What's new

Nobel Sinh lý học và Y học 2007

sách PGS. Phạm Thành Hổ dịch gene targeting là "thay gene đúng vị trí". Còn ES cell dịch là tế bào cuống phôi. Thuật ngữ stem là dòng chảy của sông suối, (v) là đắp đập ngăn dòng chảy để điều tiết dòng chảy, nếu ta dịch là " tế bào chặn dòng" tức là chặn dòng biệt hóa thành một tế bào chuyên biệt nào đó, và điều chỉnh thành loại tế bào mong muốn. Tuy nhiên, thuật ngữ này nghe lạ quá.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Như vậy chúng ta không thể dịch là chuột bị bất hoạt được, dịch là chuột "kĩ nghệ" nhỉ ?
Dịch là chuột bất hoạt gene thì tạm chấp nhận. Còn "kỹ nghệ" thì sai.

Thật ra không nên ham hố từ ghép, ngắn gọn trong trường hợp này. Nên dịch knock-out mouse là chuột bất hoạt gene di truyền để phân biệt với knock-down (tạm dịch là bất hoạt phiên mã gene).
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
sách PGS. Phạm Thành Hổ dịch gene targeting là "thay gene đúng vị trí". Còn ES cell dịch là tế bào cuống phôi. Thuật ngữ stem là dòng chảy của sông suối, (v) là đắp đập ngăn dòng chảy để điều tiết dòng chảy, nếu ta dịch là " tế bào chặn dòng" tức là chặn dòng biệt hóa thành một tế bào chuyên biệt nào đó, và điều chỉnh thành loại tế bào mong muốn. Tuy nhiên, thuật ngữ này nghe lạ quá.

Targeting nghĩa gốc là di chuyển một vật đến một vị trí mong muốn xác định. Trong SHPT có thể dễ dàng tìm thấy thuật ngữ "protein targeting" nghĩa là điều khiển đích đến của protein mình quan tâm như là đưa ra môi trường ngoại bào, đưa ra bề mặt tế bào, lên màng, vào ty thể, vào thể dầu .v.v. Thuật ngữ "gene targeting" nếu xét trong một nghĩa nào đó chính là việc định hướng gene ngoại vi đến một đích cho trước là gene có đoạn tương đồng nằm trên NST của vật chủ, và ở đây có 1 mục đích nhất định là nhằm chuyển gene quan tâm hoặc gây đột biến gene đích. Ngoài 2 thuật ngữ phổ biến đó còn có thấy các quá tình targeting các drug hoặc các tế bào. Như vậy, khi lựa chọn dịch thuật ngữ gene targeting nên chăng có khả năng tái sử dụng với các nhóm thuật ngữ cùng gốc khác?

Tôi ko có ý định thuyết phục ai sử dụng thuật ngữ mà mình đề xuất mà mục đích đầu tiên là thống nhất việc sử dụng thuật ngữ trong chính các bài viết của bản thân mình. Do đó, tôi xây dựng một glossary cho bản thân và bạn bè trên VLOS cho tiện tra cứu. Tất nhiên đến một khi nào đó những bài viết của tôi có 1 phần ảnh hưởng của cuốn sách của PGS Hổ thì sẽ có nhiều hơn một người dùng thuật ngữ tôi đề xuất.

Về chuột knock-out tôi sẽ phân tích sau. Bài dịch của Hiển nếu có thời gian tôi sẽ góp ý xem lại vì có một số chỗ chưa thấy hợp lý.
 
Đúng là bài dịch có mẫy chỗ không ổn, vd nhiễm sắc thể là nơi xảy ra sự bắt cặp nhiễm sắc thể...

Thuật ngữ cần phải thống nhất để chỉnh sửa một lượt.

Trước hết là targeting và targeted.
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Đúng là bài dịch có mẫy chỗ không ổn, vd nhiễm sắc thể là nơi xảy ra sự bắt cặp nhiễm sắc thể...

