What's new

Ngô Bảo Châu niềm tự hào của dân Việt

#1
7. The Fundamental Lemma, Solved







Steve Prezant / Corbis




In 1979 the Canadian-American mathematician Robert Langlands developed an ambitious and revolutionary theory that connected two branches of mathematics called number theory and group theory. In a dazzling set of conjectures and insights, the theory captured deep symmetries associated with equations that involve whole numbers, laying out what is now known as the Langlands program. Langlands knew that the task of proving the assumptions that underlie his theory would be the work of generations. But he was convinced that one stepping stone that needed confirmation — dubbed the "fundamental lemma" — would be reasonably straightforward. He, his collaborators and his students were able to prove special cases of this fundamental theorem. But proving the general case proved more difficult than Langlands anticipated — so difficult, in fact, that it took 30 years to finally achieve. Over the past few years, Ngo Bao Chau, a Vietnamese mathematician working at Université Paris-Sud and the Institute for Advanced Study (IAS) in Princeton, formulated an ingenious proof of the fundamental lemma. When it was checked this year and confirmed to be correct, mathematicians around the globe breathed a sigh of relief. Mathematicians' work in this area in the last three decades was predicated on the principle that the fundamental lemma was indeed accurate and would one day be proved. "It's as if people were working on the far side of the river waiting for someone to throw this bridge across," says Peter Sarnak, a number theorist at IAS. "And now all of sudden everyone's work on the other side of the river has been proven."



Read more: http://www.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,1945379_1944416_1944435,00.html#ixzz0ZKpDuJuL

Trích từ Time: The top 10 of everything in 2009.
Ngô Bảo Châu vào “top 10” phát minh khoa học của TIME

Cập nhật lúc 00:13, Thứ Sáu, 11/12/2009 (GMT+7)
,

Ngày 9/12, tạp chí “Thời đại” (Time) đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langland của GS Ngô Bảo Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009.

Ngô Bảo Châu (thứ 2 từ trái sang) tại Lễ trao giải thưởng Viên nghiên cứu toán học Oberwofach 2004Với phát minh này, Ngô Bảo Châu hiện là ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới – giải thưởng Fields.

Nhận được thông tin,GS.TS Ngô Việt Trung, Viện trưởng viện toán học Việt Nam đã gửi tới VietNamNet bài viết dưới đây.

Chương trình Langland và cơ hội đoạt “Nobel” Toán học

Chương trình Langland là một chương trình toán học đồ sộ nhằm thống nhất hình học và số học.
Bổ đề cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langland.
Nhiều nhà toán học đã tiến hành những nghiên cứu dựa trên việc công nhận trước Bổ đề cơ bản.
Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langland bước sang một trang mới.

Bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được.

Nó khó đến nỗi mà khi Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon mới giải quyết được một trường hợp đặc biệt thì Bảo Châu và GS Laumon đã được nhận giải thưởng Clay (năm 2004).
Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất về toán học trên thế giới.

Sau đấy, Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ chấu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008).

Sau khi giải quyết được một trường hợp đặc biệt, Ngô Bảo Châu đã tập trung tâm trí để chứng minh Bổ đề cơ bản một cách tổng quát.

Thực tế là nhà toán học này đã hoàn thành công trình của mình năm 2008. Nhưng để kiểm chứng công trình gần 200 trang này, các nhà toán học đã mất gần một năm để có thể hoàn toàn khẳng định chứng minh của Ngô Bảo Châu là đúng.

Nếu ai đã gặp Ngô Bảo Châu cách đây 5 năm thì sẽ thấy tóc của anh đã bạc đi khá nhiều, dù năm nay, Bảo Châu mới 37 tuổi.

Với công trình này, Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng toán học Fields danh giá.

Đây là giải thưởng toán học được ví với giải Nobel (không có giải Nobel trong lĩnh vực toán học), nhưng 4 năm mới tổ chức một lần và chỉ dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Đại hội toán học thế giới năm 2010 sẽ bỏ phiếu để trao tặng giải thưởng này.

