What's new

Ôn thi 2012

Status
Not open for further replies.
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 3:Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 có cây thân cao và cây thân thấp so với tổng số cây thân cao ở F1 là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 3/4 B. 2/3 C. 1/4 D. 1/2

Câu hỏi hơi khó hiểu...
F1: 0.25AA:0.5Aa:0.25aa
Tỉ số: 0.5/0.75 = 2/3
=> Đáp án B.
[/FONT]
 
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây về NST giới tính của người là đúng :
A. NST giới tính Y có thể bắt nguồn từ NST X.
B. Các gen trên NST X và Y chỉ liên quan đến phát triển giới tính.
C. NST giới tính Y có số lượng gen gần tương đương với NST giới tính X.
D. NST giới tính X có ít gen hơn nhiều so với các NST khác.

Câu 2: Trong quần thể khởi đầu có tần số tương đối của A ở phần đực là 0,6 tần số tương đối của a ở phần cái là 0,2 thì sự cân bằng di truyền của quần thể sẽ đạt được :
A. Sau 1 thế hệ ngẫu phối.
B. Sau 3 thế hệ ngẫu phối.
C. Sau 2 thế hệ ngẫu phối.
D. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối.
 
2 câu nữa nhé:
Câu 3: Chuỗi thức ăn mùn bã trở nên ưu thế trong hệ sinh thái xảy ra ở :
A. Ao, hồ nghèo chất dinh dưỡng.
B. Tầng nước mặt biển khơi nghèo dinh dưỡng.
C. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới.
D. Đồng cỏ nhiệt đới mùa xuân ấm nắng.


Câu 4: Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu
trúc chỉ hơn 10 lần là do :
A. Người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà.
B. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen.
C. Vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít.
D. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại
prôtêin ít.
 
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 4: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân ly độc lập trong quá trình di truyền. Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 được toàn đậu có hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với cây hoa trắng được F2 phân tính theo tỷ lệ 37,5% đỏ : 62,5% trắng. Kiểu gen của cây hoa trắng đem lai với F1 là :[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. Aabb hoặc aaBb B. Aabb hoặc AAbb C. aaBb hoặc AABb D. AaBB hoặc AABb.
A_B_ :đỏ
A_bb = aaB_ = aabb : trắng
F1: AaBb x X
3/8 đỏ : 5/8 trắng
3/8 = 3/4 A_. 1/2B_ = [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]3/4 B_. 1/2A_[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]=> X là [/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Aabb hoặc aaBb
[/FONT][FONT=Times New Roman, serif]Đáp án A. Aabb hoặc aaBb[/FONT]

[FONT=Times New Roman, serif]Câu 5: Nếu xét 2 locut trên 2 cặp NST tương đồng, locut thứ nhất có 3 alen còn locut thứ 2 có 4 alen thì trong quần thể có bao nhiêu loại kiểu gen?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 7 B. 12 C. 30 D. 60
số kiểu gen : 3(3+1)/2 . 4(4+1)/2= 60
Đáp án D.
.....
Mấy câu đáp án thiếu hết kìa.
[/FONT]
 

ngoc anh

Member
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây về NST giới tính của người là đúng :
A. NST giới tính Y có thể bắt nguồn từ NST X.
B. Các gen trên NST X và Y chỉ liên quan đến phát triển giới tính.
C. NST giới tính Y có số lượng gen gần tương đương với NST giới tính X.
D. NST giới tính X có ít gen hơn nhiều so với các NST khác.

Câu 2: Trong quần thể khởi đầu có tần số tương đối của A ở phần đực là 0,6 tần số tương đối của a ở phần cái là 0,2 thì sự cân bằng di truyền của quần thể sẽ đạt được :
A. Sau 1 thế hệ ngẫu phối.
B. Sau 3 thế hệ ngẫu phối.
C. Sau 2 thế hệ ngẫu phối.
D. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối.
Theo mình thì
1.D
2.C
 
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây về NST giới tính của người là đúng :
A. NST giới tính Y có thể bắt nguồn từ NST X.
B. Các gen trên NST X và Y chỉ liên quan đến phát triển giới tính.
C. NST giới tính Y có số lượng gen gần tương đương với NST giới tính X.
D. NST giới tính X có ít gen hơn nhiều so với các NST khác.