Thuật ngữ cần phải thống nhất để chỉnh sửa một lượt.

Trước hết là targeting và targeted.
Anh vừa dịch lại để cố gắng đem lại sự dễ hiểu hơn của bản dịch.

Giải Nobel sinh lý học và y học năm 2007 (VLOS)

Hoan nghênh mọi góp ý để hoàn thiện bản dịch.
 
http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenvantuan/nobel2007.htm

Thật khó nói phù hợp hay không phù hợp. Giải văn học dường như chỉ trao cho một người, hòa bình cho một tổ chức, cá nhân, y/sinh lý trao cho một nhóm. Con đường từ tế bào đến cơ thể còn gian nan lắm. Mô hình đa gene chống đối giải Nobel năm nay không hẳn không có lý. Y học cổ truyền có lịch sử từ rất lâu, y học tây phương tuy nổi trội nhưng cũng chỉ mới mon men cách đây 200-300 năm. Cây nhọ nồi cầm máu nhưng khi bốc thuốc, sách y cổ truyền không sử dụng một vị thuốc. Bệnh ung thư là căn bệnh mới phát hiện nhưng có lẽ nó đã xuất hiện từ lâu trong y văn cổ truyền và có lẽ đã có thuốc trị từ lâu. Nhiều người dùng tây y không khỏi nhưng dùng cổ truyền lại khỏi. Nếu khảo cứu phát hiện ra há chẳng phải toàn bộ giải nobel trước đó như RNAi, gene targeting...vô dụng hết sao ?

Có thể bài viết nhiều người không đồng ý, nhưng nói chung tôi tin y cổ truyền hơn y hiện đại. Phương tiện hiện đại nhưng cũng không phát hiện nổi đường dẫn hệ kinh mạch.

Ghi chú: xin đừng đem cái triết học duy vật như chủ nghĩa thực chứng ra đây dọa dẫm ai, cái triết học duy vật cũng chẳng thắng nổi lí luận ngũ hành trị bệnh, không muốn nói là kém hơn.
 
http://www.tuanvietnam.net//vn/docgianhatsan/1643/index.aspx

Cứ vô google nobel y học là báo điện tử xếp đầu. Còn nobel sinh lý học thì SHVN nằm phía đầu. Những thuật ngữ họ dịch tá lả chúng ta cũng đau đầu trong việc tìm tiếng việt tương đương. Tiếng Việt chẳng giàu chẳng đẹp như ta nghĩ, Hán Việt nghe hay nghe trịnh trọng nghe ngắn gọn nhưng không mấy ai hiểu. Gọi là tái tổ hợp tương đồng cũng không ổn vì nó gây hiểu lầm với kĩ thuật tái tổ hợp từng đoạt giải Nobel ở E.coli. Kĩ thuật này gọi chính xác theo hội đồng xét giải là modification (thay đổi chút ít) specific gene ( gen chuyên biệt hay gene đặc hiệu) ở tế bào dòng tinh (không phải loại tế bào nào khác, những người đoạt giải Nobel năm nay đã thất bại trong việc sử dụng các loại tế bào khác lúc đầu). Gọi dân dã là knoct-out (hạ đo ván, quật ngã sõng xoài) với ý nghĩa dân dã một chiêu phân định thắng thua, một kĩ thuật hiểu ngay toàn bộ chức năng của một gene trong sinh lý học, bệnh học, quá trình phát triển. Nói dân dã là thuận thế tái tổ hợp tương đồng với gene mục tiêu (gene target), đẩy luôn hành khách gene thay đổi chút ít (để có một trình tương đồng chút ít với gene mục tiêu) từ con thuyền vector mục tiêu (target vector) sang con thuyền gene target (chuyến tàu cuối cùng).
 
http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/204942.asp
Mario Capecchi: Từ trẻ bụi đời đến “ông nobel”

