What's new

Ôn thi 2012

Status
Not open for further replies.

pdn

Pham Duy Nghia
Có nên suy luận theo kiểu quần xã nào chiếm ưu thế nhất hệ sinh thái trên cạn thì loài ưu thế của quần xã đó lấy làm quần thể ưu thế của quần xã trên cạn không nhỉ?

về cách hỏi thì chắc chắn câu 4 đề 15 phút có vấn đề rồi, quan trọng là nếu bắt buộc phải đưa ra 1 phương án thì cần chọn gì!











theo như đó thì Northern coniferous forest ( taiga ) = Rừng lá kim phương bắc chiếm ưu thế nhất.
 
Câu 37:
Đúng là nấm không quang hợp nhưng nó đóng vai trò hút nước.
mà chỉ cần thấy cái quan hệ cộng sinh thôi củng đủ rồi..thiếu nấm thì địa Y không tạo ra chất dd dc
lananh_vy_vp said:
và thực tế thì xếp địa y vào giới nấm còn gây tranh cãi nhiều và bị coi là ko hợp lý.Nấm có vai trò hút nước chứ ko có vai trò quang hợp nhá.
Câu 4:
bạn thử nghỉ xem mấy cái kia mà cho nó vào đồng rêu hàn đới thì hắn có sống dc không..ns chi chuyện ưu thế
:dance::dance::dance:
Thế bạn thử cho đồng rêu vào rừng nhiệt đới xem nó sống được không nhá@@

Trong thư viện sinh học có nói câu này nhá:
"Ví dụ:thực vật có hạt thường là những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn"
Và trong nhiều câu trắc nghiệm mình làm thì đáp án cũng là thực vật hạt kín

@pdn: số lượng loài lớn chưa chắc đã là chiếm ưu thế nhá.
Ví dụ như trong quần xã đồng cỏ thì cỏ chiếm số lượng lớn nhưng loài ưu thế lại là động vật ăn cỏ vì chúng có vai trò quyết định tới chiều hướng phát triển của quần xã.
 

pdn

Pham Duy Nghia
sao lại thực vật ăn cỏ :oops:
mà câu này đang nói về thực vật cơ mà, 1 loài thực vật chiếm số lượng lớn thì có thể coi là quần thể thực vật ưu thế được mà.
2 cái đề còn nhiều câu sai lắm, tạm bỏ qua câu này đi đã.^^
 
chị gõ nhầm mà cưng :)
đừng bắt bẻ từng từ của chị thế chứ:) , cái trên kia là lấy ví dụ ko nhất thiết số lượng lớn đã là quần thể ưu thế mờ:whistle:
Ừ bỏ qua he, đằng nào thì sgk ko có, mà sgk ko có thì sẽ ko thi đh:whistle: (hi vọng thế)
 
Câu 17:Một trong những loài sau đây loài nào là sinh vật sản xuất:
A. Nấm rơm. B. Mốc tương. C. Dây tơ hồng. D. Rêu bám trên cây.
Chị nghĩ câu này đáp án D.
Nấm gì thì cũng là sinh vật dị dưỡng.
 