Ngô Bảo Châu cũng đã được mời làm báo cáo toàn thể tại Đại hội này.

Không phải người xa lạ…

Ngô Bảo Châu không phải là người xa lạ với toán học Việt Nam.
Bởi Ngô Bảo Châu học chuyên toán ở ĐH Tổng hợp Hà Nội. Ngay sau khi Bảo Châu bảo vệ luận án tiến sĩ ở Pháp, Viện Toán học đã mời anh làm báo cáo nhiều lần tại Viện, cũng như tại Trường hè toán học đầu tiên do Viện tổ chức để nâng cao kiến thức cho sinh viên.

Khi nhận giải thưởng Clay, Ngô Bảo Châu được Viện nghiên cứu cao cấp Princeton mời sang làm giáo sư.

Đây là nơi tập trung các nhà vật lý và các nhà toán học hàng đầu của thế giới, trong đó có rất nhiều người được giải Nobel và giải Fields.
Tại đây, các nhà khoa học được tạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu và do đó Ngô Bảo Châu có thời gian về Việt Nam nhiều hơn.

Với uy tín của mình, Ngô Bảo Châu đã bỏ nhiều công sức vận động Bộ GD – ĐT, Bộ KH & CN cấp kinh phí tổ chức các khóa học chuẩn bị kiến thức cho các sinh viên toán có năng khiếu đi làm tiến sĩ ở các trung tâm toán học hàng đầu thế giới.

Rất tiếc là do những vướng mắc về cơ chế mà kế hoạch này không thực hiện được như mong muốn. (muôn thuở là cơ chế :cry:)

Khác với một số nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, anh Châu luôn tích cực, chủ động tìm cách giúp đỡ toán học trong nước.

Viện Toán học đã đề nghị công nhận chức danh giáo sư đặc cách cho anh Ngô Bảo Châu và có lẽ anh là người trẻ nhất nhận học hàm giáo sư tại Việt Nam từ trước tới nay.
Viện Toán học cũng ký hợp đồng làm việc dài hạn với anh Châu và trên thực tế anh Châu đều tham gia tích cực vào công tác giảng dạy ở Viện mỗi khi về nước.

Năm 2008, chỉ trong hai tháng hè về nước, Ngô Bảo Châu đã giảng 3 chuyên đề cho sinh viên, và anh nói với chúng tôi rằng chưa bao giờ anh giảng dạy nhiều như thế.

Bảo Châu hiện đang có kế hoạch mời một số nhà toán học hàng đầu thế giới sang Việt Nam để cùng nghiên cứu về chương trình Langland và qua đó có thể dẫn dắt một số sinh viên trẻ Việt Nam tiếp cận với hướng nghiên cứu này.

Ngô Bảo Châu là một con người thấp bé, nhưng có một đôi mắt sáng đặc biệt.

Ẩn sau đó là một nghị lực làm việc phi thường. Khi làm luận án tiến sĩ, Châu nói là nhiều khi cảm thấy vô vọng vì vấn đề khó quá.

Nhưng trời đã không phụ lòng người, trong một lúc “thăng hoa”, Châu đã tìm thấy ý tưởng giải quyết vấn đề và đấy là bước đầu tiên dẫn đến chứng minh Bổ đề cơ bản sau này.

Ai đã từng nói chuyện với anh sẽ thấy anh là một người tư duy rất sắc sảo nhưng cũng rất khiêm tốn và đầy tâm huyết đối với đất nước.