14-10-2007 23:03:49 GMT +7


Giáo sư Mario Capecchi và ống nghiệm chứa gien chuột biến đổi
Giải Nobel năm nay được trao cho một số người có hoàn cảnh khá đặc biệt. Họ vượt qua số phận đầy những ký ức đau buồn để trở thành nhà khoa học, nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng khắp năm châu. Họ là những tấm gương khiến chúng ta yêu đời hơn, sống có trách nhiệm hơn

Giải Nobel Y học năm nay được trao cho giáo sư - tiến sĩ Mỹ gốc Ý Mario Renato Capecchi, 70 tuổi; giáo sư Mỹ gốc Anh Oliver Smithies, 82 tuổi và Sir Martin J.Evans, người Anh, 66 tuổi. Cả ba được vinh danh với công trình nghiên cứu gien trên chuột để biết rõ bệnh trên người. Trong ba vị giáo sư khả kính này, ông Capecchi là người có tuổi thơ bất hạnh nhất.

4 tuổi rưỡi đi bụi đời

Mario Capecchi chào đời tại Verona, một thành phố ở miền Bắc nước Ý, năm 1937. Cha ông là Luciano Capecchi, lính không quân Ý mất tích trên chiến trường Libya. Mẹ ông là Lucy Ramberg, con gái của một nữ họa sĩ Mỹ thuộc trường phái ấn tượng sinh sống ở Ý. Bà hay làm thơ bằng tiếng Đức nhưng chưa bao giờ xuất bản.

Thế chiến thứ hai bùng nổ, Đức quốc xã bắt mẹ ông với tội danh chơi thân với đám trí thức chống phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Chúng giam bà trong trại tập trung Dachau, Đức. Việc bắt bớ này, mẹ ông đã trù liệu trước cho nên đã bán hết tài sản lấy tiền gửi một người bạn là một nông dân Ý nhờ nuôi nấng giùm Mario. Lúc đó ông mới 3 tuổi.

M. Capecchi nhớ lại: “Đó là một cuộc sống của con nhà nông thực thụ, rất lý thú. Họ trồng lúa mì, gặt lúa, đem về xay thành bột để làm mọi thứ bánh. Chúng tôi cũng đi hái nho để làm rượu vang”.

Chẳng được bao lâu thì tiền đã cạn. Bản thân gia đình nông dân nuôi ông cũng gặp khó khăn. “Tôi không nhớ rõ điều gì đã xảy ra. Chỉ biết rằng 4 tuổi rưỡi, tôi bắt đầu cuộc sống lang thang của một đứa trẻ bụi đời”. Ông đã cho biết như thế trong một cuộc phỏng vấn năm 1997 trên nhật báo Salt Lake Tribune.

Ông đi về phía Nam, từ thành phố này sang thành phố khác. Khi thì ông sống với đám trẻ không nhà họp thành băng nhóm trộm cắp thực phẩm, khi thì vào trại mồ côi. Ở bất cứ chỗ nào ông cũng luôn bị cơn đói hành hạ. Cái đói cộng với cuộc sống quá khổ sở khiến ông ngã bệnh vì suy dinh dưỡng. Nơi đến cuối cùng của ông là thành phố nhỏ Reggio Emelia, gần thành phố lớn Bologna. Ông nằm ở vỉa hè, lả người vì đói, thân thể gần như trần truồng, sốt cao. Người ta đem ông vào bệnh viện cho nằm trên giường không có chăn, không có khăn trải giường. Mỗi ngày ông được uống một tô cà phê pha nước rễ rau diếp xoắn và một mẩu bánh mì nhỏ. Ông tưởng mình sẽ không bao giờ sống nổi.

