What's new

Nhờ mn tìm giúp em tài liệu về bệnh ung thư với

00792

Moderator
Điều trị ung thư

em đang cần tìm tài liệu về tìm hiểu bệnh ung thư
" nghiên cứu và triển vọng chữa bệnh ung thư"
mà kô biết tìm ở đâu???
mn giúp em đc ko ????
em cám ơn trước(y)
1- Các phương pháp điều trị tại chỗ: Phẫu thuật và Tia xạ: Có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu chú ở tại chỗ hoặc tại vùng. Nếu ung thư đã di căn xa, chúng ta có thể vẫn phải dùng phẫu thuật hay tia xạ để điều trị tạm thời hoặc giải quyết các triệu chứng.
2- Các phương pháp điều trị toàn thân: Điều trị hoá chất (dùng thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc dùng kháng nội tiết tố), điều trị miễn dịch (làm tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). Các phương pháp này có tác dụng trên phạm vi toàn cơ thể, vì vậy điều trị hoá chất chỉ thường được áp dụng điều trị cho những ung thư có tính chất toàn thân hoặc đã lan rộng.
Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật triệt để: Cắt rộng, lấy toàn bộ khối ung thư và một phần tổ chức lành bao quanh u. Nếu có hạch vùng khả nghi di căn, cần vét toàn bộ hạch vùng với mục đích không còn để sót lại tế bào ung thư. U, hạch và phần tổ chức lành xung quanh được lấy gọn thành một khối. Phẫu thuật triệt để có khả năng chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn sớm (ước lượng khoảng 1/3 tổng số ung thư), nhất là đối với các bệnh ung thư: Vú, Cổ tử cung, Khoang miệng, Da, Giáp trạng, Ống tiêu hóa. . .
Phẫu thuật tạm thời: Chỉ định trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng, nhằm mục đích tạm thời làm giảm nhẹ u, làm sạch sẽ, mở thông đường thở, đường tiêu hoá, tiết niệu, cầm máu, chống đau…
Phẫu thuật với mục đích khác: Nhằm kết hợp trong điều trị nội tiết để hạn chế ung thư phát triển như cắt buồng trứng để điều trị ung thư vú, cắt tinh hoàn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tạo hình, phục hồi chức năng sau điều trị triệt để. . .
Điều trị tia xạ:
Điều trị tia xạ là dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cùng với phẫu thuật, tia xạ là một trong hai phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất và hiệu quả nhất.
Điều trị tia xạ đơn thuần có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạ khu cư trú tại chỗ - tại vùng, nhất là trong các bệnh ung thư hạch bạch huyết, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, một số ung thư vùng đầu cổ…
Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều trường hợp khi ung thư đã phát triển tương đối lớn hơn. Có khi tia xạ trước mổ nhằm giảm bớt thể tích u để dễ mổ, hạn chế di căn xa trong lúc mổ, có khi tia sau mổ nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau mổ. Có khi tia xạ cả trước mổ cả sau mổ hoặc tia xạ phối hợp với hoá chất để tăng khả năng diệt tế bào ung thư tại một khu vực mà điều trị hoá chất không đủ khả năng diệt hết. Việc lập kế hoạch điều trị tia xạ cẩn thận, chi tiết làm cho việc tiêu diệt tổ chức ung thư tối đa mà ít ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh. Tuy vậy, tia phóng xạ không chỉ diệt tế bào ung thư mà có thể diệt luôn tế bào lành ở vùng bị chiếu gây ra các biến chứng (nếu sử dụng liều lượng không thích hợp hoặc kỹ thuật chiếu không đúng. . .).
Có 3 phương pháp điều trị bằng tia xạ:


