đới. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1999-2000). NXB. Nông nghiệp, 287-292.
Cho tui gửi lời hỏi thăm Đào Thanh Sơn nói tên tui là Sơn nhớ (Dũng SH93), nếu xin được số phone của Sơn thì chuyển dùm nhé.
 
Trần Hoàng Dũng said:
Đây là 2 bài tui vừa đọc, đọc để thất phần vị ?trí lấy mẫu nhé

Nguyễn Tấn Đại said:
Andersen R.A., Kawachi M. 2005. Traditional microalgae isolation techniques. In: Andersen R.A. (ed.) Algal culturing techniques. Elsevier Academic Press, 83-100.

Guillard R.R.L., Morton S.L. 2004. Culture methods. In: Hallegraeff G.M., Anderson D.M., Cembella A.D. (eds) Manual on harmful marine microalgae. UNESCO, 77-97.
Bạn thực sự có 2 cuốn này? Cho tui mượn photo được kô?
Có chớ! Không thì sao đọc được?! Trước tôi có mua bản copy vài chương cuốn của Andersen, sau thì nhờ mua nguyên cuốn. Tôi định lập tủ sách vi tảo ở PTN Sinh lý Thực vật, ĐH Sư phạm TP.HCM, để có thể trao đổi với những PTN khác. Tôi thích trao đổi để đọc hơn là để "photocopy", vì dễ hỏng sách (khó tánh quá phải hong? :wink:) Những chương tôi đã mua dạng copy thì có bản quyền hẳn hoi, nhưng có thể phô lại cho anh được. Cuốn của Guillard thì có file của bản năm 1993, còn bản mới 2004 chỉ có sách :)


Trần Hoàng Dũng said:
Cho tui gửi lời hỏi thăm Đào Thanh Sơn nói tên tui là Sơn nhớ (Dũng SH93), nếu xin được số phone của Sơn thì chuyển dùm nhé.
OK! Cảm ơn anh luôn về 2 bài báo. Tôi sẽ nghiên cứu thêm. Thú thật, lần đầu nghiên cứu mảng này, GV hướng dẫn cũng lần đầu, PTN cũng lần đầu, người làm cũng lần đầu, tất cả phải bắt đầu từ số 0, nên hơi vất vả ?:|
 

Facebook

Top