May thay, lúc đó mẹ ông tìm thấy ông, sau một năm tất tả đi tìm con. Bà được quân đội Mỹ giải cứu ra khỏi trại Dachau năm 1945. Đó cũng là sinh nhật lần thứ 9 của ông. Mẹ cho ông một bộ quần áo vùng Tyrol mà ông vẫn còn giữ làm kỷ niệm đến ngày hôm nay. Bà đưa ông về Rome, tắm rửa. Lần đầu tiên trong 6 năm lang thang trên đường phố, ông mới được tắm.


Giáo sư Capecchi đá banh với con gái

Đổi đời

Năm 1946, cậu ruột của ông là Edward Ramberg, một nhà vật lý học sống ở quận Bucks, bang Pennsylvania (Mỹ), gửi tiền cho bà Lucy để hai mẹ con về Mỹ sống với ông. Tới Mỹ ngày hôm trước, hôm sau ông vào học lớp ba mặc dù ông chưa biết mặt chữ. Ông cũng không biết nói tiếng Mỹ. Trong lớp, ông được thầy cô cho chơi với sơn nước, vẽ tranh tường để làm quen với tiếng Mỹ và bạn bè.

Ông nhớ lại: “Tôi rất may mắn được học trong trường của những người theo đạo Quaker. Học sinh bậc trung học được đối xử như sinh viên. Thầy cô đối thoại với học trò. Không có sách giáo khoa. Học như thế thật là thú vị”.

Ông rất ham thích và chơi tất cả các môn thể thao trong trường: bóng đá, bóng bầu dục, bóng chày và đô vật là môn ông từng làm đội trưởng. Ông nhận định: “Thể thao rất quan trọng về mặt tâm lý. Chơi thể thao giúp ta hiểu được tâm lý con người, rèn được tính kiên trì, giúp ta vượt qua một số giới hạn”.

Ông Capecchi tốt nghiệp cử nhân hóa và lý tại Trường Đại học Antioch, bang Ohio, năm 1961. Năm năm sau, ông lấy bằng tiến sĩ lý-sinh tại Trường Đại học Harvard. Mặc dù rất thích môn lý, ông thấy những gì ông học đều thuộc về thập kỷ 20 trở về trước. Ông cho rằng: “Vật lý thiếu sự kích thích cho nên ông theo đuổi một môn khoa học mới: sinh học phân tử”.

Theo ông, may mắn cho ông là được làm việc chung với tiến sĩ James D.Watson, một thành viên của nhóm khám phá cấu trúc của DNA. Ông nói: "Ông ấy là người nói huỵch tẹt những gì ông vừa nghĩ ra trong đầu. Tính bạo dạn của ông khuyến khích những người chung quanh tự tin. Ông ấy dạy tôi rằng không nên quan tâm đến những câu hỏi nhỏ bởi vì những câu hỏi nhỏ chỉ có những câu trả lời nhỏ”.

Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ông cùng với một số nhà bác học nghiên cứu cách thao tác lên gien chuột để hiểu rõ hơn những căn bệnh lớn của con người như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường và Alzheimer. Cùng với Smithies, ông phát triển một phương pháp làm gien chuột ngưng hoạt động hoặc bị biến đổi. Cùng một lúc, ông Evans phát hiện tế bào gốc có thể trích ra từ phôi thai chuột và nuôi trồng thành công bất cứ tế bào nào.

Áp dụng phát minh của ông Evans vào phương pháp của Capecchi và Smithies, các nhà khoa học ngày nay có thể làm con chuột mang căn bệnh của con người cần nghiên cứu rồi tìm cách chữa hoặc ít nhất làm giảm bệnh. Cách làm này mở ra triển vọng lớn đặt nền móng cho việc xóa một số bệnh ở con người bằng cách tác động vào gien.

Năm 1980, ông đề xuất với Trung tâm Nghiên cứu khoa học NIH lừng danh của Mỹ cho ông thử nghiệm phương pháp “tác động gien” của ông nhưng bị trung tâm từ chối vì “không đáng theo đuổi”. Tuy nhiên, vốn là người rất kiên trì, đầu óc độc lập, cương quyết theo đuổi những gì mà ông cho là tốt nhất, bốn năm sau ông lại đề nghị NIH tài trợ công trình nghiên cứu của ông và Smithies. Các nhà lãnh đạo NIH không những vui mừng chấp thuận mà còn xin lỗi ông.