SNOW

Member
Câu 3: Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không trực tiếp phụ thuộc vào:
A. quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài. B. tốc độ sinh sản của loài.
C. áp lực chọn lọc tự nhiên D. điều kiện khí hậu
XEM LẠI SÁCH em nhé
Câu 16: Sự biến động số lượng của quần thể thỏ và mèo rừng ở thảo nguyên theo kiểu:
A. chu kì mùa. B. chu kì ngày đêm. C. bất thường. D. chu kì năm.
Cái này ý nói là sinh vật ăn thịt và con mồi ;) Thỏ là thức ăn còn mèo là ăn thịt. Số lượng chúng phụ thuộc nhau, phụ thuộc thức ăn và sinh sản của thỏ --> biến động theo chu kì năm
Câu 17:Một trong những loài sau đây loài nào là sinh vật sản xuất:
A. Nấm rơm. B. Mốc tương. C. Dây tơ hồng. D. Rêu bám trên cây.
Mốc tương kí sinh, Dây tơ hồng hầu như k có diệp lục, nấm rơm k cũng lấy dinh dưỡng từ cây nó mọc, hoặc là chăm sóc của con người
Câu 3: Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi:
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C. quần thể được cách li với các quần thể khác.
D. tần số một kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể cao
B và D thì sai rõ rồi nhé. còn C thì nghe thật dị, chỉ là đk của Hacdivanbec (k nhầm là thế)thì càng làm cho tần số alen ổn định :| Nên chọn A
Câu 7: Quá trình hình thành loài ở các đảo đại dương, nhân tố tiến hóa đầu tiên nào đã phân hóa vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Nhân tố tiến hóa đầu tiên mà chắc chắn nhất là chọn lọc tự nhiên, humh. o ở đại dương nên bị cách li, đk khó khăn, loài nào chịu được thì sống. Đó là do chọn lọc tự nhiên.
Câu 9:Ở ruồi Drosophila, có một dòng đột biến mắt màu cam (gây ra do gen đột biến cm-) và bị liệt ở nhiệt độ cao (gây ra do gen shi-). Khi cho dòng này lai với dòng ruồi kiểu dại (mắt đỏ, không bị liệt) thuần chủng, thu được tất cả các con có các tính trạng kiểu dại. Khi cho các con cái (♀) F1 thu được lai với các con đực (♂) của dòng xuất phát (cm-shi-), thu được 100 cá thể lai có kiểu hình như sau:
Kiểu hình Số lượng
Mắt đỏ, không bị liệt ở nhiệt độ cao 41
Mắt màu cam, liệt ở nhiệt độ cao 39
Mắt màu cam, không bị liệt ở nhiệt độ cao 10
Mắt đỏ, liệt ở nhiệt độ cao 10
Kết quả phép lai trên cho thấy khoảng cách giữa hai gen cm và shi là
A. 10 cM B. 15 cM C. 20 cM D. 25 cM
20 nhé, hình như các em chưa nhân đôi. Tần số hoán vị là tổng tần số các giao tử hoán vị
Câu 16: Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số những người bình thường nhưng mang gen gây bệnh trong quần thể là bao nhiêu? Biết rằng bệnh bạch tạng do một alen lặn nằm trên NST thường quy định.
A. 0,099 B.0,0198 C.0,198 D.0,01
Hình như các bé nhân nhầm: 2. 0,01. 0,99
Câu 31: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là gì ?
A. Đề xuất biến dị cá thể có vai trò quan trọng trong tiến hoá
B. Đưa ra thuyết chọn lọc
C. Giải thích nguồn gốc chung của các loài
D. Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi .
Câu 34:Trong chọn giống ở thực vật, loại biến dị được sử dụng là:
A. Biến dị di truyền B. Biến dị đột biến C. Biến dị tổ hợp D. biến dị không di truyền
Cụ thể là đa bội :| nhớ k nhầm là thế :D
Câu 36:Để thay thế gen bệnh bằng gen lành trong cơ thể người thì thể truyền được sử dụng là:
A. plasmit. B. NST nhân tạo. C. virut sống. D. virut đã chết.
Chết rồi thì làm sao chuyển được:| hx. CHo nên hạn chế của phương pháp này là DỄ HƯ HỎNG GEN :|
Câu 38: Có một loài kiến trong rừng thường cắt lá, đem về xếp vào một chỗ để trồng nấm. Nấm phân hủy lá, sản phẩm phân hủy lá cung cấp cho nấm và kiến. Quan hệ này là:
A.hội sinh. B.cộng sinh. C.hợp tác. D. kí sinh.
Hội sinh và kí sinh loại nhé, cộng sinh và hợp tác dường như 2 khái niệm này khó phân định, nhưng k có kiến thì nấm vẫn sống nhờ rụng lá, còn k có nấm thì kiến vẫn sống.. chả sao cả.. ấy vậy sử dụng quan hệ hợp tác có vẻ ổn hơn. Cái này cần bàn luận thêm, đó là ý kiến của mình

[COLOR=''Red'']Chúc các em 12 chuẩn bị thi tốt nhé :D[/COLOR]
 

pdn

Pham Duy Nghia
(y) anh!
nhưng đây là đề của em dành cho các anh chị thi đh làm để củng cố kiến thức mà.:cry:




đề 75 phút:
Câu 7: theo em thì khi ra đảo cái đầu tiên gây ra vốn gen khác biệt là hiệu ứng sáng lập,
Câu 34: theo như chương trình phổ thông thì người ta chọn giống thực vật dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và bằng phương pháp gây đột biến.