GS.TS Ngô Việt Trung (Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam)


Trích từ Vietnamnet

Đọc bài trên của Time mình nghiệm thấy 2 điều:
+ Lần chứng minh sau này của GS Châu không đình đám như lần đầu, nhưng tầm quan trọng hơn hẳn lần đầu (khi được trao giải Clay)
+ 90% GS Châu sẽ được Fields năm tới, và khả năng là chỉ mình GS Châu được vì gần đây trong Toán cũng chẳng thấy gì đình đám. Mà nếu có thì những người khác cũng sẽ "lùn hơn" so với GS Châu khi ra nhận giải (giống trường hợp các Field Medalist khác so với công trình của Perelman năm 2006).
Đọc bài của VN: ôi thôi là buồn. Mà thật ra GS Trung nói lẫy thế chứ các sinh viên Toán VN dư sức tự kiếm học bổng chứ chả cần ngửa tay xin chính phủ. Cái câu "hiền tài là nguyên khí quốc gia" rốt cục cũng là lip-service.
 

quangson

Member
Chã hiểu gì suất. Nhưng nói chung khá nhiều người Việt đã gây tiếng vang trong giới khoa học thế giới, mình chỉ biết thế.:xinkieu:
 
GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

Tác giả: Kim Dung
Bài đã được xuất bản.: 15/12/2009 06:20 GMT+7


"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
Ngày 9/12, Tạp chí "Thời đại" (Time) đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langland của GS Ngô Bảo Châu là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009. Với phát minh này, Ngô Bảo Châu hiện là ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới - giải thưởng Fields.
Theo GS. TS Ngô Việt Trung: "Chương trình Langland là một chương trình toán học đồ sộ nhằm thống nhất hình học và số học. Bổ đề cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langland. Nhiều nhà toán học đã tiến hành những nghiên cứu dựa trên việc công nhận trước Bổ đề cơ bản. Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langland bước sang một trang mới. Bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được.
Nó khó đến nỗi mà khi Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon mới giải quyết được một trường hợp đặc biệt thì Bảo Châu và GS Laumon đã được nhận giải thưởng Clay (năm 2004). Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất về toán học trên thế giới.
Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ chấu Âu (2007) và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (2008).
Sau khi giải quyết được một trường hợp đặc biệt, Ngô Bảo Châu đã tập trung tâm trí để chứng minh Bổ đề cơ bản một cách tổng quát. Thực tế là nhà toán học này đã hoàn thành công trình của mình năm 2008. Nhưng để kiểm chứng công trình gần 200 trang này, các nhà toán học đã mất gần một năm để có thể hoàn toàn khẳng định chứng minh của Ngô Bảo Châu là đúng.