NGUYỄN CAO
 

Attachments

Cao Xuân Hiếu

Administrator
http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenvantuan/nobel2007.htm

Thật khó nói phù hợp hay không phù hợp. Giải văn học dường như chỉ trao cho một người, hòa bình cho một tổ chức, cá nhân, y/sinh lý trao cho một nhóm. Con đường từ tế bào đến cơ thể còn gian nan lắm. Mô hình đa gene chống đối giải Nobel năm nay không hẳn không có lý. Y học cổ truyền có lịch sử từ rất lâu, y học tây phương tuy nổi trội nhưng cũng chỉ mới mon men cách đây 200-300 năm. Cây nhọ nồi cầm máu nhưng khi bốc thuốc, sách y cổ truyền không sử dụng một vị thuốc. Bệnh ung thư là căn bệnh mới phát hiện nhưng có lẽ nó đã xuất hiện từ lâu trong y văn cổ truyền và có lẽ đã có thuốc trị từ lâu. Nhiều người dùng tây y không khỏi nhưng dùng cổ truyền lại khỏi. Nếu khảo cứu phát hiện ra há chẳng phải toàn bộ giải nobel trước đó như RNAi, gene targeting...vô dụng hết sao ?

Có thể bài viết nhiều người không đồng ý, nhưng nói chung tôi tin y cổ truyền hơn y hiện đại. Phương tiện hiện đại nhưng cũng không phát hiện nổi đường dẫn hệ kinh mạch.

Ghi chú: xin đừng đem cái triết học duy vật như chủ nghĩa thực chứng ra đây dọa dẫm ai, cái triết học duy vật cũng chẳng thắng nổi lí luận ngũ hành trị bệnh, không muốn nói là kém hơn.
Tôi chẳng thể nào đồng tình với tác giả NVT. Dù có muốn tôn vinh y học dân tộc đến mức nào thì ko thể phủ nhận mức độ phổ dụng của y học hiện đại. Đối với giải Nobel y học thì rõ ràng viện Caroline có lý khi hàng năm thường đề cử những nghiên cứu cơ bản hơn là những liệu pháp cụ thể bởi vì từ những NCCB mới đặt tiền đề cho các hướng nghiên cứu và liệu pháp đối với hàng loạt các bệnh chứ ko chỉ mỗi ung thư.

Còn nói việc phương tiện hiện đại ko phảt hiện nổi đường dẫn hệ kinh mạch thì thật nực cười. Bởi nếu vậy thì cần phải chứng minh có sự tồn tại thực sự của hệ thống như vậy hay k? Nó làm tôi nhớ đên khái niệm khoa học và giả khoa học (pseudosience).

Tác giả còn có ý tưởng so sánh triết học duy vật biện chứng với những khái niệm âm dương ngũ hành thì thực làm nản lòng với ai có ý định ủng hộ văn hóa phương Đông.
 
Cuộc tranh luận nảy lửa giũa đông phương và tây phương nhiều năm rồi, cái này cũng giống như người ủng hộ chủ nghĩa ăn chay và người ủng hộ chủ nghĩa ăn mặn. Đến bao giờ mới dứt. Đành rằng khoa học không triết học là khoa học tê liệt, nhưng khoa học cũng nên tự giải phóng mình ra khỏi triết học. Người làm khoa học luôn đòi hỏi bằng chứng có tính khoa học nhưng bệnh nhân và người thân của họ cần niềm tin, họ không cần biết đó là duy tâm hay duy vật, đó là nghiên cứu quan trọng cỡ nào, điều họ quan tâm là bệnh có trị được hay không.
 