@ tiện đây cho em hỏi virus sống với chết khác nhau như nào.^^
 

pdn

Pham Duy Nghia
Đề cuối cùng này, các anh chị tham khảo nhé.:rose:

Đề 70 phút
===
Câu 1: Đối với các bò sát, nhân tố sinh thái nào có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến khả năng sống sót của các cá thể?
A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Nước. D. Thức ăn.
Câu 2:Nguyên nhân chủ yếu nào đã gây ra sự phân tầng trong quần xã sinh vật?
A. Do sự phân bố không đồng đều của điều kiện sống.
B. Dosự cạnh tranh giữa các cá thể trong loài diễn ra gay gắt.
C. Do quan hệ giữa các loài chủ yếu là quan hệ đối kháng.
D. Do quan hệ giữa các loài chủ yếu là quan hệ hỗ trợ.
Câu 3: Một gen chiều dài 4080A0, có tổng số giữa Nu loại A với một loại Nu khác là 40% tổng số Nu của gen. Gen này bị đột biến làm mất đi 3 cặp Nu và bị giảm 8 liên kết hiđro. Số lượng Nu từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 479; G = X = 718 B. A = T = 240; G = X = 720
C. A = T = 720; G = X = 239 D. A = T = 478; G = X = 719
Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng của người phụ nữ mắc hội chứng Đao có:
A. hai NST X. B. một NST X. C. ba NST X. D. bốn NST X.
Câu 5: Ở người, bệnh máu khó đông là do alen lặn trên NST X quy định. Mẹ bị bệnh máu khó đông nhưng bố không bị bệnh, họ sinh một người con trai mắc hội chứng Claiphentơ và không bị bệnh máu khó đông. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
[FONT=Times New Roman, serif]D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.[/FONT]
Câu 6: Điều khẳng định nào là không đúng khi nói về opêron?
A. Trên phân tử ADN, các gen cấu trúc có liên quan về chức năng được phân bố liền nhau thành cụm có chung cơ chế điều hòa gọi là opêron.
B. Tồn tại trong hệ gen của vi khuẩn.
C. Gen điều hòa là thành phần cấu trúc trong opêron.
D. Sự điều hòa hoạt động các gen trong opêron chủ yếu diễn ra ở cấp độ phiên mã.
Câu 7: Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể vi khuẩn vì:
A. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội.
B. Vi khuẩn chịu áp lực chọn lọc tự nhiên thường xuyên hơn.
C. Vi khuẩn sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn.
D. Khả năng tích lũy đột biến trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn.
Câu 8: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy ra tại kì trước của lần giảm phân I là cơ chế phát sinh:
A. mất đoạn và chuyển đoạn NST
B. đảo đoạn và lặp đoạn NST
C. lặp đoạn và mất đoạn NST
D. hoán vị gen
Câu 9: Ở ruồi giấm, cho hai cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen (Aa, Bb) có kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau. F1 thu được 4 lớp kiểu hình trong đó kiểu hình thân đen, cánh cụt chiếm tỉ lệ 20,25%. Kiểu gen của P là:
A. ♀ AaBb x ♂ AaBb B. ♀ Aa XBXb x ♂ AaXBY
C. ♂
x ♀
D. ♀
x ♂

Câu 10: Ở một loài thực vật, kiểu gen có mặt của 2 gen trội cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho lai 2 dòng hoa trắng thuần chủng thì F1 thu được 100% hoa đỏ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính sác xuất để lấy một cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn cho đời con không có sự phân li kiểu hình là bao nhiêu?
A. 9/16 B. 9/16 C. 1/9 D. 3/16
Câu 11: Bệnh phênylkêtô niệu ở người là do một gen lặn trên NST thường quy định. Tính xác suất để cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng mang gen gây bệnh sinh đứa con đầu lòng là con trai mắc bệnh này bao nhiêu?
A. 1/4 B. 3/4 C. 1/8 D. 1/9
Câu 12: Theo dõi sự di truyền của một bệnh do gen lặn trên NST thường qui định sẽ có đặc điểm đặc trưng là:
A. chỉ có nữ mắc bệnh.
B. tất cả các con trai của một người mẹ không biểu hiện bệnh đều bình thường.
C. nếu bố mẹ bị bệnh thì có thể sinh cả con trai và con gái đều bị bệnh.
D. bệnh dễ xuất hiện ở nam giới.
Câu 13: Cônsixin là hóa chất gây đột biến đa bội. Cần tác động hóa chất này vào thời điểm nào trong chu kì tế bào?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau.
Câu 14: Dạng đột biến NST nào không làm thay đổi số lượng gen nhưng làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST?
A. Mất đoạn và lặp đoạn B. Tự đa bội
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST D. Lệch bội
Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội không hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây cho đời con phân tính theo tỉ lệ 1 cao, đỏ: 2 cao trung bình, hồng : 1 thấp, trắng?
A. AaBb x aabb B. Aabb x aaBb C.
x
D.
x