Câu 2: Trong quần thể khởi đầu có tần số tương đối của A ở phần đực là 0,6 tần số tương đối của a ở phần cái là 0,2 thì sự cân bằng di truyền của quần thể sẽ đạt được :
A. Sau 1 thế hệ ngẫu phối.
B. Sau 3 thế hệ ngẫu phối.
C. Sau 2 thế hệ ngẫu phối.
D. Sau nhiều thế hệ ngẫu phối.
1.A
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/62018/dan-ong-se-khong-tuyet-chung.html
2. sau 2 thế hệ ngẫu phối. đáp án C
đực: A:0.6 a:0.4
cái: A:0.8 a:0.2
=> F1: 0.48AA+0.44Aa+0.08aa
=> sau lần 1 chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền => 2 lần.
 

MyLe_17

Member
Một số câu hỏi Sinh thái này mọi người :
Câu 1:Yếu tố quyết định mức độ đa dạng ở một thảm thực vật là:
A. không khí
B. nước
C. ánh sáng
D. gió

Câu 2:Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho loài tham gia:
A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm cá sống trong cùng một môi trường
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
C. Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng
D. loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
Mọi người định nghĩa về sinh khối mình với, lâu nay hiểu mập mờ quá :(
câu 1:B
thực ra ánh sáng cũng quan trọng nhưng mà phải chọn 1 nên...
câu 2:D

Sinh khối là khối lượng sinh vật??? :D
 

MyLe_17

Member
2 câu nữa nhé:
Câu 3: Chuỗi thức ăn mùn bã trở nên ưu thế trong hệ sinh thái xảy ra ở :
A. Ao, hồ nghèo chất dinh dưỡng.
B. Tầng nước mặt biển khơi nghèo dinh dưỡng.
C. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới.
D. Đồng cỏ nhiệt đới mùa xuân ấm nắng.


Câu 4: Số gen ở bộ đơn bội của người hơn 1000 lần số gen của vi khuẩn, nhưng số gen cấu
trúc chỉ hơn 10 lần là do :
A. Người chuyên hoá cao, cần nhiều gen điều hoà.
B. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen.
C. Vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại prôtêin ít.
D. Người có cấu trúc phức tạp nên cần nhiều gen,vi khuẩn đơn bào đơn giản nên số loại
prôtêin ít.
câu 1:A
câu 2:A
cơ mà câu 2 ý mình thấy ý A đúng nhất nhưng mà ý D cũng đúng:D
 

ngoc anh

Member
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây về NST giới tính của người là đúng :
A. NST giới tính Y có thể bắt nguồn từ NST X.
B. Các gen trên NST X và Y chỉ liên quan đến phát triển giới tính.
C. NST giới tính Y có số lượng gen gần tương đương với NST giới tính X.
D. NST giới tính X có ít gen hơn nhiều so với các NST khác.

Mình nghĩ câu này là D chứ :hum:
 

pdn

Pham Duy Nghia
cái bài báo đó cũng chỉ kết luận được rất có khả năng NST Y ngày xưa giống với hình thái của NST X chứ chưa thể khẳng định được nguồn gốc
tuy nhiên đáp án A dùng 1 từ rất ba phải : có thể
==> chấp nhận được
B và C thì sai chắc rồi, D thì chưa tìm được số liệu cụ thể, nhưng nhìn chung về hình thái thì kích thước NST X không thua kém gì các NST thường khác nên việc mang ít gen hơn nhiều cũng chưa có cơ sở.( dù biết là có rất nhiều đoạn không mang gen )
tóm lại là ai tìm được số liệu về gen trên các NST không cho biết với.!!^^
 