Với công trình này, Ngô Bảo Châu là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải thưởng toán học Fields danh giá.
Đây là giải thưởng toán học được ví với giải Nobel (không có giải Nobel trong lĩnh vực toán học), nhưng 4 năm mới tổ chức một lần và chỉ dành cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. Đại hội toán học thế giới năm 2010 sẽ bỏ phiếu để trao tặng giải thưởng này.
Ngô Bảo Châu cũng đã được mời làm báo cáo toàn thể tại Đại hội này."
Nhân dịp này, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với vị GS trẻ tuổi Ngô Bảo Châu.
Cái cần làm nhất là...
- Thưa GS Ngô Bảo Châu, cách đây nhiều năm, khi học sinh VN có những giải toán quốc tế đầu tiên, tại một hội nghị của ngành GD về đào tạo học sinh giỏi, tôi bị ám ảnh (cho tới tận giờ), câu nói của GS Hoàng Xuân Sính: Ngay cả trên thế giới, có rất ít học sinh giỏi toán trên con đường phát triển trở thành "nhà toán". Bằng thực tiễn trải nghiệm ở các môi trường sống và nghiên cứu khác nhau, GS có nhận xét gì về sự "khắc nghiệt" của hành trình này?
Ở bậc phổ thông, hiện vẫn chỉ có toán và văn là hai thước đo chính cho học sinh. Khó mà khác được. Vì ta phải giúp trẻ nhỏ hình thành một nhân cách, phát triển một tư duy chính xác, để rồi đối mặt với một cuộc sống ngày một khó khăn phức tạp. Ở mức độ cao hơn, ai cũng sẽ phải học cho mình một cái nghề và cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ. Tất cả học sinh giỏi toán mà đi học toán cả thì gay go. Tôi nghĩ là xã hội cần nhiều người có tư duy mạch lạc, chính xác hơn là nhiều nhà toán học chuyên nghiệp.
GS Ngô Bảo Châu. -"Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Câu tổng kết của người xưa ứng với mọi quốc gia, đòi hỏi quốc gia nào cũng phải có chiến lược đào tạo người tài. GS có thể cho biết một vài nét rất cơ bản về chiến lược này ở Pháp, Mỹ?
Tôi chỉ xin phép bàn về người tài theo khía cạnh học thuật. Ở cả Pháp và Mỹ, bên cạnh việc phổ cấp hóa đại học, người ta vẫn coi việc giữ gìn một số cơ sở đào tạo nhóm người ưu tú là câu chuyện sống còn. Ở Pháp có trường Normale, trường Polytechnique. Ở Mỹ có Harvard, Yale, Princeton và một số trường khác.
Mỗi một con người, dù ưu tú đến đâu, cũng chỉ có thể đóng góp cho sự tiến bộ của khoa học, của tri thức vào một thời điểm nhất định. Trong cuộc sống, ai cũng phải chịu một số ràng buộc nhất định, về tiền nong, về hành chính và vô số những cái khác. Tôi thấy ở Pháp, và đặc biệt là ở Mỹ, người ta rất ý thức trong hạn chế tối đa những ràng buộc kể trên nếu họ nhìn ra cái khả năng của anh tạo ra một bước tiến cho khoa học.
Chuyện chênh lệch trong xã hội là tất yếu và theo tôi là chấp nhận được trong chừng mực không vi phạm đến phẩm giá của mỗi người. Nếu biết tổ chức tốt, chính sự chênh lệch xã hội tạo nên một động lực rất lớn cho sự phấn đấu của mỗi người. Trong thế giới học thuật, ít nhất là đến một chừng mực nào đó, ai cũng hiểu được rằng, để tiến bộ anh không có lựa chọn nào khác là giữ gìn một tinh thần học tập toàn vẹn, trong sáng, và phấn đấu không mệt mỏi.
- Ở nước ta, hệ thống trường chuyên tạo nguồn đào tạo người tài phát triển đã gần 45 năm, mỗi năm, ngành GD chọn lựa trong số đó một số ít em đi thi quốc tế, giật giải; nhưng nhiều ý kiến nhận xét đó vẫn là cách luyện gà nòi, là giải pháp tình thế. Ý kiến của GS về nhận xét đó là đúng hay sai?
Tôi nghĩ nhận xét này sai hoàn toàn. Thật ngây thơ khi ta đưa chuyện giật giải quốc tế của một học sinh lên thành một thành tích của ngành giáo dục. Nhưng không phải là giải quốc tế không có ý nghĩa: Nó là một một sự khuyến khích rất lớn để các bạn trẻ cố gắng học giỏi hơn. Học nghiêm túc là một việc rất khó nên cần được xã hội khuyến khích.
Đối với một quốc gia, việc đào tạo một nhóm người ưu tú (gà nòi) là chuyện sống còn. Nhưng những người được đào tạo như gà nòi, thì lại hoàn toàn không nên chấp nhận cái thân phận gà nòi của mình.
- Nếu được giao trọng trách đào tạo người tài cho đất nước, GS sẽ ưu tiên chọn giải pháp nào? GS sẽ bắt đầu từ đâu? Và theo ông, đào tạo ĐH VN hiện nay cần sự thay đổi gì nhất?
Nếu chỉ nói một câu, tôi chỉ xin thưa rằng cái cần làm nhất là thổi lại cái tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. Theo nhận xét của tôi, cái tinh thần này đã bị mai một nhiều rồi đấy. Phải đặt lại việc học tập lên vị trí cao nhất ít nhất trong môi trường nhà trường.
Người Do Thái lang thang vạn dặm cả ngàn năm nay. Nhưng họ vẫn nâng niu cái truyền thống giảng kinh Talmud của họ. Họ biết yêu cái việc học, học để mà học, vì học hỏi là lẽ sống. Đó là một phần lý do tại sao ta thấy nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng, nghệ sĩ gốc Do Thái xuất sắc như thế.
Làm sao để con em ta biết yêu việc học một cách vô tư, độc lập với chuyện miếng cơm manh áo, độc lập với cái mong ước (không có gì đáng chê) của cha mẹ là con mình trở thành bác sĩ, kỹ sư luật sư ...
Để thực hiện việc thượng tôn học tập, việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy. Việc cải cách chính sách lương bổng cho giáo viên là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngoài.


