What's new

Phân tử acridin

#1
Mọi người giúp em làm rõ cơ chế tác động của acridin gây đột biến ADN trong quá trình tự sao với.
Tại sao phân tử acridin chèn vào mạch khuôn lại gây đột biến thêm một cặp Nu và acridin chèn vào mạch mới lại gây đột biến mất 1 cặp Nu ?
 

00792

Moderator
acridine: (C6H4)2NCH; là 1 chất tiêu biểu của nhóm hợp chất hữu cơ dị vòng có chứa các vòng benzen gắn vào các vị trí 2,3 và 5,6 của pyridine; các dẫn xuất gồm các phẩm nhuộm và dược phẩm

acridine dye: phẩm nhuộm acridine; là bất cứ 1 phẩm nhuộm nào trong nhóm các phẩm nhuộm gốc base có chứa nhân acridine liên kết với acid deoxyribonucleic (ADN)

acridine orange: acridine da cam; là 1 phẩm nhuộm có ái lực với các acid nucleic, các phức của acid nucleic; phẩm nhuộm phát quang màu da cam với ARN và phát quang màu xanh lục với ADN khi đc quan sát trong kính hiển vi huỳnh quang.
:rose:http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Acridine&ei=FIFsTpn5IaewiQf9oeDGBA&sa=X&oi=translate&ct=result&resnum=1&ved=0CBwQ7gEwAA&prev=/search?q=acridine&hl=vi&prmd=ivns: đọc thêm tại đây ha em!
 

RedNam

Member
acridine: (C6H4)2NCH; là 1 chất tiêu biểu của nhóm hợp chất hữu cơ dị vòng có chứa các vòng benzen gắn vào các vị trí 2,3 và 5,6 của pyridine; các dẫn xuất gồm các phẩm nhuộm và dược phẩm

acridine dye: phẩm nhuộm acridine; là bất cứ 1 phẩm nhuộm nào trong nhóm các phẩm nhuộm gốc base có chứa nhân acridine liên kết với acid deoxyribonucleic (ADN)

acridine orange: acridine da cam; là 1 phẩm nhuộm có ái lực với các acid nucleic, các phức của acid nucleic; phẩm nhuộm phát quang màu da cam với ARN và phát quang màu xanh lục với ADN khi đc quan sát trong kính hiển vi huỳnh quang.
:rose:http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://en.wikipedia.org/wiki/Acridine&ei=FIFsTpn5IaewiQf9oeDGBA&sa=X&oi=translate&ct=result&resnum=1&ved=0CBwQ7gEwAA&prev=/search?q=acridine&hl=vi&prmd=ivns: đọc thêm tại đây ha em!
chả thấy giải thích cơ chế gây đột biến của nó ở đâu cả :sexy:
 

00792

Moderator
Các chất đồng đẳng của base ( ví dụ Brom-uracil hay 2-amino purine) gắn vào sai khi sao chép có chúng. Các chất màu acridine có thể gắn vào giữa các base của mạch xoắn kép làm mất hay thêm vào một base.
 

RedNam

Member
vậy tại sao gắn vào giữa các base của mạnh khuôn khi đang tổng hợp thì làm cho mạch mới có thêm một base??
 

satsukiphan

Member
Có chuyện như vậy là do enzim sửa sai trong quá trình sao mã chỉ hoạt động ở trên mạch mới tổng hợp. Vì thế khi phân tử acridin gắn vào mạch gốc thì nó không bị enzim cắt đi và trở thành khuôn mẫu để gắn thêm một nu mới vào mạch đang tổng hợp => ADN mới tổng hợp có số nu tăng. Còn nếu nó chèn thêm vào mạch mới thì enzim sửa sai sẽ cắt nó đi. Và do ADN pol đã đi qua nên trên mạch gốc một nu cũng sẽ bị bỏ qua => ADN mới tổng hợp mất đi một nu
 

RedNam

Member
Có chuyện như vậy là do enzim sửa sai trong quá trình sao mã chỉ hoạt động ở trên mạch mới tổng hợp. Vì thế khi phân tử acridin gắn vào mạch gốc thì nó không bị enzim cắt đi và trở thành khuôn mẫu để gắn thêm một nu mới vào mạch đang tổng hợp => ADN mới tổng hợp có số nu tăng. Còn nếu nó chèn thêm vào mạch mới thì enzim sửa sai sẽ cắt nó đi. Và do ADN pol đã đi qua nên trên mạch gốc một nu cũng sẽ bị bỏ qua => ADN mới tổng hợp mất đi một nu


Vậy ví dụ 1 DNA có 20 cặp nu và acridine gắn vào mạch khuôn A. Khi x2 thì mạch mới tổng hợp A' sẽ có 21 nu, B' sẽ là 20 nu vậy chúng liên kết với nhau như thế nào để thành 1 mạch DNA có 21 cặp nu ??