MyLe_17

Member
NST số 21 và 22 có kích thước nhỏ nhất nên mang ít gen nhất. Thế thôi. Còn số gen chính xác thì mình không nghĩ là xác định được và số liệu đó cũng không ổn định do đột biến nữa. NST thường có nhiều cặp nhỏ hơn NST X rất nhiều như cặp 21, 22 chẳng hạn. Nên bảo NST X ít hơn nhiều mình chắc chắn sai.
 

pdn

Pham Duy Nghia
làm thử nào sắp thi rồi, không làm nhỏ giọt từng câu nhé, đã làm thì làm hết rồi post lên cho dễ theo dõi và thảo luận.:rose:

75 phút
==============================================================
Câu 1
:Kích thước của quần thể thuộc các loài khác nhau được quy định bởi:

1. Không gian sống 2. Sức sinh sản 3. Vật dữ
4. Mức tử vong 5. Nguồn sống 6. Kích thước của cá thể
Những yếu tố quan trọng hơn cả là:
A.1, 2. B.2, 3. C.1,4. D.5, 6.
Câu 2:Rừng mưa nhiệt đới được đặc trưng bởi:
A.Mật độ cây cao, nhưng đất đai lại nghèo chất dinh dưỡng.
B.Mật độ cây cao, còn đất đai lại giàu chất dinh dưỡng.
C.Mật độ cây thấp, nhưng đất đai lại giàu chất dinh dưỡng. .
D.Mật độ cây thấp, còn đất đai lại nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 3: Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi:
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C. quần thể được cách li với các quần thể khác.
D. tần số một kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể cao.
Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do:
A. rối loạn phân bào làm cho 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng không phân li.
B. sự không phân li của 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng trong giảm phân đã tạo ra giao tử không bình thường và sự kết hợp giữa các loại giao tử này với giao tử bình thường trong quá trình thụ tinh.
C. lai khác loài kèm theo đa bội hóa.
D. sự không phân li của tất cả cặp NST tương đồng xảy ra trong nguyên phân.
Câu 5: Mẹ có kiểu gen XAXA, bố có kiểu gen XaY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
[FONT=Times New Roman, serif]D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.[/FONT]
Câu 6: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, việc nối các đoạn Okazaki ở mạch tổng hợp không liên tục là nhờ:
A. Restrictaza B. Enzim tháo xoắn C. ADN pôlimeraza D. ligaza
Câu 7: Quá trình hình thành loài ở các đảo đại dương, nhân tố tiến hóa đầu tiên nào đã phân hóa vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 8: Sự trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I là cơ chế phát sinh:
A. Mất đoạn và chuyển đoạn NST B. Đảo đoạn và lặp đoạn NST
C. Lặp đoạn và mất đoạn NST D. Hoán vị gen
Câu 9:Ở ruồi Drosophila, có một dòng đột biến mắt màu cam (gây ra do gen đột biến cm-) và bị liệt ở nhiệt độ cao (gây ra do gen shi-). Khi cho dòng này lai với dòng ruồi kiểu dại (mắt đỏ, không bị liệt) thuần chủng, thu được tất cả các con có các tính trạng kiểu dại. Khi cho các con cái (♀) F1 thu được lai với các con đực (♂) của dòng xuất phát (cm-shi-), thu được 100 cá thể lai có kiểu hình như sau:
Kiểu hình Số lượng
Mắt đỏ, không bị liệt ở nhiệt độ cao 41
Mắt màu cam, liệt ở nhiệt độ cao 39
Mắt màu cam, không bị liệt ở nhiệt độ cao 10
Mắt đỏ, liệt ở nhiệt độ cao 10
Kết quả phép lai trên cho thấy khoảng cách giữa hai gen cmshi
A. 10 cM B. 15 cM C. 20 cM D. 25 cM
Câu 10:Ở một loài thực vật, hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Lai dòng hoa đỏ thuần chủng với dòng hoa trắng thuần chủng thu được hàng nghìn cây F1. Khi gieo hạt F1 thành cây đều thu được cây cho hoa đỏ, chỉ có một cây cho hoa trắng. Từ kết quả trên có thể rút ra được kết luận nào?