Câu 16: Cho các cá thể có kiểu gen AabbDdee tự phối sau 3 thế hệ. Tần số kiểu gen AabbDDee ở thế hệ F3 là:
A. 1/4 B. 9/16 C. 1/8 D. 7/128
Câu 17: Ưu điểm của phương pháp tạo giống thuần là:
A. cây lai cho ưu thế lai cao.
B. tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài khác xa nhau.
C. tạo giống mang đặc điểm tốt, có tính ổn định cao.
D. các cây lai tạo ra có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Câu 18: Sinh vật nào sau đây không là sinh vật biến đổi gen?
A. Vi khuẩn mang gen của loài khác.
B. Chuột nhắt mang gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
C. Gen làm chín quả ở cà chua bị bất hoạt.
D. Tằm dâu tam bội cho năng suất lá cao.
Câu 19: Chim mỏ đỏ và linh dương là biểu hiện của mối quan hệ:
A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hợp tác. D. cạnh tranh.
Câu 20: Bệnh bạch tạng là một bệnh di truyền do gen đột biến lặn trên NST thường quy định. Nếu cả hai bố mẹ đều dị hợp tử về gen này sinh được 4 người con thì xác suất ba trong bốn người con của họ bình thường là bao nhiêu?
A. 2/3. B. 27/64. C. 1/8. D. 1/16.
Câu 21: Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích đất nông nghiệp, người ta phải:
A. nuôi, trồng duy nhất một loài sinh vật.
B. nuôi một loài vật dữ để tạo hiện tượng khống chế sinh học, góp phần duy trì trạng thái cân bằng sinh học của quần xã. C. nuôi hoặc trồng nhiều loài có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng, nơi ở….
D. duy trì mật độ cá thể cao.
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 22: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về bệnh ung thư?[/FONT]
A. Là loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của một số tế bào chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B. Đột biến ở gen quy định yếu tố sinh trưởng là đột biến trội.
C. Đột biến ở gen ức chế khối u là đột biến lặn.
[FONT=Times New Roman, serif]D. Luôn di truyền cho thế hệ sau. [/FONT]
Câu 23: Dòng gen là:
A. sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể được gây nên bởi sự di – nhập gen.
B. sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể được gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
C. sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể được gây nên bởi chọn lọc tự nhiên.
D. sự phát tán giao tử và cá thể từ quần thể này sang quần thể khác.
Câu 24: Điều kiện nghiệm đúng quy luật phân li là:
A. Tính trạng trội hoàn toàn B. Số cá thể ở đời con đủ lớn
C. Sức sống của các kiểu gen là như nhau D. Giảm phân diễn ra bình thường
Câu 25: Lai phân tích được dùng để phát hiện ra quy luậ t di truyền nào?
A. Di truyền liên kết với giới tính. B. Di truyền qua tế bào chất.
C. Di truyền liên kết và hoán vị gen. D. Di truyền phân li
Câu 26: Bệnh nào sau đây ở người do gen nằm trong tế bào chất quy định?
A. Bệnh phenylketo niệu. B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
C. Bệnh máu khó đông. D. Chứng động kinh.
Câu 27: Trong tiến hóa của sinh giới, sự thích nghi của cá thể sinh vật được xác định bởi:
A. sức mạnh của cá thể đó.
B. khả năng sống sót của cá thể đó.
C. mức độ đóng góp alen quy định đặc điểm thích nghi vào vốn gen trong quần thể ở các thế hệ tiếp theo.
D. tiềm năng sinh sản của sinh vật.
Câu 28: Theo Đacuyn, nguồn biến dị cho chọn lọc tự nhiên là:
A. biến đổi. B. biến dị cá thể di truyền. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến.
Câu 29: Ở một loài thực vật có 3 dạng màu hoa là đỏ, hồng và trắng. Trong phép lai phân tích một cây có màu đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 hoa trắng: 2 hồng: 1 hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi:
[FONT=Times New Roman, serif]A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính. [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]B. một cặp gen, tính trạng hoa đỏ là trội không hoàn toàn. [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. hai cặp gen phân li độc lập và tương tác theo kiểu bổ sung. [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]D. hai cặp gen phân li độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp. [/FONT]
Câu 30: Nhận định nào dưới đây về quá trình hình thành loài mới là đúng?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
B. Cách li địa lí nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. Loài mới được hình thành theo phương thức lai xa và đa bội hóa chủ yếu xảy ra với thực vật, ít xảy ra với động vật.
Câu 31: Sự biến động số lượng của quần thể cá cơm ở biển Peru theo kiểu:
A. chu kì năm. B. chu kì ngày đêm. C. bất thường. D. chu kì tuần trăng.
Câu 32: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong tiến hóa?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại trỏ nên có lợi trong môi trường mới.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng có thể trở nên có lợi trong tổ họp gen khác.