Toán học khoẻ mạnh phải mở rộng cửa


- Được biết, nước ta đã có chính sách "trải thảm đỏ" để đón người tài là Việt kiều về nước đóng góp. Tuy nhiên, thực chất chính sách này tỏ ra không hiệu quả lắm. Theo GS vì sao? Vì chính sách lương bổng, môi trường hay cơ chế làm việc không phù hợp?
Có hai cách tuyển người. Một là tuyển những người đã thành danh: Việc này tốn rất nhiều tiền, vì mình phải trả họ ít nhất tương đương với mức lương của họ đang được hưởng ở nước ngoài. Việc này nên làm nhưng chắc chắn phải rất hạn chế một là vì ngân sách, hai là vì sự chênh lệch quá lớn về ưu đãi giữa cán bộ vẫn làm việc trong nước và cán bộ được tuyển từ nước ngoài về lâu dài sẽ gây mâu thuẫn.
Cách thứ hai là phát hiện ra những nhà khoa học trẻ, vào cỡ tuổi sau PhD, đã trải qua hai năm PostDoc. Ta cần biết cách ưu đãi họ, bằng đồng lương xứng đáng với tài năng của họ, tương ứng với vị trí xã hội, ưu đãi về nhà cửa và điều kiện để tổ chức một nhóm nghiên cứ khoa học.
Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta. Tôi cho là mô hình thứ hai là mô hình cần được nhân rộng.
Liệu có thể đặt một qui tắc cấp kinh phí mới làm sao cho các trường đại học buộc phải đấu tranh để dành được về mình những cá nhân ưu tú nhất. Như thế sớm muộn, các trường đại học từ trung ương đến địa phương sẽ tìm tự ra cách riêng của họ để lôi kéo về cho mình những nhóm nghiên cứu có triển vọng.
Câu chuyện này không có gì mới, đấy là cách người ta tổ chức khoa học khắp nơi trên thế giới. Làm sao cho trong đầu các ông hiệu trưởng, trưởng khoa, việc lôi kéo được giảng viên giỏi về cho trường, cho khoa mình, trường mình những nhà khoa học trẻ có triển vọng, cũng quan trọng không kém việc xây dựng cơ sở vật chất.
Và tôi nghĩ chúng ta cần có ý thức lập nên một qui trình đề đào thải một cách triệt để tất cả những hiện tượng hữu danh vô thực. Điển hình là việc phong giáo sư như phong phẩm hàm quí tộc theo hình thức hiện nay. Tôi có được phong giáo sư vào năm 2005. Tất nhiên là tôi rất hãnh diện về sự công nhận của các đồng nghiệp trong nước. Nhưng cho đến thời điểm này, tôi vẫn tự thắc mắc rằng liệu việc tôi chấp nhận học vị giáo sư có phải là một sai lầm hay không.
- GS thường xuyên về VN giảng dạy, theo GS, toán học VN đang đứng ở đâu? Và để có những nhà toán học VN thực thụ, nhà nước cần có chính sách gì với họ?
Nếu so với các nước trong khu vực, thì chúng ta có vẻ bị tụt hậu. Cả một mảng toán ứng dụng rộng lớn hình như hoàn toàn bị lãng quên từ ứng dụng của xác suất, của phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng, cho đến ứng dụng của số học và đại số vào khoa học máy tính. Toán học khỏe mạnh phải mở rộng cửa để đón nhận các câu hỏi, các gợi ý, ý tưởng từ vật lý, khoa học vật liệu, khoa học máy tính và các ngành khoa học khác.
Để duy trì và cải thiện vị trí của toán học VN, ta vẫn phải tiếp tục gửi sinh viên giỏi ra nước ngoài đào tạo PhD, nhưng phải bắt đầu suy nghĩ cách cuốn hút họ trở về nước sau khi bảo về, và qua hai, ba năm postdoc. Có thể theo hình thức tổ chức các nhóm khoa học trẻ như tôi trình bày ở trên.
Mặt bằng chung về trình độ của giáo viên đại học toán, và thực ra của tất cả các ngành khác, cần được cải thiện. Có người đăt ra cái ý kiến khôi hài là các cán bộ hành chính của Hà Nội cần có bằng tiến sĩ. Vậy tại sao ta lại dè dặt trong việc đòi hỏi tất cả giảng viên đại học phải có bằng tiến