A. Cây hoa trắng xuất hiện là do thường biến. B. Cây hoa trắng xuất hiện là do biến dị tổ hợp.
C. Cây hoa trắng xuất hiện là do đột biến gen. D. Cây hoa trắng xuất hiện là do đột biến đa bội.
Câu 11:Nhân tố tiến hóa nào trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi được với môi trường sống?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng di cư.
Câu 12: Theo dõi sự di truyền của một bệnh do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định thường có đặc điểm đặc trưng là:
A. chỉ có nữ mắc bệnh.
B. tất cả các con trai của một người mẹ không biểu hiện bệnh đều bình thường.
C. tất cả các con gái của một người cha mắc bệnh đều biểu hiện bệnh.
D. bệnh dễ xuất hiện ở nam giới.
Câu 13: Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hoá ?
A. Một bộ 3 mã hoá nhiều axit amin B. Một axit amin được mã hoá bởi một số bộ 3
C. Một bộ 3 mã hoá một axit amin D. Có bộ 3 không mã hoá axit amin nào
Câu 14: Kiểu gen của P là
x
.Biết mỗi gen qui định một tính trạng. Các gen A và B là trội hoàn toàn. Khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai locut gen A và B là 8 cM. Tỉ lệ kiểu hình (A–B–) được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu ?
A. 51,16 % B. 56,25 % C. 71,16 % D. 66,25 %
Câu 15:Để xác định được một locut quy định một loại tính trạng nằm trên NST thường, NST giới tính X hay trong ti thể cần phải dùng:
A. phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm). B. phương pháp gây đột biến.
C. phép lai thuận nghịch. D. phương pháp phân tích cơ thể lai .
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 16: Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số những người bình thường nhưng mang gen gây bệnh trong quần thể là bao nhiêu? Biết rằng bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định.[/FONT]
A. 0,099 B.0,0198 C.0,198 D.0,01
Câu 17: Ưu điểm của phương pháp lai khác dòng là:
A. cây lai cho ưu thế lai cao.
B. tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài khác xa nhau.
C. nhân nhanh số lượng giống ban đầu.
D. các cây lai tạo ra có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Câu 18: Sinh vật nào sau đây là sinh vật chuyển gen?
A. Vi khuẩn mang gen mã hóa insulin ở người.
B. Một sinh vật tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng đặc trưng cho loài.
C. Gen làm chín quả ở cà chua bị bất hoạt.
D. Tằm dâu tam bội cho năng suất lá cao.
Câu 19: Một tháp sinh thái có thể mô tả số cá thể, sinh khối hay tốc độ dòng năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong một hệ sinh thái. Thường trong một tháp sinh thái các giá trị trong bậc dinh dưỡng cao hơn thì nhỏ hơn các giá trị ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Nếu ngược lại thì tháp sinh thái gọi là tháp đảo ngược. Trường hợp nào có thể dẫn đến các tháp sinh thái đảo ngược?
A. Một tháp sinh khối trong đó sinh vật sản xuất có vòng đời rất ngắn so với sinh vật tiêu thụ.
B. Một tháp sinh khối trong đó các sinh vật tiêu thụ có vòng đời rất ngắn so với các sinh vật sản xuất.
C. Một tháp sinh vật lượng trong đó khối lượng cơ thể các cá thể sinh sản xuất lớn hơn khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật tiêu thụ vài lần.
D. Một tháp sinh vật lượng trong đó sinh vật tiêu thụ bậc1 là một loài chiếm ưu thế với số lương cá thể rất lớn.
