What's new

Ô nhiễm mt

Em thấy môi trường nước mình ô nhiễm nặng quá, em có 2 con đường đến trường. vậy mà đi đường nào cũng khổ gần chết, cứ về đến nhà là nhìn từ người đến chân phủ kín bụi

====> Ở trọ
 

Attachments

Những ảnh của Thản chụp không phải là hiếm,ngay cả những TP phát triển như TPHCM thì cũng không ngoại lệ,càng phát triển thì càng ô nhiễm.
 
Nhưng em thấy ức chế không thể chịu được, lẽ nào cứ phải như thế này mãi.

Bất kể chỗ nào cũng thế chứ có phải là chỗ em mới thế đâu.
 
Nhưng em thấy ức chế không thể chịu được, lẽ nào cứ phải như thế này mãi.

Bất kể chỗ nào cũng thế chứ có phải là chỗ em mới thế đâu.
Hii, có nhiều chuyện ức lắm,nhưng không phải cáii nào cũng I can do It đâu.Cái này do nhiều nguyên nhân,vừa do sự quản lí lỏng lẻo, yếu kém, làm không nghiêm cho đến vấn đề ý thức người dân nữa.cuối cùng rồi người dân cũng gánh chịu thôi, chứ những người quản lí họ có bị ngửi bụi đâu thì làm sao hiểu được nỗi khổ của người dân
 
Những ảnh của Thản chụp không phải là hiếm,ngay cả những TP phát triển như TPHCM thì cũng không ngoại lệ,càng phát triển thì càng ô nhiễm.
" càng phát triển thì càng ô nhiễm " ???????????????????????????????????????????????????????????????chắc chỉ đúng ở mấy nước đang phát triển !!!
 
Hii, có nhiều chuyện ức lắm,nhưng không phải cáii nào cũng I can do It đâu.Cái này do nhiều nguyên nhân,vừa do sự quản lí lỏng lẻo, yếu kém, làm không nghiêm cho đến vấn đề ý thức người dân nữa.cuối cùng rồi người dân cũng gánh chịu thôi, chứ những người quản lí họ có bị ngửi bụi đâu thì làm sao hiểu được nỗi khổ của người dân
Nói thì bây giờ nhắm mắt người ta cũng có thể đưa ra được nguyên nhân. Đừng bao giờ đổ lỗi cho ý thức người dân. Vào Tp HCM tớ sẵn sàng vứt một túi nilon ra đường mà chẳng cần suy nghĩ hay ăn năn gì. Ra tới Nha Trang, sẽ cố gắng gom mọi thứ vào một cái túi nilon và chạy xe tới thùng rác mới vứt vào. Đi nước ngoài, thấy con đường của người ta sạch quá không dám vứt rác bừa, thấy ánh mắt người ta nhìn mình lúc đó chẳng khác nào là vật thể lạ mới tới trái đất.

Thử lục vấn lại lương tâm mình xem liệu mình đã có ý thức bảo vệ môi trường chưa? Có lúc nào vào siêu thị mà bạn đã chú ý chọn các sản phẩm mà thân thiện với môi trường trước khi nghĩ tới các sản phẩm khác? Đi picnic đã bao giờ bạn vứt rác thải đúng nơi qui định mà không tiện tay vứt nó vào rừng? Bạn đã bao giờ tình nguyện tham gia một chiến dịch bảo vệ môi trường nào chưa? Đừng qui trách nhiệm cho người khác và đừng kêu trời đất khi bạn chẳng làm gì cả.
 

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Nói thì bây giờ nhắm mắt người ta cũng có thể đưa ra được nguyên nhân. Đừng bao giờ đổ lỗi cho ý thức người dân. Vào Tp HCM tớ sẵn sàng vứt một túi nilon ra đường mà chẳng cần suy nghĩ hay ăn năn gì. Ra tới Nha Trang, sẽ cố gắng gom mọi thứ vào một cái túi nilon và chạy xe tới thùng rác mới vứt vào. Đi nước ngoài, thấy con đường của người ta sạch quá không dám vứt rác bừa, thấy ánh mắt người ta nhìn mình lúc đó chẳng khác nào là vật thể lạ mới tới trái đất.

Thử lục vấn lại lương tâm mình xem liệu mình đã có ý thức bảo vệ môi trường chưa? Có lúc nào vào siêu thị mà bạn đã chú ý chọn các sản phẩm mà thân thiện với môi trường trước khi nghĩ tới các sản phẩm khác? Đi picnic đã bao giờ bạn vứt rác thải đúng nơi qui định mà không tiện tay vứt nó vào rừng? Bạn đã bao giờ tình nguyện tham gia một chiến dịch bảo vệ môi trường nào chưa? Đừng qui trách nhiệm cho người khác và đừng kêu trời đất khi bạn chẳng làm gì cả.
Hihi, Mác nói ý thức là hình ảnh phản ánh của vật chất. Vì vậy nên xung quanh bừa bộn sẽ làm con người trở nên bừa bộn. Cơ sở hạ tầng thấp kém nên muốn vứt rác đúng chỗ cũng không có chỗ mà vứt. Cả một dãy phố ai cũng có ý thức giữ gìn sạch đẹp nhưng mấy ông điện, nước, điện thoại, cáp truyền hình... đến lật tung đường phố rồi phủi tay đi về....

Mác cũng nói lượng đổi dẫn đến chất đổi. Vì vậy nên trong hơn 80 triệu người Việt Nam, chỉ có độ 1-2 triệu người có ý thức thì sớm muộn số ít ỏi này cũng sẽ bị thành vô ý thức dù nhiều hay ít.