IV. Đột biến gen thường có hại nhưng đa số gen đột biến là gen lặn và thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử.
Đáp án: A. I và II B. I và III C. III và IV D. II và III
Câu33: Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật tiêu thụ?
A. Trùng sốt rét kí sinh trong hồng cầu của người. B. Nấm mốc.
C. Đại bàng. D. Thỏ.
Câu 34: Trong chọn giống vi sinh vật, loại biến dị được sử dụng phổ biến nhất là:
A. Đột biến gen B. Đột biến nhiễm sắc thể
C. Biến dị tổ hợp D. Biến dị không di truyền
Câu 35: Các bằng chứng đã chứng minh nguồn gốc của bào quan ti thể trong tế bào nhân thực được bắt nguồn từ vi khuẩn hiếu khí. Đây là bằng chứng về:
A. giải phẫu so sánh học. B. phôi sinh học.
C. hóa thạch. D. tế bào và sinh học phân tử.
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 36: Phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành trong tế bào người được gọi là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. kĩ thuật chuyển gen. B. liệu pháp gen. [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. kĩ thuật chọc dò dịch ối. D. kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai.[/FONT]
Câu37:Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật là biểu hiện của mối quan hệ:
A. hỗ trợ. B. đối kháng. C. cạnh tranh khác loài. D. cạnh tranh cùng loài.
Câu 38:Một quần thể có cấu trúc với 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi:
A. nhóm tuổi trước sinh sản, sinh sản B. nhóm tuổi trước sinh sản, sau sinh sản
C. nhóm tuổi sinh sản, sau sinh sản D. nhóm tuổi trước sinh sản
Câu39:Trong quá trình tiến hóa, lipit có vai trò tương đối quan trọng bởi vì :
A. giúp cho việc duy trì các thành phần hóa học
B. tham gia hình thành enzim nên làm cho quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã tiến hóa nhanh hơn.
C. cấu thành nên màng bán thấm, nhờ đó hình thành nên tế bào sơ khai (protobiont).
D. tạo ra các hạt keo biểu hiện các dấu hiệu sơ khai của sự sống.
Câu 40: Vi khuẩn nào chuyển hóa NH4+ thành NO2- trong chu trình nitơ?
A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
C. Vi khuẩn nitrit hóa. D. Vi khuẩn cố định N.
Câu 41: Cho cây có kiểu gen AaBbdd tự thụ phấn, xác định tỉ lệ cây có một tính trạng trội ở đời con. Biết mỗi gen quy định một loại tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn?
A. 3/8 B. 3/16 C. 1/9 D. 1/4
Câu 42: Cây tam bội có kiểu gen Aaa khi giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 2 B. 4 C. 0 D. 6
Câu 43: Một số loài trong quá trình tiến hóa lại có sự tiêu giảm một số cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này?
A. Do xuất hiện đột biến mới B. Giúp cho sự thích nghi tốt hơn
C. Xu hướng quay về tổ tiên D. Phản ánh tiến hóa hội tụ
Câu 44: Sự biểu hiện màu sắc hoa của cây cẩm tú cầu phụ thuộc vào:
A.nhiệt độ môi trường. B. ánh sáng.
C. độ pH của đất D. chế độ dinh dưỡng.
Câu 45:Nguyên nhân nào làm cho lưới thức ăn có số bậc dinh dưỡng không quá nhiều?
A. Chỉ có 10% được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
B. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, sự tiêu hao năng lượng do hô hấp là rất lớn.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị mất qua chất thải.
D. Bậc dinh dưỡng sau thường không đồng hóa được 100% lượng thức ăn.
Câu 46: Trong việc tạo giống có ưu thế lai, cùng một tổ hợp lai vẫn sử dụng phép lai thuận nghịch. Việc sử dụng phép lai này nhằm:
[FONT=Times New Roman, serif]A. tạo các dòng thuần chủng. [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]B. chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. đánh giá vai trò của tế bào chất dạng làm mẹ đến kiểu hình ở đời con. [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]D. đưa các dạng về trạng thái dị hợp. [/FONT]
Câu 47: Trong quá trình tiến hóa, một đặc điểm hình thái hoàn toàn mới thường là kết quả của:
A. do đột biến chuyển đoạn NST.
B. đột biến ở gen ở một gen cấu trúc thiết yếu làm cho gen đó mã hóa một loại protein có chức năng mới và thay đổi hoàn toàn hoạt tính sinh học.
C. đột biến ở một số gen điều hòa.
D. sự tích lũy của nhiều đột biến điểm ở gen cấu trúc.
Câu 48: Lúa nước (2n = 24), có bao nhiêu loại thể bốn nhiễm kép trong quần thể?
A. 1 B. 27 C. 66 D. 12
Câu 49: Đặc trưng quan trọng giúp quần thể đảm bảo hiệu quả sinh sản khi môi trường thay đổi là:
A. tỉ lệ giới tính. B. nhóm tuổi. C. mật độ cá thể. D. sự phân bố cá thể.
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 50: Năm 1988, Borax và cộng sự đã nuôi tảo đơn bào trong môi trường có thiên địch ăn tảo. Kết quả của thí nghiệm này đã chứng minh:[/FONT]
A. xu hướng hỗ trợ giữa các sinh vật trong tiến hóa.
B. quan hệ đồng tiến hóa giữa vật ăn thịt và con mồi.
C. tập đoàn đơn bào là bước tiền đề để hình thành cơ thể đa bào.
D. nhân tố chọn lọc tự nhiên là các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.