Câu 20: Ở một loài hoa có 4 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố của hoa là A, B, C, D. Bốn gen này hoạt động theo con đường hóa sinh như sau:
Chất không màu 1 → Chất không màu 2 → Chất không màu 3→ Sắc tố vàng cam → Sắc tố đỏ
Các alen đột biến cho chức năng khác thường với các alen trên là a, b, c, d. Mỗi alen này là lặn so với alen dại của nó. Cho lai một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 4 alen dại với cây không màu đồng hợp về cả 4 alen đột biến lặn thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau để tạo ra F2. Tính sác xuất để lấy một cây hoa đỏ ở F2 mà khi cây này tự thụ phấn sẽ cho thế hệ sau có cây không màu đồng hợp về cả 4 alen đột biến lặn là :
A. 81/256 B. 37/64 C. 9/64 D. 16/81
Câu 21: Khi đi từ vùng cực đến vùng xích đạo, cấu trúc về thành phần loài của quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài trong đó và một số đặc tính sinh học quan trọng khác sẽ thay đổi. Điều nào dưới đây sai?
A. Sự đa dạng về loài trong quần xã tăng lên.
B. Cấu trúc tuổi của quần thể trở nên đơn giản.
C. Kích thước của các quần thể giảm đi.
D. Quan hệ sinh học giữa các loài trong quần xã trở nên bớt căng thẳng.
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 22:Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về bệnh phêninkêtô niệu?[/FONT]
A. Bệnh do đột biến gen mã hóa enzim xúc tác phản ứng chuyển hóa phêninalanin thành tirôzin, gây rối loạn chuyển hóa.
B. Bệnh nhân nặng bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.
C. Bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện sớm và thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lí với thức ăn có phêninalanin.
[FONT=Times New Roman, serif]D. Không thể chữa được bệnh này vì nguyên nhân gây bệnh là do đột biến gen. [/FONT]
Câu 23: Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hoá ?
A. phản ánh chức phận quy định cấu tạo B. phản ánh sự tiến hoá đồng quy
C. phản ánh nguồn gốc chung D. phản ánh mối liên quan giữa các loài
Câu 24:Tần số alen trội có lợi trong quần thể ban đầu là 0,5; chỉ sau 1 thế hệ thì tần số alen này là 0. Quần thể đã chịu tác động chủ yếu bởi:
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 25: Ở người, bộ NST 2n = 46, trong đó có 22 cặp NST thường và một cặp NST giới tính X và Y. Số nhóm liên kết trong hệ gen nhân của người là:
A. 23 B. 24 C. 46 D. 47
Câu 26:Bệnh nào sau đây ở người là do gen đa hiệu quy định?
A. Bệnh phenyl keto niệu. B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
C. Bệnh máu khó đông. D. Chứng động kinh.
Câu 27: Các loài sinh vật trên các đảo có nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề nhất với đảo hơn là giống với các loài ở các nơi khác trên Trái Đất có cùng điều kiện khí hậu. Cách giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Do sự gần gũi về mặt địa lí giúp các loài dễ phát tán, vì thế sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do cùng nguồn gốc.
B. Do điều kiện sống giống nhau nên chọn lọc tự nhiên đã hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau.
C. Do điều kiện môi trường giống nhau nên dễ dàng phát sinh các đột biến giống nhau.
D. Do điều kiện giống nhau nên việc tích lũy đột biến và biến dị tổ hợp cũng giống nhau.
Câu 28: Nhân tố tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ:
A. dòng gen. B. đột biến. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên.