Trích "Tuần Việt Nam net".
 
Liệu có thể đặt một qui tắc cấp kinh phí mới làm sao cho các trường đại học buộc phải đấu tranh để dành được về mình những cá nhân ưu tú nhất. Như thế sớm muộn, các trường đại học từ trung ương đến địa phương sẽ tìm tự ra cách riêng của họ để lôi kéo về cho mình những nhóm nghiên cứu có triển vọng.
Híc, tính ra cũng là ưu tú đấy. Nhưng mà sản phẩm ưu tú do các lò "ưu tú" tạo ra nên chất lượng cũng..."ưu tư".

Nhưng cho đến thời điểm này, tôi vẫn tự thắc mắc rằng liệu việc tôi chấp nhận học vị giáo sư có phải là một sai lầm hay không.

Câu này đau cho phần lớn giới trí thức Việt Nam quá (nếu họ còn biết đau...)

Đối với một quốc gia, việc đào tạo một nhóm người ưu tú (gà nòi) là chuyện sống còn. Nhưng những người được đào tạo như gà nòi, thì lại hoàn toàn không nên chấp nhận cái thân phận gà nòi của mình.
Thích nhất câu này.
 

Dương Văn Cường

Administrator
Bác Châu bảo cần thổi lại tinh thần hiếu học, còn bác Lương thì đã từng phát biểu "Chung quy lại, VN nghèo do "hiếu học" mà ra" :oops:
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Có lần bác Châu ghé qua SHVN thấy câu châm ngôn của bác Lương nên nhân dịp được phỏng vấn mới đá khéo bác Lương 1 phát. Sở dĩ biết vụ này vì bác Châu có hỏi mình cái ông Lương này là ai mà phát biểu lung tung thế:oops:.

Vấn đề ở VN không phải là có luyện gà nòi hay không. Cốt lõi nằm ở chỗ: người tài có được trọng dụng và trả lương xứng đáng hay không. Giờ cứ ra chính sách thi tuyển công bình, lương ăn theo năng lực/sản phẩm thì cho dù không có trường luyện bà con cũng sẽ cố mà tự luyện ngay.

Câu chuyện đối nghịch giữa bác Châu với bác Trình không hiếm xảy ra chút nào, chẳng qua 2 bác này nổi bật nhất nên hay được nhắc tới thôi. Theo mình thấy, các đồng chí được giải Quốc gia/Quốc tế nếu ra nước ngoài thì đều khá cả. Trong khi nếu ở VN thì điển hình như ở trường BK mình thấy đồn các đồng chí đạt giải này giải nọ thi lại như đi chợ. Chắc tại cấp 3 vùi đầu cầy cuốc ác quá, lên đại học được thả rông cái là sa đoạ ngay. Tất nhiên đây nói theo số đông thôi chứ không phải tất cả đều vậy nhá.
 
đấy như bác Bá Trình , nổi tiếng một thời, giờ ở nhà..tì cũng chỉ là giảng viên dạy toán bình thường,...phí cho bác ấy quá !!
 