===
 

iloveA5

Member
Câu 1:C
Câu 2: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 7: D
Câu 9: sai đề
Câu 10: sai đề
Câu 12: B
Câu 13: D
Câu 14: C
Câu 15: sai đề
Câu 17: C
Câu 18: C
Câu 19: C
Câu 20: D
Câu 21: B
Câu 22: A
Câu 23: A
Câu 24: B
Câu 25: C
Câu 26: B
Câu 27: B
Câu 28: D
Câu 29: C
Câu 30: D
Câu 31: D
Câu 32: D
Câu 33: A
Câu 34: C
Câu 35: D
Câu 36: A
Câu 37: D
Câu 38: A
Câu 39: D
Câu 40: B
Câu 41: A
Câu 42: A
Câu 43: B
Câu 44: A
Câu 45: D
Câu 46: B
Câu 47: B
Cau 48: D
Câu 49: A
Câu 50: B
Mong các bạn góp ý!:buonchuyen:
 

MyLe_17

Member
Lạc đề chút. Chúc cà nhà thi tốt nha! Tất cả vì bầu trời và cái cửa sổ thân yêu! Cố lên! Mỗi ng làm cho mình vài con chín nhé:X

@ Nhắc nhở cô nương, có cái mục chúc chiếc ở xóm dành cho 12 rầu, cô đừng có mang qua đây chúc nhá! Tha cho 1 lần đấy!
 

dinhhai1308

Member
post bên pic kia bị phản ánh dữ quá nên chuyển sang đây:sexy:
tặng các anh chị cái đề làm cho có động lực:

25 phút

==============================================================
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 1: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân cao, quả dài thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 37% cây thân cao, quả tròn : 38% cây thân cao, quả dài : 13% cây thân thấp, quả tròn : 12% cây thân thấp, quả dài. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 6%. B. 36%. C. 12%. D. 48%.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 2: Cho lai hai cá thể dị hợp tử về 2 cặp alen, F1 phân li tỉ lệ kiểu hình 56,25% A- B- ; 18,75% A-bb ; 18,75% aaB- ; 6,25% aabb. Biết mỗi cặp alen quy định 1 loại tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong trường hợp nào P không phù hợp? [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. P : AB/ab x AB/ab (hoán vị 2 bên với f = 50%) [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]B. P: AB/ab (liên kết hoàn toàn) x Ab/aB (hoán vị f= 25%) [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. Ab/aB x Ab/aB (hoán vị 2 bên với f = 50%) [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]D. P: Ab/aB (liên kết hoàn toàn) x AB/ab (hoán vị f= 25%) [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 3:Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 có cây thân cao và cây thân thấp so với tổng số cây thân cao ở F1 là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 3/4 B. 2/3 C. 1/4 D. 1/2[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 4: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân ly độc lập trong quá trình di truyền. Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 được toàn đậu có hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với cây hoa trắng được F2 phân tính theo tỷ lệ 37,5% đỏ : 62,5% trắng. Kiểu gen của cây hoa trắng đem lai với F1 là :[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. Aabb hoặc aaBb B. Aabb hoặc AAbb C. aaBb hoặc AABb D. AaBB hoặc AABb.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 5: Nếu xét 2 locut trên 2 cặp NST tương đồng, locut thứ nhất có 3 alen còn locut thứ 2 có 4 alen thì trong quần thể có bao nhiêu loại kiểu gen?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 7 B. 12 C. 30 D. 60[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 6: Ở một loài thực vật, cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (Aa, Bb) có kiểu hình thân cao, quả tròn tự thụ phấn. F1 thu được 4 lớp kiểu hình trong đó kiểu hình thân thấp, quả dài chiếm tỉ lệ 16%. Cho biết diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử ♀, ♂ là như nhau và không xảy ra đột biến. Kiểu gen của P là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. AaBb B. Aa XBXb C. D.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 7: Quy luật phân li độc lập thực chất là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. sự phân li độc lập của các tính trạng. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3 : 3: 1[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. sự tổ hợp tự do của các alen trong quá trình thụ tinh. D. sự phân li độc lập của các alen trong giảm phân.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 8: Kiểu gen của P là x .Biết mỗi gen qui định một tính trạng. Các gen A và B là trội hoàn toàn. Khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai locut gen A và B là 8 cM. Tỉ lệ kiểu hình (A–B–) được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu ? [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 51,16 % B. 56,25 % C. 71,16 % D. 66,25 % [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 9: Xét 4 locut gen phân li độc lập với nhau, mỗi locut gen qui định một loại tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Xác định tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F1 của phép lai: AaBbCcDd x aabbccdd? [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 9/256 B. 1/4 C. 1/16 D. 3/8[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của tần số hoán vị gen?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết của các gen .[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]B. Các gen trên NST có xu hướng liên kết là chủ yếu nên tần số hoán vị không vượt quá 50%.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]D. Tần số hoán vị gen được sử dụng làm cơ sở để mô tả khoảng cách giữa các gen khi lập bản đồ gen.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 11: Tính trạng đơn gen, trội hoàn toàn. Phép lai nào không cho tỉ lệ 1: 2: 1?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. P : AB/ab x AB/ab (liên kết hoàn toàn) [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]B. P: Ab/aB (liên kết hoàn toàn) x AB/ab (hoán vị f= 40%)[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. Ab/aB x Ab/aB (liên kết hoàn toàn cả 2 bên)[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]D. Ab/aB x Ab/ aB (hoán vị 1 bên với tần số 18%)[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 12: Ở một loài hoa có 4 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố của hoa là A, B, C, D. Bốn gen này hoạt động theo con đường hóa sinh như sau: [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Chất không màu 1 → Chất không màu 2 → Chất không màu 3→ Sắc tố vàng cam → Sắc tố đỏ[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Các alen đột biến cho chức năng khác thường với các alen trên là a, b, c, d. Mỗi alen này là lặn so với alen dại của nó. Cho lai một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 4 alen dại với cây không màu đồng hợp về cả 4 alen đột biến lặn thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau để tạo ra F2. Tỉ lệ các cây F2 vàng cam là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 27/64 B. 37/64 C. 9/64 D. 27/256[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Phép lai nào sau đây không cho đời con phân tính theo tỉ lệ 1: 1:1 :1?