Ban đầu tôi cũng cảm thấy không tán đồng với tác giả NVT, càng về sau càng cảm thấy lập luận của tác giả NVT bất ổn. Tôi xét thấy không như giải nobel 2006 xuất hiện tranh cãi xung quanh việc GS.Baulcombe có nên được chia giải Nobel hay không, giải năm nay là một giải "thắng đẹp" (knoct-out). Mấy bữa nay đi tìm thuật ngữ tiếng Việt tương đương ra được cái này. Không những là một kĩ thuật "thắng đẹp" mà bản thân cuộc đời GS.Capecchi "thắng đẹp" nghiệt ngã cuộc đời.
 
Khái niệm khoa học hay giả khoa học không phải do một ai đó định đoạt. Đó là do người ta xếp nó như thế, Lão Tử không hề nói thuyết của mình là duy vật hay duy tâm nhưng Mac-Lenin xếp Lão Tử vào duy vật. Chỉ những người tư duy khoa học thực sự sống trong người đó, thì người đó mới được coi là người khoa học, không phải những người hàng ngày sử dụng những phương tiện khoa học thì được coi là người khoa học (lược ý Anhxtanh). Trường hợp ông Hwang giả khoa học nhưng trước lúc ông bị phát hiện ai nói ông ta là giả khoa học, người ta nói ông ta là khoa học gia.

Không khéo chạy ra ngoài mất.
 
Ban đầu tôi cũng cảm thấy không tán đồng với tác giả NVT, càng về sau càng cảm thấy lập luận của tác giả NVT bất ổn. Tôi xét thấy không như giải nobel 2006 xuất hiện tranh cãi xung quanh việc GS.Baulcombe có nên được chia giải Nobel hay không, giải năm nay là một giải "thắng đẹp" (knoct-out). Mấy bữa nay đi tìm thuật ngữ tiếng Việt tương đương ra được cái này. Không những là một kĩ thuật "thắng đẹp" mà bản thân cuộc đời GS.Capecchi "thắng đẹp" nghiệt ngã cuộc đời.

Khái niệm khoa học hay giả khoa học không phải do một ai đó định đoạt. Đó là do người ta xếp nó như thế, Lão Tử không hề nói thuyết của mình là duy vật hay duy tâm nhưng Mac-Lenin xếp Lão Tử vào duy vật. Chỉ những người tư duy khoa học thực sự sống trong người đó, thì người đó mới được coi là người khoa học, không phải những người hàng ngày sử dụng những phương tiện khoa học thì được coi là người khoa học (lược ý Anhxtanh). Trường hợp ông Hwang giả khoa học nhưng trước lúc ông bị phát hiện ai nói ông ta là giả khoa học, người ta nói ông ta là khoa học gia.

Không khéo chạy ra ngoài mất.
.......................V and V


Thật là đau đầu....po' tay.com
 

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Khái niệm khoa học hay giả khoa học không phải do một ai đó định đoạt. Đó là do người ta xếp nó như thế, Lão Tử không hề nói thuyết của mình là duy vật hay duy tâm nhưng Mac-Lenin xếp Lão Tử vào duy vật. Chỉ những người tư duy khoa học thực sự sống trong người đó, thì người đó mới được coi là người khoa học, không phải những người hàng ngày sử dụng những phương tiện khoa học thì được coi là người khoa học (lược ý Anhxtanh). Trường hợp ông Hwang giả khoa học nhưng trước lúc ông bị phát hiện ai nói ông ta là giả khoa học, người ta nói ông ta là khoa học gia.

Không khéo chạy ra ngoài mất.
Chú Hiển nhầm khái niệm rồi. Giả khoa học ko phải là làm khoa học một cách giả dối, ko chân thực. Xem ở WP

Giả khoa học

Pseudoscience

Btw, chú Hiển có lối tư duy rất phức tạp. Chú viết luận chắc là khó hiểu.
 

Similar threads

Facebook

Top