Thế nên ở Việt Nam mọi việc hô hào, cổ vũ, tình nguyện.... sẽ chẳng thay đổi được gì. Mấy đứa ăn kẹo cho giấy vào túi quần hay chạy ra cách đó 50m để vứt vào sọt rác sẽ bị cho là hâm, hâm nặng hơn nữa nếu thấy rác mà lại nhặt bỏ vào thùng. Cách duy nhất là dùng "bạo lực cách mạng". Giờ chỉ cần trên tuyên xuống, vứt rác ra đường bị phạt 50 ngàn là sạch ngay không phải bàn. Ví dụ điển hình là việc đội mũ bảo hiểm.

Nói chung vẫn câu cũ, kêu ít thôi chẳng thay đổi được gì đâu. Có chăng thì tự mình thực hiện thôi. Ví như tự dưng chạy ra bảo thằng bạn mày từ giờ phải vứt rác đúng chỗ khéo bị nó đấm cho. Nhưng trước mặt nó vứt giác đúng chỗ vài lần lại tỉ tê bảo nó rằng bố tao bảo thế mới thế mới là lịch sự văn minh thì có thể ban đầu nó nghĩ mình hơi đơ nhưng sau nó sẽ theo và chí ít là chắc chắn không bị ăn đấm.
 

viet23ht

Member
Dân singapore chấp hành rất nghiêm việc bảo vệ môi trường vì vứt rác bừa bãi hoặc gây ô nhiễm thì bị phạt rất nặng, có lẽ đến lúc "chúng ta" phải học tập. Cái khó của chúng ta là văn hóa "làng xã", tình làng, nghĩa xóm nên công an xã phạt thì rất khó, kể cả cái vụ đội mũ bảo hiểm. Dân chúng ta đông nên quan hệ "bóng cây kơnia" rất chặt, giải pháp nào để giải quyết đây ...:akay:
 
Hihi, Mác nói ý thức là hình ảnh phản ánh của vật chất. Vì vậy nên xung quanh bừa bộn sẽ làm con người trở nên bừa bộn. Cơ sở hạ tầng thấp kém nên muốn vứt rác đúng chỗ cũng không có chỗ mà vứt. Cả một dãy phố ai cũng có ý thức giữ gìn sạch đẹp nhưng mấy ông điện, nước, điện thoại, cáp truyền hình... đến lật tung đường phố rồi phủi tay đi về....

Mác cũng nói lượng đổi dẫn đến chất đổi. Vì vậy nên trong hơn 80 triệu người Việt Nam, chỉ có độ 1-2 triệu người có ý thức thì sớm muộn số ít ỏi này cũng sẽ bị thành vô ý thức dù nhiều hay ít.

Thế nên ở Việt Nam mọi việc hô hào, cổ vũ, tình nguyện.... sẽ chẳng thay đổi được gì. Mấy đứa ăn kẹo cho giấy vào túi quần hay chạy ra cách đó 50m để vứt vào sọt rác sẽ bị cho là hâm, hâm nặng hơn nữa nếu thấy rác mà lại nhặt bỏ vào thùng. Cách duy nhất là dùng "bạo lực cách mạng". Giờ chỉ cần trên tuyên xuống, vứt rác ra đường bị phạt 50 ngàn là sạch ngay không phải bàn. Ví dụ điển hình là việc đội mũ bảo hiểm.

Nói chung vẫn câu cũ, kêu ít thôi chẳng thay đổi được gì đâu. Có chăng thì tự mình thực hiện thôi. Ví như tự dưng chạy ra bảo thằng bạn mày từ giờ phải vứt rác đúng chỗ khéo bị nó đấm cho. Nhưng trước mặt nó vứt giác đúng chỗ vài lần lại tỉ tê bảo nó rằng bố tao bảo thế mới thế mới là lịch sự văn minh thì có thể ban đầu nó nghĩ mình hơi đơ nhưng sau nó sẽ theo và chí ít là chắc chắn không bị ăn đấm.
hihi, tớ thì chả nhớ tí tẹo nào về triết học nên đọc cứ thấy mơ hồ nhưng hình như cũng trúng cái tớ muốn nói, ờ, cũng không chắc lắm. "Dân" "gian" mà.
 
Em thì nghĩ là biện pháp mạnh chưa chắc lúc nào cũng tốt .Tuên truyền giáo dục người dân có thể hơi lâu nhưng mà nó là biện pháp lâu dài ^_^ có thế thì mới giữ cho môi trường bền vững được . Muốn thế thì mình phải thực hiện trước thì mọi người mới làm chứ nói không thì ai thèm nghe :mrgreen:
 

Salangane^^

New member
Ô nhiễm môi trường là do chiến lược phát triển kinh tế không đúng, cứ vì lợi ích trước mắt mà quên đi cái lợi lâu dài. Cũng vì dân ta quá nghèo chẳng biết "phát triển bền vững" là gì cứ chạy theo lợi nhuận trước mắt thôi.
Còn để hạn chế tình trạng người dân vứt rác bừa bãi thì theo tôi cứ phải dùng pháp luật phạt nặng tay vào như Singapore í. Dân nghèo nên tiếc tiền lắm:nhannho::nhannho: thể nào chẳng phải tuân theo. Chứ còn cứ xài đường lối ủy mị tuyên truyền thì chắc VN sớm sẽ ngập trong rác quá
 

Facebook

Top