Câu 29: Một quần thể ngẫu phối, trong đó gen A quy định màu thân trắng trội hoàn toàn với a quy định màu thân đen. Giả thiết quần thể ở thế hệ P có 100% AA. Khi môi trường bị ô nhiễm, các tác nhân gây đột biến đã biến đổi A thành a với tần số 20% ở mỗi thế hệ, giả thiết không xuất hiện đột biến nghịch (a → A). Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 ?
A.0,9 AA + 0,1 aa = 1 B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04 aa = 1
C. 0,81AA + 0,18 Aa + 0,01 aa D. 100% AA
Câu 30: Nhận định nào dưới đây là đúng về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
Câu 31: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là gì ?
A. Đề xuất biến dị cá thể có vai trò quan trọng trong tiến hoá
B. Đưa ra thuyết chọn lọc
C. Giải thích nguồn gốc chung của các loài
D. Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi
Câu 32:Một bệnh nhân nhiễm virut HIV được điều trị bằng thuốc 3TC có tác dụng ức chế hoạt động của enzym phiên mã ngược (reverse transcriptaza) có nguồn gốc virut. Sau vài tuần, quần thể HIV trong người bệnh nhân này gồm toàn các virut có khả năng kháng 3TC. Cách giải thích phù hợp nhất về hiện tượng này là:
A. HIV có thể thay đổi các prôtêin bề mặt của nó và trở nên kháng với thuốc.
B. HIV đáp ứng với thuốc bằng việc tạo ra được các dạng enzym phiên mã ngược được biến đổi di truyền không còn bị 3TC ức chế nữa.
C. Thuốc làm cho sự biến đổi ARN diễn ra nhanh hơn.
D. Trong cơ thể bệnh nhân đã có sẵn một số virut kháng thuốc từ trước; những virut này được chọn lọc tự nhiên giữ lại và ngày càng trở nên chiếm ưu thế.
Câu33: Các yếu tố sau đây đều tuần hoàn trong sinh quyển, trừ:
A. Nitơ. B. CO2. C. Nước. D. Bức xạ mặt trời.
Câu 34:Trong chọn giống ở thực vật, loại biến dị được sử dụng là:
A. Biến dị di truyền B. Biến dị đột biến C. Biến dị tổ hợp D. biến dị không di truyền
Câu 35:Đặc điểm nổi bật kỉ Silua trong đại Cổ sinh là:
A. sự xuất hiện thực vật có hoa. B. sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát.
C. phát sinh thú và chim. D. cây có mạch và động vật lên cạn.
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 36:Để thay thế gen bệnh bằng gen lành trong cơ thể người thì thể truyền được sử dụng là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. plasmit. B. NST nhân tạo. C. virut sống. D. virut đã chết.[/FONT]
Câu37:Những sinh vật sau đây là những sinh vật tham gia vào quá trình sản xuất vật chất, trừ:
A.Cỏ. B.Nấm. C.Vi khuẩn lam. D.Dương xỉ.
Câu 38: Có một loài kiến trong rừng thường cắt lá, đem về xếp vào một chỗ để trồng nấm. Nấm phân hủy lá, sản phẩm phân hủy lá cung cấp cho nấm và kiến. Quan hệ này là:
A.hội sinh. B.cộng sinh. C.hợp tác. D. kí sinh.
Câu39:Ở chuột, gen A quy định lông màu vàng còn gen R khác độc lập với A quy định lông màu đen. Khi có mặt cả 2 gen trội trên trong kiểu gen thì chuột có lông màu xám, chuột có kiểu gen đồng hợp lặn aarr có lông màu kem. Cho chuột đực lông xám giao phối với chuột cái lông vàng ở F1 thu được tỉ lệ phân tính 3 lông vàng : 3 lông xám : 1 lông đen và 1 lông kem. Chuột bố mẹ có kiểu gen:
A. AaRr x AArr B. AARr x AaRr C. AaRr x Aarr D. AaRr x AaRR
Câu 40:Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:
A.suy giảm đa dạng sinh học. B.mất cân bằng sinh học trong quần xã.
C.một loài có lợi, một loài bị hại. D.sự tiến hóa của sinh vật.
==============================================================
75 phút

 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Top