  • [*]Tia xạ từ ngoài vào (máy Cobalt, quang tuyến X, máy gia tốc), đây là phương pháp áp dụng rộng rãi nhất.
    [*]Tia xạ trong (ống, kim radium, máy Afterloading nguồn Cobalt60, Cesium, Yridium, sợi Yridium…) đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể (tử cung, âm đạo, các xoang…) hoặc cắm vào các tổ chức mang ung thư.
    [*]Thuốc có gắn đồng vị phóng xạ: Uống hoặc tiêm các thuốc có đồng vị phóng xạ (I 131) hoặc kháng thể đặc hiệu có gắn đồng vị phóng xạ để diệt tế bào ung thư trong quá trình chuyển hoá và kết hợp chọn lọc.
Điều trị hoá chất:
Là phương pháp dùng thuốc (các hoá chất chống ung thư) để chữa bệnh, thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống tạo huyết (bệnh bạch cầu, U limphô ác tính…) hoặc ung thư đã lan tràn toàn thân mà phẫu thuật và tia xạ không có khả năng điều trị được.
Hoá chất có thể điều trị triệt để rất tốt với các loại ung thư rất nhạy cảm với hoá chất như ung thư tinh hoàn, ung thư nhau thai (Choriocarcinome), ung thư tế bào mầm của buồng trứng, và một số ung thư nguyên bào ở trẻ em, ung thư hạch bạch huyết. . .
Hoá chất hỗ trợ cho phẫu thuật và tia xạ: Trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư phần mềm. . .).
Hoá chất điều trị tạm thời (ít dùng): Áp dụng cho ung thư đã lan tràn toàn thân nhưng ít nhiều có nhạy cảm với hoá chất, điều trị nhằm mục đích kéo dài cuộc sống hoặc tạm thời có cảm giác dễ chịu. Điều trị hoá chất không chỉ giá thành hiện nay còn đắt mà thông thường thuốc có nhiều tác dụng độc hại, ví nó như sử dụng con dao hai lưỡi. người thày thuốc chuyên khoa hoá chất phải biết mức độ nhậy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.
Điều trị nội tiết:
Có một số loại ung thư điều trị bằng nội tiết có tác dụng lui bệnh tốt, vì vậy được sử dụng như một phương pháp phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
Điều trị nội tiết có thể bằng cách:


  • [*]Dùng các nội tiết tố (Hóc-môn): Các dẫn chất Corticoid, hay dùng trong phác đồ điều trị ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, testosteron trong điều trị ung thư vú, nội tiết tố nữ Oestradiol, progesteron trong ung thư tuyến tiền liệt…
    [*]Cắt bỏ tuyến nội tiết: Cắt buồng trứng trong ung thư vú, cắt tinh hoàn trong ung thư tuyến tiền liệt.
    [*]Dùng thuốc ức chế sản xuất nội tiết tố hoặc ức chế, cạnh tranh tác dụng của nội tiết tố trên tế bào ung thư (Tamoxiphen kháng oastrogen trong điều trị ung thư vú), các antiaromatase (Arimidex, Femara… ức chế sản xuất oestrogen).
Điều trị miễn dịch:
Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn dịch ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các cytokin và kháng thể đơn dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc sinh học như: BCG và Carynebacterium barvum đã được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc hoá học như LH1… cũng đang được nghiên cứu.
 

00792

Moderator
Ung thư là gì?

Ung thư là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát triển ở các cơ quan và tổ chức lạ.
Các ung thư thường phát triển từ một tế bào ban đầu và phải mất nhiều năm cho tới khi có một kích thước đủ lớn để có thể nhận thấy được. Quá tŕnh phát triển từ một tế bào duy nhất thành một khối ung thư trải qua nhiều giai đoạn.
Thông thường, các tế bào lành có một tuổi thọ nhất định và tuân thủ theo một quy luật chung là phát triển - già - chết. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng các tế bào mới. Cơ thể có một cơ chế kiểm soát quy luật này một cách chặt chẽ và duy tŕ số lượng tế bào ở mỗi cơ quan, tổ chức ở mức ổn định. Bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát này của cơ thể, bắt đầu phát triển và sinh sôi không ngừng nghỉ, h́nh thành một đám tế bào có chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan và tổ chức xung quanh. Các tế bào ung thư có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nẩy nở (quá tŕnh này gọi là “di căn”). Các ung thư chèn ép hoặc di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể như năo, phổi, gan, thận… bệnh nhân sẽ tử vong.