Thật ra cái "hiếu học" của người Việt nó gắn với 2 tư tưởng:
+ Trọng bằng cấp, hư danh (mà sâu xa là tính đố kỵ ghen ăn tức ở "kiểu nông dân")
+ Thích ổn định, ăn đồng lương nhà nước
Trong khi đó mình biết đại bộ phận Hoa kiều ở các nước Đông Nam Á không nghĩ như vậy. Học chỉ để biết chữ chứ không phải kiếm sư này sãi nọ. Và vì thế một số chỉ học hết lớp 12 là về phụ tía má buôn bán. Cái họ học được là đạo nghĩa làm người, mánh khóe trong cuộc sống...v.v và họ đều thành đạt.

Chuyện các đc ở BK thi đi thi lại mình biết lý do bởi chính bạn mình là một điển hình. Không ai phủ nhận đc này có năng lực cả. Nhưng khi thấy bạn bè được đi nước ngoài trong khi mình học trong nước thì bất đắc chí, lao vào chơi bời. Kể cả những đc đã đi học ở nước ngoài, viêc chọn trường cũng ảnh hưởng lắm. Nếu các đc ấy sang Mẽo từ sớm thì cơ vào Harvard, Stanford cực cao. Nhưng sang các nước khác thì phải top của top thì mới hy vọng vào được các trường này. Nhiều đc xuất sắc thì chuyển sang làm kinh tế thay vì làm khoa học. Có phí không? Thấy cũng phí nhưng lựa chọn là quyền tự do của mỗi người. Nhưng mà nếu các đc này trong quá trình học ĐH gặp một GS tốt thì xác suất đi làm khoa học chắc sẽ cao hơn.
Nhưng dù sao đi nữa không thể nói do luyện gà nòi mà các đc này thành "gà công nghiệp". Phần lớn các bạn được điểm cao vào ĐH đều là "gà" cả. Xác suất các đc gà từng đi thi học sinh giỏi và gà chưa đi thi học sinh giỏi bị sảy chân trong cuộc sống nếu mà tính ra có khi chẳng khác nhau.


Bác Trình là nạn nhân của thói háo danh của người Việt. Tại sao cứ lấy chuẩn thi Quốc Tế ra để so sánh nền khoa học hay trí tuệ của một nước? Hàn nó thua Việt Nam về bề dày thi Toán quốc tế nhưng tôi cam đoan dân Hàn thông minh hơn dân VN, ở chỗ nó có nhiều người khá hơn số người khá ở VN (chưa nói bằng chứng hiển nhiên về thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật của họ). Tại sao lấy thành tích học cấp 3 để đánh giá một con người thành đạt hay không? Bản thân tôi cũng đã thi học sinh giỏi vài lần, và thấy rằng ngoại trừ một số cực kỳ ít trường hợp thật hiển nhiên thì trí tuệ của các bạn thi học sinh giỏi không khác bao nhiêu so với các bạn không thi.
Với sự nhiễu nhương ở VN hiện nay thì như bác Trình đã xứng đáng là một tấm gương: tôi không tài giỏi gì thì làm chân giáo viên giúp các em say mê học Toán thế là được rồi. Chứ nếu bác ấy cố đấm ăn xôi vào viện Toán hoặc đứng ra lãnh chức này vị nọ, không làm được gì mà cứ suốt ngày đem cái giải QT hồi xưa ra nhai đi nhai lại mới đáng phê phán.
 

Pretender

Member
Em nói leo tý: tình hình này là anh Châu được giải Fields đến chân rồi đấy ạ, bây giờ các bác làm toán chỉ còn ngồi khấn cho nó không rơi trượt nữa thôi... Sang năm mà VN có người đạt giải Fields thật thì chắc mọi người lại nhộn lên cho mà xem :mrgreen:
Thế mà hồi các bác làm toán muốn tặng chức danh GS cho anh Châu, các vị ở trên còn đòi phải xem xét, phải tính đã đủ tiêu chuẩn chưa blah blah.. hài lắm ý!
 