Ví dụ nữa tương tự như thế với phân tử acridine gắn vào mạch đang tổng hợp A' làm cho DNA đó tổng hợp xong (chưa qua sửa sai) sẽ có A' là 19 nu + 1 phân tử acridine, B' là 20 nu. Sau khi sửa sai thì A' có 19 nu, B' có 20 nu thì chúng liên kết với nhau ntn để thành 1 mạch DNA có 19 cặp nu ??

Thắc mắc chính của mình là ở đấy đấy :mrgreen: ai hiểu giải thích mình với nào :welcome::welcome:
 

thaibeouu

Member
ko phải vậy, mà là acridine khi chèn vào ADN tạo thành cấu dạng khá giống thymine nên có khả năng liên kết với adenine tạo thành cặp A-T sau x2, chứ k phải 19 với 20 nu như bạn nói.
 

RedNam

Member
ko phải vậy, mà là acridine khi chèn vào ADN tạo thành cấu dạng khá giống thymine nên có khả năng liên kết với adenine tạo thành cặp A-T sau x2, chứ k phải 19 với 20 nu như bạn nói.
@thaibeouu Vậy ý bạn là acridine có cấu tạo giống Thymine nên khi acridine gắn vào mạch khuôn của DNA khi x2 thì sẽ có Adenine liên kết với với ở mạch đang tổng hợp ?
 

thaibeouu

Member
đúng r đấy. mấy cái phân tử nhiều vòng như acridine orange, proflavin hay ethidium bromide thường chèn vào giữa phân tử adn, đánh lừa adn pol trong quá trình sao chép :D
 

RedNam

Member

Thì như cái VD hôm qua mình đưa. Cái chấm đỏ ở mạch A là Acridine và nu liên kết với nó sẽ là Adenine (như bạn nói) ở mạch A'. Vậy thì sau khi x2 xong thì mạch A' sẽ có số nu nhiều hơn mạch B' (cụ thể là dư 1 Adenine) thì làm thế nào để DNA mới tổng hợp có 2 mạch A'B' gắn kết với nhau ??
 

satsukiphan

Member
Theo như hình bạn vẽ thì A' lk với A, còn B' lk với B tạo thành 2 AND con mới chứ bạn. A' và B' đâu liên quan gì với nhau.
 

RedNam

Member
ú ớ ừ nhỉ :o thế là mấy bữa nay mình bị nhầm chỗ này làm suy nghĩ mãi kô ra :divien: hix thank các bác nhé :rose:
 

orion8x

Member
ko phải vậy, mà là acridine khi chèn vào ADN tạo thành cấu dạng khá giống thymine nên có khả năng liên kết với adenine tạo thành cặp A-T sau x2, chứ k phải 19 với 20 nu như bạn nói.
Kg phải, nó đẩy một mạch trượt lên mạch khác, sau đó quá trình sửa DNA sẽ làm mất đi cặp hoặc thêm vào 1 cặp.
 

orion8x

Member

A vẽ hình trên cho dễ hiểu. Giả sử acridine tạo liên kết chèn vào giữa 2 nucleotide (GG như trên). Khi TB phát hiện ra lỗi, nó sẽ cố sửa chữa đoạn DNA bị lỗi bằng nhiều cách, có thể xóa bỏ luôn đoạn bị lỗi hoặc chèn một đoạn vào.
Ở (A), các protein sửa lỗi sẽ xóa luôn 1 cặp base (G-acridine và C), sau đó nối 2 đầu DNA lại với nhau.
Ở (B) phức tạp hơn, một cách khác TB dùng để sửa DNA. Phân tử Acridine sẽ bị xóa bỏ, sau đó dùng mạch đối để tạo 1 base khác lấp vô chỗ trống (ở đây, mạch trên sẽ dùng C ở mạch dưới, gắn thêm 1 G vào). Các cơ chế sửa DNA hơi phức tạp nên a kg nêu chi tiết ở đây.

__________
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204373/pdf/ge1273453.pdf
Theo báo cáo nghiên cứu này thì acridine có thể thêm (+A/+G...) hoặc mất base (-A/-T/-G...)
Và nếu để ý, trong trường hợp thêm base, base đc thêm vào luôn luôn là base gần đó (thêm vào 5')
vd: 3'-ATTG-5' ===> 3' ATTGg-5'
 

Facebook

Top