Ngày nay, người ta đă biết rằng sự phát triển b́nh thường của tế bào trong cơ thể được kiểm soát bằng ba nhóm gien:


  • [*]Nhóm gien sinh trưởng (oncogenes) chịu trách nhiệm về sự phát triển và biệt hóa của tế bào. Nếu nhóm gien này bị tổn thương (biến dị), nó hoạt động không theo đúng quy luật và sẽ khiến các tế bào phân chia liên tục và phát triển một cách không kiểm soát được.
    [*]Nhóm gien ức chế (oncogene supressors): Chịu trách nhiệm ức chế gien sinh trưởng, không cho các tế bào tham gia tùy tiện vào chu kỳ sinh trưởng. Nếu gien này bị mất hoặc bị tổn thương, các gien sinh trưởng bị mất kiểm soát và hoạt động một cách bất thường khiến cho các tế bào sẽ sinh sản bất b́nh thường.
    [*]Nhóm gien sửa chữa: Là nhóm gen chịu trách nhiệm điều chỉnh những sai sót trong hoạt động của hai loại gien trên. Nếu loại gen này bị tổn thương th́ những biến dị của hai loại gen trên sẽ không được khắc phục và sẽ dẫn đến sự sinh trưởng bất b́nh thường của tế bào.
 

00792

Moderator
Ung thư gan: có thể chữa được nếu phát hiện sớm

Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong chính trên toàn thế giới với hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm. Ở châu Á, nơi có tỉ lệ mắc viêm gan B khá cao, ung thư gan đặc biệt phổ biến. Chúng ta có thể phát hiện ra căn bệnh ung thư gan sớm và chữa trị kịp thời thông qua kiểm tra và chẩn đoán định kỳ.
Các nhân tố có khả năng dẫn đến ung thư gan nguyên phát bao gồm viêm gan B, uống rượu, gan nhiễm mỡ và viêm gan C… Ở Bangladesh, viêm gan B và gan nhiễm mỡ là những nguyên nhân gây ung thư gan phổ biến nhất với khoảng 6% tổng dân số mắc viêm gan B mãn tính, 20% bị gan nhiễm mỡ.

Triệu chứng

Gan là một cơ quan có khả năng dự trữ rất lớn. Chúng ta có thể hoạt động tốt ngay cả khi bị mất 60 - 70% thể tích gan. Do đó, ở bệnh nhân bị ung thư gan khối u nhỏ, bệnh sẽ không ảnh hưởng tới chức năng gan và không gây đau đớn. Y học có thể chữa trị được ung thư gan khối u nhỏ, nhưng chúng gần như không có triệu chứng bệnh nên rất khó phát hiện để chữa trị kịp thời.

Bởi vì ung thư gan nguyên phát phát triển ở những bệnh nhân viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ và thường xuyên uống rượu, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên khám định kỳ 6 tháng/ 1 lần để xét nghiệm ung thư gan.

Khi khối u ung thư gan lớn hơn, nó làm tổn thương chức năng gan và bệnh nhân bắt đầu sụt cân, vàng da, bị đau ở vùng bụng phía trên bên phải. Ở giai đoạn này vẫn có thể chữa được nhưng nếu khối u tiếp tục phát triển, nó có thể lan ra và không thể chữa khỏi.

Chụp CT gan cho thấy ung thư gan thùy phải ( mũi tên màu trắng).​
Kiểm tra và chẩn đoán
Chúng ta có thể phát hiện ra căn bệnh ung thư gan sớm và chữa trị kịp thời thông qua kiểm tra và chẩn đoán định kỳ. Các kiểm tra được chia thành 3 loại:

Sinh thiết gan: Đây là phương pháp chính xác nhất giúp chẩn đoán ung thư gan nhưng lại hạn chế sử dụng bởi vì nó gây đau đớn và có 5% khả năng khiến khối u lan ra dọc đường sinh thiết.

Kiểm tra máu: Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B hoặc các bệnh gan khác nên kiểm tra chỉ số alpha fetoprotein 6 tháng/ 1 lần để phát hiện ung thư sớm.

Chẩn đoán hình ảnh: Có thể chẩn đoán và phát hiện bệnh ung thư gan nhờ hình ảnh như chụp siêu âm (USG); Chụp CT 3 pha; Chụp cộng hưởng từ có thuốc cản quang (MRI) và chụp PET-CT scan... Ở Trung tâm Ung thư Gan tại bệnh viện Gleneagles, thuộc tập đoàn Y tế Parkway (Singapore), các phương pháp chụp này đều được ứng dụng hiệu quả để phát hiện căn bệnh ung thư gan sớm nhất.

Ung thư gan có thể chữa được nếu phát hiện sớm

Ung thư gan có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời bằng 2 phương pháp cấy ghép gan hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật này nhằm cắt bỏ phần ung thư ra khỏi gan. Ung thư khu trú ở 1 phần của gan và phần còn lại có thể vẫn khỏe mạnh.