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A.AaBb x aabb B.Aabb x aaBb C. x D. x[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 14:Xét kiểu gen Dd với tần số hoán vị gen là 25%, thì tỉ lệ các loại giao tử của kiểu gen này tạo ra là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A.ABD = Abd = aBD = abd = 6,25% B. ABD = ABd = abD = abd = 6,25% [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C.ABD = ABd = abD = abd = 12,5% D.ABD = Abd = aBD = abd = 12,5%[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 15:Bệnh bạch tạng ở người là do một gen lặn trên NST thường quy định. Một người đàn ông có kiểu hình bình thường nhưng mang gen gây bệnh lấy một người vợ có anh trai bị bệnh. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng ngoài anh vợ bị bệnh thì bên vợ không còn ai khác bị bệnh?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 1/4 B. 1/6 C. 1/2 D. 1/9[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 16: 1 tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen Aa. Thực tế khi giảm phân bình thường có thể tạo nên số loại giao tử là: [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 2 loại. B. 4 loại. C. 8 loại. D. 4 hoặc 8 loại.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 17: Ở một loài hoa có 2 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố của hoa là A, B. Hai gen này hoạt động theo con đường hóa sinh như sau: Chất không màu → Sắc tố xanh → Sắc tố đỏ[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Các alen đột biến cho chức năng khác thường với các alen trên là a, b. Mỗi alen này là lặn so với alen dại của nó. Cho lai một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 2 alen dại với cây không màu đồng hợp về cả 2 alen đột biến lặn thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau để tạo ra F2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 9 đỏ: 4 trắng : 3 xanh B. 9 đỏ: 3 trắng : 4 xanh C. 9 đỏ: 7 xanh D. 12 đỏ: 3 xanh : 1 trắng[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 18:Cho cây có kiểu gen AaBbdd tự thụ phấn, xác định tỉ lệ cây có biểu hiện 1 tính trạng trội ở đời con. Biết mỗi gen quy định một loại tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 3/8 B. 3/16 C. 1/9 D. 1/4 [/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 19:Ở ruồi giấm, gen quy định màu sắc thân và gen quy định chiều dài cánh cùng phân bố trên 1 NST. Cho hai cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen có kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau thì thu được ở F1 4 lớp kiểu hình trong đó kiểu hình thân đen, cánh cụt chiếm tỉ lệ 18 %. Khoảng cách của 2 gen trên bản đồ là:[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 40 cM B. 36 cM C. 17 cM D. 28 cM[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 20:Một người đàn ông bình thường lấy người vợ thứ nhất bình thường sinh ra một người con bị bệnh phênylkêtô niệu. Sau đó anh ta li dị vợ và lấy người vợ thứ 2. Khi biết tin em trai của người vợ thứ 2 bị chết vì bệnh phênylkêtô niệu, anh đã đến bác sĩ tư vấn di truyền hỏi xem đứa con sắp sinh có khả năng bị bệnh này không. Câu trả lời nào của bác sĩ là đúng? Biết rằng bố mẹ của người vợ thứ 2 là hoàn toàn bình thường.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. Xác suất đứa trẻ bị bệnh là 1/2. B. Xác suất đứa trẻ bị bệnh là 1/6[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]C. Xác suất đứa trẻ bị bệnh là 1/3 D. Xác suất đứa trẻ bị bệnh là 1/4.[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, alen b quy định quả xanh; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, quả đỏ, tròn lai phân tích thu được F1 gồm 242 cây thân cao, quả đỏ, tròn; 243 cây thân thấp, quả đỏ, dài; 241 cây thân cao, quả xanh, tròn; 244 cây thân thấp, quả xanh, dài. Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. Bb x bb B. Bb x bb C. Dd x dd D. Dd x dd[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]Câu 22: Người ta tiến hành lai giữa hai giống ngô đồng hợp tử khác nhau ở 6 cặp gen để thu các cây F1, biết rằng tất cả những gen này đều nằm trên các NST khác nhau và qui định các tính trạng độc lập với nhau. Các cá thể F1 sau khi được đem lai để thu thế hệ F2. Hãy cho biết số kiểu gen tối đa có thể có ở F2 và số kiểu gen đồng hợp tử ở cả 6 gen nêu trên là bao nhiêu?[/FONT]
[FONT=Times New Roman, serif]A. 243 và 32 B. 243 và 64 C. 729 và 32 D. 729 và 64[/FONT]
==============================================================



25 phút nhé:oops:
Đề 25 phút sao nhìn ảo quá chú pdn ak để làm xem
 

pdn

Pham Duy Nghia
Đến thời điểm này mình đã post 4 đề trong topic Ôn thi, thống kê lại cho các bạn tiện theo dõi.!
===
đề 25 phút
#124
đề này có một số câu thiếu dữ kiện, các câu đó bỏ qua luôn không xét các bạn nhé!
===
đề 15 phút + đề 75 phút ( đề kèm đáp án tạm thời )
#170
===
đề 70 phút ( đề kèm đáp án tạm thời )
#191
===
Còn nhiều câu chưa có đáp án và chưa đúng, mọi người khi tham khảo đề rà soát và phản hồi lại ý kiến để mình chỉnh sửa lại cho chuẩn.!
Các bạn vui lòng không trích dẫn lại đề khi không nhất thiết nhé vì đề rất dài!,
Bạn nào có các đề thi thử đại học hoặc đề kiểm tra vui lòng post vào topic này, không post các câu nhỏ lẻ ở đây!
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Top