Hơi tội cho anh Châu bị politicized vụ này, nhưng mà phải thế thôi. Fields = Nobel, ước mơ của cả dân tộc và là niềm tự hào "chính đáng" (vì không phải trả giá bằng xương máu). Fields medalist lên tiếng hy vọng có chút gì tác động để dân đen hưởng ơn mưa móc (mặc dù 99% thì đâu vẫn hoàn đấy vì dạo này các vị ấy vừa "điếc", vừa "bịt tai" & cũng vừa "nghễnh ngãng").
 

Dương Văn Cường

Administrator
Trường hợp bác Châu được giải Fields là trí tuệ thực sự. Bác ý biết trước khó khăn trước mặt và nỗ lực vượt qua nó. Các giải Nobel dường như đa phần là ăn may. Đầy bác được Nobel nhưng khi làm cái thí nghiệm đó cũng chả biết là nó có giá trị thế.

Hơn nữa, nói gì thì nói về mặt tư duy mình vẫn thấy Toán là khủng nhất.

=> Bác Châu phải nói là hàng siêu khủng của cả thế giới.

Người Việt mình lâu nay hay tự hào nhiều thứ đâu đâu, nhưng khi có 1 giá trị lớn và cụ thể để mà tự hào thực sự thì phải đợi 2-3 ngày sau mới có anh Vietnamnet đưa tin, sau đó các báo khác mới lò dò đưa theo. Đáng lưu ý là không 1 báo mạng nào đặt cái tin ý làm tiêu điểm (tức là cái tin to nhất ở trên cùng).


--------

Với sự nhiễu nhương ở VN hiện nay thì như bác Trình đã xứng đáng là một tấm gương: tôi không tài giỏi gì thì làm chân giáo viên giúp các em say mê học Toán thế là được rồi. Chứ nếu bác ấy cố đấm ăn xôi vào viện Toán hoặc đứng ra lãnh chức này vị nọ, không làm được gì mà cứ suốt ngày đem cái giải QT hồi xưa ra nhai đi nhai lại mới đáng phê phán.
Thế là hạnh phúc rồi. Bác ý đang làm 1 việc phù hợp với năng lực, sở thích và có ý nghĩa với đời. Nhà cửa thì có rồi. Đời thế em cho là được. Nói chung là rất thích bác này :chuan:
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Trường hợp bác Châu được giải Fields là trí tuệ thực sự. Bác ý biết trước khó khăn trước mặt và nỗ lực vượt qua nó. Các giải Nobel dường như đa phần là ăn may. Đầy bác được Nobel nhưng khi làm cái thí nghiệm đó cũng chả biết là nó có giá trị thế.

Hơn nữa, nói gì thì nói về mặt tư duy mình vẫn thấy Toán là khủng nhất.

=> Bác Châu phải nói là hàng siêu khủng của cả thế giới.

Người Việt mình lâu nay hay tự hào nhiều thứ đâu đâu, nhưng khi có 1 giá trị lớn và cụ thể để mà tự hào thực sự thì phải đợi 2-3 ngày sau mới có anh Vietnamnet đưa tin, sau đó các báo khác mới lò dò đưa theo. Đáng lưu ý là không 1 báo mạng nào đặt cái tin ý làm tiêu điểm (tức là cái tin to nhất ở trên cùng).
Hehe, bác Châu mà chứng minh cái bổ đề/chương trình đấy trong nước, bác ý mà không tích cực tham gia ý kiến vụ bauxite, không thi thoảng góp ý nói thằng, thì lên trang nhất lâu rồi:mrgreen:.

Còn về bác Trình thì đúng là mình thấy bác ý thế là tốt rồi, làm cái mình yêu thích, không đòi hỏi gì nhiều. Cuộc đời con người có nhiều nấc thang, sáng chói ở 1 bậc là tốt rồi, sau đó lên chiếu nghỉ, chứ bậc nào cũng chói lọi thì mệt lắm.
 

Similar threads

Facebook

Top