Cấy ghép gan: Nếu ung thư gan có ở cả 2 thùy gan hoặc gan không bị ung thư không khỏe thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được mà phải sử dụng phương pháp cấy ghép gan, có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ gan và thay thế bằng nửa lá gan từ 1 người hiến tặng khỏe mạnh. Cấy ghép gan là phương án điều trị tốt nhất bệnh ung thư gan khi mà ung thư vẫn chưa di căn ra ngoài. Ở trung tâm Ung thư Gan tại bệnh viện Gleneagles, 85 % bệnh nhân cấy ghép gan được trông đợi sống trên 5 năm.

Kết quả chụp PET-CT cho thấy sự tồn tại của tế bào ung thư còn lại ( vùng màu vàng cam).
Lựa chọn phương pháp điều trị tạm thời
Điều trị tạm thời ung thư gan có thể kiểm soát sự phát triển của khối u, nhưng thường ung thư không thể bị tiêu diệt tận gốc và rất ít khả năng kéo dài sự sống trên 5 năm.

Hóa trị liệu làm nghẽn động mạch gan (TACE): Hóa chất trị liệu được tiêm trực tiếp vào khối u ung thư qua một ống rỗng đặt vào mạch máu của khối u ung thư gan và làm nghẽn mạch máu đến gan. Với phương pháp này, bệnh nhân có thể bị đau và sốt vì một phần gan khỏe mạnh xung quanh khu vực ung thư cũng sẽ bị tổn thương. Bên cạnh đó, khối u hơn 3 cm không có khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn.

Trong quá trình TACE, một ống rỗng ( mũi tên đen) được đặt vào trong mạch máu đến gan. Hạch ung thư được xác nhận và hóa chất trị liệu được tiêm trực tiếp vào trong khối u ung thư.
Tách bỏ tế bào ung thư nhờ tần số phóng xạ (RFA): Quá trình RFA nhằm đốt cháy tế bào ung thư nhờ một ống kim loại đưa trực tiếp vào khối u, tuy nhiên phương pháp trị liệu này cũng có những nhược điểm như phương pháp TACE.

Thuốc uống: Sorafenib (Nexavar®, Bayer Pharmaceutics) là hóa chất trị liệu mới nhất được FDA, Hoa Kì cho phép sử dụng. Đó là thuốc uống có hiệu quả trong việc kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đối với bệnh nhân không thể cắt bỏ khối u ung thư hoặc bệnh nhân ung thư di căn, Nexavar® là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, ngay cả với loại thuốc mới này, một nửa số bệnh nhân tử vong trong vòng 1 năm và không có khả năng sống trên 2 năm. Bên cạnh đó, loại thuốc này rất đắt, khoảng 5000-7000 USD mỗi tháng.

Khi điều trị ung thư gan, nhiều nhân tố cần được xem xét như: tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ bệnh và lan rộng của ung thư...

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm và kĩ năng của các bác sĩ. Tất cả các phương pháp điều trị đều phụ thuộc vào người thực hiện và bác sĩ phụ trách phải quyết định chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho mỗi một bệnh nhân. Đó cũng chính là điều được các bác sĩ ở Trung tâm Ung thư Gan tại bệnh viện Gleneagles ứng dụng.

- Thực ra thì các bệnh ung thư chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống, nếu phát hiện sớm, có thể chữa khỏi
 

quangson

Member
Muốn biết mình có bị ung thư hay không thì chắc năm nào cũng phải đi khám mất thôi.
 
ah em cảm ơn nhiều lắm
em muốn tìm sơ đồ cơ chế gây bệnh pheninketo niệu ở người mà chả tìm thấy ở đâu?
bác nào biết thì chỉ em với(y)
 

00792

Moderator
ah em cảm ơn nhiều lắm
em muốn tìm sơ đồ cơ chế gây bệnh pheninketo niệu ở người mà chả tìm thấy ở đâu?
bác nào biết thì chỉ em với(y)
Bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho pư chuyển hóa axit amin pheninalanin --> tirozin trg cơ thể. Do gen đột biến k tạo ra dc enzim có chức năng nên phenialanin k đc chuyển hóa thành tirozin và a amin này bị ứ đọng trg máu, chuyển lên não gây đầu độc TB thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí. Có thể chữa trị nếu phát hiện sớm ở trẻ em và fai tuân thử chế độ ăn kiêng vs thức ăn chứa pheninalanin ở 1 lượng hợp lý!:cheers:
 

Facebook

Top