What's new

như bữa trước, cũng chỉ 2 câu!

#1
câu 1: tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nu lại hầu như vô hại với cơ thể
câu 2: tại sao đa số đột biến NST là đột biến trội. Đột biến gen đa số là đột biến lặn.

mà hình như câu hai là lấy từ câu 1 và ý của câu một. với lại bữa trứoc mình có hỏi về cơ chế bảo quản thôg tin di truyền của ADN đã có nói mấy ý rồi thì phải, mấy ý đó (cơ chế sữa sai, có intron) vậy còn cái chi nữa không vậy nhỉ?
 

Tuevu94

Member
Cau1: Đột biến điểm hầu như vô hại:
+đột biến ở vùng không mã của gen (đoạn intron, vùng không có vai trò mà hóa...)
+ở đột biến thay thế cặp nu, do đặc tính thoái hóa của mã di truyền (63 codon - 20 axitamin), khác với đột biến mất (thêm) cặp nu thì sẽ xảy ra đột biến dịch khung, biến đổi trong a.a rất nhiều.
+đột biến điểm làm thay đổi a.a vẫn chưa chắc đã đc biểu hiện (phụ thuộc vào vai trò của a.a đó trong ptử Pr)
+đột biến điểm làm mất chức năng của ptử Pr nhưng vẫn còn 1 alen tương ứng, đủ để tổng hợp nên Pr có hoạt tính (đột biến lặn)
Câu2: đột biến NST thường là đb trội vì thể đột biến thường thiếu hụt sản phẩm gen ở các thể dị hợp; đột biến NST, cụ thể ở đb mất đoạn, thường kèm theo mất nhiều gen=>dễ biến đổi kiểu hình ở thể dị hợp.
+Đột biến gen đa số là đb lặn: đa số những đột biến trội, nhanh chóng bị đào thải; và 1 số ý ở câu1 (đột biến làm thay đổi 1nu thì đã tạo ra 1alen mới, alen đó không đc biểu hiện ra kiểu hình ở thể dị hợp thì là alen lặn)
 

dinhhai1308

Member
câu 1: tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nu lại hầu như vô hại với cơ thể
Mình cũng ko rõ nhưng theo mình do trong cơ thể con ngưởi có nhiều gen ( có tận n gen ) mà tần số đột biến lại chỉ là 0.00001.... thì nó chưa đủ để gây hại cho cơ thể cũng như phát sinh ra KH
câu 2: tại sao đa số đột biến NST là đột biến trội. Đột biến gen đa số là đột biến lặn.
Cái thì tớ ko bik nhưng bạn ah lo ôn những phần trọng tâm để thi ĐH chứ đừng ôn râu ria cuối cùng thi ĐH chả đc bao nhiểu d bạn ah?
 
Mình cũng ko rõ nhưng theo mình do trong cơ thể con ngưởi có nhiều gen ( có tận n gen ) mà tần số đột biến lại chỉ là 0.00001.... thì nó chưa đủ để gây hại cho cơ thể cũng như phát sinh ra KH

Cái thì tớ ko bik nhưng bạn ah lo ôn những phần trọng tâm để thi ĐH chứ đừng ôn râu ria cuối cùng thi ĐH chả đc bao nhiểu d bạn ah?
aha..cái này là do mình không xác định được ý trả lời câu hỏi nên mới hỏi thôi...mà thường sau mỗi câu hỏi thì mình lại biết được thêm chút ít...có mất gì đâu!:mrgreen:
 

orion8x

Member
Câu 2 ý chính là đột biến trội thường làm chết phôi thai trước khiphátt triển
 
đột biến NST thì mình có bổ sung thêm là vì trên mỗi NST có chứa nhiều gen nên khi mất một đoạn cũng như thêm, đảo.... thì làm cho sản phẩm của đoạn gen tương úng trên nst đó bị thay đổi và biểu hiện ra kiểu hình hầu như ngay lập tức.
Riêng mình thì rất hoan nghênh bạn post bài lên để chúng ta có cơ hội trao đổi thông tin với nhau, như vậy rất hay và bổ ích.
 

Facebook

Top